Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÊN BẮP LAI F1 TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.11 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

HIỆU QUẢ PHÂN HỮU CƠ – VI SINH LÊN BẮP LAI F1
TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH,
TỈNH HẬU GIANG

Cần Thơ, Tháng 11/2012


TÓM LƢỢC
Bắp là một cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế tồn cầu, bắp có nhu
cầu phân bón rất lớn nhưng giá thành phân bón lại cao. Mặt khác, khi bón phân
hóa học nhiều cho bắp sẽ gây ô nhiễm môi trường, để lại nhiều chất độc trong sản
phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay, khi cuộc sống con người
càng được nâng cao thì vấn đề sức khỏe càng được quan tâm nên nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm sạch là cần thiết.
Đề tài “Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh lên bắp lai F1 trồng trên đất phù
sa tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu
quả của phân hữu cơ – vi sinh lên sự tăng trưởng và năng suất cây bắp lai được
trồng ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đồng thời cũng nhằm mục đích giảm
lượng phân hóa học để giảm chi phí sản xuất, giảm ơ nhiễm mơi trường và góp
phần gia tăng chất lượng nơng sản.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4
nghiệm thức với 3 lần lặp lại.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ – vi sinh đã góp
phần tiết kiệm 50% phân hóa học [(90 kg N – 50 kg P2O5 – 30 kg K2 O)/ha] cho


bắp lai mà năng suất tương đương với nghiệm thức bón 100% phân hóa học [(180
kg N – 100 kg P2O5 – 60 kg K2 O)/ha].
Từ khóa: bắp lai, hữu cơ – vi sinh, phân hóa học, tăng trƣởng, năng suất, phù sa,
môi trƣờng.

i


MỤC LỤC
Trang
TÓM LƢỢC ......................................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................................ vi
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................vii
TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................. viii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 2
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1 Sơ lƣợc về cây bắp .................................................................................................... 3
2.1.1 Mơ tả về hình thái cây bắp .................................................................................. 3
2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây bắp .............................................. 3
2.1.2.1 Thời kì mọc mầm ........................................................................................... 4
2.1.2.2 Thời kỳ cây con.............................................................................................. 4
2.1.2.3 Thời kì tăng trưởng chậm ............................................................................. 4
2.1.2.4 Thời kỳ tăng trưởng tích cực ........................................................................ 4
2.1.2.5 Thời kỳ trổ hoa............................................................................................... 4
2.1.2.6 Thời kỳ tạo hạt đến chín ............................................................................... 4
2.1.3 Nhu cầu sinh thái của cây bắp ............................................................................ 5

2.1.4 Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây bắp ......................................................... 5
2.1.5 Kỹ thuật trồng bắp lai .......................................................................................... 5
2.1.5.1 Chuẩn bị đất .................................................................................................... 5
2.1.5.2 Xử lí hạt giống và gieo .................................................................................. 5
2.1.5.3 Bón phân ......................................................................................................... 6
2.1.5.4 Chăm sóc......................................................................................................... 6
2.1.5.5 Phòng trừ sâu bệnh ........................................................................................ 6
ii


2.1.5.6 Thu hoạch và tồn trữ...................................................................................... 7
2.1.6 Tình hình sản xuất bắp trong và ngồi nước ..................................................... 7
2.1.6.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới ............................................................ 7
2.1.6.2 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam............................................................. 8
2.2 Ứng dụng phân hữu cơ – vi sinh vào sản xuất nông nghiệp ............................ 9
2.2.1 Giới thiệu về bùn thải ao nuôi cá thác lác .......................................................... 9
2.2.2 Phân hữu cơ......................................................................................................... 10
2.2.2.1 Khái niệm về phân hữu cơ ........................................................................... 10
2.2.2.2 Một số dạng phân hữu cơ............................................................................. 10
2.2.3 Phân hữu cơ – vi sinh.......................................................................................... 11
2.2.3.1 Khái niệm về phân hữu cơ – vi sinh .......................................................... 11
2.2.3.2 Vai trò của phân hữu cơ – vi sinh .............................................................. 11
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 12
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ...................................................................... 12
3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu ....................................................................................... 12
3.2.1 Dụng cụ thiết bị ................................................................................................. 12
3.2.2 Nguyên vật liệu.................................................................................................. 12
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 12
3.3.1 Thu mẫu đất phân tích ...................................................................................... 12
3.3.2 Q trình thực hiện thí nghiệm ngồi đồng ................................................... 15

3.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ – vi sinh ... 17
3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu......................................................................... 18
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 19
4.1 Ghi nhận tổng quan................................................................................................ 19
4.1.1 Đặc tính đất ......................................................................................................... 19
4.1.2 Phân hữu cơ – vi sinh trước thí nghiệm........................................................... 19
4.1.3 Thời tiết và sinh trưởng của cây bắp................................................................ 20
4.2 Ảnh hƣởng của các mức phân bón khác nhau đến các chỉ tiêu tăng trƣởng
và năng suất của cây bắp ........................................................................................ 20
iii


