Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

CHUYÊN đề tốt NGHIỆP kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN LOGISTICS CẢNG đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.97 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KẾ TOÁN

TRẦN THỊ THÚY VÂN

KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN


KHOA KẾ TOÁN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

GVHD

:TS. HỒ TUẤN VŨ

SVTH


: PHẠM NGỌC DIỆU LINH

LỚP

: K224KKT3

MSSV

: 24202400517

Đà Nẵng, 2022


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
BH
BHTN
BHXH
BHYT
KPCĐ
CNV
CBCNV
GTGT
HĐQT
NLĐ
NSDLĐ
TK

HĐQT

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

NỘI DUNG
Bảo hiểm
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí cơng đồn
Cơng nhân viên
Cán bộ cơng nhân viên
Giá trị gia tăng
Hội đồng quản trị
Người lao động
Người sử dụng lao động
Tài khoản
Hội đồng quản trị


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động
Bảng 2.1 Bảng chấm công nhân viên tháng 12
Bảng 2.2 Bảng thanh toán tiền lương tháng 12
Bảng 2.3 Danh sách đóng bảo hiểm xã hội tháng 12

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh



Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương............................17
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương. 20
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Logistics Cảng Đà
Nẵng..............................................................................................24
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty.............................27
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn trên
máy tính.........................................................................................30

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP............................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP............................................................................3
1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương.............3
1.1.2. Đặc điểm về tiền lương..........................................................4

1.1.3. Ý nghĩa tiền lương..................................................................6
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương................................................................................................6
1.2. HẠCH TỐN CHI TIẾT LAO ĐỘNG.................................7
1.2.1. Hạch toán số lượng lao động.................................................7
1.2.2. Hạch toán thời gian lao động.................................................7
1.2.3. Hạch toán kết quả lao động..................................................7
1.2.4. Các hình thức trả lương.........................................................8
1.2.5. Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp,
Kinh phí cơng đồn........................................................................11
1.2.6. Chứng từ kế tốn.................................................................14
1.2.7. Tài khoản sử dụng................................................................14

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG..............................................21
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS
CẢNG ĐÀ NẴNG..............................................................21
2.1.1. Giới thiệu về cơng ty...........................................................21
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển......................................21
2.1.3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.....................................22
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý....................................................23
2.1.5. Đặc điểm tổ chức kế tốn....................................................27
2.1.6. Hình thức, chế độ kế tốn áp dụng tại cơng ty....................28
2.1.7. Các hình thức kế tốn áp dụng tại cơng ty..........................31

2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA CƠNG TY...................31
2.2.1. Đặc điểm chung về lao động của công ty...........................31
2.2.2. Tình hình lao động tại cơng ty.............................................32
2.2.3.Phương pháp tính lương tại cơng ty......................................32
2.3.

KẾ

TỐN

TIỀN

LƯƠNG

TẠI

CƠNG

TY

CỔ

PHẦN

LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG..............................................33
2.3.1. Chứng từ và sổ sách kế toán...............................................33
2.3.2. Nội dung kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.......................33
2.4. KẾ TỐN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG...............................48
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ Ý KIẾN GĨP PHẦN HỒN THIỆN KẾ

TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG.................57
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CƠNG TY........................57
3.1.1 Nhận xét chung về cơng tác kế tốn tại Cơng ty:.................57
3.1.2 Nhận xét về cơng tác hạch tốn kế tốn tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Cơng ty:...............................................58

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN GĨP PHẦN HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ
TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS CẢNG ĐÀ NẴNG.................60
KẾT LUẬN.......................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình sang
một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường. Vì vậy, để
doanh nghiệp tồn tài và phát triển, có vị trí vững vàng trên thị trường thì yêu
cầu được đặt ra cho doanh nghiệp là cần phải đi sâu và nghiên cứu, tìm hiểu,

nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Đó là những yếu tố quan trọng đến
sự hành bại của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết thì để xác lập một quan hệ lao động
giữa người lao động và người sử dụng lao động thì cần phải
thơng qua việc chi trả cho công sức mà người lao động làm ra
phải xứng đáng với công sức của họ bỏ ra và phần chi tra này
được xác định là tiền lương . Tiền lương và các khoản trích theo lương
mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động sẽ là nguồn thu nhập
chính, thường xuyên của người lao động và đảm bảo tái sản xuất và mở rộng
sức lao động, kích thích lao động làm việc hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh khi cơng tác hạch tốn tiền lương và các khoản trích theo lương được
hạch tốn hợp lý cơng bằng chính xác.
Kế tốn tiền lương ngày càng chiếm vai trị quan trọng
tại bộ phận kế tốn hiện nay. Bởi vì, kế tốn tiền lương có
trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của cơng tác tính và
hạch tốn lương dành cho nhân viên để giữ vững và thúc đẩy
tinh thần làm việc của nhân viên, hạn chế tối đa những mâu
thuẫn và bất đồng ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của
doanh nghiệp.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức kế tốn
tiền lương và các khoản trích theo lương trong quản lý doanh
nghiệp nên em đã chọn đề tài “ Kế toán tiền lương và các

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ


khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Logistics Cảng Đà
Nẵng ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Nội dung chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tạtrong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng cơng tác kế tốn tiền lương
và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần
Logistics Cảng Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Cơng ty Cổ phần Logistics Cảng Đà Nẵng
Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài khơng tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của các thầy, cơ giáo để đề tài của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của
thầy giáo TS. Hồ Tuấn Vũ, cảm ơn Ban lãnh đạo Cơng ty, các
anh, chị trong phịng tài chính tại Công ty Cổ phần Logistics
Cảng Đà Nẵng đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề này.

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NHIỆM VỤ HẠCH TỐN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1.1.Tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo tiến trình sản xuất và hoạt động
kinh doanh liên tục thì trước hết cần phải đảm bảo sức lao động mà con người
bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động.
Lao động là hoạt động chân tay và hoạt động trí óc của con người nhằm
biến đổi các vật thể tự nhiên thành vật phẩm cần thiết thỏa mãn nhu cầu xã
hội. Trong một chế độ xã hội, việc sáng tạo ra vật chất không thể tách rời khỏi
lao động, lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Xã hội càng phát triển, tính chất quyết định của lao động đối với
quá trình sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội càng biểu hiện rã rệt.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hóa. Có nhiều định nghĩa về tiền lương nhưng định nghĩa nói
lên được tính khái qt nhất đó là:
“ Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu
hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử
dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp
quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người
lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực
hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc
sẽ phải làm.”

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh


Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

Một hệ thống tiền lương hợp lý sẽ giúp người lao động
chuyên tâm hơn, hết lịng vì cơng việc, làm việc có trách
nhiệm và hiệu quả hơn. Từ đó, doanh nghiệp cũng nâng cao
năng lực sản xuất.
1.1.1.2.Các khoản trích theo lương
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương gồm bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự
quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
 Bảo hiểm xã hội (BHXH)
BHXH là sự đảm bảo hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động
khi hị bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
 Bảo hiểm y tế (BHYT)
BHYT là một khoản trợ cấp cho việc phịng chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám
chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho người đã tham gia
đóng bảo hiểm.
 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Quỹ BHTN là quỹ tiền tệ được hình thành chủ yếu từ đóng góp của
người sửa dụng lao động và người lao động, dùng hỗ trợ cho người lao động
tham gia đóng góp quỹ khi bị nghỉ việc ngoài ý muốn, gồm trợ cấp thất
nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
 Kinh phí cơng đồn (KPCĐ)

KPCĐ là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ
lương thực tế phải trả cho toàn bộ CNV trong doanh nghiệp nhằm chăm lo,
bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đồng thời duy trì hoạt động
của cơng đồn tại doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm về tiền lương

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị hao mịn dần
cùng với q trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì và nâng cao khả năng làm
việc của con người thì dần phải tái xuất sức lao động. Do đó, tiền lương là
một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức lao động trên cơ sở
bù lại sức lao động đã hao phí, bù lại thông qua sự thỏa mãn các nhu cầu tiêu
dùng của con người lao động.
Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn
ứng trước và đây là một khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.
Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ để
quản lý doanh nghiệp. Thông qua viêc trả lương cho người lao động, người sử
dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát người lao động
làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra phải
đem lại kết quả và hiệu quả cao. Như vậy người sử dụng sức lao động quản lý
một cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả cơng
xứng đáng.
Hiện nay, theo mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được áp dụng theo

Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11.2019 của Chính Phủ. Nghị định
này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm
việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động.
Bảng 1.1. Bảng mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động
Vùng

