SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
NHÀ Ở XÃ HỘI CHO THUÊ Ở VIỆT NAM
NCS. ThS. Nguyễn Thùy Linh
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tóm tắt:
Quá trình đơ thị hố và di dân cơ học mạnh mẽ vào các đô thị Việt Nam
đang tạo sức ép lên giá nhà và đất, đẩy bộ phận dân cư sống trong đơ thị có thu
nhập trung bình và thấp vào điều kiện nhà ở khơng đảm bảo. Vì vậy, việc khuyến
khích phát triển nhà ở xã hội cho thuê với giá phù hợp là biện pháp quan trọng
nhằm góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư tại các đô thị
Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của thị trường bất động sản,
qua đó đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội hài hồ và thúc đẩy q trình đơ thị
hố tại Việt Nam. Để làm được điều này địi hỏi một hệ thống chính sách kết hợp
nhiều cơng cụ thể chế, tài chính khác nhau nhằm mang lại hiệu quả và mục tiêu
hướng tới.
Từ khóa: Nhà ở xã hội cho thuê, nhu cầu, Việt Nam
Nhu cầu nhà ở xã hợi tại Việt Nam ngày càng tăng cao, điển hình tại các
thành phố lớn, trong khi quỹ đất để phát triển xây dựng nhà ở, Giao thông và các
dịch vụ tiện ích đều đang thiếu hụt. Theo tính toán của Bộ Xây dựng, từ nay đến
năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở
(diện tích bình quân dưới 5m2/người) và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ
ở, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải xây dựng khoảng 700 nghìn căn hợ. Để đáp
ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng Chiến lược phát triển Nhà ở q́c gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
30/11/2011. Chiến lược đưa ra một trong những quan điểm là “Phát triển nhà ở là
trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân”. Và ngày 27/5/2016,
Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN “Hướng tín dụng lĩnh vực bất
động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực
của người dân theo chủ trương của Chính phủ”.
Sau một thời gian triển khai chiến lược, về cơ bản đã có nhiều thành tựu đạt
được tại các đô thị như: Chương trình phát triển NƠXH cho người có thu nhập thấp
tại khu vực đô thị: Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 84 dự án, quy mô xây dựng
khoảng 33.400 căn hộ và đang tiếp tục triển khai 135 dự án với quy mơ xây dựng
khoảng 81 nghìn căn hộ (bao gồm cả một số dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại
sang NƠXH đã được UBND các tỉnh, thành phớ chấp tḥn) hay như chương trình
262
phát triển NƠXH dành cho công nhân khu công nghiệp: Đến nay đã hoàn thành việc
đầu tư xây dựng 100 dự án, với quy mơ xây dựng khoảng 41 nghìn căn hộ. Hiện
nay còn 72 dự án đang tiếp tục được triển khai với quy mơ khoảng 88 nghìn căn hộ.
Tuy nhiên, chính phủ đã có nhiều chính sách để thúc đẩy khả năng sở hữu
nhà cho các đối tượng dân cư như việc hỗ trợ phát triển hạ tầng và giao thông tới
các khu vực đô thị mới, hỗ trợ nguồn tín dụng cho người đi mua hay khuyến khích
và hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, những điều này đã đóng góp không
nhỏ không sự ổn định và phát triển và phù hợp với mong muốn sở hữu nhà ở của
các cư dân. Số lượng NƠXH cho thuê của Việt Nam còn rất khiêm tốn, năm 2014
Hà Nội mới có 3 dự án NƠXH cho thuê, thuê mua là dự án tại KĐT Đặng Xá của
Viglacera và 2 dự án tại KĐT Việt Hưng và giá thuê dự tính tại khu ĐT Đặng Xá là
30.000vnđ/m2/tháng, điều này tương đương với tiền thuê một căn hộ 45m2 1 tháng
là vào khoảng 1.350.000 VNĐ/tháng. Đây là một mức giá rất thấp so với giá thuê
nhà thông thường trên địa bàn và phù hợp với thu nhập của người dân có thu nhập
thấp và trung bình. Tiền thuê nhà thấp do được hưởng những chính sách ưu đãi của
nhà nước và chính vì vậy sớ lượng người đăng ký tại các dự án này đông hơn gấp
nhiều lần so với khả năng cung ứng của dự án.
