Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.21 KB, 1 trang )

NGHẸT MŨI Ở TRẺ SƠ SINH

Con tôi được 4 tháng 10 ngày tuổi, từ khi sinh ra lúc ngủ cháu hay thở khò khè, bây giờ
đã đỡ hơn. Hồi hai tháng rưỡi cháu bị ngẹt mũi.
Tôi có cho cháu đi khám và đã đỡ, từ đó hằng ngày tôi vẫn nhỏ nước muối sinh lý đều
đặn cho cháu nhưng cháu luôn có nước mũi khô, có khi bít kín lỗ mũi của cháu làm cháu không
chịu bú.
Mấy hôm trước cháu bị sổ mũi một ngày là khỏi nhưng sau đó cháu lại bỏ bú mẹ. Chỉ khi
nào ngủ cháu mới chịu bú chứ khi thức thì nhất định không bú nên cháu bú không được nhiều.
Cháu chơi vẫn ngoan, thỉnh thoảng khi bú tôi thấy tiếng thở như ngẹt mũi hay do đờm
không biết. Tôi có dùng dụng cụ hút mũi hút thì không thấy có mũi. Tôi muốn hỏi BS tại sao con
tôi không chịu bú và tôi lấy mũi hằng ngày cho cháu như vậy có ảnh hưởng tới mũi sau này của
bé không?
Bạn đọc
- Trả lời của phòng mạch online:
Khi bị nghẹt mũi thì cháu bé phải thở qua đường miệng, do đó khi nghẹt mũi thì cháu
thường bỏ bú hoặc vừa mới ngậm miệng vào núm vú chưa kịp bú đã dứt ra khóc thét lên.
Nguyên nhân là cháu cảm thấy bị nghẹt thở khi phải bú trong tình trạng nghẹt mũi.
Chị cũng nhận thấy nếu chị vệ sinh mũi thường xuyên giúp mũi thông thoáng thì cháu bú
tốt hơn, nếu không vệ sinh thì khi nghẹt mũi cháu sẽ ngưng bú. Vì thế trường hợp con chị việc
quan trọng là giữ cho mũi cháu được thông.
Mũi nghẹt là do có nhiều nước mũi dính trong mũi, trong trường hợp này chị chỉ cần nhỏ
nước muối sinh lý cho cháu là đủ, sau đó bịt nhẹ từng bên mũi cho cháu thở bằng lỗ mũi còn lại
để nước mũi chảy ra. Hút mũi cũng có thể thực hiện nhưng chị lưu ý hút nhẹ nhàng, không được
chọc sâu ống hút vào mũi cháu, vì như thế sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn, và hậu quả là
nghẹt mũi vẫn kéo dài.
Tuy nhiên có khi nghẹt mũi mà không có nhiều nước mũi, đó là khi niêm mạc mũi bị
sưng nề nhiều (do tổn thương cơ học: dùng ống hút mũi mạnh quá làm mũi bị tổn thương hoặc
do bệnh lý: viêm mũi do siêu vi trùng hay viêm mũi do dị ứng chẳng hạn). Trong trường hợp này
chi nên dẫn cháu đi khám BS hô hấp hay tai mũi họng, các BS sẽ kê cho chị một loại thuốc xịt
mũi để làm giảm quá trình viêm phù nề ở trong mũi, thậm chí có thể dùng thuốc xịt co mạch mũi


nếu cần - để đảm bảo mũi thông và lúc đó cháu lại bú được bình thường.
Chảy nước mũi và nghẹt mũi như con chị là rất thường gặp ở nhiều trẻ em khác vì niêm
mạc mũi ở trẻ nhỏ rất nhạy cảm với thay đổi của môi trường nên rất dễ bị sung huyết , bị viêm và
nghẹt. Vì thế chị không nên quá lo lắng làm gì. Việc nghẹt và chảy mũi này không liên quan đến
chuyện hồi nhỏ có móc sạch mũi hay không.
Việc nhỏ nước muối sinh lý cho cháu hằng ngày là rất đúng, chỉ có điều phải lưu ý động
tác hút mũi thật nhẹ nhàng.
Thế nhé, chúc hai mẹ con luôn khỏe mạnh, cháu bé sẽ sớm thông thoáng mũi để bú được
tốt hơn.
ThS.BS LÊ KHẮC BẢ
Trung tâm chăm sóc hô hấp BV ĐHYD TP.HCM
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn
những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ
Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa
chỉ email: Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần
thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ
Unicode). Chân thành cảm ơn

Theo BẢO CHÂU (Tuoitre online)c

×