Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Nhóm 8 khó khăn trong quá trình học tập kỹ năng nói của sinh viên năm nhất khoa sư phạm tiếng anh, ĐHNN, ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.08 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

KHĨ KHĂN TRONG Q TRÌNH HỌC KỸ NĂNG NÓI TIẾNG
ANH CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA SƯ PHẠM TIẾNG
ANH, ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Giang
Sinh viên

MSV

Dương Thị Ngọc Trâm

- 18040109

Nguyễn Mai Linh

- 18040601

Phùng Thị Ngọc

- 18040104

HÀ NỘI, 2021


MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………………………………………………….i


Danh mục viết tắt………………………………………………………………………………………………….iii
Danh mục bảng và biểu đồ……………………………………………………………………………………iv
Mở đầu………………………………………………………………………………………………………………….1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………………..2
3. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………………………………………2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………..2
4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………2
4.2. Khách thể nghiên cứu……………………………………………………………………………2
5. Giả thuyết……………………………………………………………………………………………………2
6.
7.
8.
9.

Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………………………..2
Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………………………………..3
Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………………3
Cấu trúc ………………………………………………………………………………………………………4

Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………………………………………….5
Chương I: Cơ sở lý luận………………………………………………………………………………………….5
10.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………………………………………….5
10.1.1. Ở nước ngoài …………………………………………………………………………………..5
10.1.2. Ở Việt Nam ……………………………………………………………………………………..7
10.2. Một số lý luận về vấn đề cần nghiên cứu…………………………………………………8
10.2.1. Khái niệm kỹ năng nói………………………………………………………………………8
10.2.2. Các yếu tố của kỹ năng nói………………………………………………………………9
10.2.3. Dạy kỹ năng nói………………………………………………………………………………11
10.2.4. Khái niệm khó khăn trong việc học nói tiếng Anh……………………………12

10.2.5. Khó khăn trong việc học nói tiếng Anh…………………………………………….13
Chương II: Khảo sát thực tế về những khó khăn trong q trình học kỹ năng nói
của sinh viên năm 1 trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội……………14
i


10.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ………………………………………………………14
10.3.1. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….14
10.3.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….14
10.3.3. Công cụ thu thập dữ liệu thực tiễn………………………………………………….14
10.3.4. Các bước tiến hành………………………………………………………………………..15
10.4. Kết luận nghiên cứu ……………………………………………………………………………….15
10.4.1. Về mặt ngôn ngữ……………………………………………………………………………15
10.4.2. Về mặt tâm lý của sinh viên…………………………………………………………….16
Chương III: Giải pháp khắc phục những khó khăn trong q trình học kỹ năng
nói……………………………………………………………………………………………………………………….20
10.5. Về phía sinh viên…………………………………………………………………………………….20
10.5.1. Về mặt ngôn ngữ ……………………………………………………………………………20
10.5.2. Về mặt tâm lý ………………………………………………………………………………..20
10.6. Về phía giảng viên…………………………………………………………………………………..21
Kết luận……………………………………………………………………………………………………………….22
10.7. Kết luận…………………………………………………………………………………………………..22
10.8. Đóng góp của nghiên cứu và gợi mở cho những đường hướng nghiên cứu
tương tự………………………………………………………………………………………………………….22
10.9. Hạn chế của nghiên cứu ………………………………………………………………………….23
Phụ lục…………………………………………………………………………………………………………………24
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………………………….28

ii



DANH MỤC VIẾT TẮT

SPTA

Sư phạm tiếng Anh

ĐHNN

Đại học Ngoại ngữ

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

SVN1

Sinh viên năm nhất

iii


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng số liệu
Bảng 1: Những khó khăn liên quan tới yếu tố ngơn ngữ (n=101)
Bảng 2: Những khó khăn liên quan tới yếu tố tâm lý (n=101)
Bảng 3: Những khó khăn liên quan tới mơi trường học nói (n=101)
Bảng 4: Những khó khăn liên quan tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (n=101)

iv



MỞ ĐẦU
Ở chương này, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày lý do chọn đề tài, nêu mục đích,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu của công trình, đưa ra giả
thuyết khoa học, nghiệm vụ nghiên cứu, làm rõ phạm vi và phương pháp nghiên
cứu.
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp bằng ngôn ngữ, trong trường hợp này là tiếng Anh được coi là một
kỹ năng ngôn ngữ quan trọng và nền tảng trong giao tiếp của con người. Trong khi
đó, tiếng Anh là một ngơn ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trên thế giới. Có thể
nói rằng, nếu mọi người đều có thể nói tiếng Anh thì sẽ khơng cịn rào cản ngơn ngữ
và việc giao tiếp liên nhân sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngồi ra, con người học nói tiếng
Anh với mục đích cải thiện và bồi dưỡng bản thân để tồn tại trong thời đại tồn cầu
hóa.
Theo Al-Sibai (2004), sinh viên ngày này đang sống trong thời kỳ mà khả năng
giao tiếp Anh thông thạo, trôi chảy đã buộc phải trở thành một điều không thể thiếu,
đặc biệt là nếu muốn thăng tiến trong một số lĩnh vực thì càng phải nỗ lực hơn. Mặc
dù giao tiếp được coi là một kỹ năng ngơn ngữ chính mà sinh viên cần phải cải thiện,
nhưng điều này khơng có nghĩa sinh viên có thể dễ dàng thành thạo kỹ năng này. Vì
vậy, sinh viên cần phải được khuyến khích để trau dồi, rèn luyện đến thành thạo kỹ
năng này. Theo Zhang (2009), kỹ năng nói vẫn là kỹ năng khó thành thạo nhất đối
với đa số người học tiếng Anh, và thông thường sinh viên vẫn chưa đủ năng lực để
giao tiếp bằng tiếng Anh.
Trên thực tế, sinh viên khoa SPTA, ĐHNN cũng gặp phải nhiều khó khăn khi
học kỹ năng nói tiếng Anh. Thơng thường, sinh viên thường gặp khó khăn riêng trong
việc nói tiếng Anh như khó phát âm các từ tiếng Anh, sợ mắc lỗi, khó áp dụng ngữ
pháp, lúng túng trong việc chuyển ngôn ngữ (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh và
ngược lại) (Yunita, 2014). Đứng trước thực trạng phổ biến trên, nhóm nghiên cứu
quyết định thực hiện cuộc nghiên cứu mang tên “Khó khăn trong q trình học kỹ

