| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 27
Mô hình chăm sóc và hỗ trợ cho những người
nhiễm HIV/AIDS tại quận Hải Châu
thành phố Đà Nẵng
Đỗ Mai Hoa(*), Phạm Thò Đào(**),Lê Bảo Châu(*), Phạm Thùy Linh(*),
Bùi Thò Thanh Mai(***), BS. Ngô Thò Kim Phượng(**), BS. Trần Minh Hồi(****)
Chăm sóc, hỗ trợ và điều trò cho những người nhiễm HIV/AIDS đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giúp họ tích cực đối phó với căn bệnh HIV/AIDS, tăng cường chất lượng cuộc sống của
họ, và ngăn ngừa tình trạng lây truyền bệnh cho những người khác trong cộng đồng. Mô hình tư vấn,
chăm sóc và hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS đã được Hội Y tế công cộng Đà Nẵng xây dựng
và triển khai tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ tháng 6/2006. Các nghiên cứu đánh giá trước
và sau hai năm triển khai mô hình này đã được tiến hành tại hai quận Hải Châu (đòa bàn can thiệp)
và Thanh Khê (đòa bàn không can thiệp). Các nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả, tính duy trì và
bài học rút ra từ mô hình can thiệp. Nghiên cứu đánh giá trước và sau can thiệp đều sử dụng kết hợp
hai phương pháp nghiên cứu đònh tính và điều tra tại cộng đồng với cùng một bộ công cụ điều tra.
Kết quả của các nghiên cứu đánh giá này cho thấy, sau hai năm hoạt động, mô hình "Chăm sóc và
hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại quận Hải Châu" đã có những thành công trong việc tăng cường
nhận thức, mối quan tâm và tham gia của các ban ngành, đoàn thể, và xã hội với việc chăm sóc và
hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, từ đó giảm bớt được sự kỳ thò của cộng đồng và tự kỳ thò của những
người nhiễm HIV/AIDS. Mô hình đã tạo ra câu lạc bộ "Nhân ái" là một môi trường thân thiện hỗ trợ,
giúp cho những người nhiễm HIV/AIDS nhận được các chăm sóc tinh thần, hỗ trợ về vật chất và chăm
sóc sức khỏe. Mô hình cũng đóng vai trò làm cầu gắn kết họ với các nguồn hỗ trợ khác trên đòa bàn,
đáp ứng được một phần mong muốn và nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS trên đòa bàn. Tuy nhiên,
một số hạn chế trong thiết kế và triển khai mô hình can thiệp và nghiên cứu đánh giá trước-sau đã
làm cho việc so sánh kết quả giữa đòa bàn can thiệp và không can thiệp không khả thi. Kết quả và
hạn chế của mô hình đã được bàn luận chi tiết trong báo cáo toàn văn và rút ra bài học kinh nghiệm
để mở rộng mô hình can thiệp trên đòa bàn thành phố Đà Nẵng.
Từ khoá: người nhiễm HIV/AIDS, mô hình, chăm sóc, hỗ trợ, huy động nguồn lực
A model of Care and Support for
People Living with HIV/AIDS in
Hai Chau district, Da Nang city
Do Mai Hoa(*), Pham Thi Dao(**), Le Bao Chau(*), Pham Thuy Linh(*),
Bui Thi Thanh Mai(***), Ngo Thi Kim Phuong(**), Tran Minh Hoi(****)
Care, support and treatment for people living with HIV/AIDS (PLWHA) is crucial in order to help them
28 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Đà Nẵng là một thành phố đô thò thuộc khu vực
duyên hải Miền Trung có tiềm năng và đang trên
đà phát triển về kinh tế xã hội. Ca nhiễm HIV đầu
tiên của thành phố được phát hiện vào tháng 4/1993
và đến cuối tháng 6/2008, toàn thành phố đã phát
hiện 996 người nhiễm HIV/AIDS, 276 bệnh nhân
AIDS và 403 trường hợp tử vong do AIDS. Có 7/7
quận huyện và 56/56 xã phường đã phát hiện có
người nhiễm HIV/AIDS. Chăm sóc, hỗ trợ và điều
trò cho những người nhiễm HIV/AIDS đóng một vai
trò hết sức quan trọng trong việc giúp họ tích cực đối
phó với căn bệnh HIV/AIDS, tăng cường chất lượng
cuộc sống của họ, và ngăn ngừa tình trạng lây
truyền bệnh cho những người khác trong cộng đồng.
Do vậy, nhu cầu được chăm sóc về sức khoẻ và tinh
thần của người nhiễm HIV/AIDS khá cao tại Đà
Nẵng. Để hỗ trợ giải quyết vấn đề sức khoẻ này,
đồng thời tăng cường sự phát triển của Hội Y tế
công cộng (YTCC) thành phố Đà Nẵng, Hội đã phối
hợp với Trung tâm y tế quận Hải Châu xây dựng và
thử nghiệm mô hình tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho
những người nhiễm HIV/AIDS tại quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng từ tháng 10/2006.
live with HIV/AIDS actively, improve quality of life, and prevent transmission to others in the
community. The model of care and support for PLWHA has been developed and implemented in Hai
Chau district, Da Nang city since June 2006 by Danang Public Health Association. Pre- and Post-
evaluation studies were conducted before and after 2 years implementing this model in Hai Chau
district (intervention site) and Thanh Khe (non-intervention site). These studies aim to assess results,
sustainability and lessons learned from this model. A mix method of combining a qualitative study and
a community survey with the same data collection tools was used in both pre- and post-intervention
studies. The results show that, after 2 years of implementation, the model of care and support for
PLWHA in Hai Chau district has gained successes in improving the awareness, consideration and
participation of the community and social sectors/agencies in care and support activities for PLWHA,
thus reduce the discrimination of the community and self-discrimination of infected people. A club
named "Nhan Ai" was established with the purpose to create a friendly and supportive environment,
help PLWHA in getting spiritual, financial and medical care and supports. This model has also played
a role as a bridge between PLWHA and resources/supports, partly meeting the need and demand of
PLWHA in the study site. However, due to some limitations in designing and implementation of the
intervention model and pre- and post evaluation study, findings from intervention site and non-
intervention site are incomparable. Results and limitations of the model are discussed in detail in the
full report. This report also provides lessons learnt after 2 years applying this model and
recommendations for expanding this intervention model in Da Nang city in the future.
