Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm dầu tại đảo phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.12 KB, 4 trang )

Hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm dầu tại đảo Phú Quốc
TS. Lê Xuân Sinh, KS. Phùng Thị Hảo
I. Mở đầu
Đảo Phú Quốc có toạ độ trải dài từ 9o45 -10o30’ vĩ bắc và 103o55- 104o05’ kinh
đông, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở phía Tây nam của Việt nam. Quần đảo Phú Quốc
bao gồm đảo Phú Quốc và hai đảo Thổ Chu và An Thới, cách 120 km so với thị trấn
Rạch Giá về phía Đơng. Với các điều kiện tự nhiên phong phú, đảo Phú Quốc có
những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông thủy, du lịch và ni trồng thuỷ sản.
Bên cạnh đó mơi trường khu vực cũng chịu sự tác động mạnh của sự phát triển kinh tế
của khu vực (xây cầu cảng, đánh bắt quá mức...). Chất lượng nước khu vực đảo bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi các hoạt động kinh tế, hoạt động của con người trên đảo. Đặc biệt
là lượng dầu thải đưa vào môi trường nước biển khu vực từ các nguồn như sinh hoạt,
tàu thuyền và du lịch.

Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
II. Hiện trạng và nguy cơ ô nhiễm dầu tại đảo phú quốc
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến và nnk (2007), thuộc dự án
“Ngăn ngừa xu hướng suy thối mơi trường Biển Đơng và Vịnh Thái Lan” [3] thì
nồng độ dầu quan trắc tháng 12 - 2007 tại 2 trạm dao động từ 0,19 đến 0,26 mg/L,
trung bình 0,23 mg/L. So với GHCP đối với nước ven bờ theo QCVN 10:
2008/BTNMT đối với nước nuôi trồng thủy sản (0,20 mg/l) [1], nồng độ dầu tại điểm
thu mẫu Bãi Bồn cao hơn GHCP 1,3 lần.
Nồng độ dầu quan trắc tháng 5 - 2009 tại 5 trạm dao động từ 0,21 đến 1,94
mg/l, trung bình 0,69 mg/l (Đỗ Công Thung, 2010) [2]. Như vậy so với GHCP của
QCVN 10: 2008/BTNMT đối với nước biển ven bờ (0,2 mg/l) thì nồng độ dầu trong
1


nước đã bị ô nhiễm. Đặc biệt các khu vực cảng bị ô nhiễm dầu cao do mức độ tập
trung của tàu thuyền ra vào với mật độ cao.
Nồng độ dầu quan trắc tháng 7 - 2013 tại 5 trạm dao động từ 0,08 đến 0,26


mg/l, trung bình 0,18 mg/l. So với GHCP đối với nước ven bờ theo QCVN 10:
2008/BTNMT (0,20 mg/l), nồng độ dầu tại 3/5 trạm cao hơn GHCP từ 1,2 đến 1,4 lần.
Biến động nồng độ dầu trung bình trong nước đảo Phú Quốc các năm từ 2007
đến 2013 dao động từ 0,18 đến 0,69 mg/l. Nồng độ dầu tháng 5 - 2009 (0,69 mg/l) cao
hơn các năm khác.

Hình 2. Biến động nồng độ dầu trong nước đảo Phú Quốc
III. Nguyên nhân
Nguồn thải chính gây ra sự ơ nhiễm dầu ở khu vực Phú Quốc có bốn nguồn:
Nguồn thải dầu từ hoạt động tàu thuyền khai thác hải sản, du lịch và vận tải hàng hóa;
Các tàu thuyền khai thác hải sản nhỏ chất lượng thấp nên dẫn đến thất thoát một lượng
dầu qua nước làm mát và nước thải khoang động cơ; Các tai nạn, sự cố giao thông
đường thủy do tàu và sà lan trở dầu bị đắm hoặc va đâm ; Khu vực đảo Phú Quốc còn
gần tuyến đường hàng hải quốc tế nên ảnh hưởng của nguy cơ dầu tràn là rất cao. Một
trong nhưng yếu tố quan trọng gây đến nguyên nhân này là hệ thống tổ chức quản lý
môi trường từ thành phố đến phường, xã, ở các ngành năng lực quản lý mơi trường
cịn nhiều bất cập cả về nhân lực, vật lực, trang thiết bị kỹ thuật và cả về cơ chế quản
lý. Số lượng nhân lực thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường đảo chưa theo kịp với
quy mô phát triển kinh tế của đảo. Các công việc đang thực hiện chỉ đáp ứng được
một phần nhỏ so với đề án bảo vệ môi trường đến 2020 của đảo vì lực lượng nhân sự
cịn phải kiêm nhiệm nhiều chuyên môn khác (Trần Đức Thạnh, 2010) [4].
IV. Tác động của dầu đến môi trường
Các sự cố tràn dầu đã trở thành mối đe dọa lớn đối với mơi trường nói chung
và các hệ sinh thái nói riêng. Dầu tràn gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế
và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Với hiện trạng ô nhiễm dầu từ năm 2007
đến 2013 cho thấy mức độ ô nhiễm dầu biến đổi theo năm và năm 2009 bị ô nhiễm
2


