Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá thiệt hại do nhiễm nước thải công nghiệp theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội trên sông Vàm Cỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP THEO CÁC KỊCH BẢN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN VÍ DỤ SÔNG VÀM CỎ





SVTH : NGUYỄN ĐỨC TRỌNG
MSSV : 90402800
GVHD : PGS.TSKH. BÙI TÁ LONG
BỘ MÔN : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh, 12/2009
Đại Học Quốc Gia Tp.HCM. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.
--------------- -------------
Số: ________/ BKĐT
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA: MÔI TRƯỜNG.


BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN ĐỨC TRỌNG MSSV: 90402800
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. LỚP: MO04QLMT.
1. Đầu đề luận án:
ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP THEO CÁC KỊCH BẢN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN VÍ DỤ SÔNG VÀM CỎ.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Tìm hiểu và tổng hợp tài liệu nghiên cứu ngoài nước liên quan
- Thu thập dữ liệu bản đồ sông Vàm Cỏ (ứng dung các phân mềm Gis như MapInfo,Google Earth).
- Thu thập số liệu thống kê về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại Long An.
-Từ các số liệu thu thập đươc,dùng mô hình Mike11 tính toán vùng ô nhiễm, trên cơ sở đó đưa ra con
số thiệt hại về kinh tế cho ngành thủy sản.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận án: 10/9/2009.
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2009.
5. Họ tên người hướng dẫn:
PGS.TSKH. Bùi Tá Long. Phần hướng dẫn : Toàn bộ.
Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày 10 tháng 9 năm 2009
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN. NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH.
(Ký và ghi rõ họ tên)


Bùi Tá Long
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận án:



ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

- - - - - & - - - - -





















Ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

- - - - - & - - - - -





















Ngày tháng năm 2009
Giáo viên phản biện

iv

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô Khoa
Môi Trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. HCM, đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt kiến thức trong suốt năm năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Thầy hướng dẫn PGS.TSKH Bùi
Tá Long – Trưởng phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên,
Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, người đã đặt ra bài toán, tận tình hướng dẫn,
luôn khuyến khích, quan tâm giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến KS. Lê Thị Bích Ngọc,KS. Lê
Thị Hiền phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài Nguyên,
Đại học Quốc gia Tp. HCM đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất,
đã luôn yêu thương, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn K2004 khoa Môi trường
– những người bạn đã luôn giúp đỡ và chia sẻ trong suốt năm năm học qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Trọng

v

TÓM TẮT

Sông Vàm Cỏ thuộc địa phận tỉnh Long An nằm ở phía hạ lưu của lưu vực sông
Vàm Cỏ hiện đang hứng chịu ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp của tất cả địa bàn
phía thượng lưu và có xu hướng diễn biến xấu đi về chất lượng nước, ảnh hưởng đến đời

sống và đe dọa trực tiếp đến nhu cầu cấp nước của người dân sống dọc lưu vực sông.
Đứng trước tình hình trên, việc thực hiện một chương trình nghiên cứu bài bản,
thực sự nghiêm túc, có cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định được các nguyên nhân
gây ô nhiễm và tính toán cụ thể những con số thiệt hại là điều rất cần thiết.
Để có thể đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi để bảo vệ nguồn nước sông
Vàm Cỏ phục vụ an toàn cho cấp nước đồng thời phục vụ cho các mục đích quản lý môi
trường cũng như phát triển bền vững trên toàn lưu vực sông cần phải áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp mô hình, GIS, viễn thám.
Đề tài đã bước đầu đề xuất một cách tiếp cận đánh giá thiệt hại về kinh tế do nước
thải công nghiệp xả thải vào sông Vàm Cỏ. Tính toán được thực hiện dựa trên theo các
kịch bản phát triển kinh tế xã hội khác nhau để có thể đưa ra các biện pháp ngăn ngừa ở
tầm vĩ mô.







vi

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................iv
TÓM TẮT.............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................xiii
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................1
MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN.........................................................................1
NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN...........................................................1
PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................1