1


năng nói tiếng Anh của sinh viên năm nhất khoa Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học
Ngoại ngữ - ĐHQGHN”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về các khó khăn
trong việc học kỹ năng nói mà SVN1 khoa SPTA gặp phải trong q trình học kỹ năng
nói hiện nay. Từ đó, đưa ra một số đề xuất cho việc học kỹ năng nói tiếng Anh một
cách hiệu quả hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đâu là khó khăn trong q trình học nói tiếng Anh của SVN1 của khoa SPTA,
ĐHNN, ĐHQGHN?
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những khó khăn trong q trình học kỹ năng nói tiếng Anh mà SVN1 khoa
SPTA, ĐHNN, ĐHQGHN gặp phải.
4.2. Khách thể nghiên cứu
101 sinh viên năm nhất đang học tập tại khoa SPTA, ĐHNN, ĐHQGHN.
5. Giả thuyết
Kỹ năng nói Tiếng Anh là một trong những kỹ năng quan trọng của Tiếng Anh
và cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Mặc dù kỹ năng nói được coi là kỹ một
trong những kỹ năng chính sinh viên cần cải thiện khi học tiếng Anh, tuy nhiên nó
khơng có nghĩa là nó dễ dàng để chinh phục. Đặc biệt đối với SVN1, họ gặp phải
nhiều khó khăn trong việc học kỹ năng nói. Nếu có thể đề xuất một số giải pháp cho
những khó khăn này, việc học kỹ năng nói có thể sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Tìm hiểu những khó khăn cho SVN1 trong q trình học kỹ năng nói tiếng
Anh.
2



6.2. Đề xuất một số giải pháp giúp cho SVN1 trong việc học kỹ năng nói tiếng
Anh hiệu quả tốt hơn.
7. Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài chỉ tập trung khảo sát những khó khăn của sinh viên trong việc học kỹ
năng nói Tiếng Anh ở bối cảnh trong trường học.

-

Giới hạn khách thể: đề tài chỉ khảo sát trên 101 khách thể là SVN1, hiện đang
học tập tại khoa SPTA, ĐHNN, ĐHQGHN.

8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận.

-

Phương pháp điều tra viết.

-

Phương pháp thống kê toán học.
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương


pháp nghiên cứu lý luận nhằm kế thừa lý thuyết và tiếp thu kinh nghiệm từ những
nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. Nhóm tiến hành thu thập các tài liệu với
chủ đề và nội dung liên quan đến việc những khó khăn mà sinh viên năm 1 phải đối
mặt trong q trình học kỹ năng nói tiếng Anh, bao gồm tài liệu sơ cấp và thứ cấp
từ các tác giả trong và ngoài nước. Những tài liệu này được nhóm nghiên cứu truy
cập tại các phương tiện truyền thông đại chúng Internet và thư viện nội bộ của
ĐHQGHN (VNU-Lic). Những nghiên cứu được thu thập này được sử dụng nhằm mục
đích tham khảo và chứng minh cho các luận điểm đã được đưa ra trong nghiên cứu.
Khảo sát thực tiễn được nhóm nghiên cứu tiến hành dựa trên phương pháp
điều tra viết, áp dụng bảng hỏi Anket dưới dạng định lượng. Cụ thể, bảng hỏi được
thiết kế trên nền tảng Google Form bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm với gợi ý trả
lời theo thang mức độ từ 1 đến 5. Quá trình tiếp cận đối tượng tham gia khảo sát
được thực hiện thông qua việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội, cụ thể các hội

3


nhóm chính thức của sinh viên QH2020, khoa Sư phạm Tiếng Anh và Trường ĐHNN
ĐHQGHN của khoa SPTA.
Từ nguồn dữ liệu thu được từ q trình khảo sát, nhóm nghiên cứu tiến hành
phân tích, xử lý thơng tin và số liệu bảng biểu với các công cụ là Google Form và
Microsoft Excel nhằm củng cố các luận điểm đã được đưa ra của đề tài.
9. Cấu trúc
Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, nêu mục đích, câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng và khách thể nghiên cứu của cơng trình, đưa ra giả thuyết khoa học,
nghiệm vụ nghiên cứu, làm rõ phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
được trình bày trong 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Khảo sát thực tế về những khó khăn trong q trình học kỹ năng

nói của sinh viên năm 1 trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương III: Giải pháp khắc phục những khó khăn trong q trình học kỹ năng
nói

