Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đuối nước và phòng chống đuối nước cho trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.63 KB, 5 trang )

4 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Đuối nước và phòng chống đuối nước
cho trẻ em
Phạm Việt Cường
Đuối nước được coi là một vấn đề y tế công cộng quan trọng đứng thứ 2 trong các nguyên nhân tử
vong chấn thương hàng đầu trên thế giới. Đuối nước có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên trẻ
em dưới 15 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ nhất, đặc biệt là ở những khu vực có tình trạng kinh
tế phát triển thấp và trung bình. Ở Việt Nam, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu về tử vong đối với
trẻ em dưới 20 tuổi, theo ước tính thì có từ 20-30 trẻ bò đuối nước hàng ngày tại Việt Nam. Đuối nước
có thể phòng ngừa được thông qua các biện pháp đơn giản phù hợp với từng đòa bàn và lứa tuổi. Đuối
nước có thể phòng được qua việc loại bỏ các nguy cơ nước trong, xung quanh hộ gia đình. Đối với
những đứa trẻ lớn hơn, đuối nước có thể được dự phòng bằng cách dạy cho trẻ các kỹ năng bơi an
toàn và các khả năng an toàn, cứu trợ khi cần thiết. Các bằng chứng trên thế giới, tại các nước trong
khu vực châu Á, cũng như ban đầu tại Việt Nam cũng đã chỉ ra việc triển khai các hoạt động dạy bơi
và phòng chống đuối nước cho trẻ là hoàn toàn khả thi và góp phần giảm đuối nước ở trẻ em một
cách có hiệu quả.
Từ khóa: Đuối nước, phòng chống đuối nước, bơi an toàn, dạy bơi
Drowning intervention
for children
Pham Viet Cuong
Drowning is the second leading cause of unintentional injury worldwide. Drowning could affect all
age groups, but children under 15 years of age, especially those living in low and middle income
countries are at the highest risk. Drowning is the leading cause of death among children under 20
years of age in Viet Nam. It is estimated that there are from 20 to 30 drowning cases per day in the
country.
Drowning is preventable through appropriate intervention measures at or nearby home. Drowning
could also be prevented by teaching children safe swim and other safe-water skills
Evidences around the world and in Asia, as well as in Vietnam, also show that implementing safe
swim training and other interventions are feasible and potentially effective to prevent child drowning.
Key words: drowning, drowning intervention, safe swim, swim training


Tác giả
Tiến sỹ Phạm Việt Cường, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phòng chống Chấn thương,
Trường Đại học Y tế Công cộng, 38 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. E.mail:
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 5
Giới thiệu
Đuối nước được coi là một vấn đề y tế công cộng
quan trọng nhưng chưa được quan tâm một cách
thích đáng ở nhiều quốc gia. Từ những năm 1990,
đuối nước đã được chỉ ra là một nguyên nhân tử vong
quan trọng trong Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật toàn
cầu của Tổ chức Y tế Thế giới [13]. Nguyên nhân
này được khẳng đònh là nguyên nhân chấn thương tử
vong nghiêm trọng trong Báo cáo gánh nặng bệnh
tật cập nhật gần đây, và đïc xếp thứ hai trong các
nguyên nhân tử vong sau tai nạn giao thông với tỷ
suất 6,8/100.000 người-năm [14]. Đuối nước có thể
xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em là nhóm
đối tượng có nguy cơ nhất, đặc biệt là ở những khu
vực có tình trạng kinh tế chưa phát triển. Trên một
nửa tử vong do đuối nước ở trong nhóm trẻ dưới 15
tuổi và có tới 97% tử vong do đuối nước xảy ra ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) [15]. Ở
khu vực Đông Nam Á, trẻ tử vong do đuối nước hàng
năm còn vượt quá số trẻ tử vong do các bệnh truyền
nhiễm cộng lại [18]. Các nghiên cứu của nhiều quốc
gia trong khu vực châu Á cũng đã khẳng đònh đuối
nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
tại khu vực này [11, 12, 16].
Nghiên cứu quốc gia về chấn thương của Việt