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.........................................................................2
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................3
CHƯƠNG 1..........................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................1
1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................1
1.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................1
1.1.2. Tình trạng thuỷ triều............................................................................2
1.1.3. Tình trạng xâm nhập mặn.....................................................................3
1.1.4. Tình trạng chua phèn............................................................................3
1.1.5. Tình hình lũ lụt....................................................................................4
1.1.6. Tài nguyên rừng...................................................................................5
1.1.7. Tài nguyên nước mặn, nước ngầm.......................................................6

vii
1.1.8. Tài nguyên cát......................................................................................7
1.1.9. Môi trường sinh thái.............................................................................8
1.1.10. Khí hậu..............................................................................................9
1.1.11. Khoáng sản......................................................................................10
1.1.12. Địa hình - Thổ nhưỡng.....................................................................10
1.1.13. Đặc điểm cấu trúc địa chất tỉnh Long An.........................................12
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội:...........................................................................13
1.2.1. Giao thông đường bộ:........................................................................13
1.2.2. Giao thông đường thủy......................................................................15
1.2.3. Hệ thống y tế tỉnh Long An................................................................15
1.2.4. Hệ thống cấp nước.............................................................................16
1.2.5. Hệ thống cấp điện..............................................................................17
1.2.6. Sông Vàm Cỏ Đông:..........................................................................18
CHƯƠNG 2........................................................................................................23
CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC HIỆN LUẬN VĂN..............................................23
2.1. Tổng quan về thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường..............................23

2.2. Phương pháp đánh giá thiệt hại tới người dân...........................................25
2.2.1. Chi phí dịch vụ chăm sóc y tế ............................................................25
2.2.2. Phương pháp xác định thiệt hại kinh tế...............................................26
2.3. Mô hình Mike được sử dụng trong Luận văn............................................30
2.3.1. Các phương trình cơ bản....................................................................31
2.3.2. Các điều kiện ban đầu và điều kiện biên.............................................33

viii
2.3.3. Các số liệu đầu vào cho mô hình........................................................35
2.3.4. Các bước thực hiện............................................................................35
2.3.5. Phương trình truyền tải-khuếch tán....................................................35
2.3.6. Các điều kiện biên và điều kiện ban đầu.............................................36
CHƯƠNG 3........................................................................................................37
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................37
3.1. Xây dựng kịch bản cho tính toán Mike11..................................................38
3.1.1. Các nguồn thải tham gia kịch bản tính toán........................................38
(Nguồn [8])..................................................................................................44
3.1.2. Mặt cắt trên toàn tuyến sông..............................................................44
3.1.3. Điều kiện biên....................................................................................45
3.1.4. Số liệu lưu lượng và mực nước:..........................................................45
3.1.5. Các nhóm số liệu khác.......................................................................46
3.2. Kết quả chạy Mike11 cho các kịch bản khác nhau....................................48
3.2.1. Kết quả chạy mô hình thủy lực...........................................................48
3.2.2. Kết quả mô phỏng theo kịch bản 1:....................................................51
3.2.3. Kết quả mô phỏng theo kịch bản 2.....................................................53
3.2.4. Kết quả mô phỏng theo kịch bản 3.....................................................54
3.2.5. Kết quả mô phỏng theo kịch bản 4.....................................................56
3.2.6. Nhận xét và đánh giá phạm vi ảnh hưởng...........................................58
3.3. Thiệt hại thủy sản trên sông Vàm Cỏ theo kịch bản năm 2008..................64
3.3.1. Thiệt hại đánh bắt..............................................................................64


ix
3.3.2. Thiệt hại nuôi trồng............................................................................65
3.4. Dự báo thiệt hại thủy sản đến năm 2015 theo kịch bản 2 và kịch bản 3.....66
3.4.1. Thiệt hại đánh bắt..............................................................................66
3.4.2. Thiệt hại nuôi trồng............................................................................67
3.5. Dự báo thiệt hại thủy sản đến năm 2020 theo kịch bản 4...........................68
3.5.1. Thiệt hại đánh bắt..............................................................................68
3.5.2. Thiệt hại nuôi trồng............................................................................68
3.6. Thảo luận..................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................73
PHỤ LỤC A........................................................................................................75
DANH SÁCH CÁC LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG.......75
PHỤ LỤC B........................................................................................................87
PHỤ LỤC C........................................................................................................88
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở SÔNG VÀM CỎ ................88



x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3-1. Số liệu nguồn thải theo kịch bản 1.......................................................38
Bảng 3-2. Số liệu nguồn thải theo kịch bản 2.......................................................40
Bảng 3-3. Số liệu nguồn thải theo kịch bản 3.......................................................41
Bảng 3-4. Số liệu nguồn thải theo kịch bản 4.......................................................43
Bảng 3-5. Phân tích kết quả kiểm định mô hình thủy lực áp dụng cho sông Vàm
Cỏ (11/04/2004) tại Long An.........................................................................................50
Bảng 3-6 Phân tích kết quả kiểm định mô hình thủy lực áp dụng cho sông Vàm Cỏ