4.2.1 Chiều cao cây (cm)............................................................................................. 20
4.2.2 Chiều dài trái (cm).............................................................................................. 22
4.2.3 Đường kính trái (cm) ......................................................................................... 24
4.2.4 Số hàng hạt/trái ................................................................................................... 25
4.2.5 Số hạt/hàng .......................................................................................................... 25
4.2.6 Trọng lượng trái tươi (gr) .................................................................................. 27
4.2.7 Trọng lượng hạt tươi/trái (gr) ............................................................................ 28
4.2.8 Trọng lượng 100 hạt tươi (gr) ........................................................................... 29
4.2.9 Năng suất hạt tươi(tấn/ha) ................................................................................. 30
4.2.10 Năng suất trái tươi (tấn/ha) ............................................................................ 31
4.2.11 Tỉ lệ hạt/trái (%) ................................................................................................ 33
4.3 Tính chất đất thí nghiệm sau đợt trồng bắp ..................................................... 34
4.3.1 pH đất sau khi kết thúc đợt trồng bắp .............................................................. 35
4.3.2 Hàm lượng đạm tổng số trong đất sau đợt trồng bắp.................................... 36
4.3.3 Hàm lượng lân dễ tiêu (mg P 2O5/100gr) trong đất sau đợt trồng bắp.......... 37
4.3.4 Hàm lượng kali trao đổi (mg K2 O/100 gr) trong đất sau đợt trồng bắp ...... 38
4.3.5 Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trong đất sau đợt trồng bắp .................... 39
4.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng phân hữu cơ – vi sinh ............................. 40

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 42
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 43
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................

Bảng

Tên bảng
iv

Trang


3.1

Lượng phân bón sử dụng trong q trình tiến hành thí nghiệm

17

4.1

Đặc tính đất trước khi tiến hành thí nghiệm tại TP. Vị Thanh

19

4.2

4.3


Hàm lượng dinh dưỡng và mật số vi sinh vật của phân hữu cơ – vi sinh
20

trước khi tiến hành thí nghiệm
Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên chiều cao cây

21

bắp (cm) trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4.4

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên chiều dài trái

23

bắp (cm) trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4.5

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên đường kính

24

trái bắp (cm) trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4.6

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên số hàng

25

hạt/trái của bắp trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

4.7

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên số hạt/hàng

26

của bắp trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
4.8

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên trọng lượng

28

trái tươi của bắp trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên trọng lượng
4.9

hạt tươi /trái của bắp trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu

29

Giang
4.10

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học trọng lượng 100

30

hạt (gr) của bắp trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên tỷ lệ hạt/trái

4.11

của bắp trồng trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

v

33


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên tính
4.12
4.13

chất đất thí nghiệm sau đợt trồng bắp
Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng bắp/ha

vi

34
40


DANH SÁCH HÌNH

Hình
2.1

2.2
3.1
4.1

4.2

4.3

Tên hình

Trang

Diện tích, năng suất và sản lượng bắp của thế giới từ năm 1961 đến năm
8

2005
Diện tích, năng suất và sản lượng bắp của Việt Nam từ năm 1961 đến

9

năm 2005
Mơ hình bố trí thí nghiệm ngồi đồng

16

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên năng suất hạt
tươi của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang


31

Hiệu quả của phân hữu cơ – vi sinh và phân hóa học lên năng suất trái
tươi của bắp trồng trên đất phù sa tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

32

Ảnh hưởng của của các nghiệm thức bón phân đến pH đất sau đợt trồng
bắp trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

35

Ảnh hưởng của của các nghiệm thức bón phân đến hàm lượng đạm tổng
4.4

số trong đất sau đợt trồng bắp trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu

36

Giang
Ảnh hưởng của của các nghiệm thức bón phân đến hàm lượng lân dễ tiêu
4.5

(mg P 2O5/100 gr đất) trong đất sau đợt trồng bắp trên đất phù sa tại TP.Vị

37

Thanh, tỉnh Hậu Giang
Ảnh hưởng của của các nghiệm thức bón phân đến hàm lượng kali trao

4.6

đổi (mg K2 O/100 gr đất) trong đất sau đợt trồng bắp trên đất phù sa tại

38

TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Ảnh hưởng của các nghiệm thức bón phân đến hàm lượng chất hữu cơ
4.7

trong đất sau đợt trồng bắp trên đất phù sa tại TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu
Giang

vii

39


TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of Variance (Phân tích phương sai)

CHC

Chất hữu cơ

HC – VS

Hữu cơ – vi sinh


K

Kali

N

Nitơ

NSKG

Ngày sau khi gieo

NT1

Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2

NT3

Nghiệm thức 3

NT4

Nghiệm thức 4

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

viii


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Trên thế giới, bắp (Zea mays L) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng,
diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng thứ hai và năng suất cao
nhất trong các cây ngũ cốc. Bắp được sử dụng để làm lương thực, thực phẩm, thức
ăn gia súc và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Sản xuất bắp cả nước
qua các năm khơng ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng. Tuy vậy, cho
đến nay sản xuất bắp ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu
từ trên dưới 1 triệu tấn bắp hạt.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bắp ngày càng cao của thị trường, người ta
thường tăng năng suất bằng cách tăng vụ cùng với việc bón phân khơng hợp lý, đã
làm cho đất đai ngày càng bị suy kiệt về dinh dưỡng, suy thoái về mặt hóa, lý và
sinh học từ đó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Để bù lại lượng dinh dưỡng đã
mất đi, người nơng dân thường bón thêm vào đất các loại phân hóa học. Nếu bón
thừa phân hóa học thì lượng nitrate và phosphate dư thừa sẽ làm ô nhiễm nguồn
nước và làm mất ổn định hệ sinh thái nơng nghiệp. Ngồi ra dư lượng nitrate này
sẽ tích tụ trong nông sản, nếu vượt quá giới hạn cho phép sẽ độc hại cho sức khỏe
con người (Lê Đình Tuấn và Nguyễn Như Khanh, 2009).
Khi cuộc sống con người càng được nâng cao thì vấn đề sức khỏe càng được
quan tâm. Do đó người ta sẽ lựa chọn những thực phẩm sạch, an tồn – nghĩa là
khơng có dư lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Làm thế nào để sản xuất được
thực phẩm sạch, an tồn? Đó là phải giảm sử dụng 2 nguồn ô nhiễm là phân hóa

học và thuốc trừ sâu. Do vậy cây trồng cần phải được bổ sung thêm một nguồn
dinh dưỡng khác. Một trong những cách để giải quyết vấn đề này là sử dụng phân
hữu cơ – vi sinh được sản xuất từ những nguyên liệu có sẵn tại địa phương.
Nguồn nguyên liệu để chế biến phân hữu cơ – vi sinh tại địa phương cũng rất
phong phú như rơm rạ, lục bình, xác mía,...Đặc biệt một nguồn dinh dưỡng lớn
nhưng không được tận dụng và đang gây ô nhiễm môi trường đó là chất thải từ ao
ni cá thác lác.
Chun ngành Công nghệ Sinh học