Key words: People living with HIV/AIDS (PLWHA), model of care and support, resource mobilization
Các tác giả:
(*) Trường Đại học Y tế Công cộng
- ThS. Đỗ Mai Hoa, Phó trưởng Bộ môn quản lý hệ thống y tế, Trường Đại học y tế công cộng,
138 Giảng võ, Hà Nội. Điện thoại: 04-62662349. Email:
- ThS. Lê Bảo Châu, giảng viên Bộ môn quản lý hệ thống y tế, Trường Đại học y tế công cộng
- CN. Phạm Thùy Linh, trợ giảng Bộ môn quản lý hệ thống y tế, Trường Đại học y tế công cộng
(**) Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Đà Nẵng
- BS. Phạm Thò Đào, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Đà Nẵng
- BS. Ngô Thò Kim Phượng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Đà Nẵng
(***) ThS. Bùi Thò Thanh Mai, Công ty tư vấn đầu tư y tế
(****) BS. Trần Minh Hồi, Trung tâm Y tế dự phòng quận Hải Châu, Đà Nẵng
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 29
Mục tiêu chung của mô hình là tăng cường chăm
sóc, hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS tại
nhà tại quận Hải Châu góp phần nâng cao chất lượng
sống của người nhiễm HIV/AIDS trên đòa bàn quận
Hải Châu thông qua bốn mảng hoạt động như sau:
1) Tăng cường kiến thức và kỹ năng cho người
nhiễm HIV/AIDS và người nhà về chăm sóc
HIV/AIDS tại nhà; 2) Tổ chức khám sức khoẻ đònh
kỳ và chuyển tuyến điều trò phù hợp cho người
nhiễm HIV/AIDS HIV/AIDS; 3) Tăng cường mối
quan tâm và sự ủng hộ của các cơ quan, ban ngành
đoàn thể và các cá nhân trên đòa bàn thành phố
trong chăm sóc thể chất và tinh thần cho người
nhiễm HIV/AIDS; và 4) Nâng cao kiến thức và kỹ
năng cho cán bộ Hội YTCC Đà Nẵng về phương
pháp triển khai và đánh giá các hoạt động can thiệp
nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Hình 1 đã mô tả chiến lược hoạt động chính của
mô hình "Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại quận Hải Châu". Mô hình này cụ thể
được triển khai như sau:
- Người nhiễm HIV/AIDS cần được quan tâm tư
vấn, chăm sóc và hỗ trợ trong ba mảng chính: hỗ trợ
về tinh thần, hỗ trợ về vật chất và hỗ trợ sức khỏe.
Ba mảng này đan xen với nhau tạo ra môi trường xã
hội chung hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS. Và
câu lạc bộ Nhân Ái cùng các cán bộ Hội YTCC Đà
Nẵng và các cán bộ y tế quận Hải Châu đóng vai
trò cầu nối đưa người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập
vào môi trường này.
- Thông qua các buổi hội thảo với các ban
ngành, đoàn thể nhằm vận động sự ủng hộ và giúp
đỡ của họ, thông qua tập huấn cho cán bộ y tế, cán
bộ các ban ngành và các buổi truyền thông trong
cộng đồng, mô hình đã tạo nên môi trường xã hội
ủng hộ chung, làm nền tảng cho các hoạt động trong
ba mảng chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.
- Trong mảng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, sự tham
gia chủ chốt là của các cán bộ y tế, phối hợp với câu
lạc bộ Nhân Ái tổ chức khám sức khỏe đònh kỳ cho
người nhiễm HIV/AIDS, chuyển tiếp những người
có nhu cầu tới các dòch vụ chăm sóc, điều trò phù
hợp hiện sẵn có tại thành phố.
- Trong mảng hỗ trợ chăm sóc về tinh thần, câu
lạc bộ Nhân Ái và các cán bộ y tế có các hoạt động
tới thăm hỏi, tư vấn tại gia đình, thăm nom chăm sóc
người ốm, lo ma chay cho những người qua đời và
tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ cho người nhiễm
HIV/AIDS.
- Trong mảng hỗ trợ chăm sóc về vật chất, câu
lạc bộ Nhân Ái và các cán bộ y tế thông qua các
cuộc họp vận động ban ngành đã thu hút được nhiều
nguồn tài trợ, dù nhỏ nhưng giúp cho người nhiễm
HIV/AIDS có thể cải tạo nhà, tạo công ăn việc làm
và thu nhập ổn đònh cho họ.
- Hỗ trợ thêm cho hai mảng vật chất và tinh
thần còn có câu lạc bộ Hương Trầm của Hội phật
giáo thành phố Đà Nẵng và câu lạc bộ Niềm Tin của
Hội KHHGĐ. Trong đó, các cán bộ y tế Hội YTCC
(cụ thể là các cán bộ Hội công tác tại Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS) và các cán bộ y tế quận
Hải Châu đóng vai trò cầu nối các tổ chức xã hội
này với các nội dung hoạt động của chương trình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đánh giá kết quả, tính duy trì và bài học
rút ra từ mô hình can thiệp, một nhóm nghiên cứu
đánh giá đã được hình thành trước khi Hội y tế công
cộng Đà nẵng triển khai mô hình can thiệp trên.
Nhóm nghiên cứu đánh giá bao gồm các thành viên
của Trường đại học Y tế công cộng phối hợp với các
thành viên của Hội y tế công cộng của Đà Nẵng và
các cán bộ của Trung tâm y tế quận Hải Châu.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết kế bán thử
nghiệm (Quasi- experimental study) để tiến hành
đánh giá trước và sau hai năm triển khai mô hình tại
hai quận Hải Châu (đòa bàn can thiệp) và Thanh
Khê (đòa bàn không can thiệp). Nghiên cứu trước
can thiệp đã được triển khai trước khi bắt đầu dự án
(tháng 4&5/2006) và nghiên cứu sau can thiệp được
triển khai sau hai năm triển khai mô hình can thiệp
(tháng 10&11/2008).
Hải Châu là quận trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Toàn quận có 13 phường với hơn 200.000 người.
Hải Châu là nơi có nhiều điểm tập trung dân cư và
có các đầu mối giao thông: sân bay, bến cảng, nhà
ga. Quận Hải Châu còn tập trung nhiều điểm kinh
doanh, vui chơi giải trí và các dòch vụ khác. Thanh
Khê cũng là một quận trung tâm nằm sát Hải Châu,
có các đặc điểm kinh tế, xã hội tương tự như quận
Hải Châu. Thanh Khê có 8 phường với tổng số dân
hơn 160.000 người. Quận Thanh Khê nằm gần bờ
biển và có nhiều người dân sống bằng nghề đánh
bắt thủy sản trên biển. Tại thời điểm trước can
thiệp, số người nhiễm HIV/AIDS được quản lý tại
quận Hải Châu là 67 trong tổng số 289 người trên
toàn bộ đòa bàn thành phố (chiếm 23%), còn tại
Thanh Khê, còn số này là 85 người (chiếm 29%).
30 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Nghiên cứu đánh giá trước và sau can thiệp đều
sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu đònh
lượng và đònh tính. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng
cùng một một bộ công cụ điều tra trong nghiên cứu
đònh lượng nhằm so sánh thực trạng sức khoẻ tinh
thần và thể chất của người nhiễm HIV/AIDS thông
qua bộ câu hỏi phỏng vấn người nhiễm HIV/AIDS
về vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh phòng lây nhiễm và
cách xử trí tại nhà một số biểu hiện thường gặp đối
với người nhiễm HIV/AIDS. Bộ câu hỏi do nhóm
nghiên cứu biên soạn có tham khảo các bộ câu hỏi
có sẵn [6,11,13], tham khảo ý kiến của các chuyên
gia, và được thử nghiệm tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Điều tra viên là cán bộ hội YTCC đồng thời là cũng
là cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống
HIV/AIDS được tập huấn về cách điền bộ câu hỏi
phỏng vấn. Nghiên cứu đònh tính được tiến hành cả
trước và sau can thiệp nhằm tìm hiểu những thông
tin sâu hơn về cuộc sống, tình trạng tâm lý và nhu
cầu được hỗ trợ của người nhiễm HIV/AIDS. Tuy
nhiên trong đánh giá sau can thiệp, các câu hỏi được
mở rộng để thu được các ý kiến nhận xét của các đối
tượng nghiên cứu về mô hình đã được triển khai,
khả năng duy trì của mô hình và khai thác những đề
xuất của họ để giúp cho việc triển khai mô hình
được tốt hơn trong tương lai.