nặng nề. Dầu xâm nhập vào nước biển dưới tác dụng của nhiều yếu tố bên ngồi như

nhiệt độ, sóng, gió thuỷ triều, dịng chảy, thời gian,…các tính chất lý hoá của dầu sẽ bị
biến đổi. Kết quả của sự biến đổi đó làm cho một phần dầu bị phân huỷ và phần cịn
lại trở lên bền vững trong mơi trường. Các thông số kỹ thật của từng loại dầu như tỉ
trọng, độ nhớt, khả năng bay hơi, nhiệt độ đơng…cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ
các q trình biến đổi. Các quá trình biến đổi của dầu tràn trên mặt biển xảy ra rất
phức tạp và đồng thời. Ngoài những q trình bay hơi, lan toả, hồ tan, dầu cịn trải
qua những biến đổi khác như ơi hố, nhũ tương hoá, phân huỷ sinh học.Thực tế cho
thấy những biến đổi có ảnh hưởng đến các biện pháp thu gom, xử lý dầu rất nhiều.
Dưới đây là một số đánh giá mối quan hệ giữa nồng độ dầu và các thơng số thủy lý,
thủy hóa trong nước biển khu vực đảo Phú Quốc:
- Mức nồng độ DO trong nước tại một số khu vực thuộc đảo Phú Quốc giảm
xuống ở thời điểm năm 2009 so với năm 2007. Hệ số suy giảm từ 1,03 đến 1,12 lần.
- Mức độ gia tăng BOD5 tại khu vực đảo Phú Quốc từ năm 2006 đến năm 2009
có hệ số từ 0,82 đến 4,55 lần. Với hệ số này cho thấy mức độ ô nhiễm BOD 5 tăng lên.
- Mối tương quan giữa nồng độ dầu và COD có hệ số thấp là 0,0142. Như vậy
tác động dầu đến COD trong nước là không có.
- Hệ số tương quan giữa nồng độ dầu - độ muối là 0 nên tác động và ảnh hưởng
là khơng có.
- Hệ số tương quan giữa nồng độ dầu - độ đục (0,12); nồng độ dầu - nhiệt độ
(0,24) rất thấp nên tác động khơng có.
- Hệ số tương quan giữa nồng độ dầu – pH là 0,34. Đây là giá trị nhỏ tuy nhiên
cao hơn các hệ số của các môi tương quan giữa dầu và nhiệt độ, độ đục, độ muối.
- Đối với nguyến tố Zn là một trong kim loại có trong thành phần dầu. Hệ số
tương quan trong dầu và Zn là 0,23 nên nồng độ dầu trong nước có thể làm tăng nồng
độ Zn trong nước và ngược lại.
- Hệ số tương quan giữa nồng độ dầu và các yếu tố dinh dưỡng (NO 2-, NO3-,
NH4+, PO43-) rất thấp nên khó đánh giá tác động của dầu đến các yếu tố này.
V. Kết luận
Nồng độ dầu trong nước đảo Phú Quốc các năm từ 2007 đến 2013 dao động từ
0,17 đến 0,69 mg/l. Như vậy mơi trường nước biển đảo Phú Quốc có hiện tượng bị

nhiễm dầu ở ngưỡng vượt quy chuẩn cho phép.
Ô nhiễm dầu gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là hệ
sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các
rạn san hơ. Ơ nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng
khơi phục của các hệ sinh thái. Ngồi ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh
thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái.
Chính vì thế, việc phòng ngừa và khắc phục các sự cố về tràn dầu là vấn đề cấp
thiết mà trước hết là phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này nhằm tạo
dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động phịng chống và khắc phục ơ nhiễm dầu ở khu vực
Phú Quốc nói riêng cũng như nước ta nói chung.

3


VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) Qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển ven bờ. QCVN 10:2008/BTNMT.
2. Đỗ Công Thung và nnk, 2010. “Xây dựng cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh
giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam”. Đề
tài cấp nhà nước.
3. Nguyễn Văn Tiến và nnk, 2007. “Ngăn ngừa xu hướng suy thối mơi trường Biển
Đơng và Vịnh Thái Lan”. Dự án khu vực (UNEP/GEF/SCS). Lưu trữ thư viện IMER.
4. Trần Đức Thạnh và nnk, 2010. “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ
quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam, 2007 – 2010”. Đề án tổng thể
điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010 tầm nhìn đến
năm 2020.

4




×