(11/04/2007)..................................................................................................................50
Bảng 3-7. Bảng thống kê diện tích vùng ô nhiễm với nồng độ ô nhiễm ứng với
kịch bản 1.......................................................................................................................59
Bảng 3-8. Bảng thống kê diện tích vùng ô nhiễm với nồng độ ô nhiễm ứng với
kịch bản 2......................................................................................................................60
Bảng 3-9. Bảng thống kê diện tích vùng ô nhiễm với nồng độ ô nhiễm ứng với
kịch bản 3.......................................................................................................................62
Bảng 3-10. Bảng thống kê diện tích vùng ô nhiễm với nồng độ ô nhiễm ứng với
kịch bản 4.......................................................................................................................63


xi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1-1. Bản đồ địa lý tỉnh Long An....................................................................1
Hình 2-1. Phân loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường...........................................24
Hình 2-2. Miền xác định của hệ phương trình Saint –Venant.........................34
Hình 3-1 Vị trí các nguồn thải.............................................................................38
Hình 3-2 Mặt cắt sau khi được thiết lập...............................................................44
Hình 3-3 Mạng sông sau khi được thiết lập.........................................................45
Hình 3-4. Lưu lựơng theo giờ tại thương nguồn sông Vàm Cỏ ............................46
Hình 3-5 Số liệu biên mực nước sau khi đã nhập đầy đủ .....................................46
Hình 3-6 Các thông số thủy lực...........................................................................48
Hình 3-7 Các hệ số tải- phân tán được sử dụng....................................................48
Hình 3-8 Diễn biến mực nước tính toán trên toàn bộ đoạn sông...........................49
Hình 3-9. Mô phỏng BOD
5
cực đại ứng với kịch bản 1.......................................51
Hình 3-10. Mô phỏng BOD
5

trung bình ứng với kịch bản 1................................52
Hình 3-11. Biểu đồ diễn biến BOD
5
theo thời gian tại một số mặt cắt ứng với kịch
bản 1..............................................................................................................................52
Hình 3-12. Mô phỏng BOD
5
cực đại ứng với kịch bản 2.....................................53
Hình 3-13. Mô phỏng BOD
5
trung bình ứng với kịch bản 2................................54
Hình 3-14. Biểu đồ diễn biến BOD
5
theo thời gian tại một số mặt cắt ứng với kịch
bản 2..............................................................................................................................54
Hình 3-15. Mô phỏng BOD
5
cực đại ứng với kịch bản 3.....................................55
Hình 3-16. Mô phỏng BOD
5
trung bình ứng với kịch bản 3.................................55

xii
Hình 3-17. Biểu đồ diễn biến BOD
5
theo thời gian tại một số mặt cắt ứng với kịch
bản 3..............................................................................................................................56
Hình 3-18. Mô phỏng BOD
5
cực đại ứng với kịch bản 4.....................................57

Hình 3-19. Mô phỏng BOD
5
trung bình ứng với kịch bản 4................................57
Hình 3-20. Biểu đồ diễn biến BOD
5
theo thời gian tại một số mặt cắt ứng với kịch
bản 4..............................................................................................................................58
Hình 3-21. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ ứng với kịch bản 1............................59
Hình 3-22. Ch\ất lượng nước sông Vàm Cỏ ứng với kịch bản 2...........................60
Hình 3-23. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ ứng với kịch bản 3............................62
Hình 3-24.. Chất lượng nước sông Vàm Cỏ ứng với kịch bản 4...........................63












xiii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
VPTKTTĐPN Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
ĐTM Đồng Tháp Mười
DTTN Diện tích tự nhiên
TCVN Tiêu chẩn Việt Nam