Nam năm 2001 [8] đã chỉ ra đuối nước là nguyên
nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do chấn thương của
trẻ em từ 0-20 tuổi. Biểu đồ 2 bên dưới chỉ ra các
nguyên nhân khác nhau của tử vong do chấn thương
trên các nhóm tuổi và cho thấy đuối nước là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu trong mọi lứa tuổi đối
với các nhóm trẻ dưới 15 tuổi.
Tỷ suất đuối nước theo nghiên cứu VMIS là
39,2/100.000 trẻ - năm và theo ước tính từ nghiên
cứu này thì hàng năm ở Việt Nam sẽ có khoảng gần
10.000 trẻ em tử vong do đuối nước, và nguy cơ tử
vong ở trẻ em trai do đuối nước bao giờ cũng cao
hơn nhiều so với trẻ em gái (tỷ suất tương ứng 31,4
so với 9,8/100.000 trẻ). Các nghiên cứu cộng đồng
khác ở Việt Nam cũng chỉ ra các tỷ suất tương tự và
cũng khẳng đònh rõ ràng đuối nước là nguyên nhân
tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 18 tuổi ở Việt Nam.
Các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra sự thiếu giám sát
của người lớn, môi trường thiếu an toàn, trẻ em
không biết bơi là những nguy cơ đuối nước ở trẻ em
[2-6, 17].
1. Đuối nước có thể được phòng ngừa?
Mô hình đuối nước ở Việt Nam cũng như các
nước trong khu vực châu Á có sự khác biệt rất lớn
so với các nước phát triển như Mỹ, Úc hay các nước
Tây Âu. Tại các nước này, đuối nước thường có mối
liên quan đến rượu, các nguy cơ trong nhà như bể
bơi, hoặc liên quan nhiều đến các hoạt động giải trí
như bơi lội, đi thuyền [7, 8]. Tuy nhiên, tại các nước
có thu nhập thấp và trung bình, đuối nước xảy ra

phần lớn liên quan đến phơi nhiễm với nước trong
cuộc sống hàng ngày. Ở các nước này, nông thôn
chiếm phần lớn, do vậy các yếu tố nguy cơ từ nước
có ở mọi nơi, và trẻ em bò phơi nhiễm với nước ở
một tỷ lệ rất cao. Các ao/hồ nước ở ngay gần nhà là
nguồn nước thường xuyên dùng trong tắm giặt và
nấu nướng, hoặc là nguồn nước cho các vật nuôi
trong các trang trại hoặc ngay cạnh các hộ gia đình.
Biểu đồ 2. Tỷ suất tử vong của 5 nguyên nhân
chấn thương hàng đầu ở Việt Nam
(nguồn: VMIS 2001)
Biểu đồ 1. Năm nguyên nhân tử vong do
chấn thương hàng đầu ở Châu Á .
(Số liệu trong biểu đồ được tác giả tổng hợp dựa trên các nghiên
cứu chấn thương trẻ em tại Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,
Bangladesh và Philippin.)
6 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Các ao hồ có nguy cơ đuối nước ít khi được che chắn
và trẻ nhỏ thì có thể tiếp xúc trực tiếp rất nhiều lần
trong một ngày, trong khi chúng chơi ở cạnh nhà,
hay trên đường đến trường và về nhà. Với những
đặc thù đó, việc áp dụng các giải pháp phòng chống
đuối nước có hiệu quả tại các nước phát triển dường
như khá khó khăn tại châu Á cũng như tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, một mô hình phòng
chống đuối nước đang được thực hiện tại nhiều dự
án qui mô lớn như PRECISE (Bangladesh), An toàn
Đà Nẵng (Việt Nam), Bangkok (Thái Lan) đã đưa
ra một mô hình can thiệp và đang được minh chứng