4


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ở phần này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra nền tảng lý luận có khả năng bổ trợ
đề tài, bao gồm khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước và ngồi nước, các
vấn đề lý luận về kỹ năng nói và việc dạy, học kỹ năng nói.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra thực trạng những khó khăn trong việc
học kỹ năng nói của SVN1 tại trường ĐHNN, ĐHQGHN.
10.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, tiếng Anh ln đóng vai trị là một trong những
ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, và ngôn ngữ này đang ngày càng
đảm bảo được độ phổ cập rộng rãi và mang tính hiệu quả ở tất cả các lĩnh vực từ
giao tiếp giản đơn trong đời sống xã hội đến các lĩnh vực học thuật khác. Do vậy,
việc học tiếng Anh vẫn luôn được chú trọng và mở rộng với những đường hướng
tiếp cận ngày càng tích cực hơn, và tập trung vào tính hiệu quả nhiều hơn, đặc biệt
là ở kỹ năng Nói, kỹ năng cần được sử dụng một cách linh hoạt, chính xác, và
hiệu quả nhằm đảm bảo mục đích giao tiếp như diễn đạt ý kiến hay truyền đạt
thông tin. Và do vậy, sự thành thạo ở kỹ năng này luôn dành được nhiều sự ưu
tiên của những người học ngoại ngữ.
10.1.1. Ở nước ngoài
Nhận thức được tầm quan trọng của những điều nhắc tới ở trên, việc dạy và
học tiếng Anh đã được điều chỉnh theo đường hướng giao tiếp, và tập trung vào
người học nhiều hơn. Theo Thornbury (2005), kỹ năng Nói là một kỹ năng chú trọng

vào sự giao tiếp liên nhân, vì vậy nó địi hỏi những sự kết nối với nhiều khía cạnh
khác nhau của ngơn ngữ. Có thể dễ dàng nhận thấy được mối quan hệ không thể
tách rời của việc phát triển kỹ năng Nói tiếng Anh với các kỹ năng khác, ví dụ như ở
kĩ năng Nghe tiếng Anh, từ đó vốn từ vựng, phát âm hay cách diễn đạt ý sẽ trở nên
tốt hơn.
5


Theo Bachman và Palmer (1996), khả năng nói được một ngôn ngữ được thể
hiện ở việc vận dụng được kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức về việc xử lý các khó
khăn trong khi giao tiếp bằng ngơn ngữ cũng như thể hiện cảm xúc qua sự phản ứng
bằng ngôn ngữ. Vì vậy, kỹ năng Nói là kỹ năng chứa đựng nhiều khó khăn và thử
thách nhất với người học ngoại ngữ do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Kỹ năng nói là khó nhất đối với ngoại ngữ tiếng Anh. Để giao tiếp thành thạo
bằng tiếng Anh không phải là dễ dàng, có rất nhiều yếu tố gây khó khăn trong việc
nói. Paakki (2013) nói rằng nói tiếng Anh là một nhiệm vụ khó khăn vì nó địi hỏi
người học phải hiểu ngôn ngữ và biết nhiều về ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ
này, nhưng khi nói thì dường như khơng áp dụng để mà nói được. Nhà nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng sinh viên thường gặp khó khăn khi học nói tiếng Anh trong việc đặt
câu. Sinh viên phải có khả năng nói tiếng Anh để có thể giao tiếp với các sinh viên
khác.
Yếu tố của việc nói tiếng Anh khơng phải là chỉ là dùng ngữ pháp phù hợp,
bên cạnh đó là xây dựng cho học sinh sự tự tin trước tiên khi nói. Maulana cùng
cộng tác (2016) cho biết vấn đề mà sinh viên gặp phải khi học kỹ năng nói là thiếu
từ vựng, phát âm kém, kém tự tin khi nói và sợ mắc lỗi khi nói. Ngồi ra, sinh viên
cảm thấy ngại nói tiếng Anh và phát biểu ý kiến, quan điểm của họ vì họ sợ mắc lỗi
phát âm từ. Vì vậy, sinh viên trở nên khơng tự tin. Floriasti (2013) cho rằng sinh viên
gặp một số trở ngại xuất phát từ các vấn đề bên trong như lo lắng, lo lắng khi mắc
lỗi và thiếu tự tin, và ngoại cảnh, thiếu luyện nói và đầu vào từ các tài liệu nghe và
đọc.

Rất nhiều các nghiên cứu trước đây như của Romero (2012) và Madkur
(2018) đã chỉ ra những vấn đề mà người học tiếng Anh thường gặp phải trong q
trình thực hành kỹ năng Nói, từ vấn đề tự học, động cơ và thái độ học tập, cơ hội
tiếp xúc với ngữ liệu phục vụ cho kỹ năng Nói, tới kiến thức nền tảng của bản thân
hay phương pháp giảng dạy của giáo viên. Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh không