1

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, giảm thiểu
việc sử dụng phân bón hóa học, tận dụng được nguồn phế phẩm nơng nghiệp để
bón cho đất, đồng thời cải tạo đất đai, duy trì độ phì nhiêu của đất và tăng năng
suất cây trồng. Đề tài: “ Hiệu quả phân hữu cơ – vi sinh lên bắp lai F1 trồng trên
đất phù sa tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang“ góp phần khẳng định vai trò
của phân hữu cơ – vi sinh trong việc tạo ra những nơng sản sạch, an tồn cho
người tiêu dùng và góp phần xây dựng một nền nơng nghiệp bền vững.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá chất lượng phân hữu cơ – vi sinh lên bắp lai trồng trên đất phù sa
tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, nhằm mục đích:
- Giảm lượng phân hóa học, nhưng đảm bảo năng suất tương đương với phân
hóa học.
- Giảm giá thành sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ – vi sinh lên sự sinh trưởng và năng
suất của bắp lai.


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

2

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lƣợc về cây bắp (ngơ)
2.1.1 Mơ tả về hình thái cây bắp
Cây bắp (ngô), tên khoa học là Zea mays L. thuộc họ Gramineae được
Linnaeus đặt tên vào năm 1737, là loài duy nhất của giống “Zea” thuộc gốc Hy
Lạp để chỉ một giống thực vật hịa bản có phát hoa cái mọc từ một nhánh bên của
thân. Chữ “mays” bắt nguồn từ chữ “mahiz” hay “marisi”của người da đỏ để chỉ
một loài thực vật có nướm nhị cái phát triển dài.
- Rễ: Bắp thuộc loại rễ chùm.
- Thân: Bắp là loại cây hằng niên, thân thảo, đặc lõi, thẳng và ít đâm nhánh.
Thân bắp cao trung bình từ 1,5- 3,0 m, tiết diện hình bầu dục, đường kính trung
bình ở lóng thứ 3 là 3- 4 cm. Mỗi cây có trung bình 20 lóng, ở gần gốc lóng ngắn,
lóng ngọn nhỏ và dài có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ ánh sánh. Q trình phân
lóng ở bắp thường diễn ra rất sớm và kết thúc khi cây bắp được 5 lá. Do đó, chỉ có
điều kiện sinh trưởng trong giai đoạn cây con là ảnh hưởng đến số lóng trên cây.
- Lá: Lá bắp mọc từ các mắt trên thân với số lá bằng số mắt thân, các giống
trồng thường có 12- 22 lá. Lá bắp gồm bẹ lá mọc ôm lấy thân và xen kẽ nhau giữa
các mắt kế cận, phiến lá dài 10 – 150 cm và rộng từ 1,5 – 15 cm tùy vị trí của lá
trên thân. Ngồi loại lá thơng thường, bắp cịn mang lá bi (lá mo hay vỏ trái) bao
bọc phát hoa cái (trái). Đây là phần lá bị biến dạng, chỉ còn bẹ, để che chở trái bên
trong. Mỗi trái bắp có 6 – 14 lá bi, mỗi lá dài 8 – 40 cm. Diện tích lá tùy thuộc vào

số lá/cây và kích thước lá. Trong khi đó kích thước lá tùy thuộc vào điều kiện canh
tác như mật độ, phân bón, nước,... chi phối.
- Phát hoa và thụ phấn: Bắp lá cây đơn tính đồng chu, thường là phát hoa
đực (cờ) đính ở ngọn thân trổ trước. Phát hoa cái (trái) mọc từ nhánh ở khoảng
giữa thân, thụ phấn chéo nhờ gió với tỉ lệ khoảng 95%.
2.1.2 Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây bắp
Chu kỳ sinh trưởng của cây bắp bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi trái chín
hồn tồn. Chu kỳ trung bình 75 – 100 ngày tùy giống, điều kiện canh tác và môi

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

3

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


sinh. Sự sinh trưởng của cây bắp được tiến hành qua nhiều thời kỳ nối tiếp nhau
một cách liên tục.
2.1.2.1 Thời kì mọc mầm:
Thời kỳ này bắt đầu khoảng 24 giờ sau khi gieo. Khi đó đỉnh sinh trưởng chỉ
cịn là một khối u rộng, nhưng bên trong đã phân hóa từ 5 – 7 lá mầm và đốt thân.
Các chất dinh dưỡng trong hạt cũng phân hóa: tinh bột tạo thành đường, protein
phân hóa thành acid amin,... Trong thời kỳ này bắp cần nhiệt độ khoảng 28 – 30 0C,
ẩm độ 80% và thoáng.
2.1.2.2 Thời kỳ cây con:
Thời kỳ này bắt đầu khi cây có từ 1 – 5 lá. Khi cây có 3 lá, cây bắt đầu sống
nhờ quang hợp và hấp thụ dưỡng liệu từ rễ. Thời kỳ này quyết định số mắt và lóng
của cây, gặp điều kiện bất lợi cây sẽ cho ít mắt.
2.1.2.3 Thời kì tăng trƣởng chậm: (từ 5 lá đến phân hóa mầm hoa, 20 – 25 ngày
sau khi gieo).