OECF Overseas Economic Cooperation Fund
ODA Official Development Assistant
UNICEF The United Nations Children's Fund
KV Kilo Von
MVA Milivon Ampe
KW Kilo watt
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
KCN Khu công nghiệp



MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sông Vàm Cỏ thuộc địa phận tỉnh Long An hiện đang hứng chịu ô nhiễm từ các
hoạt động của các khu công nghiệp nằm trong lưu vực sông và có xu hướng xấu đi về
chất lượng nước,ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong lưu vực.
Đứng trước tình hình trên,việc thực hiện một chương trình nghiên cứu bài bản,thực
sự nghiêm túc,có cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá được mức độ thiệt hại do ô
nhiễm nước thải công nghiệp là hết sức cần thiết.
Để có thể đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi để bảo vệ nguồn nước sông
Vàm Cỏ phục vụ an toàn cho cấp nước đồng thời phục vụ cho các mục đích quản lí môi
trường địa bàn tỉnh Long An cũng như phát triển bền vững trên toàn bộ lưu vực sông và
đảm bảo quyền lợi cho những người dân trong lưu vực cần phải áp dụng nhiều phương
pháp khác nhau trong đó có phương pháp mô hình hóa và GIS.
MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Ứng dụng phương pháp mô hình và GIS để đánh giá thiệt hại kinh tế cho ngành
thủy sản do ô nhiễm nước thải công nghiệp trên sông Vàm Cỏ.
NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
- Tìm hiểu và tổng hợp tài liệu nghiên cứu ngoài nước liên quan
- Thu thập dữ liệu bản đồ sông Vàm Cỏ (ứng dung các phân mềm Gis như

MapInfo,Google Earth).
- Thu thập số liệu thống kê về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại Long An.
- Từ các số liệu thu thập đươc,dùng mô hình Mike11 tính toán vùng ô nhiễm, trên
cơ sở đó đưa ra con số thiệt hại về kinh tế cho ngành thủy sản
PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI

- Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên luận văn được giới hạn như sau: biên
thượng lưu thuộc xã An Ninh Đông, Huyện Đức Hòa (đoạn giao nhau giữa sông Vàm
Cỏ và kênh Thày Cai), biên hạ lưu: thuộc xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh
Long An (đoạn tiếp giáp giữa sông Vàm Cỏ và sông Cần Giuộc).
- Phần mềm được sử dụng trong luận văn : Mô hình Mike và các mô hình kinh tế
môi trường được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Nga / [13] [19]/.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu về hiện trạng sông Vàm Cỏ trong giới hạn, phạm vi được nghiên
cứu từ các đề tài các cấp;
Thu thập các bản đồ số hóa đã được thực hiện trong các đề tài, dự án trước đây.
Đặc biệt đã sử dụng kết quả nghiên cứu từ [8]
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có từ những dự án, nhiệm vụ, đề tài sông Vàm Cỏ,
về nghiên cứu trong ngoài nước liên quan tới đề tài [4], [5], [7], [8] - [12]/ đúc kết các
thông tin tin cậy làm cơ sở để xây dựng kịch bản.
Phương pháp xử lý số liệu, thống kê, so sánh:
- Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, xử lý các số liệu điều tra, các số liệu phân tích bằng
EXCEL, WORD. Nhập các kết quả thống kê điều tra được thực hiện trên các kết quả
phân tích mẫu và xử lý để đưa ra nhận định.
- Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử l ý số liệu, truy vấn dữ liệu trong
đánh giá công tác quản lý môi trường.

- Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những qui định, tiêu

chuẩn hiện có của Nhà nước về quản l ý môi trường để so sánh và phát hiện những vấn đề
không phù hợp.
Phương pháp mô hình hóa:
Ứng dụng phần mềm Mike11 trong đánh giá mô hình hóa chất lượng nước.
Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographcal Information System – GIS)
Sử dụng phần mềm MapInfo để thao tác với bản đồ
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Giúp người dân chịu những thiệt hại trên lưu vực có được sự đền bù xứng đáng từ
các nhà máy gây ô nhễm và đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm giảm bớt sự ô nhiễm trên
sông.



GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 1 SVTH:Nguyển Đức Trọng

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý


Hình 1-1. Bản đồ địa lý tỉnh Long An
Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía
Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía
Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại
thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN), được xác định là
vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 2 SVTH:Nguyển Đức Trọng


Việt Nam. Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài : 137,7 km, với hai
cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông
Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ
thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823,
ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp,
mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An
còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai.
Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với
Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ
Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả
nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản
lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,221 km
2
, chiếm tỷ lệ 1,3 % so với diện
tích cả nước và bằng 8,74 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tọa độ địa lý
: 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc.
1.1.2. Tình trạng thuỷ triều
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua
cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14
ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ I A, đây
là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.
Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 - 3,9 m, đã xâm nhập
vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu
nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại
Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe
GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 3 SVTH:Nguyển Đức Trọng

dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự
chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất

1.1.3. Tình trạng xâm nhập mặn
Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông
Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông tại cửa sông Soài
Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào nội địa
và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió chướng,
lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong mùa kiệt.
Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn khoảng 5 km, từ
năm 1993 đến nay đã lên đến Vĩnh Hưng. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6
với mức 2 - 4 gam/lít. Sông Vàm Cỏ Đông do ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng độ mặn giảm
dần.
Ngoài ra, do trái đất có xu hướng nóng dần lên, tạo điều kiện cho mặt nước biển
nâng dần lên, đẩy quá trình xâm nhập mặn xâu vào nội địa.
Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm
trước đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Để hạn chế quá
trình này cần tránh khai thác nước quá nhiều trong mùa kiệt và đầu tư các công trình thủy
lợi cần tính toán tác động của xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung.
1.1.4. Tình trạng chua phèn
Long An là nơi tập trung đất phèn đến 208.449 ha, chiếm 69,8 % diện tích toàn
vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và bằng 46,41 % diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện tồn tại 2
vùng thấp - rốn phèn ở Bắc Đông và Bo Bo - Mỏ Vẹt. Một năm có 2 chu kỳ nước chua là
đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 7) và cuối mùa mưa (tháng 11 đến tháng 1).
Để hạn chế bất lợi cho sản xuất nông nghiệp cần tiếp tục đầu tư phát triển hệ
thống thủy lợi tạo nguồn, nghiên cứu áp dụng các phương pháp canh tác, giống cây con . .
GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 4 SVTH:Nguyển Đức Trọng

. cho phù hợp điều kiện tự nhiên và cơ chế thị trường. Trong khai hoang cần tính toán
chặt chẽ việc đẩy nguồn nước chua phèn xuống khu vực hạ lưu gây tác hại cho sản xuất
của khu vực ven sông
1.1.5. Tình hình lũ lụt
Lũ đến hàng năm đổ về trước tiên là các huyện phía Bắc thuộc khu vực ĐTM, bắt

đầu từ đầu hoặc trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11. Trong thời gian này mưa tập
trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời
sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu như đầu nguồn nhưng thời gian
ngâm lũ lâu hơn.
Tần suất lũ lớn có xu hướng rút ngắn lại từ 8 - 10 năm 1 lần trước đây, nay xuống
còn 3 - 4 năm 1 lần (1961, 1966, 1978, 1984, 1991) và liên tiếp trong 3 năm lũ lớn liên
tục xảy ra (1994, 1995, 1996) và đặc biệt là năm 2000 lũ rất lớn.
• Mức ngập nước theo diện tích tự nhiên năm 1996 như sau :
− Dưới 50 cm với diện tích ngập 50.294 ha, chiếm 13,2 % diện tích tự
nhiên(DTTN).
− Từ 50 - 100 cm với diện tích ngập 72.360 ha, chiếm 18,99% DTTN.
− Từ 100 -150 cm với diện tích ngập 63.830 ha, chiếm 16,75% DTTN.
− Từ 150 - 200 cm với diện tích ngập 94.840 ha, chiếm 24,88% DTTN
− Từ 200 - 250 cm với diện tích ngập 66.720 ha, chiếm 17,50% DTTN.
− Ngập trên 250 cm với diện tích ngập 33.070 ha, chiếm 8,68% DTTN.
• Thời gian ngập lũ :
− Dưới 3 tháng 305.757 ha, chiếm 69,91% diện tích tự nhiên.
− Từ 3 - 5 tháng 64.724 ha, chiếm 30,09 % diện tích tự nhiên.
GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 5 SVTH:Nguyển Đức Trọng