là có hiệu quả.
Chiến lược này được chia làm hai nhóm chính
để phù hợp với sự phát triển của các nhóm tuổi trong
đó khả năng bơi lội được coi là chủ chốt. (i) Chiến
lược phòng ngừa thứ nhất phù hợp đối với nhóm trẻ
dưới 5 tuổi. Chiến lược này sẽ tập trung vào phòng
ngừa các yếu tố nguy cơ đuối nước ở trẻ tại gia đình,
và tập trung vào việc tăng cường sự giám sát của
người lớn và cách ly các yếu tố nguy cơ với nước
trong hoặc gần nhà bằng các vật che/chắn hoặc rào
cản khác nhau. Chiến lược này có thể triển khai dựa
trên các mô hình can thiệp tại hộ gia đình hoặc cộng
đồng. (ii) Chiến lược dự phòng thứ 2 phù hợp cho
trẻ trên 5 tuổi, ở độ tuổi này rất khó có thể bảo vệ
và tránh cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố có hại của
nước vì trẻ đã bắt đầu tham gia vào các hoạt động
vui chơi, đi học trong cộng đồng và biện pháp phù
hợp đó là loại bỏ yếu tố nguy cơ đuối nước bằng
cách dạy cho trẻ tập bơi. Trong chiến lược dự phòng
thứ 2 này trẻ từ 10 tuổi trở lên sẽ được cung cấp các
khả năng cứu người đuối nước và hồi sức tim phổi
/hô hấp nhân tạo (CPR).
2. Kỹ năng bơi an toàn: Một biện pháp
phòng ngừa thích hợp của đuối nước
Hiện tại thì chưa có bất kỳ một qui đònh thế nào
là khả năng bơi an toàn được thống nhất trên thế
giới. Tuy nhiên một số tiêu chuẩn được dùng chung
nhất tại các chương trình phòng chống đuối nước
cho trẻ em như Safe Swim, Survival Swim hoặc
Royal Life Saving [3] đó là trẻ được coi là có khả

năng Bơi an toàn khi phải nổi trên mặt nước 90 giây
và Bơi được ít nhất 25m bất kể theo kiểu bơi như thế
nào và không có vật dụng/phương tiện trợ giúp.
Điều này rất khác với việc bơi thi đấu trong thể
thao hoặc giải trí với các kiểu bơi đặc biệt được sử
dụng để có thể bơi nhanh và có thành tích cao.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng
biết bơi, đặc biệt là trẻ em, có khả năng giảm nguy
cơ đuối nước [9], trẻ em (1-4 tuổi) đã tham gia vào
các khóa đào tạo cơ bản về bơi có khả năng giảm
88% nguy cơ đuối nước [10]. Một nghiên cứu bệnh
chứng tại Bangladesh cũng đã chỉ ra rằng trẻ
không biết bơi/chưa từng học bơi có nguy cơ đuối
nước cao gấp 4,5 (KTC95%: 1,15-19,4). Một
nghiên cứu thuần tập có đối chứng trên 17.000 trẻ
đã được tham gia chương trình học Bơi an toàn tại
dự án PRECISE/Bangladesh đã được tiến hành từ
năm 2006, đã cho thấy nguy cơ đuối nước của
nhóm trẻ học bơi so với trẻ không được học là thấp
hơn có ý nghóa thống kê (RR= 0,09, KTC95%
0,01-0,74, p<0,01). Mặc dù chúng ta còn cần nhiều
hơn các bằng chứng để khẳng đònh kỹ năng bơi có
hiệu quả và tiêu chuẩn bơi an toàn (nổi 90 giây và
bơi được 25m) là thước đo chuẩn, tuy nhiên các kết
quả nghiên cứu ban đầu cũng đã chỉ ra những hiệu
quả của dạy bơi trong phòng chống đuối nước ở trẻ
em, đặc biệt là tại các nước có thu nhập thấp và
trung bình.
Cũng như phòng ngừa chấn thương sọ não từ các
tai nạn xe máy, trẻ nhỏ cần đội mũ bảo hiểm đúng

cách và mọi lúc khi tham gia giao thông, đó là một
biện pháp phòng chống thụ động và được chứng
minh là có hiệu quả cao. Kỹ năng bơi lội cũng là
một biện pháp phòng ngừa thụ động, các kỹ năng
có thể được sử dụng trong trường hợp chúng rơi vào
nguy cơ và các kỹ năng này có thể phòng ngừa được
đuối nước. Điều này cũng có thể coi tương tự như
việc tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm, việc
Biểu đồ 3. Chiến lược phòng ngừa theo độ tuổi
(Nguồn: Dự án PRECISE/Bangladesh)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 7
dạy kỹ năng bơi an toàn ngay từ những giai đoạn
đầu đời có thể giúp cho trẻ có được những khả năng
phòng được nguy cơ đuối nước trong suốt quãng đời
phát triển của trẻ.
3. Dạy bơi cho trẻ em ở Việt Nam và vai
trò của hệ thống y tế công cộng trong việc
triển khai chiến lược này
Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy khả năng
bơi của trẻ em là quá thấp. Nghiên cứu của UNICEF
cho thấy chỉ có 2,2% trẻ trên 15 tuổi biết và đã từng
học bơi [3], nghiên cứu tại Đà Nẵng năm 2006 cũng
cho thấy trong số trẻ tử vong do đuối nước cũng chỉ
có dưới 10% trẻ được tham gia học bơi, hoặc đã
được người nhà dạy [2].
Tại Việt Nam, bên cạnh các chương trình phòng
chống đuối nước cho trẻ tại gia đình, việc dạy bơi
cũng đã được triển khai tại một số tỉnh có nguy cơ
cao như Đồng Tháp, An Giang, Đà Nẵng và tại các

