Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mang thai tháng cuối: Thai nhi phát triển để thích nghi với cuộc sống bên ngoài pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.45 KB, 4 trang )

Mang thai tháng cuối: Thai nhi phát
triển để thích nghi với cuộc sống
bên ngoài



Đây là tháng cuối của quá trình mang thai, phổi của bé đã hoàn
chỉnh và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Thời
điểm này, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và phát triển trong ba tuần
cuối của quá trình mang thai. Thai nhi tiếp tục bồi đắp thêm các lớp
mỡ để giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi sinh. Thông thường, bé
trai sẽ nặng hơn bé gái.


Tuần thứ 37
Tuần này, bé có trọng lượng khoảng 2,9 – 2,95 kg, chiều dài toàn thân
khoảng 47 cm (từ đầu đến mông khoảng 35 cm). Mặc dù ngày dự sinh
của bạn vẫn còn ba tuần nữa, nhưng ở tuần này thai nhi đã phát triển
hoàn chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng chào đời. Bây
giờ, phổi của bé đã hoàn chỉnh và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống bên
ngoài bụng mẹ. Thời điểm này, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và phát
triển trong ba tuần cuối của quá trình mang thai.
Khoảng thời gian này, đầu thai nhi thường hướng xuống hõm xương
chậu trước. Tuy nhiên, có tới 3% các trường hợp mang thai mà phần
chân hoặc phần mông của thai nhi xuống hõm xương chậu trước. Hiện
tượng này gọi là thai ngược.
Tuần thứ 38
Vào thời điểm này, thai nhi đã thực sự có da có thịt, vì trọng lượng của
bé đã đạt khoảng từ 3 -3,1 kg và tổng chiều dài của bé khoảng 46 – 47
cm (tính từ đầu đến mông khoảng 34 – 35 cm). Lúc này, bé có thể nắm
tay chặt, bạn sẽ có thể thử bằng cách nắm tay bé trong lần đầu tiên khi


bé chào đời. Ở tuần này, các cơ quan trong cơ thể bé đã hoàn thiện và
sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.
Những tuần cuối này, bạn bị phù nề ở chân và mắt cá chân là bình
thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy phù nhiều và đột ngột ở chân, mắt cá
chân, phù nhẹ hơn ở tay; có bất kì sự sưng phù nào ở mặt hoặc sưng húp
quanh vùng mắt; tăng cân đột ngột; bị đau đầu khủng khiếp và dai dẳng;
có những thay đổi về thị giác (như hoa mắt, chóng mặt hay mất thị lực
tạm thời); đau bụng dưới khủng khiếp hoặc dễ xúc động, buồn nôn thì
nên đến bệnh viện để được trợ giúp kịp thời, vì đây là những triệu chứng
của tình trạng tiền sản giật.
Tuần thứ 39
Ở tuần này, chiều dài toàn cơ thể của bé đạt khoảng 47 – 48 cm (chiều
dài từ đầu đến mông khoảng 35 – 36 cm) và bé nặng khoảng 3,25 kg
(bằng trọng lượng một quả dưa hấu nhỏ). Lúc này, thai nhi tiếp tục bồi
đắp thêm các lớp mỡ để giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi sinh.
Thông thường, bé trai sẽ nặng hơn bé gái. Bây giờ, các lớp da bên ngoài
đang bong ra và bên dưới là lớp da non được hình thành.
Tuần thứ 40
Thật khó để nói chắc chắn con của bạn sẽ to như thế nào, nhưng cân
nặng trung bình của trẻ sơ sinh vào khoảng 3,4 kg (tương đương một quả
bí ngô nhỏ) và tổng chiều dài đạt khoảng 48 cm. Lúc này, xương sọ của
bé vẫn chưa hoàn toàn khép kín, điều đó cho phép chúng có thể gối lên
nhau một chút nếu sọ cần phải khít lại trong quá trình sinh. Cái gọi là
“cho vào khuôn” là nguyên nhân mà đầu của bé bị nhọn sau khi sinh.
Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì điều này hoàn toàn bình thường và chỉ là
tạm thời thôi.

×