Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gout gây sỏi thận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.25 KB, 4 trang )





Gout gây sỏi thận
Sỏi thận, suy thận là một trong những biến chứng của gout. Nhưng nhiều
người chỉ đơn giản nghĩ rằng mình chỉ bị bệnh thận, không biết mình bị
bệnh gout. Điều này dẫn đến sai lầm trong cách ăn uống của nhiều người,
thấy viêm thận, sỏi thận nên vô tư tẩm bổ bầu dục, tim gan khiến cho gout
và các biến chứng từ nó càng nguy hiểm và khó kiểm soát hơn.

Sỏi urat do lắng đọng acid uric tại thận
Trong giai đoạn đầu của bệnh gout có khi hàng tháng hoặc hàng năm mới có
cơn gout cấp tái phát. Nhưng theo thời gian thì sự tấn công của bệnh gout
càng ngày càng mãnh liệt, thời gian cơn đau cấp kéo dài hơn và xảy ra
thường xuyên hơn, ảnh hưởng nhiều khớp xương hơn. Thông thường sau 10
năm kể từ cơn gout cấp đầu tiên sẽ xuất hiện dấu hiệu nổi cục và viêm đa
khớp mạn tính. Do đó, còn được gọi là “gout lắng đọng”. Bệnh gout tiến
triển càng lâu thì các biến chứng của gout càng nặng nề.
Biến chứng nguy hiểm đe dọa tới tính mạng phải kể đến những biến chứng ở
thận. Các tổn thương thận gặp khoảng 10 -15% các trường hợp bị gout, biểu
hiện chủ yếu là viêm khe thận, cầu thận. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy
thận và tử vong.
Sỏi thận chiếm 10 -20% các trường hợp bị bệnh gout. Sự hình thành sỏi thận
do sự lắng đọng muối urat tại hệ thống ống dẫn nước tiểu của thận. Bình
thường lượng acid uric được thải qua đường niệu trong 24 giờ từ 400 –
500mg. Với bệnh nhân gout khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao bất
thường nó được đào thải ra khỏi cơ thể một lượng lớn và nồng độ cao trong
nước tiểu, đây là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng trong hệ thống
dẫn niệu gây sỏi thận. Acid uric hay muối urat là sản phẩm của quá trình
chuyển hóa protein mà trong các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật chứa


nhiều chất này. Do đo, nếu một người không biết mình bị tăng acid uric
máu, không biết mình bị bệnh gout chỉ thấy viêm thận sỏi thận mà cứ vô tư
tẩm bổ bầu dục sẽ khiến lượng muối urat lắng đọng nhiều hơn, bệnh tiến
triển nặng hơn. Ở bệnh nhân bị bệnh gout nguyên phát, đặc biệt ở những
bệnh nhân đã bị bệnh gout lâu năm, đã bị bệnh gout mạn tính thì tỷ lệ mắc
sỏi thận tăng lên đáng kể.
Với bệnh nhân đang điều trị bệnh gout mà không kiểm tra được chức năng
thận thường xuyên, không kiểm tra được xem có sỏi ở hệ thống tiết niệu
hay không mà vẫn sử dụng các loại thuốc làm tăng đào thải acid uric thì khả
năng bị sỏi thận tăng lên, bệnh lý sỏi thận nặng lên. Chính vì vậy không nên
dùng thuốc làm tăng đào thải acid uric cho những bệnh nhân có sỏi tiết niệu.
Hạn chế dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành sỏi tiết niệu.
Khi phát hiện mình có những triệu chứng nghi ngờ bệnh gout, hãy đến bác sĩ
để được chẩn đoán, kiểm tra các bệnh liên quan và đặc biệt là hệ thống thận
tiết niệu. Bác sĩ sẽ đưa ra chương trình điều trị hợp lý, chiến lược điều trị
phòng chống tái phát, ngăn chặn các biến chứng có hại, đặc biệt là biến
chứng viêm thận kẽ, sỏi thận.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×