Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Các chức năng của thận và nguyên nhân gây suy thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.95 KB, 2 trang )

Các chức năng của thận và nguyên nhân gây suy thận
Mặc dù thận có kích cỡ rất nhỏ (mỗi quả thận có cỡ chỉ bằng bàn tay của bạn), nhưng một
quả thận khoẻ mạnh sẽ tham gia 100% vào quy trình cung cấp máu đến khắp cơ thể của bạn.
Thận cũng thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng khác.
Loại bỏ các chất độc hại trong máu
Một chức năng quan trọng của thận là lọc tất cả các chất độc hại và nước dư thừa từ máu.
Thận làm việc như một hệ thống lọc nước, khử các tạp chất để đưa lại nước tinh khiết. Máu
“sạch” sẽ ở lại trong cơ thể và các chất độc hại sẽ loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu.
Điều tiết lượng nước trong cơ thể
Lượng nước trong cơ thể cần phải được cân bằng – không quá nhiều mà cũng không quá ít.
Thận sẽ giúp cơ thể giữ một lượng nước vừa đủ. Cơ thể có quá nhiều nước thì thận sẽ tạo ra
nhiều nước tiểu, khi ít nước thì lượng nước tiểu sẽ ít đi.
Kiểm soát huyết áp
Thận giúp cơ thể kiểm soát huyết áp bằng cách tạo ra Enzyme Renin. Khi huyết áp giảm,
thận không nhận đủ máu, Renin sẽ được phóng thích, làm cho các mạch máu thu nhỏ lại; khi
mạch máu khít lại thì huyết áp sẽ tăng lên.
Tạo hồng cầu
Thận sản sinh ra một loại hóc-môn là erythropoietin, là tín hiệu để tuỷ tạo ra hồng cầu. Hồng
cầu mang ô-xy đến khắp các tế bào của cơ thể, điều đó rất quan trọng vì cơ thể luôn cần ô-xy
để sống.
Cân bằng lượng Axit và các khoáng chất
Thận là một “nhà hoá học lỗi lạc” giúp cần bằng lượng axit và các khoáng chất trong cơ thể,
bao gồm muối Natri, Canxi, Kali và Magne trong máu. Không có sự cân bằng khoáng chất
này, xương có thể trở nên yếu và dễ gãy. Nó cũng giúp nhịp tim đập đều.

Suy thận:
Suy thận là khi thận không có đủ khả năng loại bỏ các chất độc hại trong máu và cân bằng
lượng nước cũng như các khoáng chất trong cơ thể.
Một số nguyên nhân chính gây suy thận:
Tiểu đường:
Tiểu đường có thể phá huỷ thận, gọi là bệnh thận do tiểu đường.