Tuy nhiên hiện nay tại Hà Nội, một số dự án NƠXH có căn hộ cho thuê với
mức giá khoảng 48.000 đến 66.000 m2/ tháng, như dự án Bambo Garden ở Quốc
Oai, dự án ở Đông Hội (Đông Anh), dự án Phú Lãm (Hà Đơng), tình hình triển khai
cho th các căn hộ này gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án hoàn toàn không cho thuê
được. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó phải xem xét đến tính thỏa mãn
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuê nhà của đối tượng ví dụ như
khả năng tiếp cận, vị trí, các cơ sở công cộng, vận tải và các yếu tố khác (Alonso,
1964). Không chỉ vậy, có nhiều nguyên nhân để người dân và các hộ gia đình mong
ḿn được th nhà hơn là sở hữu nhà, ví dụ như tăng tính linh hoạt về vị trí lưu trú
(đối với công nhân, lao động thời vụ, sinh viên), linh hoạt trong quản lý ngân sách
nhà ở và tăng khả năng tiết kiệm (các hợ gia đình trẻ) hay chưa sẵn sàng về những
cam kết tài chính dài hạn và chưa xác định được mơ hình nhà ở thích hợp (các gia
đình có biến đợng về quy mô) (UN HABITAT, 2010).
Theo UN HABITAT, các nhân tố tác đợng đến các nhóm đới tượng đi th
gồm có:
• Nhân tố 1 - Chất lượng của nhà cho thuê: bao gồm chất lượng và độ bền
của vật liệu, mức độ duy tu, mật đợ dân cư.
• Nhân tớ 2 - Cơ hội tiếp cận việc làm và các dịch vụ công cộng: đây là một
thuộc tính quan trọng của nhà cho thuê, các đối tượng đi thuê thường quan tâm đến
sự thuận tiện về giao thông, chỗ làm, y tế, trường học, chợ... các khu nhà ở cho thuê
263
ở xa trung tâm, tọa lạc tại các địa điểm hẻo lánh sẽ không thu hút được người dân
dù giá th thấp.
• Nhân tớ 3 - Cơ hội tiếp cận hệ thống hạ tầng cơ bản như điện, nước sạch,
hệ thống vệ sinh: Sự tiện nghi, vệ sinh và an toàn có ảnh hưởng nhiều đến giá trị của
nhà cho thuê và vì vậy tại khu vực nhà ở cho thuê phi chính thức, người lao động
chấp nhận đánh đổi lấy điều kiện và chất lượng hạ tầng không đảm bảo để chi phí
th nhà thấp.
• Nhân tớ 4 - Vị trí và sự hỗ trợ xã hội: Nhân tớ này có ảnh hưởng đặc biệt
với người lao động nghèo khi họ cần có sự giúp đỡ từ hệ thống hỗ trợ xã hợi và các
cơ hợi tìm kiếm việc làm gần các dịch vụ cơng như trường học, chợ…
• Nhân tớ 5 - Tính linh hoạt về việc làm của người đi thuê: Nếu công việc
không thường xuyên, mang tính ngắn hạn như công nhân nhà máy, người di cư làm
công việc trong khu vực không chính thức, lao đợng thời vụ sẽ phù hợp với mơ hình
nhà cho th hơn mơ hình sở hữu. Ngoài ra người lao động trẻ cũng có xu hướng
thay đổi vị trí việc làm thường xuyên vì vậy cũng sẽ làm gia tăng nhu cầu th nhà.
• Nhân tớ 6 - Thu nhập của đối tượng đi thuê: Thu nhập khả dụng của đối
tượng lao động có liên quan chặt chẽ đến việc qút định th nhà, đặc biệt các hợ
gia đình có thu nhập thấp phải cắt giảm nhu cầu về nhà ở cho các khoản chi tiêu cấp
bách hơn như nhu cầu ăn ́ng, việc học, y tế.
• Nhân tớ 7 - Đặc điểm của giai đoạn trong cuộc đời của đối tượng đi thuê:
Các giai đoạn mà người dân thường có nhu cầu đi thuê nhà như giai đoạn lập
nghiệp, chưa kết hơn, sự gia tăng của mơ hình đợc thân, hoặc đơn thân có nuôi con.