Đặc biệt là trong năm 2000 lũ lớn nhất trong nhiều thập niên qua và thời gian
ngâm lũ kéo dài gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Mực nước cao nhất
xuất hiện tại Mộc Hóa (Long An) là 3,27 mét, cao hơn 41 cm so với đỉnh lũ 1978. lũ đổ
mạnh về phía Nam cộng hưởng với đợt triều cường gây ngập sâu và trên diện rộng gần
300.000 ha tự nhiên, bao gồm 132/188 xã phường, tương ứng 12/14 huyện thị của tỉnh.
Độ ngập bình quân từ 1,5 - 2 mét, có vùng ngập sâu trên 3 mét. Tổng thiệt hại về vật chất
gần 650 tỷ đồng.
Hiện nay tỉnh đang phối hợp với các dự án kiểm soát lũ của Trung ương để xây
dựng hệ thống cống đập nhằm kiểm soát lũ một cách chặt chẽ và hữu hiệu hơn, lũ nhỏ cố
gắng giữ nước, lũ lớn cho rữa trôi phèn, cải tạo đất. Đầu tư xây dựng 186 cụm, tuyến dân

cư nhằm đảm bảo cho người dân chung sống vững chắc và ổn định trong mùa lũ. Trong
đầu tư xây dựng chọn cao trình vượt mức ngập lũ năm 2000.
1.1.6. Tài nguyên rừng
Năm 1976: diện tích đất rừng của tỉnh Long An là 93.902 ha, chủ yếu là rừng tràm
tạo nên hệ cân bằng sinh thái cho toàn khu vực Đồng Tháp Mười. Đến năm 1999 diện tích
rừng còn lại là 37.829 ha, chiếm 8,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Trong đó : rừng tự nhiên là 1.553 ha, rừng trồng là 36.276 ha tập trung chủ yếu là
các huyện Đồng Tháp Mười (Tân Hưng 13.731 ha, Tân Thạnh 5.540 ha, Mộc Hóa 4.581
ha, Vĩnh Hưng 3.035 ha, Thạnh Hóa 2.850 ha, Đức Hòa 1.243 ha và Đức Huệ1.072ha).
Năm 2000: diện tích rừng là 44.481 ha. Cây trồng chủ yếu là cây tràm, cây bạch
đàn. Theo điều tra đến tháng 6/2003 tổng diện tích rừng trồng tập trung 64.462 ha.Tổng
trữ lượng rừng khoảng 71.715 m
3
gỗ bạch đàn và 29, 77 triệu cây cừ tràm. Ngoài ra Long
An là một trong những địa phương có phong trào trồng cây phân tán rất mạnh.
Nguồn tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng tràm trên đất trũng phèn ở
Long An đã bị khai thác và tàn phá nặng nề. Từ đó đã tạo ra những biến đổi về điều kiện
GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 6 SVTH:Nguyển Đức Trọng

sinh thái, gây ra ô nhiễm môi trường, những đổi thay môi trường sống tự nhiên của sinh
vật, tác động đến quá trình phát triển bền vững. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc giảm
sút rừng là do quá trình tổ chức và khai thác thiếu quy hoạch, phần lớn diện tích đất rừng
chuyển sang đất trồng lúa.
Trong tương lai tỉnh cần có chủ trương khôi phục dần hệ sinh thái rừng tràm . .
.Đồng thời cố gắng duy trì một số khu vực bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên.
1.1.7. Tài nguyên nước mặn, nước ngầm
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của tỉnh Long An nối liền với sông Tiền
và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất
cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh và vào địa phận

Long An: diện tích lưu vực 6.000 km
2
, độ dài qua tỉnh 145 km, độ sâu từ 17 - 21 m. Nhờ
có nguồn nước hồ Dầu Tiếng đưa xuống 18,5 m
3
/s nên đã bổ sung nước tưới cho các
huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và hạn chế quá trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm
Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh
ngang và nối với sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông
Bến Lức.
Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền
tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt cho dân cư.
Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35 km,
rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông.
Sông Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km, lưu
lượng nước mùa kiệt nhỏ và chất lượng nước kém do tiếp nhận nguồn nước thải từ khu
vực đô thị -TP Hồ Chí Minh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 7 SVTH:Nguyển Đức Trọng