Thời kỳ này bắt đầu khi cây được 5 lá đến khi cây được 9 lá. Cây bắp phát
triển chậm, chỉ vài mm/ngày, tuy nhiên các đỉnh sinh trưởng đã bắt đầu phát triển
tạo mầm hoa đực. Thời kỳ này cây bắp chịu ảnh hưởng quang kỳ rất mạnh, nhất là
những giống nhiệt đới.
2.1.2.4 Thời kỳ tăng trƣởng tích cực (từ 25 – 50 NSKG)
Thời kỳ này cây phát triển rất nhanh, hệ thống rễ và dưỡng chất khô trong
cây cũng tăng rất nhanh. Số lượng và sức sống của hoa cũng quyết định trong giai
đoạn này, do đó cây bắp cũng cần nhiệt độ thích hợp ở 18 – 200C và ẩm độ khoảng
80%.
2.1.2.5 Thời kỳ trổ hoa:
Kéo dài trong 10 – 15 ngày, từ khi cây trổ cờ, tung phấn, phun râu đến khi
hạt đã thụ phấn. Toàn thể cây bắp hoạt động tích cực, hấp thụ nhiều nước (2
lít/cây/ngày) và dưỡng liệu. Nhiệt độ thích hợp là 22 – 25 0C, nhiệt độ < 20 0C hay
> 35 0C sẽ ảnh hưởng đến trổ cờ và thụ phấn.
2.1.2.6 Thời kỳ tạo hạt đến chín: kéo dài 25 – 35 ngày, tùy theo giống và thời vụ.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

4

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


2.1.3 Nhu cầu sinh thái của cây bắp
Cây bắp cần nhiệt độ ấm áp để phát triển. Ở giai đoạn nảy mầm, nhiệt độ tối
hảo của cây bắp là 30 - 32 0C còn giai đoạn tăng trưởng là 18 - 23 0C. Nhờ hệ thống
rễ phát triển mạnh nên cây bắp cần tương đối ít nước. Cây bắp cần ít nước nhất là
giai đoạn cây non (từ sau nảy mầm đến khi được 5 – 7 lá) và cần nhiều nước nhất
ở giai đoạn trổ và tạo hạt, khoảng 10 ngày trước khi trổ và 20 ngày sau khi trổ. Từ
giai đoạn chín sáp trở về sau cây khơng cần nước nữa. Cây bắp cần nhiều ánh sáng

nhất từ lúc trổ cờ đến chín sáp, nếu thiếu ánh sáng sẽ làm giảm năng suất bắp. Bắp
mọc được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt cát pha, xốp, giàu hữu cơ,
thoáng sâu và giữ nước tốt. Độ pH tốt nhất của đất từ 5,5 – 7,0.
2.1.4 Nhu cầu dinh dƣỡng khoáng của cây bắp
Cây bắp cần nhiều các nguyên tố đa lượng như N, P, K, Mg, Ca. Trong đó N
là nguyên tố ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình sinh trưởng, phát triển và
năng suất bắp. Ngồi ra cây bắp cịn cần ít các nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Zn,
Mg, Fe,...
2.1.5 Kỹ thuật trồng bắp lai
2.1.5.1 Chuẩn bị đất
- Đất phải được cài xới sâu 20 – 25 cm, lớp đất mặt xốp để cây con dễ phát
triển.
- Làm sạch cỏ và ngăn được cỏ dại.
- Tiêu diệt côn trùng phá hoại tiềm ẩn trong đất.
- Bố trí mương tưới rộng 40 – 50 cm, sâu 40 cm, cách nhau 5 – 6 cm.
2.1.5.2 Xử lí hạt giống và gieo
- Xử lí hạt giống: Tùy cỡ hạt và mật độ trồng, thông thường để gieo 1 ha bắp
phải cần 20 – 30 kg hạt giống. Ở mật độ 57.000 cây/ha (70 x 25 cm) cần 20 -25 kg.
Hạt giống phải có độ nảy mầm trên 90% để đảm bảo mật độ trồng, vì gieo đậm dễ
làm cây mọc yếu ớt, chín muộn. Trước khi gieo cần xử lý hạt với các loại thuốc sát
khuẩn như Arasan (Thiram), Captan hoặc Dithane M – 45 với nồng độ 2 – 3% để
diệt và ngăn ngừa nấm bệnh tấn công cây con.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