Đối tượng được đánh giá chính là người nhiễm
HIV/AIDS trong diện được quản lý tại hai quận Hải
Châu và Thanh Khê của thành phố Đà Nẵng. Theo
báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng, mặc
dù số lượng những người nhiễm HIV/AIDS trong
diện quản lý trên đòa bàn hai quận là 135 (vào tháng
4/2006) và 227 (vào tháng 10/2008), nhưng do số
người đang trong trại cải tạo và di biến động lớn, nên
số người nhiễm HIV/AIDS có thể tiếp cận và phỏng
vấn được tối đa trong vòng 1 tháng trong cả đánh giá
trước và sau can thiệp (Bảng 1).
Trong số 38 người được phỏng vấn sau can
thiệp, có 18 người đã tham gia phỏng vấn trước can
thiệp. Tất cả 18 người ngày đều tham gia phỏng
vấn sâu trước và sau can thiệp để khai thác các
thông tin sâu hơn về mô hình can thiệp
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tiến hành các
cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với những
người thân chăm sóc những người nhiễm
HIV/AIDS, và đại diện của các ban ngành đoàn thể
đang tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS
trên đòa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm tìm hiểu về
sự phối kết hợp của họ trong công tác chăm sóc và
hỗ trợ cho những người nhiễm HIV/AIDS trước và
sau can thiệp, và các nguồn hỗ trợ về thể chất và
tinh thần mà người nhiễm HIV/AIDS nhận được.
Các phỏng vấn đònh tính đều do cán bộ của Trường
Đại học YTCC thực hiện.
Kết quả phỏng vấn đònh lượng được nhập bằng
phần mềm EPI Info 6 và phân tích bằng phần mềm
SPSS với mục đích xác đònh được sức khoẻ thể chất,
tinh thần và các hỗ trợ hiện có cho người nhiễm
HIV/AIDS cũng như kiến thức và thực hành của
người chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Các cuộc
phỏng vấn đònh tính được ghi băng, rải băng, mã
hóa và phân tích để xem xét chất lượng cuộc sống
của người nhiễm HIV/AIDS, sự chăm sóc và hỗ trợ
của gia đình và cộng đồng với người nhiễm
HIV/AIDS, những nhu cầu/mong đợi của họ, và
nhận xét của họ về mô hình an thiệp. Báo cáo có sử
dụng một số lời trích dẫn và để đảm bảo tính bí mật
và riêng tư, tên của những người tham gia phỏng
vấn đã được thay đổi nhưng tuổi và giới vẫn được
giữ như thực tế.
Nghiên cứu tuân thủ những qui đònh về đạo đức
nghiên cứu, đã được Hội đồng đạo đức của trường
Đại học Y tế Công cộng phê duyệt. Những người
tham gia nghiên cứu chỉ được phỏng vấn sau khi họ
được thông báo về mục đích nghiên cứu và đồng ý
tham gia. Bên cạnh đó, thông tin của người phỏng
vấn được đảm bảo chỉ sử dụng cho mục đích nghiên
cứu. Trước khi tham gia nghiên cứu, các điều tra
viên được đào tạo về đạo đức nghiên cứu và cách
thức hỗ trợ cho đối tượng phỏng vấn khi cần.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm của những người nhiễm
HIV/AIDS tham gia phỏng vấn tại hai quận
Hải Châu và Thanh Khê
Các thông tin về tuổi, giới, tôn giáo và học vấn
của đối tượng phỏng vấn sau can thiệp hầu như
Đòa bàn
Thời gian
Số người nhiễm
HIV/AIDS
được quản lý
Số người nhiễm
HIV/AIDS
được phỏng vấn
Trước can thiệp (4/2006)
67
19
Hải Châu
(can thiệp)
Sau can thiệp (10/2008)
109
20
Trước can thiệp (4/2006)
85
15
Thanh Khê
(không can thiệp)
Sau can thiệp (10/2008)
118
18
Bảng 1. Số người có H được quản lý và phỏng vấn
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 31
không có gì khác so với trước can thiệp (Bảng 2).
So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác [1,2],
số liệu này cho thấy sự tương đồng, những người
nhiễm HIV/AIDS thường là những người trẻ tuổi
(73% dưới 35 tuổi), do vậy họ thường đang ở độ tuổi
có đời sống tình dục mạnh và là lực lượng lao động
chính của gia đình, xã hội.
Số liệu về giới cũng cho thấy kết quả tương đồng
với nghiên cứu khác là số nam nhiều hơn nữ trong
số những người nhiễm HIV/AIDS, nhưng số liệu này
cũng thể hiện xu thế số nữ nhiễm HIV/AIDS đang
tăng nhanh hơn tại hai quận này (số liệu toàn quốc,
nữ chỉ chiếm 14,6% trong năm 2006)
Về tình trạng hôn nhân, tuy tỷ lệ người nhiễm
HIV/AIDS đang sống chung với vợ/chồng tại thời
điểm phỏng vấn trước và sau can thiệp gầân như
nhau (44.1% và 44.7%), nhưng số trường hợp ly
thân/li hôn và vợ/chồng đã mất đều tăng hơn so với
2 năm trước (tăng từ 1 lên 3 trường hợp ly thân và
từ 2 lên 5 trường hợp có vợ/chồng đã mất). Tuy
nhiên, do cỡ mẫu nhỏ nên không thể kết luận về sự
khác biệt có ý nghóa thống kê hay không.
3.2. Hoạt động của mô hình của mô hình tư
vấn, chăm sóc, hỗ trợ cho những người
nhiễm HIV/AIDS tại quận Hải Châu
3.2.1. Thành lập câu lạc bộ của những người
nhiễm HIV/AIDS và năm nhóm chăm sóc sức khỏe
tại nhà
Câu lạc bộ của những người nhiễm HIV/AIDS
được thành lập vào tháng 10 năm 2006, lấy tên là
câu lạc bộ "Nhân Ái". Câu lạc bộ đã quy tụ được rất
nhiều người nhiễm HIV/AIDS trong đó có 15 người
thành viên nòng cốt, hàng tháng sinh hoạt đònh kỳ
tại Hội trường đội y tế dự phòng quận Hải Châu với
nội dung liên quan đến cuộc sống và sức khỏe của
những người nhiễm HIV/AIDS, các thành viên chia
sẻ kinh nghiệm và kỹ năng sống tích cực, tâm sự,
trò chuyện về cuộc sống riêng tư, cập nhật các
thông tin về hoạt động của câu lạc bộ.
"Mỗi một tháng họp một lần. Mỗi lần họp có lần
giới thiệu về thuốc, ví dụ như ai ốm đau, những người
như bọn tôi biết chẳng hạn, thì báo thăm hỏi. Thì câu
lạc bộ mỗi người đóng một ít tiền đấy làm quỹ, nếu
ai ốm đau thì thăm hỏi. Số tiền cũng nhỏ thôi, nhưng
động viên tinh thần anh, em là chính" (người nhiễm
HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ Nhân Ái)
Về nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ, một thành
viên chia sẻ:
"Thường mỗi buổi họp cũng có chủ đề , cái chủ
đề này là phòng bệnh nhiễm trùng hay là về bệnh tiêu
chảy hay bệnh lao phổi. Tức là mỗi tuần là mỗi loại
bệnh. À, mỗi một đợt như vậy rồi cũng nhắc nhở mình
về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn uống rửa tay
rồi này nọ. Đến đấy, quan trọng là ai có ý kiến gì thì
người đó đứng lên nói, chia sẻ, gặp gỡ những người
cùng cảnh ngộ dễ nói chuyện hơn." (người nhiễm
HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ Nhân Ái)
Để chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS về sức
khỏe và tinh thần, mô hình đưa ra các hoạt động
chính gồm đến thăm và tư vấn tại nhà, tổ chức hoạt
động nhóm cho người nhiễm HIV/AIDS thông qua
sinh hoạt câu lạc bộ. Năm nhóm hỗ trợ sức khỏe
cho người nhiễm HIV/AIDS tại nhà được thành lập,
mà thành viên nòng cốt của mỗi nhóm là một cán
bộ y tế phường và hai người nhiễm HIV/AIDS.