Vùng I
Vùng II
Vùng III

Mức lương thấp nhất để đóng BHXH năm 2021
Đối với lao động chưa qua Đối với lao động đã qua đào tạo
đào tạo (đồng/tháng)

từ cấp nghề trở lên

4.420.000

(đồng/tháng)
4.420.000 + (4.420.000 x 7%) =

3.920.000

4.729.400
3.920.000 + (3.920.000 x 7%) =

3.430.000

4.194.400
3.430.000 + (3.430.000 x 7%) =

3.670.100

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

Vùng IV

3.070.000

3.070.000 + (3.070.000 x 7%) =
3.284.900

1.1.3. Ý nghĩa tiền lương
Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm của
người lao động, quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công
ăn lương trong doanh nghiệp. Vì vậy để có thể trả lương một cách cơng bằng
chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích,
sự quan tâm đúng đắn của người lao động đến kết quả cuối cùng của doanh
nghiệp. Có thể nói hạch tốn chính xác đúng đắn tiền lương là một đòn bẩy
kinh tế quan trọng để kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người,
phát huy tài năng, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao
động tạo thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế.
Mặt khác, tiền lương là một trong những chi phí của doanh nghiệp hơn
nữa lại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối thiểu
hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận nhưng bên cạnh đó phải chú ý đến quyền lợi

của người lao động. Vì vậy, hạch tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương khơng những có ý nghĩa phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của
người lao động mà cịn có ý nghĩa giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền
lương có hiệu quả nhất.
1.1.4. Nhiệm vụ của kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình
hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động,
tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động .Tính
tốn chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản
tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người
lao động.

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính
sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH),
bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí cơng đồn (KPCĐ). Kiểm tra
tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Tính tốn và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các
khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí
sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ
thuộc phạm vi trách nhiệm của kế tốn. Tổ chức phân tích
tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT,

KPCĐ.
1.2. HẠCH TỐN CHI TIẾT LAO ĐỘNG
1.2.1. Hạch tốn số lượng lao động
Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sách
theo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng lao động theo dõi. Sổ
này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, cơng việc
và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của cơng nhân viên. Phịng Lao động
có thể lập sổ chung cho tồn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để
nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp.
1.2.2. Hạch toán thời gian lao động
Hạch toán thời gian lao động là công việc đảm bảo ghi chép kịp thời
chính xác số ngày cơng, giờ cơng làm việc thực tế như ngày nghỉ việc, ngừng
việc của từng người lao động, từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban trong
doanh nghiệp. Trên cơ sở này để tính lương phải trả cho từng người.
Bảng chấm công là chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời
gian lao động trong các doanh nghiệp. Bảng chấm công dùng để ghi chép thời
gian làm việc trong tháng thực tế và vắng mặt của cán bộ cơng nhân viên
trong tổ, đội, phịng ban… Bảng chấm công phải lập riêng cho từng tổ sản
xuất, từng phòng ban và dùng trong một tháng. Danh sách người lao động ghi
SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

trong sổ sách lao động của từng bộ phận được ghi trong bảng chấm công, số
liệu của chúng phải khớp nhau. Tổ trưởng tổ sản xuất hoặc trưởng các phòng
ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ vào số lao động có mặt,

vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình. Trong bảng chấm cơng những
ngày nghỉ theo qui định như ngày lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật đều phải được ghi
rõ ràng.
1.2.3. Hạch toán kết quả lao động
Hạch toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong tồn bộ
cơng tác quản lý và hạch tốn lao động ở các doanh nghiệp sản xuất. Vừa là
để quản lý việc huy động sử dụng lao động vừa làm cơ sở để tính tốn tiền
lương phải trả cho người lao động một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời mới
có thể tính đúng, tính đủ tiền lương cho cơng nhân viên trong doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp,
người ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau để hạch toán kết quả lao
động. Các chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao
động và phiếu xác nhận sản phẩm cơng việc hồn thành, hợp đồng giao
khốn…
Phiếu xác nhận sản phẩm cơng việc hồn thành là chứng từ xác nhận số
sản phẩm (cơng việc) hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động.
Phiếu này do người giao việc lập và phải có đầy đủ chữ ký của người giao
việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng sản phẩm và người duyệt.
Phiếu được chuyển cho kế tốn tiền lương để tính lương áp dụng trong hình
thức trả lương theo sản phẩm.
Trường hợp khi nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng thì cán bộ kiểm tra
chất lượng cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn
cứ lập biên bản xử lý. Số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành và được
nghiệm thu được ghi vào chứng từ hạch toán kết quả lao động mà doanh
nghiệp sử dụng, và sau khi đã ký duyệt nó được chuyển về phịng kế tốn tiền
lương làm căn cứ tính lương và trả lương cho công nhân thực hiện.
SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 8



Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

1.2.4. Các hình thức trả lương
1.2.4.1.Hình thức trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương cho người lao động được xác định dựa trên
khả năng thao tác, trình độ kỹ thuật và thời gian làm việc thực tế. Nó được áp
dụng với những người làm công tác quản lý, những người làm ở bộ phận gián
tiếp không trực tiếp tạo ra sản phẩm.
Có 4 hình thức trả lương theo thời gian cụ thể như sau:
- Tiền lương tháng: là tiền lương được trả cho NLĐ theo bậc lương quy
định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có).
- Tiền lương tuần: là tiền lương được trả cho NLĐ theo mức lương tuần
và số ngày làm việc trong tháng.
Tiền lương tuần =
- Tiền lương ngày: là tiền lương được trả cho NLĐ theo mức lương ngày
và số ngày làm việc thực tế trong tháng (tối đa không được quá 26 ngày)
Tiền lương ngày =
- Tiền lương giờ: là tiền lương có thể tính trực tiếp để trả lương theo giờ
cho NLĐ
Tiền lương giờ =
1.2.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng
của nó ít hay nhiều là phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra hoặc
số lượng cơng việc đã hồn thành. Tiền lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp
vào kết quả lao động sản xuất của mỗi người. Vì vậy nó khuyến khích NLĐ
quan tâm đến kết quả sản xuất của mình, tích cực và cố gắng hơn trong q
trình sản xuất, tận dụng thời gian làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng
lao động.

Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm * Đơn giá sản phẩm
Cách tính tiền lương theo sản phẩm cụ thể như sau:
- Hình thức tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp:
SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

Là khoản tiền phải trả cho NLĐ được tính trực tiếp cho sản phẩm NLĐ
đã hồn thành theo đúng quy cách, kích cỡ, chất lượng và đơn giá tiền lương
theo sản phẩm đã quy định. Đây là hình thức được các DN sử dụng phổ biến
để tính lương phải trả chơng CNV sản xuất hàng loạt sản phẩm.
- Hình thức tính tiền lương theo sản phẩm gián tiếp:
Là hình thức được áp dụng để trả cho NLĐ ở bộ phận điều khiển các loại
thiết bị, máy móc hoặc vận chuyển các nguyên vạt liệu hay thành phẩm.
Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để
tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
- Hình thức tính tiền lương theo sản phẩm có thưởng có phạt:
Là khoản tiền lương phải trả theo sản phẩm trực tiếp, ngồi ra hình thức
này gắn với chế độ tiền lương sản xuất: thưởng nâng cao năng suất, thưởng
nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư (giảm tỷ lệ hàng
hỏng). Ngược lại, trường hợp NLĐ làm ra sản phẩm hỏng hay gây lãng phí
vật tư, khơng đảm bảo đủ ngày cơng lao động thì có thể họ sẽ phạt tiền và thu
nhập của họ sẽ bằng tiền lương theo sản phẩm trừ đi khoản tiền phạt.
- Hình thức tính tiền lương theo sản phẩm lũy tiến:
Là hình thức được áp dụng để trả cho NLĐ gồm tiền lương tính theo sản
phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt

định mức lao động của họ.
Hình thức này chỉ nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần
thiết đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng
kiến phá vỡ định mức lao động.
- Hình thức lương khốn:
Là hình thức đặc biệt của tiền lương trả theo sản phẩm, trong đó tổng số
tiền lương cho cơng nhân hoặc một nhóm cơng nhân được quy định trước cho
một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất định phải hoàn
thành trong thời gian quy định.
Lương khoán = Mức lương khoán * Tỷ lệ % hồn thành cơng việc
SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

