Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải pháp điều trị viêm phổi cộng đồng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.25 KB, 4 trang )




Giải pháp điều trị viêm
phổi cộng đồng
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở phổi. Trong đó, bệnh
viêm phổi cộng đồng là một bệnh khó chẩn đoán và luôn phải đề phòng
do nó lây nhiễm từ cộng đồng.

Đó là nội dung chính của hội thảo khoa học do Hội Hô hấp TP.HCM phối
hợp Công ty Bayer Schering Pharma tổ chức.
Theo thạc sĩ-dược sĩ Trần Thị Thu Hằng, viêm phổi cộng đồng cho đến nay
vẫn là một bệnh lý thường gặp và là nguyên nhân gây chết hàng đầu trong
các bệnh nhiễm trùng. Tại Việt Nam, viêm phổi cộng đồng chiếm 12% các
bệnh về phổi. Nguyên nhân chủ yếu là do các vi khuẩn tồn tại trong cộng
đồng gây nên như Streptococcus pneumoniae (chiếm hết 2/3), tiếp đến là
Haemophilus influenzae.
Những tác nhân gây viêm phổi
Theo PGS-TS Trần Văn Ngọc - Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy,
Phó Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nội (ĐH Y
Dược TP.HCM), viêm phổi là bệnh lý viêm nhu mô phổi do nhiều nguyên
nhân gây ra như viêm phổi do nhóm tác nhân vi sinh vật (vi trùng, virus, ký
sinh trùng, nấm) hoặc do nhóm tác nhân hóa học hay dị ứng miễm dịch, gồm
viêm phổi hít, viêm phổi do hóa chất hay xạ trị ung thư, viêm phổi do bệnh
miễn dịch như lupus
Viêm phổi do tác nhân vi sinh vật được chia làm hai nhóm: viêm phổi mắc
phải trong cộng đồng dân cư, tức là một người đang sống và làm việc trong
cộng đồng mắc bệnh viêm phổi (gọi tắt là viêm phổi cộng đồng) và viêm
phổi mắc phải trong bệnh viện (gọi tắt là viêm phổi bệnh viện). Viêm phổi
bệnh viện nguy hiểm hơn viêm phổi cộng đồng vì do những tác nhân kháng
thuốc kháng sinh.


Biến chứng viêm phổi
Theo PGS-TS Trần Văn Ngọc, viêm phổi sẽ gây ra nhiều biến chứng như
mủ màng phổi, xơ phổi, giãn phế quản. Nặng hơn và nguy hiểm đến tính
mạng là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng cơ quan ngoài phổi
như gan, thận, lách, cơ da ; sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và chết.
“Có nhiều cách điều trị viêm phổi. Tuy nhiên, đầu tiên cần phải đánh giá
nguyên nhân gây viêm phổi thì kết quả điều trị sẽ khả quan hơn” - PGS-TS
Trần Văn Ngọc cho biết. Theo đó, nếu viêm phổi do vi khuẩn thì nên sử
dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh. Trước đó phải xem xét viêm
phổi do vi khuẩn gì, mức độ viêm phổi nặng nhẹ ra sao, tình hình đề kháng
kháng sinh của vi khuẩn hiện nay để tìm ra loại kháng sinh thích hợp nhất.
Tất cả các loại kháng sinh trước đây hay hiện nay nếu dùng không thích hợp
(không đúng vi khuẩn, không đủ liều, dùng quá dài ngày hay quá ngắn ngày,
kháng sinh đã bị kháng mà vẫn dùng ) sẽ dẫn đến hiện tượng đề kháng.
Sử dụng kháng sinh hợp lý, đúng liều
PGS-TS Trần Văn Ngọc cho biết nếu viêm phổi do virus thì tùy tác nhân
virus là gì sẽ chọn thuốc kháng virus đặc hiệu. Ví dụ như hiện nay đang diễn
ra cúm A/H1N1 thì sẽ được điều trị bằng thuốc Tamiflu. Bởi nếu dùng
kháng sinh không thích hợp sẽ dễ dẫn đến lờn thuốc. Đây cũng là một vấn đề
báo động toàn cầu hiện nay khi tình hình kháng thuốc kháng sinh đang xảy
ra trên diện rộng.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng sinh sẽ có vài tác dụng phụ xảy ra như
viêm gan, viêm phổi, suy thận, tổn thương da, sốc phản vệ có thể gây chết
người. Do đó, việc tốt nhất là nên luôn dự phòng bệnh viêm phổi bằng cách
vệ sinh môi trường; giữ gìn sức khỏe; nếu bị cảm lạnh nên nghỉ ngơi, uống
bổ sung vitamin C, ăn đủ chất sẽ hạn chế viêm phổi sau nhiễm siêu vi.
Đề cập đến phát hiện và hiệu quả điều trị đối với viêm phổi cộng đồng, GS y
khoa Ronald Grossman (Trường ĐH Toronto, Canada) cho biết: Hằng năm
có 2-3 triệu ca viêm phổi cộng đồng và khoảng 45.000 ca chết/năm. Do các
biểu hiện lâm sàng của viêm phổi cộng đồng không đặc hiệu nên khoảng

50% số bệnh nhân không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Thạc sĩ-dược sĩ Trần Thị Thu Hằng cho biết thêm: So với các loại kháng
sinh như Levofloxacin, Gatifloxacin hay Ciprofloxacin thì Moxifloxacin
chuyển hóa qua gan, được đào thải qua đường phân và nước tiểu. Đặc biệt
không cần phải chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận ở bất cứ mức độ nào và đối
với bệnh nhân phải lọc máu kéo dài như chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân
phúc mạc liên tục. Moxifloxacin (Avelox) là thuốc kháng sinh có phổ kháng
khuẩn rộng, nhạy cảm với các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, vi khuẩn kỵ
khí và các vi khuẩn không điển hình. Hầu hết các vi khuẩn này gây viêm
xoang cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn và viêm phổi mắc phải trong
cộng đồng.

×