Trung bình, mỗi nhóm phụ trách năm người nhiễm
HIV/AIDS. Các thành viên hàng tháng đến thăm
từng hộ gia đình có người nhiễm HIV/AIDS mà
mình phụ trách, hướng dẫn cho người nhiễm
HIV/AIDS và gia đình các kiến thức cơ bản về
HIV/AIDS, về chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS
khi ốm đau, về phòng lây nhiễm cho những người
khác trong gia đình và cộng đồng.
"Hàng tháng các cộng tác viên phải đến từng
Đặc điểm
Trước (n=34)
Sau (n=38)
Tuổi trung bình
34.8 (thấp nhất 21 tuổi;
cao nhất 56 tuổi)
36.2 (thấp nhất 20
tuổi; cao nhất 58 tuổi)
Giới
Nam
25 (73.5%)
26 (68.4%)
Tôn giáo
Đạo Phật
Đạo thiên chúa/tin lành
Không theo tôn giáo nào
Khác
8 (23.5%)
7 (20.6%)
19 (55.9%)
0
9 (23.7%)
8 (21.1%)
20 (52.63%)
1 (2.6%)
Học vấn
Không biết chữ
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cao hơn
1 (2.9%)
2 (5.9%)
15 (44.2%)
13 (38.2%)
3 (8.8%)
1 (2.6%)
3 (7.9%)
17 (44.7%)
13 (34.2%)
4 (10.5%)
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn
13 (38.2%)
13 (34.2%)
Sống chung không kết hôn
3 (8.8%)
0
Có vợ/chồng
15 (44.1%)
17 (44.7%)
Ly thân/ly hôn
1 (2.9%)
3 (7.9%)
Goá
2 (5.9%)
5 (13.2%)
Bảng 2. Đặc điểm của những người có H tham gia
phỏng vấn
32 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
gia đình của người nhiễm thực hiện công tác chăm
sóc, hỗ trợ. Mà cụ thể là gì, cụ thể là hướng dẫn
người nhiễm cùng người trong gia đình, ở đây tôi
thấy là người chăm sóc, biết cách chăm sóc cho
người nhiễm khi ốm đau, cái thứ hai là tuyên truyền
cách phòng chống HIV/AIDS cho gia đình." (anh H,
cán bộ y tế của nhóm chăm sóc tại nhà)
Nhóm cộng tác viên và đồng đẳng viên cũng
đến thăm hỏi, chăm sóc khi có người nhiễm
HIV/AIDS bò ốm, tham gia tổ chức ma chay khi
người nhiễm HIV/AIDS tử vong.
"Câu lạc bộ Nhân Ái là thường hay đi chăm sóc
anh em. Khi mà biết anh em bệnh hoạn là mình đến
mình an ủi chăm sóc, và đến khi anh em qua đời,
mình đến lo phút cuối cùng cho họ" (anh P, người
nhiễm HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ Nhân Ái)
3.2.2. Tổ chức khám chữa bệnh và chuyển tuyến
điều trò
Bên cạnh chăm sóc về tinh thần và vật chất, mô
hình "Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại nhà" tại quận Hải Châu còn chú ý đến
việc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc
về sức khỏe. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của những người
nhiễm HIV/AIDS. Mô hình đã phối hợp với bệnh
viện Da liễu tổ chức được hoạt động khám sức khỏe
đònh kỳ cho những người nhiễm HIV/AIDS, trong đó
8 người được điều trò nhiễm trùng cơ hội và 3 người
được điều trò thuốc kháng virus ARV. Hoạt động này
được thực hiện 3 tháng một lần. Mô tả về các dòch
vụ mà mính đã được sử dụng, anh Q nói:
"Bọn mình tập trung ở quận Hải Châu, rồi mấy
anh thuê xe chở đi chụp hình, chụp phim, siêu âm.
Xong mấy ảnh cũng lên xe với mình luôn, lên Da liễu,
vô cái phòng khám của bác só T. Rồi bắt đầu khám
tổng quát cho mình, rồi xét nghiệm máu, nhưng mà
xét nghiệm CD4 là ở bên phật giáo chứ còn bên mình
thì không có chương trình đó. Kinh phí thì cũng giúp
cho anh em đi khám đònh kỳ sức khỏe." (ông Th,
người nhiễm HIV/AIDS)
3.2.3. Vận động sự ủng hộ và hỗ trợ cho người
nhiễm HIV/AIDS
Việc vận động hỗ trợ dành cho người nhiễm
HIV/AIDS và gia đình họ được tiến hành kéo dài,
bền bỉ và xuyên suốt từ khi bắt đầu can thiệp. Hội
y tế công công Đà Nẵng đã tổ chức hai buổi hội thảo
trước khi bắt đầu các hoạt động của mô hình. Buổi
hội thảo đầu tiên diễn ra vào 3/2006 nhằm giới
thiệu về mô hình và lập kế hoạch thực hiện. Buổi
hội thảo thứ hai diễn ra vào 8/2006 nhằm vận động
sự tham gia phối hợp của các ban ngành đoàn thể
hoạt động trên đòa bàn thành phố với sự tham gia
của 21 cơ quan đơn vò trên đòa bàn thành phố. Ngoài
ra, các cán bộ Hội còn tổ chức những buổi họp nhỏ
và trao đổi trực tiếp với các ban ngành để truyền
thông nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cũng như
huy động sự ủng hộ của họ cho người nhiễm
HIV/AIDS.
" Chúng tôi đã gặp mặt tổ dân phố, phối hợp
với Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức buổi hội thảo
bàn cách chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm. Tại đây, các
ban ngành, các thành phần lãnh đạo, các phòng ban
trong đó có Công an phường, Hội liên hiệp phụ nữ
phường, Hội chữ thập đỏ, Phòng lao động xã hội
phường." (anh H, cán bộ y tế quận Hải Châu)
Thông qua các cuộc họp và vận động này, người
nhiễm HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ "Nhân ái" đã
nhận được hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho
người nhiễm HIV/AIDS từ các cơ quan, ban ngành
đoàn thể và các cá nhân được nêu trong (Bảng 3).
3.2.4. Vai trò làm cầu nối giữa hoạt động của
các tổ chức xã hội khác với chương trình
Trong quá trình hoạt động, mô hình "Tư vấn,
chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại nhà"
Nguồn hỗ trợ
Nội dung
Phòng LĐTBXH quận
Hải Châu
Hỗ trợ: 24.000.000đ sửa 02 căn nhà cho 2 thành viên CLB và hỗ trợ
vay vốn 4.000.000đ cho 2 thành viên
Hội Chữ thập đỏ TP
Hỗ trợ cho CLB 15.000.000đ cho 15 thành viên CLB
Công an quận Hải Châu
Giúp nhập hỗ khẩu thường trú tại thành phố cho 2 thành viên của
CLB sau khi cai nghiện trở về tái hoà nhập cộng đồng.