6


tốt có thể làm giảm chất lượng giao tiếp bằng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày
và công việc ở những lĩnh vực có liên quan.
10.1.2. Ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu khó khăn trong q trình học kỹ năng nói chưa thực sự
được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu, chưa có nhiều các cơng trình nghiên
cứu bàn về vấn đề này.
Nghiên cứu của Nguyễn và Chung (2014) chỉ ra rằng mặc dù người Việt có lợi
thế là cùng sử dụng chung một hệ thống bảng chữ cái La tinh với ngôn ngữ Anh, và
được làm quen với tiếng Anh từ bậc tiểu học, việc giao tiếp bằng tiếng Anh
của người Việt vẫn ở mức rất thấp khi so sánh với các nước trong khu vực.
Phạm (2021) chỉ ra rằng sinh viên những khó khăn thường gặp trong q trình
thực hành kỹ năng Nói của sinh viên đến từ các vấn đề về ngôn ngữ học như sự thiếu
hụt về ngữ pháp, từ vựng, các phương tiện liên kết câu, hay sự sai hoặc nhầm lẫn
về phát âm. Bên cạnh đó, các yếu tố về tâm lý học cũng gây những cản trở nhất định
tới quá trình thực hành kỹ năng Nói của sinh viên với những sự lo lắng đến từ chủ
quan và khách quan. Nhà nghiên cứu cũng chỉ ra sinh viên cịn gặp những khó khăn
đến từ môi trường học tập và một phần từ phương pháp giảng dạy của giảng viên
gây cản trở đến q trình học kỹ năng nói của sinh viên.
Từ những nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy các đường hướng
nghiên cứu vấn đề tập trung vào bốn khía cạnh, đó là những khó khăn về: i. ngơn
ngữ học, ii. tâm lý, iii. môi trường học và iv. phương pháp giảng dạy. Từ đây nhóm

nghiên cứu cũng sẽ tiến hành nghiên cứu về 4 khía cạnh này nói chung ở đối tượng
là SVN1 tại ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Từ đó, có thể nhận thấy rằng, việc chỉ rõ những khó khăn thường gặp khi thực
hành kĩ năng nói của sinh viên và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những tồn
tại ấy sẽ có thể đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kỹ năng Nói tiếng Anh của SVN1
trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.

7


10.2. Một số lý luận về vấn đề cần nghiên cứu
10.2.1. Khái niệm kỹ năng nói
Nói là một cách để giao tiếp và mọi người có thể chia sẻ kiến thức, thông tin
và những ý tưởng. Theo nghiên cứu của Melia năm 2011, nhà nghiên cứu phát biểu
rằng Nói là một hình thức giao tiếp bằng miệng thể hiện ý nghĩa của lời nói giữa hai
hoặc nhiều người mà chúng có thể được quan sát một cách rõ ràng. Nhà nghiên cứu
Alhosni vào năm 2014 cũng nói rằng Nói là việc sử dụng ngôn ngữ một cách chủ
động để diễn đạt ý nghĩa, và đối với những người học nhỏ tuổi, ngơn ngữ nói là
phương tiện qua đó một ngơn ngữ mới được tiếp xúc, hiểu, thực hành và học hỏi.
Thay vì kỹ năng nói chỉ đơn giản là một khía cạnh của việc học ngơn ngữ, hình thức
nói trong lớp học của người học trẻ đóng vai trị là nguồn chính của việc học ngơn
ngữ.
Nói là một hoạt động trong đó ai đó đang nói về điều gì đó hoặc nói cho
những người khác về điều gì đó mà họ quan tâm. Theo nghiên cứu của tác giả Morris
vào năm 2011, nhà nghiên cứu phát biểu rằng cuộc nói chuyện đóng vai trị như một
cách giao tiếp tự nhiên giữa các thành viên của cộng đồng, vừa để thể hiện tâm trí
như một hình thức hành vi xã hội và cũng như một cách thức giao tiếp tự nhiên. Có
thể thực hiện cuộc nói chuyện nếu có từ hai người trở lên trong lĩnh vực giao tiếp.
Khi nói, người nói khơng chỉ được biết đến về năng lực nói mà cịn biết thể hiện khả
năng nói để người khác có thể nắm bắt được ý tưởng của người nói.

Nói ngôn ngữ là một kỹ năng được phát triển trong cuộc sống của trẻ, được
hình thành từ kỹ năng nghe, kỹ năng nói của giai đoạn đã học. Khi nói, sinh viên cảm
thấy khó nói mặc dù đã phát âm rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề là học sinh chưa quen
với việc nói tiếng Anh, tuy nhiên, nói là một kỹ năng hữu ích. Nó là một phần của
việc lắng nghe và khi nói, nó sẽ tạo ra văn bản phải có nghĩa. Bản chất của giao tiếp
phải có người nói, người nghe, thơng điệp và thơng tin phản hồi. Theo cơng trình
nghiên cứu của Khameis vào năm 2006, học cách phát âm khơng thể tách rời trong
q trình học kỹ năng nói vì nó khuyến khích người học học cách nói tiếng Anh.
8