Tóm lại, việc trả lương cho NLĐ không chỉ căn cứ vào thang lương,
bậc lương, các định mức tiêu chuẩn mà còn lựa chọn hình thức tiền lương
thích hợp với điều kiện cụ thể của ngành và doanh nghiệp. Có như vậy mới
phát huy được tác dụng của tiền lương, vừa phản ánh lao động hao phí trong
q trình sản xuất, vừa làm địn bẫy kích thích NLĐ nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
1.2.5. Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Kinh
phí cơng đồn
1.2.5.1.Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Bất kỳ một quốc gia nào cũng quan tâm đến chính sách an ninh xã hội để
đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho những người lao động trong
các trường hợp đặc biệt như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao

động phải nghỉ việc, hưu trí, tử tuất,… Ở nước ta chính sách an ninh xã hội
thể hiện một phần qua quỹ BHXH.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự
bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ
bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên
tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh
nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25,5% trên tổng số tiền lương
thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó: 17,5% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của NLĐ.
 Trợ cấp ốm đau: Khi nghỉ việc để chữa bệnh phải có giấy ra viện (bản
chính hoặc bản sao). Tiền trợ cấp ốm đau được tính như sau:
Trợ cấp ốm đau = x Số ngày được hưởng x 75
phải trả
 Trợ cấp thai sản: Tiền trợ cấp thai sản được tính như sau:
SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

Không thay đổi mức đóng của 6 tháng liền kề:



Trợ cấp BHXH khi


Tiền lương làm căn cứ

Số tháng

2 tháng lương
nghỉ việc sinh con = đóng BHXH của 1 tháng x nghỉ sinh + cơ bản
theo
trước khi sinh con

con

quy định

Thay đổi nhiều mức đóng của 6 tháng liền kề:
Trợ cấp BHXH khi = x Số tháng x 2 tháng lương
con

nghỉ sinh

nghỉ việc sinh

cơ bản theo
con

quy định

Ngoài ra, tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội: Dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe sau thai sản cụ thể như sau:
Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con
trở lên

Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu
thuật;
Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai
sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
1.2.5.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)
BHYT là một khoản trợ cấp cho việc phịng bệnh, chăm sóc sức khỏe
cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh tốn về chi phí khám chữa
bệnh theo tỷ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người tham gia
đóng bảo hiểm.
Theo đó, các đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo Nghị định
146/2018/NĐ-CP:
- Nhóm do NLĐ và NSDLĐ đóng
SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

- Nhóm do Cơ quan BHXH đóng
- Nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng
- Nhóm được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
- Nhóm đối tượng do NSDLĐ đóng
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 4.5% trên tổng số tiền
lương thực tế phải trả CNV trong tháng. Về đối tượng, BHYT áp dụng cho
những người tham gia đóng BHYT thơng qua việc mua thẻ bảo hiểm trong đó
chủ yếu là NLĐ và quỹ BHYT được hình thành từ 2 nguồn:

- NSDLĐ (doanh nghiệp) đóng 3% và tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh
- NLĐ đóng 1.5% và trừ vào thu nhập hằng tháng.
1.2.5.3.Kinh phí cơng đồn
KPCĐ là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ
lương thực tế của toàn bộ CNV trong doanh nghiệp nhằm chăm lo, bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho NLĐ đồng thời duy trì hoạt động của cơng đồn tại
doanh nghiệp.
Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trên
tổng số tiền lương thực tế phải trả cho toàn bộ CNV trong tháng và tính tồn
bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
Toàn bộ số KPCĐ trích được một phần nộp lên cơ quan cơng đồn cấp
trên, một phần để lại doanh nghiệp đẻ chi tiêu cho hoạt động cơng đồn tại
doanh nghiệp. KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ
chức cơng đồn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
1.2.5.4.Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Quỹ BHTN là khoản tiền được trích ra hỗ trợ cho người lao động bị mất
việc mà đáp ứng đủ yêu cầu của luật định. Theo Điều 81 Luật BHXH, người
thất nghiệp được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau đây:

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

- Đã đóng đủ BHTN 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi
thất nghiệp

- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp
Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng
60% mức lương bình qn của 6 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất
nghiệp.
Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau:
NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng. NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền
lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN. Hàng tháng, nhà nước hỗ
trợ tối đa 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của những NLĐ
đang tham gia BHTN, mỗi năm chuyển một lần và do ngân sách trung ương
bảo đảm.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng
BHTN:
- Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp
thất nghiệp
- Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó NLĐ chịu
1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.2.6. Chứng từ kế tốn
Để nắm tình hình phân bổ và sử dụng lao động hiện có trong doanh
nghiệp Chứng từ sử dụng để hoạch tốn lao động gồm có:
Bảng thanh tốn tiền lương
Bảng thanh tốn tiền thưởng
Bảng chấm cơng
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán BHXH
SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 14



Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc cơng việc hồn thành
Bảng phân bổ lương
Hợp đồng khoán việc
Một số chứng từ khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy xin tạm ứng, hóa
đơn,…
1.2.7. Tài khoản sử dụng
Để hạch tốn tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng
tài khoản 334 và tài khoản 338.
 Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả NLĐ và tình hình
thanh tốn lương cho NLĐ của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng, tiền
lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của NLĐ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334:
TK 334
- Các khoản tiền lương, tiền công,
- Các khoản tiền lương, tiền cơng,
tiền thưởng có tính chất lương,

tiền thưởng có tính chất lương,

BHXH và các khoản khác đã trả, đã

BHXH và các khoản khác phải trả,

chi, đã ứng trước cho NLĐ.


phải chi cho NLĐ.

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của NLĐ.
- Các khoản tiền lương, tiền công,
tiền thưởng có tính chất lương và các
khoản khác cịn phải trả cho NLĐ.
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu
có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền
thưởng và các khoản khác cho người lao động.
Tài khoản 334 được chi tiết thành 2 tài khoản:
- TK 3341 “Thanh toán lương”: Dùng để phản ánh các khaonr thu nhập
mà doanh nghiệp phải trả cho NLĐ.

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ

- TK 3348 “Các khoản khác”: Dùng để phản ánh các khoản thu nhập
khác như trợ cấp BHXH, tiền thưởng(nếu có) trích từ quỹ khen thưởng mà
doanh nghiệp phải trả cho NLĐ.
Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến tiền lương.
 Hằng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp lương và chứng từ hạch toán
lao động, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 622 : Chi phí nhân cơng trực tiếp sản xuất

Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241 : XDCB dở dang
Có TK 334 : Phải trả NLĐ
 Thanh toán các khoản phải trả cho CNV và NLĐ khác của doanh
nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả NLĐ (3341,3348)
Có TK 111, 112, …
 Khi xác định số tiền thưởng trả NLĐ từ quỹ khen thưởng, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531)
Có TK 334 – Phải trả NLĐ ( 3341)
 Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho CNV và NLĐ khác của doanh
nghiệp bằng sản phẩm, hàng hóa, kế tốn phản ánh doanh thu bán hàng khơng
bao gồm thuế GTGT,ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả NLĐ (3341,3348)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
 Khi xuất quỹ chi trả tiền lương, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả NLĐ
Có TK 111, 112, …

SVTH: Phạm Ngọc Diệu Linh

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Hồ Tuấn Vũ


 Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho NLĐ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ
phép)
Có TK 334 – Phải trả NLĐ ( 3341)
 Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho CNV và NLĐ
khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả NLĐ (3341,3348)
Có TK 111, 112, …
 Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập cua CNV avf NLĐ
khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, BHYT, BHXH, BHTN,
tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý,… ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả NLĐ (3341,3348)
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác
 Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của CNV và NLĐ khác của doanh
nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả NLĐ (3341,3348)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Sơ đồ hạch toán TK 334 – Phải trả người lao động
TK 334
241, 622, 623, 627,
641, 642

141, 338, 138, 333
Các khoản khấu trừ
vào lương của NLĐ

Lương và các khoản

Phụ cấp phải trả cho NLĐ
Phải trả cho NLĐ

111, 112
Ứng và thanh tốn
SVTH: Phạmtiền
Ngọc
Diệu Linh
lương
Và Và
Khi
cáccác
khoản
chikhoản
trả khác
lương,
cho
khác
33311
511 Thuế
NLĐđầu
bằng
thưởng
ra
SP,
(nếu
HH
có)
cho NLĐ


335
Trích tiền lương nghỉ

Trang 17

phép
BHXH
Tiền
NLĐ
phải
lương
từcủa
quỹ
trảNLĐ
phải
cho
KT-PL
trả
CNV

338353
(3383)


×