Nhìn chung nguồn nước mặn của Long An không được dồi dào, chất lượng nước
còn hạn chế về nhiều mặt nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống.
Trữ lượng nước ngầm của Long An được đánh giá là không mấy dồi dào và chất
lượng không đồng đều và tương đối kém. Phần lớn nguồn nước ngầm được phân bổ ở độ
sâu từ 50 - 400 mét thuộc 2 tầng Pliocene - Miocene.
Tuy nhiên tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoán chất hữu ích đang được khai
thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước.
Khi gặp mưa lớn hoặc lũ về, kết hợp với triều cường thường gây ngập lụt ở khu
vực ven sông nhất là vùng hạ. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên nước mặt ở Long An,
ngoài giải pháp mở rộng kênh tạo nguồn, cần thiết phải xây thêm hồ chứa nước phụ ở

những khu vực thiếu nguồn.
Trong tương lai cần phải xác định rỏ trữ lượng nguồn nước ngầm, địa bàn phân bổ,
khả năng tái tạo để có kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững
1.1.8. Tài nguyên cát
Một phần của lưu vực ở Tây Ninh chảy qua Long An trên dòng Sông Vàm Cỏ
Đông, qua nhiều năm bồi lắng ở cuối lưu vực một lượng cát xây dựng khá lớn. Theo điều
tra trữ lượng cát khoảng 11 triệu m
3
và phân bố trải dài 60 km từ xã Lộc Giang giáp tỉnh
Tây Ninh đến bến đò Thuận Mỹ (Cần Đước).
Việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác tài nguyên cát còn lỏng lẽo, chưa
tạo được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ.
Thời gian qua, một số tổ chức kinh tế đã khai thác được một khối lượng khá lớn
cát, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong vùng. Tuy nhiên, cần kiểm tra kỹ thuật khai thác, an
toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo tính bền vững, chống nguy cơ sạt lỡ là
do thay đổi dòng chảy và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
GVHD:PGS.TSKH. Bùi Tá Long 8 SVTH:Nguyển Đức Trọng

Do trữ lượng cát lấp có hạn nên tỉnh cần quy định hướng khai thác và sử dụng có
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu san lấp nền trong đầu tư xây dựng.
1.1.9. Môi trường sinh thái
Môi trường tự nhiên là tài nguyên quý giá cho mọi hoạt động của đời sống sinh
vật. Do đó, việc khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý sẽ giúp cho xã hội phát
triển ổn định và bền vững. Trong quá trình đô thị hóa, thâm canh nông nghiệp . . . tình
trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng ngày càng phổ biến và nghiêm trọng làm cho
chất lượng môi trường ngày càng suy giảm.
Về chất lượng không khí : Theo đánh giá của một số cơ quan chuyên môn thì nồng
độ SO2, NO2, CO, nồng độ chì . . . đều có giá trị thấp và đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Riêng chỉ tiêu về bụi lơ lững, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và tập
trung ở các vùng đô thị, khu vực đông dân cư và các trục lộ giao thông chính.

Về chất lượng nguồn nước : Trên các lưu vực sông - kênh chính như Vàm Cỏ
Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc . . . khu vực thị xã Tân An thì hàm lượng Nitrat,
chất hữu cơ, nồng độ dư lượng thuốc, vi sinh vật. . . . đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN
5937 - 1995) Cần Giuộc trong nhiều năm qua, nhận nước thải từ TP. Hồ Chí Minh với
mức độ ô nhiễm rất cao, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt nhân dân.
Về môi trường đất : Qua kết quả phân tích mẫu, nồng độ các chất độc hại như Cu,
Pb, Cd . . . có trong bùn và đất tương đối thấp và nằm trong giới hạn cho phép (theo tiêu
chuẩn Hà Lan).
Về sinh vật : với đặc thù tự nhiên gồm nhiều hệ sinh thái đất ngập nước : nước lợ,
nước mặn, nước ngọt, nhiễm phèn . . . nguồn tài nguyên sinh vật của tỉnh được đánh giá
rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua dưới tác động của con người, các thành
tựu trong việc khai thác, sử dụng phục vụ cho sản xuất đã đem lại nhiều kết quả to lớn,
song vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm một cách sâu sắc, đồng bộ dẫn đến sự

×