tỉnh dự án của UNICEF/Bộ Y tế bao gồm: Cần Thơ,
Hải Phòng và Hải Dương tuy nhiên hiệu quả của
chương trình này chưa được đánh giá và việc triển
khai còn mang tính phong trào [5, 17].
Để phòng chống đuối nước một cách có hiệu
quả cho trẻ em ở Việt Nam, chúng ta cần phải
triển khai chương trình này với cách tiếp cận hệ
thống của y tế công cộng với những hoạt động cần
thiết như:
- Chúng ta cần có các hoạt động có hệ thống để
xác đònh và giám sát về đuối nước ở trẻ em. Mặc dù
hàng năm con số tích lũy về đuối nước trên toàn
quốc là rất lớn, nhưng đối với một khu vực nhỏ như
một xã/phường thì con số này sẽ rất thấp. Các
trường hợp đuối nước cần phải được các cộng tác
viên/nhân viên y tế ghi nhận. Với mỗi trường hợp
đuối nước trong cộng đồng cần được cảnh báo thông
qua các hoạt động như trao đổi thông tin/tuyên
truyền cho cha/mẹ và người chăm sóc, những thông
tin như thế này sẽ giúp cho việc tuyên truyền loại
bỏ các yếu tố nguy cơ trong gia đình và cộng đồng
sẽ có hiệu quả hơn so với việc tuyên truyền trên
diện rộng.
- Giống như các dòch bệnh khác chúng ta cũng
cần "tiêm chủng" và tăng độ bao phủ để ngăn ngừa
bệnh hoặc bảo vệ cho trẻ khỏi đuối nước. Việc triển
khai các hoạt động dạy bơi phù hợp với cộng đồng
là những giải pháp thích hợp để tăng độ bao phủ
nhanh chóng về bơi an toàn. Chúng ta sẽ có thể
phải đối mặt với những thách thức trong việc dạy

bơi đó là tạo ra những bể bơi theo tiêu chuẩn thể
thao vì chúng rất tốn kém. Tuy nhiên, để tạo ra một
bể bơi đủ tiêu chuẩn để dạy bơi an toàn thì chi phí
sẽ thấp hơn rất nhiều. Đã có nhiều giải pháp đơn
giản và phù hợp cho vấn đề này như tạo các bể bơi
tại các ao/hồ/biển ở Đồng Tháp, An Giang, Huế, Đà
Nẵng hoặc Bangladesh. Hoặc các bể bơi di động đủ
tiêu chuẩn tại các thành phố lớn như Đà Nẵng,
Bangkok. Những giải pháp này hiện đang phát huy
hiệu quả một cách tích cực trong việc dạy bơi cho
trẻ và chi phí để duy trì là hoàn toàn có thể chấp
nhận được ở cộng đồng.
- Khái niệm Bơi an toàn và dạy bơi là một biện
pháp được coi như "tiêm chủng" để phòng chống
đuối nước cho trẻ là những quan điểm rất mới. Do
vậy, việc hình thành khái niệm bơi an toàn phòng
chống đuối nước cho trẻ cần phải được sự hỗ trợ của
cha mẹ/cộng đồng và các cấp chính quyền có liên
quan. Hệ thống y tế công cộng cần phải có những
hoạt động triển khai can thiệp, chứng minh sự hiệu
quả và hơn nữa là sự vận động và hỗ trợ về hệ thống
trong việc triển khai hoạt động phòng chống đuối
nước cho trẻ em tại Việt Nam.
- Cuối cùng, chúng ta đều nhất trí rằng một can
thiệp cần phải có chí phí-hiệu quả tốt và phải được
hướng vào nhóm đối tượng đích. Khác với việc vào
bệnh viện, nơi mà quyết đònh chi trả là thuộc về cá
nhân và gia đình, các can thiệp Y tế công cộng cần
phải có sự ủng hộ của Chính phủ và các hệ thống
Nhà nước. Các chi phí để dạy bơi, tuyên truyền và

