Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.36 KB, 4 trang )
Bài thuốc trị viêm đại tràng mạn
Bệnh viêm đại tràng mạn là bệnh hay gặp, gây tổn thương niêm mạc đại
tràng, khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Bệnh dễ tái phát, dai
dẳng, khó điều trị khỏi hoàn hoàn. Mỗi khi ăn phải thức ăn không hợp, lo
nghĩ thì bệnh lại nặng lên. Nếu điều trị không tốt, cơ thể gầy yếu, ăn kém, có
thể dẫn tới suy kiệt.
Theo y học cổ truyền, về nguyên nhân gây bệnh có thể mầm bệnh từ bên ngoài
xâm nhập vào cơ thể chủ yếu là phong, nhiệt, thử và thấp, trong đó thấp là thường
gặp nhất hoặc do ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, lạm dụng những đồ ăn bổ
béo khó tiêu hoặc sống lạnh, uống quá nhiều rượu , có khi vì thất tình nội thương
(cảm xúc, lo sợ, buồn rầu ) làm tổn thương trường vị, cơ năng chuyển hóa bất
thường gây lỵ thấp nhiệt và lỵ hàn thấp, nếu không được chữa trị kịp thời hoặc
chữa không đúng phương pháp, bệnh kéo dài thành mạn tính làm cho tỳ hư, khí trễ,
âm huyết hao tổn. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị theo từng thể bệnh:
Thể tỳ hư khí trễ: đau bụng lâm râm vùng hạ vị, đại tiện thường xuyên bị rối
loạn, hay đi lỏng hoặc táo bón, có lúc kèm theo máu, đầy bụng, rêu lưỡi trắng,
mạch trầm nhược.
Bài thuốc: đẳng sâm 12g, hoài sơn 12g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, mộc hương 2g, ý
dĩ nhân 12g, trần bì 8g, liên nhục 12g, sa nhân 8g, binh lang 8g. Sắc uống ngày 1
thang. Nếu gặp lạnh đau nhiều, xoa bóp thấy dễ chịu thì gia can khương 6g.
Cây hoàng đằng
Thể âm huyết thiếu, thấp nhiệt lưu tính: có từng cơn đau quặn bụng, đại tiện
khó xuống, đi nhiều ra chất nhầy máu, có lúc mủ máu, đầy hơi, trung tiện được thì
dễ chịu, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sắc.
Bài thuốc: rau má 12g, hoàng đằng 5g, cam thảo 4g, binh lang 8g, chỉ xác 8g, minh
giao (cao da trâu) 8g, hoàng liên 5g, hồng hoa 12g, chi tử 8g, sinh địa 12g. Sắc
uống ngày 1 thang. Nếu đại tiện ra máu nhiều thì gia trắc bách diệp 10g. Nếu có
mủ máu thì gia kim ngân 10g.