Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.15 KB, 5 trang )
Cách phát hiện và ngừa, trị loãng xương
Cổ xương đùi bình thường (trái) và cổ xương đùi bị loãng xương (phải).
Loãng xương là bệnh lý làm cho xương bị yếu và giòn. Bệnh nhân dễ bị
gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. Hậu quả gãy xương là khá
nặng nề với người cao tuổi (NCT) vì xương bị loãng rất lâu liền, bệnh nhân
phải nằm lâu rất dễ bị viêm phổi và loét lưng, mông.
Loãng xương xảy ra khi trong cơ thể bị mất cân bằng giữa hai quá trình tạo
xương và hủy xương: quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương
bình thường hay tăng lên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương: Do sự lão hoá cơ thể, NCT ít
hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo
xương suy yếu, xương bị thoái hóa. Do nội tiết tố sinh dục nữ suy giảm: ở phụ nữ
thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, dẫn đến tăng
nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu.
Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau khi mãn kinh, hàng năm mất 2 - 3%
canxi. Nếu phụ nữ ở thời kỳ này không chú ý bổ sung canxi thì ngoài 60 tuổi, hàm
lượng canxi trong xương chỉ còn bằng một nửa thời con gái. Vì thế phụ nữ bị
loãng xương nhiều gấp 5 - 6 lần so với nam giới.
Nội tiết tố của tuyến cận giáp có vai trò điều hoà nồng độ canxi trong máu,
nếu canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi
đó tuyến cận giáp tiết ra nhiều nội tiết tố điều canxi trong xương chuyển ra bổ
sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu, tình trạng này
kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
Do ăn uống thiếu chất: nếu chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, phospho,
magne, acid amin và các nguyên tố vi lượng cũng dẫn đến loãng xương. Do bị suy
giảm miễn dịch cũng dễ bị loãng xương.