Những năm gần đây, do tác động của chính sách dân số kế hoạch hóa gia
đình, sinh đẻ ít cho nên tỷ lệ trẻ em trong tổng dân số giảm mạnh, dẫn đến tỷ lệ cơ
cấu dân số trẻ với 69,4 % dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) hay đơn giản
gọi là “dân số vàng”. Mặt khác, xu hướng di cư vào các vùng đô thị lớn cũng ngày
càng gia tăng, tớc đợ tăng trưởng nhập cư trung bình là 1.5%/năm cho Hà Nội và
2,2%/ năm cho TP. Hồ Chí Minh (Thống kê của Tổng cục dân số). Các đối tượng
lao đợng, hợ gia đình trẻ và đặc biệt các đối tượng lao động nhập cư có nhu cầu lớn
về việc th căn hợ, kể cả các gia đình đủ tiêu chuẩn mua NƠXH nhưng chưa đủ tài
chính trong khi chi phí để có được quyền sở hữu nhà là cao hơn nhiều lần so với thu
nhập khả dụng của đại bợ phận các hợ gia đình có thu nhập trung bình và thấp.
Việc đẩy mạnh hệ thớng nhà ở cho thuê tư nhân và nhà ở cho thuê xã hội đã chỉ ra
rõ sự quan trọng cần thiết của hệ thống nhà ở cho thuê này, theo đó nhà ở xã hội cho
thuê được xem như là công cụ chống đói nghèo và các mặt trái của đô thị, đặc biệt
là tình trạng bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng tại các đô thị. Nhà ở xã hội cho
264
thuê đặc biệt cần thiết cho các đối tượng hộ gia đình trẻ, hợ gia đình chính sách, đói
nghèo (Wolfgang, 2005).
So sánh với các quốc gia khác, tỷ lệ ở nhà ở cho thuê tại Việt Nam còn thấp.
Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở, tính đến năm 2015, tỷ lệ nhà ở cho
thuê (bao gồm cả nhà ở cho thuê tư nhân và nhà ở xã hội cho thuê) trên tổng số hộ
dân có sở hữu nhà ở chỉ chiếm 14%, trong đó TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ này cao nhất
đạt 19% và các đô thị loại 1 khác chỉ chiếm từ 4-6%. So sánh tỷ lệ này đối với các
quốc gia khác như ở Mỹ là 35%, Đức 47%, Nhật Bản 62%, Hàn Quốc là 54%. Đa số
người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm đều rất hạn chế trong
khả năng mua nhà ổn định cuộc sống lâu dài. Việc ở trọ trong các khu nhà mang tính
tạm bợ, thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng đến chất lượng sống của người
nhập cư đồng thời tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh (Oanh, 2016). Có
thể thấy bộ phận nhà ở cho thuê đạt chuẩn (bao gồm cả nhà ở xã hội cho thuê) là một
bộ phận không thể thiếu trên thị trường bất động sản cũng như đối với việc phát triển
kinh tế-xã hội và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân, cụ thể:
• Phát triển hệ thớng nhà ở xã hội cho thuê với giá thấp là yêu cầu cần thiết
khi thực hiện các chủ trương phát triển xã hội lấy con người là trọng tâm
Quy định tại điều 49, Luật Nhà ở 2015, những đối tượng được hưởng chính
sách mua nhà chủ yếu là những người có thu nhập thấp và trung bình nhưng có đủ
khả năng tài chính và khả năng tích luỹ tài chính, còn những hợ gia đình có thu
nhập thấp và cận nghèo tại các đô thị, lao động nhập cư, lao động tự do, sinh viên,
cơng nhân khu cơng nghiệp thì chế đợ mua nhà là chưa thật sự phù hợp.
Hình thức thuê nhà ở là rất phù hợp với các nhóm đối tượng có khả năng tích
luỹ thấp, không đủ điều kiện tài chính để mua nhà, kể cả mua trả góp và các nhóm
đối tượng có nhu cầu về nhà ở thay đổi.
Các dự án NƠXH cho thuê có chất lượng sống đảm bảo hơn, qua đó gia tăng
áp lực với phân khúc nhà ở cho thuê bình dân hiện nay, đặc biệt trong việc cải thiện
chất lượng sống và giảm giá thành cho thuê.