Trong q trình dạy và học tiếng Anh, nói là một kỹ năng quan trọng, vì nó địi hỏi
nhiều hơn là biết ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ nói chung. Cơng trình nghiên
cứu của Thornbury 2005 cũng chỉ ra rằng Nói có tính tương tác và địi hỏi khả năng
hợp tác trong việc quản lý lượt nói. Điều đó muốn ám chỉ rằng, trong một hoạt động
tương tác, người nói phải có khả năng quản lý các lượt nói, khi nào nên nói và khi
nào nên dừng lại. Nói chung, nói có thể được định nghĩa là quá trình tạo ra các âm
thanh của ngơn ngữ để diễn đạt hoặc tiếp nhận các ý tưởng bằng miệng.
10.2.2. Các yếu tố của kỹ năng nói
Trong cơng trình nghiên cứu của tác giả Syakur năm 2010 đã xác định có ít
nhất bốn thành phần của kỹ năng nói, đó là phát âm, ngữ pháp, sự lưu loát và từ
vựng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất về phát âm. Phát âm là cách để mọi người tạo ra ngôn ngữ rõ ràng
hơn khi họ nói. Nó đề cập đến q trình âm vị học đề cập đến thành phần ngữ pháp
được tạo thành từ các yếu tố và nguyên tắc xác định cách âm thanh thay đổi và mơ
hình trong một ngơn ngữ. Phát âm bao gồm các đặc điểm phân đoạn của nguyên
âm, phụ âm, trọng âm và các mẫu ngữ điệu. Người nói được yêu cầu để phát âm từ
tiếng Anh một cách chính xác.
Thứ 2 là về ngữ ngữ pháp. Ngữ pháp và cách nói có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Ngoài hệ thống âm thanh, người học phải được dạy bằng cách sử dụng hệ

thống cấu trúc của ngôn ngữ. Người học phải được cung cấp cái nhìn sâu sắc về trật
tự từ. Sự xâm nhập và dẫn xuất thành các đặc điểm có ý nghĩa khác của ngơn ngữ
tiếng Anh. Nó sẽ giúp học sinh nói trơi chảy.
Thành phần thứ ba là sự lưu lốt. Theo cơng trình nghiên cứu của Wolfequinter ở Koizumi vào năm 2005, lưu loát là mức độ nhanh và mức độ mà người học
nói mà khơng bị tạm dừng thường xun vì lặp đi lặp lại vơ ích, tự sửa và bắt đầu sai
khi đối phó với q trình xử lý thời gian thực. Lưu loát là phẩm chất của khả năng
nói mà khơng do dự.

9


Cuối cùng là từ vựng. Từ vựng là những từ mà một người đã biết hoặc sử
dụng trong lĩnh vực kinh doanh, nghề nghiệp, ... Nếu học sinh có nhiều vốn từ vựng
thì sẽ dễ dàng diễn đạt ý của mình hơn.
Một cơng trình nghiên cứu khác của nhà nghiên cứu Brown vào năm 2001
cũng chỉ ra rằng có bốn yếu tố trong việc học nói mà học sinh cần cân nhắc đến.
Yếu tố đầu tiên là cách phát âm. Phát âm đề cập đến vấn đề âm thanh mà
chúng ta đã sử dụng để tạo ra ý nghĩa. Nó bao gồm sự chú ý đến các âm thanh cụ
thể của một ngơn ngữ (các phân đoạn), các khía cạnh của lời nói vượt ra ngồi cấp
độ của âm thanh riêng lẻ. Chẳng hạn như ngữ điệu, cách phát âm, trọng âm, thời
gian, nhịp điệu (các khía cạnh siêu phân đoạn), giọng nói là chủ quan như thế nào
(chất lượng giọng nói) và theo định nghĩa rộng nhất, hãy chú ý đến cử chỉ và biểu
cảm có liên quan chặt chẽ đến cách chúng ta nói một ngơn ngữ.
Yếu tố thứ hai cần cân nhắc là ngữ pháp. Ngữ pháp là một trong những thành
phần ngôn ngữ quan trọng trong việc học ngơn ngữ. Người nói và người viết có thể
giao tiếp và truyền tải thông điệp của họ một cách rõ ràng và có ý nghĩa nhờ khả
năng và hiểu biết về ngữ pháp của họ.
Yếu tố thứ 3 đóng góp vào việc học kỹ năng nói là sự lưu lốt. Lưu lốt là lĩnh
vực khả năng ngơn ngữ liên quan đến tốc độ và mức độ dễ dàng mà người học ngôn
ngữ thực hiện ở một trong bốn kỹ năng ngơn ngữ cốt lõi là nói, nghe, đọc và viết.

Mặc dù khái niệm về sự trôi chảy liên quan đến tất cả bốn kỹ năng ngơn ngữ, nhưng
nó có xu hướng liên quan chặt chẽ nhất với khả năng nói.
Yếu tố cuối cùng là từ vựng. Từ vựng là kiến thức về từ và từ có nghĩa. Tuy
nhiên, từ vựng phức tạp hơn định nghĩa này. Đầu tiên, lời nói có hai dạng: miệng và
in. Từ vựng miệng bao gồm những từ mà chúng ta nhận ra và sử dụng trong nghe
và nói. Từ vựng in bao gồm những từ mà chúng ta nhận ra và sử dụng trong việc đọc
và viết. Thứ hai, kiến thức từ ngữ cũng có hai dạng, dạng tiếp thu và dạng sản xuất.
Từ vựng có thể tiếp thu được bao gồm những từ mà chúng ta nhận ra khi chúng ta
nghe hoặc nhìn thấy chúng. Từ vựng hiệu quả bao gồm những từ mà chúng ta đã sử
10