1 bác só (dấu tên)
Hỗ trợ 7.000.000đ cho 4 thành viên mua công cụ mưu sinh (xe máy
đi thồ; đóng bàn bán vé số,…)
Thành hội Phật giáo
Đà Nẵng
Phối hợp tham gia sinh hoạt CLB, đến tận nhà chăm sóc, giúp đỡ
người nhiễm, tổ chức ma chay cho 02 thành viên của CLB khi họ
qua đời và hỗ trợ 2.700.000đ cho CLB.
Hội kế hoạch hóa
gia đình
Phối hợp tham gia câu lạc bộ
1 chuyên gia nước ngoài
đến từ Kenya của tổ chức
VSO
Hỗ trợ tư vấn cách xây dựng, hoạt động CLB sao cho có hiệu quả
và bền vững. Tập huấn cho các thành viên kiến thức về HIV/AIDS
và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng.
Hội YTCC TW
Hỗ trợ mới người có H đến nói chuyện và chia sẻ kinh nghiệm tại 1
buổi sinh hoạt nhóm.
Bệnh viện Da liễu
Phối hợp với tổ chức khám sức khoẻ đònh kỳ cho các thành viên của
CLB
Đoàn thanh niên
Hỗ trợ 7.500.000đ cho 3 thành viên của CLB
Hỗ trợ của cộng đồng
Hỗ trợ cho hoạt động của CLB 5.000.000đ và các vật dụng khác
như đường sữa, gạo, bánh, kẹo, hoa quả, giấy bút ch o con em
những người có H đi học v.v
Bảng 3. Nguồn trợ giúp cho người có H tham gia vào
mô hình "Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS tại quận Hải Châu"
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 33
cũng nhận được sự ủng hộ và phối hợp từ các hoạt
động của những ban ngành đoàn thể khác đã cam
kết tham gia giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.
Trong đó phải kể đến hoạt động của hai câu lạc bộ
được hình thành bởi 2 tổ chức xã hội, là câu lạc bộ
Hương Trầm do Hội phật giáo Việt Nam (NAV)
thành lập tại chùa Quang Minh và câu lạc bộ Niềm
Tin do hội KHHGĐ tổ chức. Hội YTCC Đà Nẵng
với hội viên là các cán bộ y tế của trung tâm y tế dự
phòng quận Hải Châu đã đóng vai trò cầu nối, gắn
kết các hoạt động của những câu lạc bộ này với mô
hình của chương trình thông qua việc các thành viên
của câu lạc bộ "Nhân ái" cũng được động viên tham
gia vào hoạt động cả hai câu lạc bộ trên. Bên canh
đó, các cán bộ của Hội Y tế công cộng Đà Nẵng và
cán bộ y tế của quận Hải Châu cũng tham gia với
vai trò chuyên gia trong các buổi truyền thông của
các tổ chức này, giải đáp thắc mắc liên quan đến
lónh vực y tế và cung cấp các dòch vụ sẵn có. Sự hợp
tác của Hội YTCC Đà Nẵng với các tổ chức trên đã
giúp gắn kết các hoạt động của hai câu lạc bộ do các
tổ chức này sáng lập với các hoạt động của mô hình
"Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại nhà" ở quận Hải Châu.
3.3. Tác động của mô hình "Tư vấn, chăm
sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS" ở
quận Hải Châu
3.3.1. Tăng cường sức khỏe, tinh thần cho những
người nhiễm HIV/AIDS
Khi nói đến tình trạng sức khỏe của những
người nhiễm HIV/AIDS, vấn đề quan tâm hàng đầu
là tạo ra một cuộc sống tinh thần thoải mái cho họ.
Bởi tinh thần đóng một vai trò quan trọng trong việc
giúp cho họ có thêm nghò lực để sống và vươn lên,
để tiếp tục chăm sóc bản thân và có vai trò quyết
đònh đối với việc họ tự chăm sóc bản thân về thể
chất. Trước hết, các hoạt động của mô hình giúp cho
người nhiễm HIV/AIDS cảm thấy họ còn được xã
hội quan tâm, giảm bớt sự kì thò, giúp họ có thêm
niềm tin và ý chí để tiếp tục sống và đấu tranh với
bệnh tật.
"Nhất là những lần tập hợp đi họp, không khí
niềm nở, không phân biệt cho nên từ đó mình thấy
niềm tin của mình, sức sống của mình. Nó giúp mình
có sức sống vươn lên " (chò C, người nhiễm
HIV/AIDS)
Mô hình câu lạc bộ với những buổi sinh hoạt
đònh kỳ đem đến cơ hội cho người nhiễm HIV/AIDS
gặp gỡ, chia sẻ tâm tư, tình cảm. Nhờ vậy tinh thần
họ được thoải mái hơn khi vẫn có bạn bè, những
người cùng cảnh ngộ lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ
họ.
"Giờ má đã bò bệnh rồi, việc đi tuyên truyền như
thế nhiều khi giúp cho con người thanh thản, thấy
tinh thần khỏe hơn. Như má ấy, đi về thấy phấn chấn,
vui… Đi như thế thì gặp gỡ bạn bè, những người cùng
bò bệnh, thì họ có thể tâm sự, chia sẻ với nhau " (chò
E, con cô C, người nhiễm HIV/AIDS)
Sinh hoạt tập thể giữa những người nhiễm
HIV/AIDS đã mang lại lơi ích tinh thần lớn lao cho
những người nhiễm HIV/AIDS, và từ đó sức khỏe
thể chất của họ cũng dễ dàng cải thiện hơn
"Cái lợi về vật chất cho bản thân mình thì tôi
nghó không nhiều, nhưng đó là sự đồng cảm. Mình an
ủi họ cũng như mình an ủi chính bản thân mình.
Mình cũng nghò giúp họ thì sau này anh em cũng
giúp lại bản thân mình. Đó là điều tôi nghó như vậy
Cũng như đi chăm sóc cũng vậy, mình đến như vậy
cũng như là sự khích lệ. Có đợt, tôi bò ốm, nằm ở
bệnh viện, có anh V lên thăm, mình cảm thấy mình
không cô độc, cảm thấy khỏe hẳn ra " (ông Th,
người nhiễm HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ Nhân Ái)
Một khi tinh thần được thoải mái, đa số những
người nhiễm HIV/AIDS đều có những tiến bộ đáng
kể về sức khỏe. Nhất là đối với những người sau đợt
khám sức khỏe đònh kỳ được chuyển tiếp tới dòch vụ
điều trò thuốc ARV.
"Sức khỏe tôi thì bây giờ tốt hơn trước nhiều. Từ
hồi dùng ARV đến bây giờ. Vừa rồi đây khi mà đi xét
nghiệm đợt đầu tiên để tiếp cận ARV thì CD4 tôi chỉ
còn 175, mà dưới 200 người ta mới cho dùng. Nhưng
sau 6 tháng đi xét nghiêm lại thì lên được 100 đơn vò
tức là 276. Mà mình thấy sức khỏe mình trở lại bình
thường rồi." (anh T, người nhiễm HIV/AIDS tham
gia câu lạc bộ Nhân Ái)
Hay tâm sự của một phụ nữ nhiễm HIV/AIDS
khác:
"Hồi trước má còn 23 ký. Mỗi lần kêu xe taxi tới
chở đi bệnh viện phải bồng ra, bồng vô. Tới bệnh
viện, ngồi cũng không ngồi được nữa chỉ có nằm
thôi, để mà tự ăn uống thì có lẽ không sống được nữa.