• Phát triển chế độ NƠXH cho thuê giá thấp là hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và hoàn thiện thị trường bất động sản
Phát triển NƠXH cho thuê sẽ tạo điều kiện để tận dụng được nguồn tiền dự
trữ trong dân cư đưa vào nền kinh tế và các nguồn sản xuất kinh doanh khác, tạo ra
của cải xã hội.
Phát triển hệ thống NƠXH cho thuê cũng hạn chế phần nào được tình trạng
đầu cơ nhà đất, điều tiết thị trường bất đợng sản, bình ởn giá nhà đất và đưa giá nhà
đất về sát với giá trị thực hơn.
265
Việc phát triển nhà ở xã hội cho thuê với giá thấp còn góp phần ổn định giá
thuê nhà tại các phân khúc bình dân trên địa bàn đơ thị, ổn định thị trường bất động
sản cho thuê, hình thành chế độ tiền thuê nhà tương ứng với các mức thu nhập của
người dân.
• Phát triển chế độ NƠXH cho thuê là biện pháp quan trọng để thúc đẩy xã
hội phát triển hài hồ, cơng bằng và ổn định
Việc phát triển hệ thống NƠXH cho thuê ngoài việc đảm bảo quyền cư trú
cơ bản của các đối tượng dân cư có thu nhập thấp trong đô thị còn là biện pháp quan
trọng để đảm bảo sự hài hoà và ổn định trong phát triển xã hội.
Việc chậm phát triển hệ thớng NƠXH nói chung và NƠXH cho th giá thấp
nói riêng sẽ dẫn đến sự tự phát về vấn đề nhà ở, hình thành các khu ở cḥt, các khu
nhà tạm bợ, qua đó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề đô thị hoá, các giá
trị văn hoá và an ninh xã hội trong đô thị.
Tuy nhiên bộ phận nhà ở cho thuê giá hợp lý là bộ phận nhà ở cho thuê cần
được xây dựng chủ yếu dựa trên nguồn vớn tài chính thị trường vì việc duy trì nhà ở
hoàn toàn dựa trên nguồn vớn trợ cấp từ chính phủ là một gánh nặng lớn về vốn cho
chính phủ và do chính phủ cần hỗ trợ được sớ lượng lớn các hợ gia đình có nhu cầu
(Wolfgang, 2005).
Tại các quốc gia Tây Âu, chính phủ các quốc gia đã thành công trong việc
khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở cho thuê bằng cách sử dụng các công cụ
tài chính khác nhau, như các khuyến khích trong việc nâng cấp khu vực nhà ở cho
thuê hiện hữu: Trợ cấp về thuế cho nhà đầu tư, người mua hoặc người sử dụng được
sử dụng rộng rãi, có thể tham khảo mơ hình trợ cấp th́ tại Thụy Sỹ; Chính sách hỗ
trợ hỗn hợp cho khu vực nhà ở cho thuê dành cho khu vực nhóm đối tượng có thu
nhập trung bình và thấp: Qua mơ hình trợ cấp của Đan Mạch, Quỹ bảo lãnh nhà ở
xã hội của Hà Lan (WSW), mơ hình tài chính cho nhà ở xã hội của Áo cho thấy các
quốc gia thường phải kết hợp nhiều công cụ khác nhau để phát triển mơ hình nhà ở
xã hợi trong đó có sự kết hợp chặc chẽ giữa các công cụ thể chế của nhà nước và
các công cụ điều hướng của thị trường. Chính phủ khuyến khích các nguồn vốn
tham gia vào khu vực nhà ở xã hội bằng cách cung cấp các công cụ tài chính được
trợ cấp từ chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng như việc phát hành trái phiếu
chuyển đổi cho việc phát triển nhà và nguồn tài chính huy động được thông qua
việc này được quy định dành cho khu vực nhà ở xã hội. Các quốc gia Tây Âu sử
dụng nhóm các công cụ kết hợp đạt được kết quả cao trong khu vực nhà ở xã hợi
cho th (Wolfgang, 2005)
Vì vậy, chính phủ cần nghiên cứu ra mợt chương trình tởng thể gồm nhiều
chính sách để thúc đẩy để việc phát triển nhà ở xã hội cho thuê là một hoạt động
266