5

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học



- Cách gieo: Tùy cơ cấu đất, hạt giống được gieo sâu từ 3 – 10 cm. Đất sét
nặng, ẩm và trời lạnh thì phải gieo cạn (3 – 5 cm). Nếu đất cát, khơ hạn và nóng
phải Ngieo sâu (5 – 10 cm). Có 2 cách gieo hạt:
+ Gieo theo hốc: Mỗi hốc trồng 2 – 4 cây, do đó thường gieo 3 – 5 hạt.
Vì trồng nhiều cây trên hốc nên khoảng cách giữa hàng và giữa cây gần bằng nhau
(60 x 60 cm hay 70 x 70 cm hoặc hơn) nhờ đó dễ chăm sóc.
+ Gieo theo hàng: hàng đôi (70 x 70 x 25 cm) hoặc hàng đơn (70 x 30
cm). Mỗi lỗ gieo 1 – 2 hạt.
2.1.5.3 Bón phân
Nhu cầu về các đại dưỡng tố ở bắp rất cao và phần lớn chỉ được cây hấp thụ
mạnh trong giai đoạn trổ và tạo hạt. Lượng phân sử dụng: 30 – 40 kg urea, 45 – 60
kg lân, 10 kg kali cho 1000 m2. Super lân dùng bón lót trước khi gieo, urea và kali
bón thúc vào các ngày 7, 15, 25, 45 sau khi gieo hoặc 10, 25, 45 NSKG.
2.1.5.4 Chăm sóc:
Để loại bỏ cây xấu và đảm bảo mật độ trồng khoảng 4 – 6 ngày sau khi gieo
(cây con được 1 lá) phải gieo dặm những nơi mọc thiếu. Sau đó nhổ bỏ những cây
mọc yếu, chừa đúng số cây/hốc đã định khi cây được 3 – 4 lá (12 – 15 NSKG). Tỉa
và dặm trễ sẽ làm cây mọc yếu, giảm năng suất.
- Diệt cỏ dại, vun gốc kết hợp với các lần bón thúc.
- Cây bắp cần nhiều nước trong giai đoạn nảy mầm và trổ cờ (10 ngày trước
khi trổ cờ đến 20 ngày sau khi trổ cờ). Tổng lượng nước cây bắp cần lúc trổ
khoảng 50% tổng lượng nước cả vụ. Ẩm độ đất luôn đảm bảo ở 80% độ thủy dung.
2.1.5.5 Phịng trừ sâu bệnh
- Cơn trùng phá hại:
+ Những loại sống dƣới đất: Chỉ ngừa bằng cách sửa soạn đất kỹ
lưỡng, vệ sinh đồng ruộng và khử đất bằng các loại thuốc hột hay bột. Những loại
phá hại gồm: Sâu đất, Sùng trắng, Sùng bửa củi,...
+ Loại sống trên không: Thường cắn phá thân, lá và trái. Ngừa trị
bằng nhiều biện pháp, trong đó có thể dùng các loại thuốc trừ sâu để xịt hay thuốc
rắc lên đọt cây (trong giai đoạn phát triển của cây) với lượng từ 3 – 5 hạt/cây


Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

6

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


(Furadan, Basudin). Các loại phá hại gồm: Sâu ăn tạp, sâu đục thân, sâu đục trái,
rầy mềm,..
- Bệnh: Trong giai đoạn cây con từ khi mọc mầm đến khi cây được 6 –
7 lá, bắp dễ bị các loại nấm bệnh như Diplodia zeae, Gibberella zeae, Fusarium
moniliforme, Penicillium sp, Asperillus sp và Pythium arrhenomanes. Ngoài ra
trong giai đoạn phát triển, bắp cũng gặp một số bệnh như: Đốm lá, đốm vằn, rĩ,
bệnh thân trái, bệnh do virus. Khi cây trưởng thành cũng thường bị thối thân và trái
do nấm Nigrispora oryzae, Fusarium moniliforme, Diplodia zeae và Pythium
arrhenoanes. Ngừa trị bằng cách trị các loại thuốc thông dụng.
2.1.5.6 Thu hoạch và tồn trữ
- Thu hoạch: Giai đoạn thu hoạch lý tưởng nhất là cuối thời kỳ chín sáp, khi
hạt đã chín sinh lý, vỏ trái từ xanh chuyển sang vàng, râu bắp khô đen, thân lá
vàng và khô dần.
- Tồn trữ: Có thể tồn trữ ngun trái (ít bị mọt phá), nhưng trái phải có ẩm
độ < 15%. Thơng thường tồn trữ hạt, yêu cầu ẩm độ 12 – 14%.
2.1.6 Tình hình sản xuất bắp trong và ngồi nƣớc
2.1.6.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
Ngành sản xuất bắp (ngô) thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất
là trong hơn 40 năm gần đây, bắp là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất
cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất bắp trung
bình của thế giới chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha. Năm 2007, theo
USDA, diện tích bắp đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha

và sản lượng kỷ lục với 766,2 triệu tấn.
Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai
trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh
tác. Đặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống
lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với cơng nghệ sinh học thì việc ứng
dụng cơng nghệ cao trong canh tác cây bắp đã góp phần đưa sản lượng bắp thế giới
vượt lên lúa mì và lúa nước. Với 52% diện tích trồng bằng giống được tạo bằng
công nghệ sinh học, năng suất bắp nước Mỹ năm 2005 đạt trên 10 tấn/ha trên diện
tích 30 triệu ha. Năm 2007, diện tích trồng bắp chuyển gen trên thế giới đã đạt 35,2
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

7

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


triệu ha, riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu ha, chiếm 73% trong tổng số 37,5 triệu
ha bắp của nước này.

Hình 2.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng bắp của thế giới từ năm 1961
đến năm 2005
2.1.6.2 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam
Năng suất bắp Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích
hơn 200 nghìn ha; đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và
sản lượng hơn 400 nghìn tấn do vẫn trồng các giống bắp địa phương với kỹ thuật
canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô
và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống bắp cải tiến đã được đưa vào trồng ở
nước ta, góp phần tăng năng suất lên 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy
nhiên ngành sản xuất bắp nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu
những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống bắp lai ra

sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống
mới.
Năm 1991, diện tích trồng giống bắp lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha,
năm 2007 giống bắp lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Năng suất
bắp của nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong
suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980 năng suất bắp của nước ta chỉ bằng 34% so với
trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

8

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73% (36/49 tạ/ha) và năm 2007 đạt 81,0%
(39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng bắp Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm
2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và năm 2007 chúng ta đạt diện tích, năng suất và sản
lượng cao nhất từ trước đến nay: diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha,
sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn.