Cũng may có mấy anh, chò giúp chăm sóc. Bây giờ
tăng nhiều, mười mấy hai mươi ký rồi đó. Chứ hồi
trước là đúng là chỉ còn bộ xương không
3.3.2. Giảm bớt kỳ thò đối xử của cộng đồng
Câu lạc bộ còn tổ chức các hoạt động thăm hỏi,
34 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
tư vấn, chăm sóc và động viên người nhiễm
HIV/AIDS tại gia đình. Thông qua câu lạc bộ, những
người nhiễm HIV/AIDS có điều kiện gặp gỡ, chia sẻ
tâm tư, tình cảm và tổ chức thăm hỏi, động viên giúp
đỡ lẫn nhau. Hoạt động của nhóm chăm sóc hỗ trợ
tại nhà cũng giúp cho cộng đồng xóa bớt đi sự kỳ thò
của cộng đồng với những người nhiễm HIV/AIDS.
"Là như thế này, anh em thời gian bò bệnh vào
giai đoạn cuối hay là bệnh cơ hội nằm nhà thì mình
đến chăm sóc, mình chùi rửa nếu mình thấy gia đình
người ta có vẻ ái ngại Ngay như cái đám ma, lúc
đầu người ta xầm xì, ở đòa phương biết rõ là người
nhiễm HIV/AIDS không ai dám tới. Khi chúng tôi tới,
làm hết các công việc thì bắt đầu người ta qua lại,
xóa đi một phần nào kỳ thò." (ông Th, người nhiễm
HIV/AIDS, đồng đẳng viên).
3.3.3. Giảm bớt tự kỳ thò của những người nhiễm
HIV/AIDS
Khi sự phân biệt đối xử của những người xung
quanh đối với người nhiễm HIV/AIDS giảm đi sẽ
giúp những người nhiễm HIV/AIDS thêm tự tin khi
thừa nhận tình trạng bệnh của mình và tiếp tục tham
gia tích cực vào các hoạt động của chương trình.
"Cải thiện thì trước tiên là cải thiện cái tinh thần
của mình. Mình cảm thấy thoải mái. Tại vì như trước
ấy, người ta vẫn phân biệt nhiều quá cho nên mình
rụt rè. Tuy nhiên, bây giờ người ta cởi mở hơn rồi.
Bây giờ mình mới dám đứng ra truyềân thông Trước
mình đâu dám đứng trước đông người mình nói về
HIV. Dần dần, mình đi tập huấn thấy người ta cởi mở
nên mình mới dám đứng lên mình nói" (anh D, người
nhiễm HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ Nhân Ái)
Nói về lợi ích của câu lạc bộ, một thành viên
của câu lạc bộ nói:
"Từ khi thành lập câu lạc bộ những người nhiễm
HIV/AIDS, chúng tôi đã thấy tự tin hẳn lên, hòa
đồng. Những người nhiễm HIV/AIDS ngồi họp với
nhau những cái gì khúc mắc, không vừa lòng với các
ban ngành đoàn thể họ bộc lộ ra hết. Ví dụ như bản
thân tôi từ khi làm câu lạc bộ này thì tham gia cùng
với các anh chò bác sỹ, y tá ở đây, đi thăm hỏi từng
người, động viên người ta, làm sao cho bớt kỳ thò."
3.3.4. Khuyến khích người nhiễm HIV/AIDS tự
tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động xã hội,
truyền thông phòng chống HIV/AIDS
Việc sinh hoạt câu lạc bộ hay tham gia vào
nhóm chăm sóc tại nhà đã khuyến khích người
nhiễm HIV/AIDS tham gia các hoạt động truyền
thông và có cơ hội bày tỏ những tâm tư, nguyện
vọng với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã
hội Và sự tự tin, mạnh dạn của họ đôi khi cũng
được các tổ chức ban ngành quan tâm:
" Khi tham gia câu lạc bộ, tôi còn tham gia đi
truyền thông ở các UBND phường, thôn. Mỗi lần đi
là đi phối hợp với anh C hay anh H Lúc đầu, tôi
không dám, nhưng anh C có gặp tôi động viên tôi.
Nơi đầu tiên tôi đến vận động lại chính là cái UBND
phường của tôi luôn, ngay gần nhà tôi không ngờ
buổi nói chuyện đó, buổi truyền thông đó mà tôi lại
có được tiền sửa chữa nhà trong năm nay. Đó cũng
là cái khích lệ cho tôi. Sau anh C gọi đi bất cứ ủy ban
nào tôi cũng đi, thậm chí đi trong từng tổ dân phố
tôi cũng đi." (người nhiễm HIV/AIDS tham gia câu
lạc bộ Nhân Ái)
Những cải thiện tích cực trong suy nghó và lối
sống của người nhiễm HIV/AIDS cũng được người
nhà họ ghi nhận.
"Quan trọng là cái tinh thần của họ được thay
đổi Thực ra mình thấy anh ấy rất là tự tin ấy. Ngày
xưa anh ấy không dám nhận anh ấy là người nhiễm
HIV/AIDS. Khi anh ấy đi tuyên truyền còn đứng ra
các trường đại học để nói. Vào chùa Quang Minh
chẳng hạn, nói với các phật tử rằng tôi là người
nhiễm HIV/AIDS, rồi tuyên truyền cho cộng đồng"
(vợ một người nhiễm HIV/AIDS)
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người nhiễm
HIV/AIDS vẫn chưa tham gia vào hoạt động của mô
hình. Nhiều lý do khiến cho một số người nhiễm
HIV/AIDS không thể tham gia sinh hoạt cùng các
nhóm "bạn giúp bạn". Tuy nhiên, lý do chủ yếu nhất
vẫn là vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, họ
phải dành thời gian bươn chải kiếm sống.
"Một số anh chò em nói đúng ra là do cực khổ
quá về công ăn việc làm, mà trúng cái ngày họ đi làm
họ không thể tham gia được. Cũng như anh D trong
nhóm truyền thông. Nhưng vừa rồi anh cũng không
đi truyền thông được vì anh đi làm suốt tận Hà Nội.
Thì cũng vì công ăn việc làm, nhu cầu cuộc sống."
(ông Th, người nhiễm HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ
Nhân Ái)
Hoặc có những người nhà xa mà không có
phương tiện đi lại, nên không thể tham gia các hoạt
động của mô hình.
"Nói chung là vợ chồng anh cũng tham gia được
vài lần rồi. Cũng thích tiếp tục tham gia lắm, nhưng
vợ chồng anh không có điều kiện, thứ nhất là cái điều
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 35
kiện đi lại nó xa. Ví dụ từ đây mà lên đường Hải
Phòng, đi xe đạp thì nắng nôi mệt mỏi, xe máy thì
không có. Rồi có cả cái ngày mình đi làm nữa làm
sao mà đi được." (anh Th, người nhiễm HIV/AIDS)
Khi càng lâu ngày không tham gia thì họ càng
bò tách khỏi hoạt động của nhóm, không được cập
nhật thông tin. Họ cảm thấy bò cô lập, không nhận
được hỗ trợ, tinh thần buồn bã, chán nản đồng thời
thể chất cũng giảm sút.
"Lâu lâu không gặp mọi người, ví dụ chỉ như
mình đi ngoài đường mới gặp Cuối cùng là không
biết gì, ít giao tiếp. Mình thấy cuộc sống buồn lắm
mà không biết giải quyết thế nào" (anh Th, người
nhiễm HIV/AIDS)
Đặc biệt, vẫn còn có những người nhiễm
HIV/AIDS sống tách biệt. Họ vẫn sống khép kín, tự
kỳ thò và giấu kín tình trạng của mình. Khi nói về
tình trạng nhiễm HIV của mình, một người cho biết:
"Không, mình chẳng nói với ai Nói làm chi
mệt. Mọi người mà biết mình bò cái đó, xã hội nó
chôn sống mình luôn." (anh Th, người nhiễm
HIV/AIDS)
Điều này cho thấy sự đối lập về sức khỏe thể
chất và đặc biệt là về tinh thần giữa những người
nhiễm HIV/AIDS tích cực tham gia hoạt động của
chương trình với những người không tham gia hay
đang dần tách ra khỏi các hoạt động này.