dụng khi nói hoặc viết. Từ vựng tiếp thu thường lớn hơn từ vựng hữu ích và có thể
bao gồm nhiều từ mà chúng ta gán một số nghĩa, thậm chí chúng ta khơng biết định
nghĩa và hàm ý đầy đủ của chúng hoặc khơng bao giờ tự mình sử dụng chúng khi
chúng ta nói và viết. Nhà nghiên cứu sử dụng khía cạnh nói ở trên để đánh giá nhận
thức của học sinh trong kỹ năng nói.
10.2.3. Dạy kỹ năng nói
Trọng tâm của việc dạy nói là cải thiện khả năng nói và diễn đạt của học sinh.
Vì vậy các hoạt động giảng dạy ngôn ngữ trong lớp học cần được hướng tới mục tiêu
tối đa hoá việc sử dụng ngơn ngữ của từng cá nhân. Nói là kỹ năng quan trọng nhất
trong bốn kỹ năng (nghe, nói đọc và viết) bởi lẽ những người những người biết một
ngôn ngữ được coi là người nói ngơn ngữ đó. Điều này cho thấy rằng việc sử dụng
ngôn ngữ quan trọng hơn là chỉ biết về nó.
Cơng trình nghiên cứu của tác giả vào năm 2003 chỉ ra có năm nguyên tắc
trong việc dạy kỹ năng nói. Thứ nhất, chúng ta cần cân nhắc về bối cảnh học ngoại
ngữ thứ hai. Cần làm rõ về ngơn ngữ đích của ngữ cảnh ngôn ngữ thứ hai là ngôn
ngữ giao tiếp trong xã hội vì họ sử dụng ngơn ngữ đích hầu như hàng ngày. Trong
khi đó trong ngữ cảnh ngoại ngữ, ngơn ngữ đích khơng phải là ngơn ngữ giao tiếp
trong xã hội. Vì vậy, việc học nói trong bối cảnh này là rất khó khăn. Thứ hai đó là

tạo cơ hội cho học sinh phát triển cả sự trôi chảy và sự chính xác. Lưu lốt là mức
độ mà người nói sử dụng ngơn ngữ một cách nhanh chóng và tự tin mà ít do dự
hoặc ngừng lại khơng tự nhiên. Độ chính xác là mức độ mà lời nói của học sinh khớp
với những gì mọi người thực sự nói khi họ sử dụng ngơn ngữ đích. Ngun tắc thứ
ba là tạo cơ hội cho học sinh nói chuyện bằng cách làm việc theo cặp và nhóm.
Những hoạt động này được sử dụng để tăng thời gian luyện nói của học sinh và hạn
chế việc giáo viên nói. Nguyên tắc thứ tư là cân nhắc về ý nghĩa của cuộc đàm phán.
Mục đích là làm rõ và xác nhận xem học sinh đã hiểu nhau hay chưa. Nó có thể được
thực hiện bằng cách yêu cầu làm rõ, lặp lại hoặc giải thích trong khi trị chuyện để
hiểu được. Ngun tắc cuối cùng là thiết kế các hoạt động trong lớp học liên quan

11


đến hướng dẫn và thực hành trong cả nói giao dịch và nói tương tác. Nói giao dịch
liên quan đến giao tiếp để hồn thành một việc gì đó, bao gồm cả việc trao đổi hàng
hóa và dịch vụ. Nói tương tác là giao tiếp với một người nào đó cho mục đích đặc
biệt. Nó bao gồm cả việc thiết lập và ý nghĩa mối quan hệ xã hội.
10.2.4. Khái niệm khó khăn trong việc học nói tiếng Anh
Theo Từ điển tiếng Việt (2013), “khó khăn” được định nghĩa là có nhiều trở
ngại.
Theo từ điển Oxford Learner Dictionary (truy cập ngày 15/01/2021),
“difficulty” được dùng để chỉ những việc khó để hiểu hay thực hiện, cần dành nỗ
lực.
Từ những định nghĩa trong các từ điển trên có thể hiểu khó khăn có nghĩa là
những cản trở, trở ngại.
Từ đó, khó khăn trong việc học nói tiếng Anh có thể được định nghĩa là những
trở ngại, cản trở việc học nói tiếng Anh.
Khó khăn được tạo nên bởi một hay nhiều yếu tố mang sắc thái tiêu cực.
Những yếu tố này có thể bao gồm: khó khăn khách quan (yếu tố tác động từ bên

ngồi) và khó khăn chủ quan (yếu tố tác động từ bên trọng nội tại của con người).
Những yếu tố khách quan có thể hiểu là những điều kiện, phương tiện cho
việc học tiếng Anh, đó là mơi trường gia đình, nhà trường và xã hội mà việc học tiếng
Anh xảy ra. Những yếu tố này được coi là có ảnh hưởng gián tiếp đến q trình học
nói tiếng Anh. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của những yếu tố khách quan này đối với
hoạt động và chủ thể ở hoạt động đôi khi là rất to lớn.
Những yếu chủ quan là những yếu tố xuất phát từ bản thân mỗi chủ thể của
hoạt động. Chúng có thể là: sự hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm, những
thói quen hành vi khơng cịn phù hợp, cảm xúc và sức khỏe,… Chúng được coi là
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình và kết quả hoạt động của chủ thể.