Tiểu đường nghĩa là cơ thể không xử lý được lượng đường một cách thích hợp. Lượng
đường tích tụ trong cơ thể có thể phá huỷ các mạch máu, bao gồm cả các mạch máu ở thận.
Mức đường trong máu cao làm lượng máu chảy qua thận nhiều hơn, làm các mạch máu vỗn
đã mảnh phải tăng thêm mức hoạt động, và huyết áp tăng cao.
Thận bị phá huỷ sẽ không có khả năng loại bỏ chất độc hại và nước dư thừa, những chất độc
hại này vẫn được giữ trong máu, sự tích tụ cứ tiếp tục làm quá trình phá huỷ mạnh thêm, và
dần dần thận sẽ bị hỏng hoàn toàn. Vì suy thận ở bệnh nhân tiểu đường xuất hiện dần dần,
bệnh nhân có thể không nhận thấy các triệu chứng và chỉ đến khi thận bắt đầu suy mới nhận
ra.
Huyết áp cao
Huyết áp cao cũng có thể phá huỷ thận; tuy nhiên có một điều rất thú vị là thận cũng làm
huyết áp tăng cao.
Nếu huyết áp tăng cao sẽ phá huỷ các mạch máu ở trong thận, và thận không thể loại bỏ các
chất độc hại và nước dư thừa nữa. Và lượng nước dư thừa lại làm cho huyết áp có thể tăng
cao hơn nữa. Nếu thận sản xuất ra quá nhiều enzyme, renin, huyết áp sẽ tiếp tục tăng cao.
Dần dần, huyết áp cao sẽ làm cho các mạch máu trong thận trở nên nhỏ hơn và yếu đi, làm
cho lượng máu cung cấp đến thận giảm và chức năng thận cũng giảm theo. Và cuối cùng dẫn
đến suy thận.
Các bệnh cầu thận
Thận bao gồm hàng nghìn những đường niệu mạch máu nhỏ. Mỗi một cái như vậy được gọi
là một tiểu cầu mạch. Mỗi tiểu cầu này lại nối với một ống gọi là tiểu quản, và mỗi một tiểu
cầu nối với tiểu quản sẽ là một ống sinh niệu. Trong mỗi một quả thận có khoảng 1000 ống
sinh niệu như vậy. Tiểu cầu thận làm nhiệm vụ lọc máu, sau đó các chất độc hại và nước dư
thừa sẽ đi qua tiểu quản và thành nước tiểu.
Khi một người bị bệnh về tiểu cầu thận, nghĩa là những tiểu cầu của bệnh nhân không còn
hoạt động tốt nữa. Các chất thải độc hại sẽ tích tụ làm cơ thể bị ứ nước; hậu quả là mặt, chân,
tay của bệnh nhân sẽ bị sưng phồng
Bệnh tiểu cầu thận, là nguyên nhân thứ ba gây ra suy thận, cùng một hình thái, nhưng chúng
được chia ra thành 2 loại chính:


Viêm thận tiểu cầu xảy ra khi các tiểu cầu bị viêm (sưng phình)

Xơ cứng tiểu cầu thận: là khi các tiểu cầu trở nên cứng hoặc thành sẹo
Bệnh cầu thận do rất nhiều nguyên nhân, đôi khi có thể do bị các bệnh khác như tiểu đường,
lupus hay HIV. Các độc dược hoặc một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gây
bệnh cầu thận; nhưng đôi khi cũng không xác định được chính xác nguyên nhân.
Bệnh thận đa u nang
Thận đa u nang là một rối loạn bẩm sinh, mặc dù khi trưởng thành mới phát hiện ra bệnh. U
nang chứa đầy nước bên trong sẽ phát triển ở thận. U nang chèn vào các mô ở thận và làm
cho thận không hoạt động được. Thường cũng phải bị u nang rất nhiều năm sau đó mới thành
suy thận.
Những nguyên nhân khác làm suy thận
Những dị tật bẩm sinh cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Một trong những dị tật
đó là bị hẹp ống niệu quản, nó sẽ cản trở dòng chảy của nước tiểu làm nước tiểu chảy ngược
lại thận; gây nên viêm nhiễm và có thể làm tổn thương đến thận.
Các bệnh tự miễn dịch bao gồm lupus và những ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ
thể có thể phá huỷ các bộ phận bao gồm cả thận. Một vài bệnh khác như sỏi thận, u bướu,
phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể làm cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây nên nhiễm trùng
ở thận. Nhiễm trùng đường niệu nhiều lần cũng có thể làm thận bị tổn thương.
Tóm lại, bất kể nguyên nhân gây suy thận là gì thì suy thận cũng không thể chữa khỏi. Tuy
nhiên lọc máu sẽ là cách để kéo dài tuổi thọ. Lọc máu kèm theo dùng thuốc và ăn kiêng sẽ là
cách làm thay thế cho chức năng thận đã bị hỏng. Cấy ghép thận cũng là một cách khác để
bệnh nhân suy thận lựa chọn. Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng, một ngày nào đó, các
nguyên nhân gây suy thận sẽ được ngăn chặn.

×