đầu tư có thể được ngân hàng rót vốn, và để làm được điều đó thì việc phát triển nhà
ở xã hội cho thuê cần hướng tới các mục tiêu như dưới đây:
• Phải xây dựng được mức giá thuê phù hợp
Một chính sách khuyến khích tốt trong thực tế sẽ đưa đến kết quả cuối là sản
phẩm nhà ở cho thuê có mức giá phù hợp với khả năng chi trả hay thu nhập của đối
tượng cần nhắm tới. Trong khi đó, đối tượng thuê nhà có thu nhập thấp thường bị
gánh nặng về chi phí nhà ở hơn so với các nhóm đối tượng khác ở nhiều quốc gia và
các hợ gia đình dành hơn 40% thu nhập khả dụng cho chi phí nhà ở được coi là quá
tải về chi phí (OECD,2019). Cụ thể hơn, khi sự tương quan về số lượng giữa nhà ở
cho thuê và giá nhà ở mua không tương xứng, chi phí thuê nhà tăng mạnh hơn tốc
độ tăng của giá nhà, làm gia tăng gánh nặng cho người đi thuê. Ngoài ra xu thế thu
hẹp quy mơ hợ gia đình từ nhiều thế hệ xuống 1-2 thế hệ sống chung và xu hướng
di cư ngày càng tăng của các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp đến các khu
vực đơ thị phát triển hơn, trong khi nguồn cung cấp nhà ở xã hội không đáp ứng
được cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến giá thuê nhà. Bên cạnh đó, các đối
tượng trẻ dành nhiều thu nhập của họ cho nhà ở và vì thế tiết kiệm ít hơn so với các
đối tượng lớn tuổi hơn và điều này sẽ có thể có những tác động tiềm tàng đối với sự
bất bình đẳng về tài sản trong tương lai. (Christian D., Bernd F., Markus Z., 2018).
Hình 1. Gánh nặng về chi phí nhà ở trên tổng chi phí khả dụng
của các hợ gia đình
(Nguồn: OECD,2018)
Chính vì vậy, việc cung cấp nhà ở cho thuê với giá phù hợp có tầm quan
trọng trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng sống của các đới tượng thu nhập
trung bình và thấp, cũng như kiểm soát mức đợ bất bình đẳng về tài sản. Việc duy
trì và phát triển được bợ phận nhà ở xã hội cho thuê với giá thấp cần có các chính
267
sách trợ cấp của nhà nước như miễn tiền sử dụng, thuê đất, vay vốn ưu đãi có thời
hạn dài cho các nhà đầu tư. Một số quốc gia hoặc hỗ trợ trực tiếp kinh phí cho
người thuê nhà có thu nhập thấp và người đi thuê nhà trẻ tuổi, ví dụ như quỹ
Universal Credit của Anh Quốc, khi họ đạt được các điều kiện đưa ra, và có các hạn
chế về kích thước hay quy mô phòng ở và có giới hạn trần về tổng trợ cấp nhận
được (bao gồm cả về nhà ở lẫn các chi phí sinh hoạt khác)
• Việc tăng trưởng của bộ phận nhà ở cho thuê cần phải đạt đến một mức độ
đáng kể
Trong tình hình hiện nay, sự thiếu hài hòa giữa việc phát triển nhà ở bằng
vốn tài chính tư nhân, sự thiếu hụt về nhà ở xã hội hiện hữu, đưa đến một yêu cầu
bức thiết phải phát triển được bộ phận nhà ở cho thuê, đặc biệt là nhà ở xã hội cho
thuê. Số lượng nhà ở cho thuê, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê cần phải đủ để đáp
ứng được với nhu cầu tăng cao của các hợ gia đình, có ảnh hưởng tích cực đến việc
phát triển lành mạnh của thị trường nhà ở và thể hiện được vai trò nâng cao chất
lượng cuộc sống và cải thiện mức đợ bất bình đẳng trong xã hợi. Chính vì vậy,
chính phủ cần tính toán quy mơ vốn tài chính cần có một cách chính xác, qua đó xác
định quy mô và mức độ trợ cấp cho bợ phận nhà ở cho th và tìm kiếm phương
thức trợ cấp phù hợp với tình hình tài chính, kinh tế và xã hợi của mình.