Hình 2.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng bắp của Việt Nam từ năm
1961 đến năm 2005
2.2 Ứng dụng phân hữu cơ – vi sinh vào sản xuất nông nghiệp
2.2.1 Giới thiệu về bùn thải ao ni cá thác lác
Theo Đặng Đình Kim & Vũ Văn Dũng (2004) bùn đáy ao có thành phần chủ
yếu là chất hữu cơ, sinh khối vi sinh vật và động thực vật thủy sinh nên khi phân
hủy tự nhiên ở đáy ao sẽ làm cạn kiệt oxy hòa tan và là nguồn sinh ra chất độc hại
đối với tôm cá như NH3, H2 S, CH4 gây ô nhiễm nặng cho các ao nuôi.
Theo Phạm Văn Ty & Vũ Ngun Thành (2006), lượng khí H2S khơng được
vượt q ngưỡng 1,0 ppm và thường gây độc ở pH thấp. Bùn đáy ao là nơi chất

thải tích tụ trong quá trình ni và là mơi trường lý tưởng cho các vi trùng và kí
sinh trùng gây bệnh phát triển (Đặng Đình Kim và Vũ Văn Dũng, 2004).

Chun ngành Cơng nghệ Sinh học

9

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


2.2.2 Phân hữu cơ
2.2.2.1 Khái niệm về phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho tất cả các loại phân được sản xuất từ các
vật liệu hữu cơ như xác bã thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác
và phân xanh hoặc các phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp vùi trực tiếp trong
đất hay ủ thành phân. Sau khi phân giải có khả năng cung cấp dưỡng chất cho cây
trồng. Quan trọng hơn nữa là phân hữu cơ có khả năng cải tạo đất rất tốt. Phân hữu
cơ giúp tăng năng suất cây trồng và do có thể cải thiện các tính chất hóa lý và sinh
học đất và làm tăng hiệu lực của phân vô cơ.
2.2.2.2 Một số dạng phân hữu cơ
- Phân chuồng: Phân chuồng là hỗn hợp phân gia súc, gia cầm với xác bã
thực vật. Phân chứa đầy đủ ba chất dinh dưỡng cơ bản là N, P, K cần thiết cho tất
cả các loại cây trồng. Ngoài ra phân còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như B, Cu,
Mo, Mn,... và những chất kích thích sinh trưởng như Auxin, heteroauxin, các
vitamin như vitamin B, vitamin C.
- Phân xanh: Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên
mặt đất của cây. Phân xanh thường được sử dụng tươi, khơng qua q trình ủ. Vì
vậy, phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân hủy. Người ta thường
dùng phân xanh để bón lót cho cây hằng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho
cây lâu năm. Phân xanh thường là cây họ đậu, tuy cũng có một số lồi cây thuộc

họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại,... cũng có nhiều nơi dùng làm phân xanh. Các lồi
cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây hút đạm từ
khơng khí. Lượng đạm về sau có thể cung cấp một phần cho cây trồng. Cây họ đậu
cịn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu mạnh hơn nhiều các
loài cây khác.
- Phân than bùn: Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác
nhau. Xác thực vật được tích tụ lại, được vùi lấp và chịu tác động của điều kiện
ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân hủy yếm khí xác thực vật được
chuyển thành than bùn.
- Phân rác: Phân rác còn được gọi là phân compost. Đó là loại phân hữu cơ
được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

10

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


phố,... được ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vơi,... cho đến khi hoai
mục. Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi theo
những giới hạn rất lớn tùy thuộc vào bản chất và thành phần của rác (Ngô Ngọc
Hưng et al.,2004)
2.2.3 Phân hữu cơ – vi sinh
2.2.3.1 Khái niệm về phân hữu cơ – vi sinh
Phân hữu cơ – vi sinh (HC – VS) là phân trộn cơ học giữa phân hữu cơ và
phân vi sinh. Phân HC – VS chủ yếu là dùng để bón lót hoặc làm nguyên liệu để
sản xuất phân phức hợp hữu cơ – vi sinh (Lê Văn Tri, 2002).
Phân HC – VS là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ
khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải thiện đất, chứa một
hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ cao đạt chuẩn quy

định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nơng sản (TCVN 6169:1996).
Trong đó phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân có nguồn gốc là sản
phẩm hữu cơ như các loại phân chuồng, phân xanh,...(Nguyễn Công Vinh, 2002),
đó là sản phẩm cuối cùng của q trình phân giải rác thải hữu cơ nhờ vi sinh vật
(Nguyễn Thanh Hiền, 2003). Phân HC – VS là sản phẩm cao cấp hơn so với phân
hữu cơ do được bổ sung thêm một số vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định
đạm, vi sinh vật phân giải lân khó tan, vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây trồng,
vi sinh vật đối kháng,...(Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng, 2004). Các vi sinh
vật được sản xuất qua kỹ thuật lên men trên mơi trường sau đó trộn với xác bã thực
vật hoặc than bùn nên phân thường có màu nâu thẫm hoặc đen (Nguyễn Đăng
Nghĩa et al., 2005). Hàm lượng các vi sinh vật hữu ích thường phải đạt 1,0 x 10 6
CFU/gam (Lê Văn Tri, 2001).
2.2.3.2 Vai trò của phân hữu cơ – vi sinh
Phân HC – VS là sự phối hợp giữa phân hữu cơ và phân vi sinh nên bên cạnh
những tác động đến tính chất lý, hóa, sinh học đất, làm giảm mầm mống sâu bệnh
trong đất, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, sự gia tăng có hiệu quả của năng
suất và chất lượng nông sản, hạn chế sâu bệnh cây trồng, giảm sử dụng thuốc hóa
học, góp phần làm sạch môi trường.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