12


10.2.5. Khó khăn trong việc học nói tiếng Anh
Cho tới nay, hàng loại các nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra những khó
khăn khác nhau trong việc học nói tiếng Anh. Theo nghiên cứu của Nauli (2014), khó
khăn trong việc nói tiếng Anh phân loại thành 3 nhóm: khó khăn về mặt văn hóa,
khó khăn về năng lực tiếng Anh và các vấn đề liên quan tới giao tiếp. Trong chính
nghiên cứu này, Nauli cũng đã dẫn chứng từ nghiên cứu của Syakur (1987) - chỉ ra
rằng nói là kỹ năng phức tạp vì nó liên quan với các yếu tố cấu thành khác như từ
vựng, phát âm và ngữ pháp. Ngồi những khó khăn nêu trên, nghiên cứu của Like
Nuraini (2013) đã đưa ra kết luận rằng q trình học nói tiếng Anh chịu sự tác động
từ động lực và trạng thái tâm lý của người học. Chính vì vậy, học nói tiếng Anh khơng
phải là một việc dễ dàng cho học sinh nói chung, và sinh viên năm nhất nói riêng.
Muốn nói tiếng Anh tốt, họ cần nỗ lực học tập, tích cực trau dồi về từ vựng, phát
âm, ngữ pháp và tinh thần chủ động của mình.

13



CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN
TRONG Q TRÌNH HỌC KỸ NĂNG NĨI CỦA SVN1
TRƯỜNG ĐHNN, ĐHQGHN
Ở chương này, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu phương pháp, cơng cụ, mẫu
khách thể và quy trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn; từ đó đánh giá thực trạng về
hiệu quả nghiên cứu mơn học cũng như những khó khăn của SVN1 khoa SPTA trong
quá trình học tập kỹ năng nói.
10.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
10.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thu thập thơng tin để xác định những khó khăn trong việc học nói tiếng
Anh, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra, sử dụng phiếu điều tra. Với
thiết kế câu trả lời dựa trên 5 mức độ, dữ liệu được thu thập có dạng định lượng.
10.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Điều tra được tiến hành trên 101 sinh viên là sinh viên năm 1 hiện đang học tập tại
Khoa Sư phạm Tiếng Anh của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Trong đó, tỉ lệ
sinh viên giới tính nam và sinh viên giới tính nữ là ngẫu nhiên.
10.3.3. Công cụ thu thập dữ liệu thực tiễn
Phiếu điều tra được sử dụng làm công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu
này. Tất cả các nội dung trên phiếu điều tra được viết bằng tiếng Việt. Nội dung
phiếu điều tra gồm 2 phần chính: thơng tin cá nhân của người trả lời, và các câu hỏi
khảo sát liên quan trực tiếp tới nội dung của nghiên cứu này. Phần câu hỏi khảo sát
(phụ lục A) bao gồm 21 câu hỏi liên quan tới những khó khăn mà người trả lời có
thể gặp phải trong q trình học nói tiếng Anh. Các câu hỏi được thiết kế theo 4
nhóm khó khăn: về mặt ngôn ngữ của sinh viên, về mặt tâm lý của sinh viên, về mơi
trường học nói và về phương pháp giảng dạy của giảng viên; dựa theo mơ hình

14



nghiên cứu đề xuất và thang đo Likert được xây dựng 5 mức, từ 1 – Rất không đồng
ý đến 5 – Rất đồng ý.
10.3.4. Các bước tiến hành
Sau khi thiết kế phiếu điều tra, bảng hỏi được chuyển trang thiết kế bằng
Google Form. Sau khi hoàn thành việc thiết kế lại bảng hỏi qua Google Form, nhóm
nghiên cứu gửi tới các sinh viên đường link làm khảo sát qua email, mạng xã hội
Facebook và các phương tiện liên lạc trực tuyến khác. Sau khi người trả lời hoàn
thành các câu hỏi và gửi các câu trả lời của mình, nhóm nghiên cứu tiến hành liên
kết Google Form với Google Trang tính để thống kê các kết quả thu được ở dạng
bảng và dưới dạng file excel.
10.4. Kết luận nghiên cứu
10.4.1. Về mặt ngơn ngữ
Như đã đề cập trước đó, cơng trình nghiên cứu của tác giả Syakur năm 2010
đã xác định có ít nhất bốn thành phần của kỹ năng nói, đó là phát âm, ngữ pháp, sự
lưu lốt và từ vựng. Chính vì vậy, tính hiệu quả của kỹ năng nói của sinh viên năm 1
sẽ bị ảnh hưởng khi người nói gặp những vấn đề hạn chế về bất cứ thành phần nào
trong nhóm yếu tố về mặt ngôn ngữ. Điều này cũng đã được chứng minh bởi Phạm
(2021) khi nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên những khó khăn thường gặp trong
q trình thực hành kỹ năng Nói của sinh viên đến từ các vấn đề về ngôn ngữ học
như sự thiếu hụt về ngữ pháp, từ vựng, các phương tiện liên kết câu, hay sự sai hoặc
nhầm lẫn về phát âm.
Dữ liệu trong Bảng 1 cũng đã cho thấy liên quan tới kiến thức và khả năng
ngôn ngữ đã phần gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với q trình học nói tiếng Anh
của những sinh viên đã tham gia nghiên cứu này. Trong đó nổi bật là hai yếu tố về
việc gặp khó khăn khi ghi nhớ và phát âm chính xác các từ vựng mà người nói muốn
sử dụng; và hạn chế về mức độ chính xác khi sử dụng ngữ pháp để truyền tải thông
tin với tỷ lệ khảo sát lần lượt là 34.7% và 35.6%. Điều này cũng từng được chứng
minh qua các nghiên cứu của Võ (2018). Kết quả của nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng,
15



chỉ có khoảng 3% sinh viên tham gia nghiên cứu khơng gặp khó khăn trong việc phát
âm chính xác những từ vựng cần sử dụng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đã thu được giá trị bằng 0 cho câu hỏi về ngữ pháp;
cũng chính là, tồn bộ khách thể trong nghiên cứu này đề gặp khó khăn về mặt ngữ
pháp khi học kỹ năng nói tiếng Anh. Giá trị trung bình của biến nằm ở mức Mean >
3.7, với độ lệch chuẩn SD ~ 0.98 đã cho thấy mức độ đồng ý của những người tham
gia khảo sát với các khó khăn liên quan đến q trình học kỹ năng nói tiếng Anh.
Bảng 1: Những khó khăn liên quan tới yếu tố ngôn ngữ (=101)