• Cớ gắng tiết kiệm chi phí trợ cấp của chính phủ cho bộ phận nhà ở cho
thuê ở mức tối thiểu
Như đã phân tích ở trên, giá thuê nhà phù hợp chỉ có thể thực hiện thơng qua
việc duy trì được chi phí xây dựng thấp và cắt giảm chi phí tài chính. Đặc biệt,
trong lĩnh vực xây dựng và phát triển nhà ở cho thuê với mức giá phải chăng, các
nhà đầu tư phải tính toán rất kỹ về chi phí vốn, tổng vốn sở hữu, tối thiểu khoản lợi
nhuận và cả thắt chặt thời gian thi công cần thiết, khi đó các nhà đầu tư cần sự trợ
giúp từ các chính sách trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên, với nguồn lực tài chính có
hạn của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, điều kiện tiên quyết
để duy trì mức chi tiêu cơng thấp trong lĩnh vực phát triển nhà ở xã hội cho thuê,
hay cho khu vực nhà ở cho thuê với giá phải chăng là phải khuyến khích được sự
tham gia đông đảo của các bên có liên quan, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương
mại, công ty xây dựng, nhà đầu tư phát triển. Việc khuyến khích các bên tham gia
đầu tư vào phát triển nhà ở cho thuê cần phải vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội
đề ra vừa đảm bảo các bên đạt được lợi ích đầu tư tối thiểu. Điều này có thể đạt
được thông qua việc xây dựng hệ thống trợ cấp cũng như các điều khoản phạt rõ
ràng, minh bạch và hiệu quả cho các nhà đầu tư xây dựng và phát triển. Ngoài ra, để
thu hút các ngân hàng thương mại cùng tham gia, các dự án phát triển nhà ở cho
thuê cho người thu nhập trung bình và thấp cần phải đảm bảo về mặt bảo toàn và
268
gia tăng lợi ích về tài chính, vì vậy các chính sách tài chính hỗ trợ về mặt chi phí tài
chính, thời hạn tín dụng có thể là cần thiết.
• Củng cớ thế chế, chính sách
Việc thiếu hụt mợt khung thể chế hoàn thiện và hiệu quả cho nhà ở xã hội
cho thuê là một lý do quan trọng cho việc chậm phát triển ở bộ phận này, qua đó
không đảm bảo được mục tiêu cải thiện chất lượng cung cấp nhà ở xã hội cho thuê.
Trong đó, việc liên tục củng cố và hoàn thiện các chính sách tài chính liên quan đến
nguồn vốn của nhà nước, cũng như các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn vốn
đầu tư, các chính sách định hướng cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư là cần thiết.
Tài liệu tham khảo
1.
Alonso, W. (1964) Location and Land Use: Toward a General Theory of Land
Rent. Harvard University Press, Cambridge
2.
Christian Dustmann, Bernd Fitzenbergerm Markus Zimmermann (2018),
Housing expenditures and income inequality: Shifts in housing costs
exacerbated the rise in income inequality, CReAM Discussion Paper
3.
OECD (2018), Housing Costs over Income, OECD Publishing, Paris, truy cập
vào
ngày 1/3/2019
OECD (2018), Opportunities for All: A framework for Policy Acion on
Inclusive Growth, OECD Publishing, Paris. ISBN 978-92-64-30165-8
Housing benefit, Vương quốc Anh
/>Lê Thị Kim Oanh (2016), Đánh giá hiện trạng nhà ở và cơ sở hạ tầng tại khu
vực tập trung dân nhập cư tại thành phớ Hồ Chí Minh, Science& Technology
Development, Vol 19, Số M1-2016
UN-HABITAT (2009), Nhà cho thuê: Giải pháp nhà ở cho người nghèo ít
được quan tâm, UN- HABITAT Publishing
UN-HABITAT (2010), Hồ sơ nhà ở Việt Nam, UN-HABITAT Publishing
Wolfgang Amann (2005), How to boost Rental Housing Construction in
CEE/SEE Countries, Housing Finance Internaional, 20,2 pg 24
4.
5.
6.
7.
8.
9.
269