triển khai các hoạt động phòng ngừa có thể là lớn.
Tuy nhiên việc triển khai một can thiệp hướng tới
trên 20 triệu đối tượng trẻ em từ 5-19 tuổi ở Việt
Nam thì đó là một việc làm cần thiết. Với hiệu quả
phòng ngừa ban đầu được ước tính là trên 80% như
tại Bangladesh và Mỹ thì việc triển khai rộng việc
dạy bơi, lồng ghép vào các chương trình giáo dục
phổ thông là một việc làm cần thiết và nó có thể
giúp chúng ta cứu được hàng ngàn trẻ em bò đuối
nước mỗi năm.
8 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh và Phạm Việt Cường (2004).
Chấn thương tại Việt Nam: Những kết quả ban đầu từ cuộc
điều tra toàn quốc. Tạp chí Y tế công cộng, 2004 (1.)
2. Phạm Việt Cường. Dự án An Toàn Đà Nẵng: Kết quả
nghiên cứu cơ bản năm 2006, 2008. Đại học Y tế công cộng:
Hà Nội (chưa xuất bản).
3. Nguyễn Trọng Hà và Phạm Việt Cường (2009), Nghiên
cứu tai nạn thương tích trẻ em tại các tỉnh dự án UNICEF
năm 2008. Đại học Y tế Công Cộng: Hà Nội.
4. Nguyễn Thúy Quỳnh và Lê Vũ Anh. Nghiên cứu tai nạn
thương tích trẻ em tại các tỉnh dự án UNICEF năm 2003.
5. Nguyễn Thò Hồng Tú, Trần Thò Ngọc Lan và cộng sự
(2006). Các giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Thông tin phòng chống tai nạn thương tích. 2: p. 24-27.
6. Dương Khánh Vân và cộng sự (2006). Nghiên cứu nguy
cơ đuối nước trẻ em dưới 18 tuổi tại một số xã thuộc Hải

Dương, Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp. in Hội nghò khoa
học quốc tế phòng chống tai nạn thương tích – xây dựng cộng
đồng an toàn. Hà Nội, Việt Nam.
7. UNICEF (2007). Báo cáo Quốc gia về tình hình thương
tích trẻ em trong năm 2001. Bộ Y tế: Hà Nội.
Tiếng Anh
8. Quan, L. and P. Cummings, Characteristics of drowning
by different age groups. Inj Prev, 2003. 9(2): p. 163-168.
9. Brenner, R.A., Prevention of drowning in infants, children
and adolescents. Pediatrics, 2003. 112(2): p. 440-445.
10. Brenner, R.A., G. Saluja, and G.S. Smith, Swmiming
lessons, swiming ability, and the risk of drowning. Injury
Control and Safety Promotion, 2003. 10(4): p. 211-215.
11. Brenner, R.A., et al., Association Between Swimming
Lessons and Drowning in Childhood: A Case-Control Study.
Arch Pediatr Adolesc Med, 2009. 163(3): p. 203-210.
12. Fang, Y., et al., Child drowning deaths in Xiamen city
and suburbs, People's Republic of China, 2001 5. Inj Prev,
2007. 13(5): p. 339-343.
13. Linnan, M., et al., Child Mortality and Injury in Asia, in
Innocenti Working Paper. 2007.
14. Murray, C.J.L. and A.D. Lopez, eds. The global burden
of Disease: A comprehensive assessment of mortality and
disability from diseases, injuries, and risk factors in 1990
and projected to 2020 1990: Geneva, Switzerland.
15.Organization, W.H., The global burdern of Disease: 2004
update. 2008: Geneva, Switzerland.
16. Organization, W.H. Factsheet on drowning. 2009
26/7/2009 [cited.
17. Rahman, A., et al., Analysis of the childhood fatal

drowning situation in Bangladesh: exploring prevention
measures for low-income countries. Inj Prev, 2009. 15(2): p.
75-79.
18.UNICEF/TASC. Towards a world safer for children. in
UNICEF/TASC conference on child injury. 2004. Bangkok.

×