Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương pháp phát triển 5 giác quan ở trẻ sơ sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.29 KB, 5 trang )





Phương pháp phát triển 5 giác quan ở trẻ sơ sinh


Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học cho thấy, những gì trẻ nhìn được
trong giai đoạn đầu đời sẽ giúp phát triển và hoàn thiện vùng vỏ não thị giác,
từ đó tác động tích cực đến khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ.
Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng, khi sinh ra, trẻ đã có thể giao tiếp
với thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan, dù rằng khả năng “bắt sóng” tín
hiệu còn rất yếu.

Vừa chào đời, trẻ sơ sinh đã có đầy đủ các cơ quan phân tích, cảm nhận.
1. Thị giác:
Khi mới chào đời, thị lực của trẻ kém hơn người lớn 60 lần do cơ cấu của mắt chưa
được hoàn chỉnh, mật độ các tế bào ở võng mạc còn thấp. Chỉ sau 48 tiếng đồng
hồ, bé đã nhận ra mẹ. Từ tuần thứ ba đến tuần thứ năm xuất hiện sự tập trung thị
giác, bé thích những vật được chiếu sáng rõ, có hình tròn và chuyển động chậm.
Cha mẹ nên treo trong phòng vài bức tranh hoặc ảnh kích thước lớn, bố cục đơn
giản, màu sắc tươi tắn rõ ràng, treo những đồ chơi phát ra âm thanh êm tai, chuông,
màu sắc ở gần chỗ bé nằm sẽ giúp trẻ phát thị giác. Cũng có thể bế bé đi dạo quanh
nhà hoặc đặt nằm gần cửa sổ để bé quan sát xung quanh, tránh ánh nắng gay gắt và
gió mạnh. Lúc này người lớn có thể quan sát phản ứng của trẻ, nếu bé cảm thấy
thích thì sẽ nằm im hoặc có tín hiệu đáp trả thích thú, nhưng nếu bị kích thích quá,
bé sẽ ngáp, quay đầu, cong lưng, khóc hoặc khó chịu.
2. Thính giác:
Là cơ quan được thức tỉnh rất sớm. Sau khi ra đời, bé đã có khả năng nhận biết
tiếng nói của mẹ. Tuần thứ hai và thứ ba đã xuất hiện sự tập trung thính giác. Âm
thanh đột ngột như tiếng vỗ tay lớn, tiếng cánh cửa đập mạnh sẽ làm trẻ đột nhiên


lặng im, không động đậy.
Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc có lợi cho sự phát triển thính giác của trẻ. Não
phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái nhận biết nốt nhạc
và nhịp điệu. Các bà mẹ được khuyến khích hát ru trẻ ngủ hoặc ngân ngân nga theo
giai điệu của những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng, vui tươi hoặc vừa hát vừa cầm
tay bé vỗ theo nhịp.
Nên thường xuyên trò chuyện với trẻ. Đơn giản nhất, hãy nói với bé về những điều
bạn đang làm hoặc diễn ra xung quanh mình. Mẹ có thể đọc sách hoặc kể chuyện
cho bé nghe, mỗi lần chỉ cần từ 5 đến 10 phút.
3. Khứu giác:
Chỉ sau 45 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, bé đã nhận ra chính xác mùi của mẹ và
rất “quyện hơi mẹ”. Mẹ có thể đặt trong nhà những loại hoa tỏa hương thơm nhẹ
nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn cho cả mẹ lẫn con. Nên lựa
chọn những thức ăn bổ dưỡng tốt cho cả mẹ và con, giúp bé làm quen với mùi vị,
đồng thời tạo cảm giác ngon miệng cho cả hai mẹ con.
4. Vị giác:
Trẻ phát triển vị giác rất sớm. Vừa mới ra đời, bé đã phân biệt được 4 vị khác nhau
là ngọt, mặn, đắng, chua. Các bé thường hảo ngọt và ghét những vị đắng, chua. Từ
khi sinh ra, trẻ được bú sữa mẹ nên việc chuyển qua dùng các loại thực phẩm khác
sẽ khiến bé bị “sốc”, phải mất một thời gian khá lâu trẻ mới quen được.
5. Xúc giác:
Trẻ sơ sinh cũng phát triển xúc giác sớm. Da của bé rất nhạy cảm. Bé cảm nhận độ
nóng lạnh, ẩm ướt rất nhạy nên khi tè ướt, hay nhiệt độ lạnh, nóng, bé thường la
khóc. Khi chào đời, bé đã có thể níu chặt các đồ vật bằng lòng bàn tay. Sau đó
không lâu, bé có cảm giác về hình thể và tính chất rắn hay mềm của đồ vật. Vì thế
có thể cho bé sờ vào đồ chơi làm bằng những vật liệu khác nhau…
Lưu ý: Sự phát triển các giác quan còn diễn ra dưới ảnh hưởng của những ấn
tượng bên ngoài mà trẻ tiếp nhận được. Vì vậy, cần tạo ra môi trường thích hợp với
từng loại giác quan để tạo ra những ấn tượng tương ứng. Tuy nhiên, không nên
kích thích trẻ quá lâu (mỗi lần chỉ khoảng 5 đến 15 phút) hoặc kích thích quá mạnh

(âm thanh lớn, các mùi vị quá nồng).

×