11

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


CHƢƠNG 3. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu

Giang từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012.
3.2 Phƣơng tiện
3.2.1 Dụng cụ thiết bị
- Dụng cụ cân, đong, đo, đếm (cân điện tử, cân đồng hồ, thước kẹp, thước
dây và thước cây).
- Các thiết bị và hóa chất phân tích đất.
- Các dụng cụ cần thiết cho q trình thí nghiệm ngồi đồng.
3.2.2 Nguyên vật liệu
- Đất trồng bắp
- Phân HC – VS được ủ từ bùn đáy ao cá thác lác và rơm rạ, kết hợp với nấm
Trichoderma, vi khuẩn cố định đạm (Gluconacetobacter diazotrophicus) (mật số
2,97 x 10 6 CFU/g), vi khuẩn hòa tan lân (Pseudomonas stutzeri) (mật số 3,63 x 10 6
CFU/g).
- Phân hóa học: Urea (46% N), lân Long Thành (16% P 2O5 ), kali (60% K2 O).
- Giống bắp lai đơn (F1) Wax 50, có thời gian sinh trưởng 60 – 65 ngày, độ
thuần 98%, tỉ lệ nảy mầm trên 85%, trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ
động, khoảng cách trồng 30 x 70 cm, gieo sâu 2 -3 cm (mỗi hốc 1 hạt).
- Thuốc trừ sâu, bệnh: Basudin, Regent,...
3.3 Phƣơng pháp
3.3.1 Thu mẫu đất phân tích
- Mẫu đất được lấy ở 2 thời điểm trước và sau vụ trồng bắp. Cách thu mẫu
đất: dùng dao lấy đất (sâu 20 cm) tại 5 vị trí (hình chữ X) ở mỗi nghiệm thức và
trộn lại với nhau. Đất được để khơ tự nhiên trong phịng thí nghiệm, sau đó nghiền
nhuyễn để phân tích các chỉ tiêu.

Chun ngành Công nghệ Sinh học

12

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học



- Chỉ tiêu phân tích đất:
+ pH (phương pháp pH nước)
+ N tổng số (phương pháp Micro – Kjeldahl)
+ P dễ tiêu (phương pháp Oniani)
+ K trao đổi (phương pháp hấp thu nguyên tử)
+ Chất hữu cơ (phương pháp chuẩn độ Walkley – Black)
* Phân tích độ pH trong đất
Phƣơng pháp: Cân chính xác 20 gr đất mịn khơ (đất được để khơ tự nhiên
trong phịng thí nghiệm sau đó nghiền nhuyễn) cho vào bình có dung tích 100 ml,
thêm 50 ml nước cất. Lắc xoáy bằng tay cho phân tán đất, tiếp tục lắc trên máy 30
phút và để yên 2 giờ. Sau đó đo bằng máy đo pH kế. Vị trí đầu điện cực ở vị trí
trung tâm và trung điểm độ sâu của dung dịch trong huyền phù. Đọc số đo sau khi
chỉ số ổn định khoảng 30 giây.
* Phân tích đạm tổng số trong đất bằng phƣơng pháp micro – Kjeldahl
Phƣơng pháp: Cân chính xác 0,5 gr đất khơ đã nghiền nhuyễn, chuyển mẫu
vào bình Kjeldahl có thể tích 50 – 100 ml, sau đó thêm 5 ml H2SO4 đậm đặc. Để
rút ngắn thời gian vô cơ hóa, thêm vào bình 0,5 gr hỗn hợp chất xúc tác (K2SO4:
CuSO4: Se theo tỉ lệ 100:10:1).
- Vô cơ hóa ở nhiệt độ 420 0C trong một giờ.
Chuyển mẫu vào hệ thống chưng cất đạm để chưng cất NH 3 (dùng nước khử
khống tráng sạch bình). Có thể xác định lượng đạm này khi tác dụng với NaOH
10N, chúng sẽ được lôi cuốn bằng hơi nước và được chưng cất qua bình hứng có
chứa dung dịch acid boric 2,5%. Sau đó, đem định lượng boric thừa bằng dung
dịch H2SO4 X*N/100 chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển sang màu đỏ ban đầu.
Cách tính kết quả: % N 

V  X  14
M


V (ml): Thể tích H2SO4 chuẩn độ.
M (gr): khối lượng mẫu phân tích.
X: hệ số hiệu chỉnh của H2SO4

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

13

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


* Phân tích hàm lƣợng lân dễ tiêu trong đất bằng phƣơng pháp Oniami
Phƣơng pháp: cân chính xác 1 gr đất cho vào ống 50 ml, thêm vào 25 ml
H2SO4 0,1N, dùng tay lắc 1 phút và lọc chứa vào chai đựng mẫu. Dùng pipet hút từ
1 – 5 ml dung dịch trích cho vào bình đựng 50 ml, thêm vào 20 ml nước cất, nhỏ 3
giọt phenolphthalein, dùng NaOH 10% nhỏ từng giọt lắc đều cho tới khi dung dịch
có màu hồng nhạt, nhỏ từ 1 – 2 giọt H2SO4 5% lắc đều đến khi mất màu. Sau đó,
thêm 8 ml dung dịch B để làm hiện màu, thêm nước cắt tới vạch và lắc đều, để yên
trong 10 – 20 phút đem đo trên máy so màu ở bước sóng 880 nm.
Đƣờng chuẩn: từ dung dịch chuẩn 0,01mg/ml P 2O5; hút 1 ml, 2 ml, 3 ml, 4
ml, 5 ml, cho vào bình định mức 50 ml, thêm 20 ml hóa chất làm giống như dung
dịch trích, đo trên máy so màu.
Cách tính kết quả: P 2O5 (mg/100 gr đất) =

a  v  100  k
m  v1

a (gr): số P 2O5 tìm đo trên đồ thị.
v (ml): thể tích dung dịch trích lân dễ tiêu trong đất