3.4. Nhận xét và khuyến nghò của người
nhiễm HIV/AIDS về mô hình
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu cả nhu cầu và
những góp ý của người nhiễm HIV/AIDS và người
nhà nhằm cải thiện mô hình và duy trì hoạt động
của mô hình. Phần lớn mối quan tâm của người
nhiễm HIV/AIDS là được hỗ trợ tạo công ăn việc
làm ổn đònh, đồng thời sinh hoạt của câu lạc bộ
được duy trì.
"Chò cũng chỉ mong được giúp đỡ quan tâm, để
chò có thêm dồi dào sức sống, thêm chí lực. Ví dụ như
tạo công ăn việc làm cho chò một tháng chò có thêm
một số tiền ít Chò muốn câu lạc bộ mình càng ngày
càng phát triển để tới sinh hoạt tinh thần chứ không
có suy nghó gì về mình là người có bệnh." (cô C,
người nhiễm HIV/AIDS)
Hầu hết những người nhiễm HIV/AIDS đều là
những ngươi rất nghèo đồng thời dễ bò nhiễm các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, do vậy mong muốn của
họ là có được bảo hiểm y tế, và được thanh toán tiền
bảo hiểm viện phí từ thẻ BH y tế họ đã mua. Ngoài
ra, việc sinh hoạt của câu lạc bộ "Nhân ái" vẫn phải
mượn phòng sinh hoạt tại Trung tâm y tế dự phòng
quận Hải Châu. Các thành viên câu lạc bộ mong
muốn:
"Những người nhiễm HIV/AIDS bọn em đều phát
biểu làm sao mà có một cái gian nhà riêng để mà
những người nhiễm HIV/AIDS sinh hoạt, tạo công ăn
việc làm" (anh Nh, người nhiễm HIV/AIDS quận Hải
Châu)
Nói về kế hoạch tương lai cho câu lạc bộ, một
người nói:
"Sinh hoạt nhóm mình phải có một kế hoạch dài
hạn, mình phải tổ chức cho nó bài bản một chút. Tức
là ngoài vấn đề hiểu biết thêm về sức khỏe, về việc
phòng lây nhiễm cho người khác, thì chúng tôi còn
muốn giúp nhau trong việc tạo công ăn, việc làm. Có
thể người này biết thì dậy cho người kia hoặc là mình
rủ nhau thực hiện một kế hoạch nào đó mà mình có
tay nghề làm ra được, rồi từ đó mình kêu gọi những
nơi khác bằng cách bao tiêu cái sản phẩm, từ đó
mình tạo ra thu nhập trong cuộc sống." (ông Th,
người nhiễm HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ Nhân Ái)
Đa số người nhiễm HIV/AIDS được phỏng vấn
đều mong muốn duy trì và mở rộng mô hình để thu
hút thêm được nhiều người nhiễm HIV/AIDS tham
gia các hoạt động.
"Trước tiên mình muốn thu hút được, thì mình
phải mở rộng cái câu lạc bộ ấy ra Mở rộng ra các
quận khác nữa, tức là nhiều người cùng có thể tham
gia được. Người này giới thiệu, người này biết người
kia bò bệnh người ta giới thiệu được." (anh D, người
nhiễm HIV/AIDS tham gia câu lạc bộ Nhân Ái)
4. Bàn luận
Với thiết kế nghiên cứu đánh giá trước sau có
kết hợp giữa nghiên cứu đònh tính và đònh lượng, kết
quả đánh giá cho thấy sau hai năm hoạt động, mô
hình "Tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại quận Hải Châu" đã có những thành
công trong việc tăng cường nhận thức, mối quan
tâm và tham gia của các ban ngành, đoàn thể, và xã
hội với việc chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiễm
HIV/AIDS, từ đó giảm bớt được sự kỳ thò của cộng
đồng và tự kỳ thò của những người nhiễm
HIV/AIDS. Mô hình đã tạo ra câu lạc bộ "Nhân ái"
là một môi trường thân thiện hỗ trợ, giúp cho những
người nhiễm HIV/AIDS nhận được các chăm sóc
36 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
tinh thần, hỗ trợ về vật chất và chăm sóc sức khỏe.
Mô hình cũng đóng vai trò làm cầu gắn kết họ với
các nguồn hỗ trợ khác trên đòa bàn, đáp ứng được
một phần mong muốn và nhu cầu của người nhiễm
HIV/AIDS trên đòa bàn.
Bên cạnh đó, việc tham gia của 27 cán bộ Hội
Y tế công cộng từ cấp thành phố (5 cán bộ), quận (6
cán bộ) và phường (16 cán bộ) và của Đà Nẵng vào
quá trình đánh giá trước và sau can thiệp, cũng như
trong việc tham gia vào quá trình triển khai các hoạt
động của mô hình đã giúp cho các cán bộ tăng
cường được kiến thức và kỹ năng về phương pháp
triển khai và đánh giá các hoạt động can thiệp nâng
cao sức khỏe cộng đồng.
Tuy có đạt được khá nhiều kết quả đáng khích
lệ, mô hình "Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS tại quận Hải Châu" vẫn còn một số điểm
cần tiếp tục cải thiện. Nhiều người nhiễm
HIV/AIDS tại Hải Châu và trên cả đòa bàn thành
phố vẫn chưa tiếp cận được với những hoạt động của
mô hình do một số nguyên nhân chủ yếu là số người
nhiễm HIV/AIDS còn nghèo, phải bận lo trang trải
cuộc sống nên chưa có điều kiện tham gia; nhà xa
nên việc đi lại đến điểm sinh hoạt gặp nhiều khó
khăn, các câu lạc bộ chưa có được cơ sở hoạt động
đủ riêng tư và của riêng người nhiễm HIV/AIDS.
Một số người nhiễm HIV/AIDS khác vẫn còn mặc
cảm tự ti nên vẫn che giấu tình trạng nhiễm HIV của
mình, nên không dám tham gia các hoạt động của
mô hình. Bên cạnh đó, mô hình này chưa tạo được
hoạt động ổn đònh, tạo việc làm cho người nhiễm
HIV/AIDS và tạo nguồn thu để bản thân các câu lạc
bộ của người nhiễm HIV/AIDS có thể tự duy trì hoạt
động nên khi nguồn tài trợ của dự án hết thì các hoạt
động cũng dần bò xao lãng.
Tuy kết quả đánh giá cho thấy được phần lớn
kết quả mà mô hình chăm sóc hỗ trợ cho những
người nhiễm HIV/AIDS tại quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng đạt được, cũng như những hạn chế
mà mô hình đã gặp phải, một số hạn chế sau trong
thiết kế và triển khai mô hình can thiệp và nghiên
cứu đánh giá trước-sau can thiệp đã làm hạn chế
tính khoa học của những kết quả đưa ra từ nghiên
cứu này.
- Cỡ mẫu nhỏ: Trong cả đánh giá trước can thiệp
và sau can thiệp, số lượng người nhiễm HIV/AIDS
tham gia phỏng vấn điều tra là quá nhỏ, do vậy việc
sử dụng các test thống kê để kiểm đònh sự khác biệt
giữa kết qủa thu được trước và sau can thiệp, hay so
sánh kết quả giữa đòa bàn can thiệp và không can
thiệp là không khả thi. Do vậy, mà kết quả của phầân
đònh lượng trong đánh giá này là rất hạn chế.
