Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.93 KB, 4 trang )
Cách phát hiện cơn đau
quặn thận
Cơn đau này xuất hiện đột ngột do sự căng trướng đột ngột của vỏ bao
thận hoặc của niệu quản và đài bể thận. Nó có thể xảy ra sau khi chơi
thể thao, lao động hay đi một quãng đường xa. Bệnh nhân đau như dao
đâm, như có sự co thắt ở bên trong.
Nguyên nhân sâu xa của cơn đau quặn thận có thể là chứng sỏi tiết niệu,
huyết khối trong niệu quản hoặc khối u chèn ép niệu quản từ bên ngoài.
Những hiện tượng này gây tắc cấp tính đường dẫn tiểu, dẫn đến ứ nước,
căng trướng đài bể thận. Chỉ có sự căng trướng đột ngột mới gây ra cơn đau
quặn thận.
Cơn đau có thể xuất phát từ thận: Đau khu trú ở vùng sườn, thắt lưng, dưới
xương sườn 12, bên ngoài của khối cơ chung thắt lưng - cùng, lan ra phía
trước, hướng về phía rốn và hố chậu. Cơn đau này gặp trong viêm bể thận
cấp tính, sỏi bể thận gây ứ nước cấp tính, gây sự căng trướng đột ngột của
bao thận hoặc sỏi niệu quản ở 1/3 trên.
Nhiều trường hợp cơn đau xuất phát từ niệu quản. Người bệnh đau từ hố thắt
lưng và lan xuống dưới, dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ
phận sinh dục và mặt trong của đùi. Nếu hòn sỏi xuống đến phần cuối của
niệu quản thì có thể gây ra phù nề và viêm nhiễm ở lỗ niệu, làm bệnh nhân
có dấu hiệu đái rắt. Kèm theo cơn đau, bệnh nhân có thể nôn mửa hay buồn
nôn, trướng bụng, có thể có sốt và rét run trong trường hợp nhiễm trùng niệu
kết hợp.
Thăm khám người bệnh thấy đau nhói ở điểm sườn thắt lưng, dưới xương