Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.63 KB, 4 trang )
Người viêm cầu thận cấp
chỉ nên ăn nhẹ
Nguyên tắc ăn uống với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp là ăn nhẹ và ăn
nhạt. Nếu tiểu ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn hoa quả
Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cấp tính ở cổ
họng, ngoài da, răng miệng; đa số là do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm
A. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Cách điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và có chế
độ ăn, dinh dưỡng hợp lý.
Viêm cầu thận cấp được xác định khi: Có tiền sử nhiễm khuẩn cổ họng,
ngoài da đã khỏi hẳn 1-2 tuần trước; cũng có thể hiện tại còn nhiễm khuẩn;
phù, đái ít (phù có thể rất ít, chỉ mọng mi mắt, cũng có thể phù to, trắng,
mềm, ấn lõm); đái máu; tăng huyết áp (thường là 140/90 mmHg trở lên).
Bệnh có thể khỏi nhanh trong vòng 4-6 tuần; cá biệt có biến chứng nặng như
phù phổi cấp do phù và tăng huyết áp, suy thận cấp, suy thận tiến triển
nhanh; một số chuyển thành tiềm tàng, mạn tính.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp không
có biến chứng nặng là ăn nhẹ, ăn nhạt.
Cụ thể:
Đạm (protein): 0,6 g/kg cân nặng mỗi ngày. Đề phòng urê máu tăng; khi
bệnh nhân đái tốt, urê máu không tăng thì cho 1 g/kg cân nặng mỗi ngày.
Bột đường: 30 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày bao gồm gạo, mỳ, khoai củ, bánh
ngọt.
Chất béo: 20 g/ngày.
Nên bớt muối và mì chính, tối đa 2 g muối/ngày, tốt nhất là bỏ hẳn mì chính.
Nếu có phù, tăng huyết áp thì phải ăn nhạt tuyệt đối. Uống nước ít hơn
lượng đái ra trong ngày. Nếu đái ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn rau quả để phòng
tăng kali máu. Bổ sung vitamin dạng thuốc bằng đường uống.
Cần theo dõi lượng nước tiểu, phù, huyết áp, urê máu để gia giảm thức ăn.