- Việc lựa chọn hai quận Hải Châu và Thanh
Khê tuy có điều kiện kinh tế xã hội để làm đối
chứng, nhưng do đòa bàn của hai quận ngay cạnh
nhau, nên việc triển khai can thiệp tại Hải Châu sẽ
có ảnh hưởng đến Thanh Khê, cụ thể là rất nhiều
người nhiễm HIV/AIDS cũng tham gia rất tích cực
khi mô hình can thiệp được triển khai trên đòa bàn
của Hải Châu. Do vậy, việc khống chế được các yếu
tố nhiễu không thể làm được.
Ngoài ra, các hoạt động của của Hội Y tế công
cộng Đà Nẵng vẫn còn hạn chế do gặp phải những
khó khăn về mặt tổ chức và nhân sự. Hiện tại, mô
hình này, cũng như nhiều hoạt động khác của Hội
Y tế công cộng đang triển chủ yếu dựa vào nguồn
nhân lực, cũng như cơ sở của Trung tâm y tế dự
phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của
Đàng Nẵng và một số đơn vò khác trong ngành y tế.
Do vậy, tất cả cán bộ tham gia mô hình là cán bộ
kiêm nhiệm nên khi các hoạt động triển khai, người
dân vẫn cho rằng đây là hoạt động của ngành y tế,
do vậy Hội y tế công cộng Đà Nẵng vẫn chưa thực
sự tạo nên tiếng nói riêng hoặc chưa để lại ấn tượng
riêng trong nhận thức của cộng đồng.
Dựa vào kết quả của mô hình cũng như nguyện
vọng và nhu cầu của những người nhiễm HIV/AIDS
đã tham gia chương trình, chúng tôi có một số
khuyến nghò sau:
- Duy trì các hoạt động của mô hình can thiệp,
đặc biệt là câu lạc bộ Nhân Ái để người nhiễm
HIV/AIDS tiếp tục có cơ hội tham gia sinh hoạt.
- Sự phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể và
huy động nguồn hỗ trợ từ các cá nhân cần được
khuyến khích và tuyên truyền sâu rộng hơn để
nhiều người biết đến hoạt động này và hỗ trợ cho
mô hình.
- Hỗ trợ cơ sở để sinh hoạt, tạo cơ hội việc làm
để người nhiễm HIV/AIDS có thu nhập và tự tạo
nguồn thu nhằm duy trì hoạt động của câu lạc bộ.
- Tìm nguồn hỗ trợ để cấp phát thẻ bảo hiểm y
tế cho những người nhiễm HIV/AIDS.
- Mở rộng mô hình trên đòa bàn thành phố để thu
hút thêm người nhiễm HIV/AIDS tham gia vào các
hoạt động chăm sóc, hỗ trợ này.
- Để thực sự phát triển Hội Y tế công cộng của
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2009, Số 13 (13) 37
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế, Quyết dònh về việc ban hành Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trò nhiễm HIV, B.Y. tế, Editor. 2005: Hà Nội.
2. Bộ Y tế, Xác đònh nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho người
có H và bệnh nhân ung thư ở Việt Nam - Kết quả sơ bộ đánh
giá nhanh tình hình chăm sóc giảm nhẹ. 2005.
3. Bộ Y tế, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 và kế
hoạch triển khai năm 2005 - Dự án "Tăng cường chăm sóc,
tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động
phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại Việt Nam"
do quỹ toàn cầu tài trợ., B.Q.l.d. án, Editor. 2005: Hà Nội.
4. Bộ y tế, Báo cáo thực hiện dự án vòng 1 - 2006-2007, t.v.
Ban quản lý dự án "Tăng cường chăm sóc, hỗ trợ cho người
nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
dựa vào cộng đồng tại Việt Nam" giai đoạn 2008 - 2012,
Editor. 2008, Cục Phòng, chống HIV/AIDS: Hà Nội.
5. Lưu Thò Minh Châu, Đánh giá nhu cầu về xã hội và y tế
của bản thân người nhiễm HIV và gia đình có người nhiễm
HIV tại Hà Nội Đề xuất mô hình ch#m sóc và hỗ trợ người
nhiễm HIV phù hợp. Tạp chí Y học thực hành, 2001. 5(397).
6. Bùi Ngọc Diệp, Đánh giá hoạt động mô hình Tuệ Tónh
Đường - Thành hội Phật giáo Hà Nội trong chăm sóc điều
trò cho người nhiễm HIV/AIDS từ 2005 - 2007. 2008, Đại
Học Y tế Công Cộng: Hà Nội.
7. Cục Phòng chống HIV/AIDS, Chăm sóc tại nhà và cộng
đồng ở Việt Nam: Các phát hiện và khuyến nghò từ một cuộc
đánh giá nhanh trên toàn quốc. 2009: Hà Nội.
8. Lê Trường Sơn (2005), Thực trạng quản lý, tư vấn, chăm
sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình ở một số khu vực
trọng điểm tỉnh Thanh Hoá năm 2004.
Tiếng Anh
9. Ian J Hodgson Andrew S Furber, Alice Desclaux, David
S Mukasa, Barriers to better care for people with AIDS in
developing countries. BMJ, 2004. 329: p. 1281-1283
10. Bristol-Myers Squibb, Press release: Bristol-Myers
Squibb's SECURE THE FUTURE® Program Offers New
Approach to Replicate Successful HIV Treatment Support
Model 2007.
11. Eric Van Praag Connie Osborne, Helen Jackson, Models
of care for patients with HIV/AIDS. AIDS, 1997. 17.
12. FHI, Evaluating Programs for HIV/AIDS Prevention and
Care in Developing Countries, ed. T.S. Thomas Rehle,
Stephen Mills, Robert Magnani. 2006.
13. Mary K Tegger Mari M Kitahata, Edward H Wagner,
King K Holmes, Comprehensive health care for people
infected with HIV in developing countries BMJ 2002.
325(26 October): p. 954-957.
14. Helen Schneider Michele Russell, Models of
community-based HIV/AIDS care and support. p. 327 - 334.
15. Chela C Narain JP, van Praag EV, Planning and
Implementing HIV/AIDS Care Programmes: a step by step
approach. 2007, WHO Regional Office for South-East Asia:
New Delhi.
16. UNAIDS, Reaching out,scaling up: Eight case studies of
home and community care for and by people with
HIV/AIDS, in UNAIDS Case Study - UNAIDS Best Practice
Collection. 2001.
17. UNAIDS, Linking Communities with Health Facilities to
Care for People Living with HIV/AIDS. Tazania's Fight
angainst HIV/AIDS, 2007: p. 16 - 19.
18. FHI, Scaling up the continuum of care for people living
with HIV in Asia and the Pacific: A toolkit for implimenters.
2007: Bangkok.
Đà Nẵng trở thành một cơ quan có tiếng nói riêng,
việc tạo dựng một cơ sở riêng với cán bộ chuyên
trách cho hoạt động Hội là hết sức quan trọng. Bên
cạnh đó, một chiến lược phát triển tăng cường vai trò
và tiếng nói của Hội cũng cần được xây dựng và triển
khai rộng khắp. Tuy nhiên các công việc này sẽ đòi
hỏi có sự hỗ trợ về kỹ thuật và nguồn lực của Hội y
tế công cộng TW và các ban ngành đoàn thể khác.