100: hệ số chuyển từ 1 gr sang 100 gr đất.
v (ml): thể tích hút dung dịch trích đem so màu.
k: hệ số khô kiệt của đất.
m (gr): khối lượng đất phân tích.
* Phân tích hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất bằng phƣơng pháp chuẩn độ
của Walkley – Black.
Phƣơng pháp: cân chính xác 0,5 gr đất cho vào bình tam giác đã rửa sạch.
Dùng ống chuẩn độ cho vào bình tam giác đã có đất 10 ml K 2Cr2O7 và 15 ml
H2SO4, lắc nhẹ cho bùn và hóa chất được trộn lẫn với nhau. Để yên 20 – 30 phút,
sau đó cho thêm 100 ml nước cất. Ngay sau khi bắt đầu chuẩn độ, cho thêm 10 ml
H3PO4 và 1ml chất chỉ thị màu.
Chuẩn độ bằng FeSO4 1N đến khi dung dịch từ màu tím đậm chuyển sang
màu xanh rêu thì dừng, lúc này phản ứng kết thúc. Ghi thể tích trên ống chuẩn độ.
Mẫu đối chứng: tất cả làm như thao tác mẫu thật nhưng khơng có đất (mẫu
Blank).

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

14

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


Cách tính kết quả: % CHC =

(V0  V )  N  0,3  f  1724
W

V0 (ml): Thể tích của FeSO4 khi chuẩn độ mẫu Blank
V (ml): Thể tích của FeSO4 khi chuẩn độ mẫu đất

N : Nồng độ FeSO4.
Hệ số f = 100/75 = 1,33
W : Trọng lượng đất.
* Phân tích K trao đổi trong đất bằng amonium acetate (Theo nguyên lý của
phương pháp áp dụng bởi North Central Regional Committee, USD).
Phƣơng pháp: Cân 1 gr đất trong ống ly tâm 50 m, thêm 10 ml NH4OH, lắc
trong 1 giờ, ly tâm lọc dung dịch nước trích vào bình chứa mẫu 25 ml.
Chuẩn bị mẫu khơng (mẫu Blank) tương tự như đối với mẫu thật.
Đo K bằng phương pháp quang kế phát xạ ngọn lửa hoặc phương pháp quang
phổ hấp thu nguyên tử. Thêm vào 1 ml dung dịch Cesium Chloride đã acid hóa
cộng thêm 7 ml nước và lắc đều. Sau đó đem đo trên máy hấp thu nguyên tử ở độ
dài sóng 766 nm. Chuẩn bị tương tự như vậy đối với mẫu Blank.
(a  v)  V  10 3  100  hspl
Cách tính kết quả : K trao đổi (meq/100gr đất) =
W  39

a: nồng độ K trong mẫu thật (mg/l).
b: nồng độ K trong mẫu Blank (mg/l).
W: trọng lượng mẫu đất (gr).
V: Thể tích mẫu trích (ml).
Hspl: hệ số pha lỗng.
3.3.2 Q trình thực hiện thí nghiệm ngồi đồng.
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí ngồi đồng theo thể thức khối hoàn
toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 cơng thức phân bón và 3 lần
lặp lại. Diện tích mỗi nghiệm thức trong thí nghiệm là 3 m x 7 m= 21 m2 . Khoảng
cách giữa các nghiệm thức là 1 m.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

15


Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


Đường nước

NT3

NT4

NT1

NT2

NT3

L1

NT2

NT4

NT1

NT4

L2

NT2


NT1

NT3

L3

Hình 3.1 Mơ hình bố trí thí nghiệm ngồi đồng
- Cách gieo hạt: Sử dụng 10 kg hạt/ha, gieo theo hàng đơn (30 x 70 cm), gieo sâu
2 - 3 cm , mỗi hốc 1 hạt, mật độ 40.000 - 45.000 cây/ha.
- Kỹ thuật chăm sóc:
+ Chuẩn bị đất: Đất được làm sạch cỏ, cuốc và phơi đất trước khi gieo trồng
(5 – 7 ngày).
+ Rong hàng, bón lót (phân lân, kali và HC – VS) cho các nghiệm thức có sử
dụng phân.
+ Chuẩn bị hạt giống: Sử dụng giống bắp nếp lai F1 Wax 50
+ Phân bón: Sử dụng phân hữu cơ – vi sinh , phân Urea (46% N), phân lân
Long Thành (16% P 2O5 ) và phân kali (60% K2O) tùy theo mỗi nghiệm thức.
+ Tưới nước hằng ngày cho bắp phát triển: Ruộng trồng bắp không tủ rơm rạ
nên trong tuần đầu từ khi gieo hạt cho đến 14 ngày cần tưới nước 3 lần trong ngày
để giữ độ ẩm cho đất và giúp cây con trong giai đoạn mọc mầm được phát triển tốt,
sau đó mỗi ngày tưới một lần.
+ Làm cỏ, vun gốc và dặm tỉa: Làm cỏ và vun gốc ở 4 thời điểm kết hợp với
lịch bón phân để chống đổ ngã cho cây. Gieo dặm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 ở
những nơi hạt khơng nảy mầm.
+ Phịng trừ dịch hại: 42 NSKG bỏ thuốc Regent vào loa kèn hay nách lá với
lượng 25 kg/ha để ngừa sâu đục thân và sâu đục trái.
- Bón phân: Tổng lượng phân bón cho bắp (lượng phân/ha) theo khuyến cáo của
nhà sản xuất giống.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


16

Viện NC&PT Công nghệ Sinh học


×