10.4.2. Về mặt tâm lý của sinh viên
Qua việc tìm hiểu các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây về sự ảnh
hưởng của yếu tố tâm lý tới nói tiếng Anh và lý thuyết về phương pháp dạy kỹ năng
Nói tiếng Anh, những yếu tố tâm lý mà người học thường phải đối mặt có thể được
chỉ ra là sự tự tin, sự lo âu, lo lắng, trong q trình thực hành kỹ năng nói tiếng Anh.
Trong khi đó, nhận thức được vấn đề này đóng vai trị rất lớn với chính bản thân
sinh viên và giảng viên trong quá trình dạy – học kĩ năng nói.
Từ kết quả khảo sát mà nhóm nghiên cứu thu được, phần lớn sinh viên lo
lắng về việc người nghe khơng thể nắm bắt được thơng tin mà họ nói, cũng như lo

16


lắng rằng sẽ bị chê cười bởi những người xung quanh với tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý
cho 2 yếu tố lần lượt là 64,4 và 60,4. Kết quả khảo sát trong nghiên cứu này cũng
tương đồng với với nghiên cứu trước đó của tác giả Ngơ Phương Thùy. Theo Lai-Mei
và Ahmadi (2017), với tới tâm lý lo lắng, sinh viên có xu hướng càng hạn chế luyện
tập nói với những bạn học nói tốt hơn, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực trong hiệu quả
của quá trình học kỹ năng nói.
Bảng 2: Những khó khăn liên quan tới yếu tố tâm lý (n=101)


Giá trị trung bình của tất cả các biến ở mức Mean ≥ 3 và SD ~ 1,1 đã cho thấy
rằng các sinh viên tham gia khảo sát trong nghiên cứu đều đồng ý rằng những khó
khăn trong q trình nói tiếng Anh chịu sự tác động của yếu tố tâm lý. Kết quả mà
nhóm nghiên cứu thu được trong nghiên cứu này cũng thể hiện sự đồng quan điểm
với các nghiên cứu của Võ (2018) và nhóm tác giả và nghiên cứu của Ngơ Phương
Thùy.
10.4.3. Về mơi trường học nói
Theo Agarwal, Shruti và Krishan, Ram, môi trường là yếu tố quan trọng và
tiềm năng ảnh hưởng đến việc phát triển ngơn ngữ tiếng Anh. Nó bao gồm cả môi
trường trong lớp học và môi trường ngồi lớp học. Do vậy, mơi trường học tập được
cho là một trong những yếu tố gây ra những khó khăn trong q trình học nói tiếng
17


Anh của sinh viên. Kết quả thống kê hiển thị trong bảng 3 cho thấy khoảng 65% sinh
viên đồng ý và rất đồng ý rằng họ khơng có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại
khoá do nhà trường tổ chức để thực hành luyện tập kỹ năng nói tiếng Anh. Kết quả
khảo sát này cũng đưa ra số liệu tương đương 64,4 % sinh viên chỉ ra rằng giờ học
nói tiếng Anh ở trường cấp 3 được thay thế bởi những kỹ năng khác như luyện viết,
học từ vựng, học ngữ pháp. Ngoài ra 52,5 % sinh viên tham gia khảo sát cho rằng
chương trình học tại trường cấp 3 khơng chú trọng vào học kỹ năng nói.
Bảng 3: Những khó khăn liên quan tới mơi trường học nói (n=101)

Giá trị trung bình của biến nằm ở khoảng Mean ≥ 3 và SD ~ 1.1 đã thể hiện
mức độ đồng ý của sinh viên với khó khăn trong việc học kỹ năng nói liên quan đến
mơi trường. Điều này cũng được nhận định trong cơng trình nghiên cứu của tác giả
AbdulRahman Al Asmari thực hiện vào năm 2015.
10.4.3. Về phương pháp giảng dạy của giáo viên
Dựa trên cơng trình nghiên cứu về phương pháp để dạy học kỹ năng nói tiếng

Anh của tác giả Alghaberi, Jameel được thực hiện vào năm 2019, tác giả đã chỉ ra
rằng phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động lớn đến việc học sinh đạt
được mục tiêu mong muốn trong khi học kỹ năng nói. Bằng việc áp dụng những đa
18


dạng các kĩ thuật, hoạt động và có sự tương tác trong lớp lớp học sẽ khuyến khích,
thúc đẩy học sinh trong q trình học hơn. Kết quả mà nhóm nghiên cứu thực hiện
khảo sát cho thấy, 53,4 % sinh viên tham gia khảo sát cho rằng thời gian học kỹ năng
nói tiếng Anh trên lớp cịn ít và 45,5 % sinh viên đưa ra ý kiến rằng họ không có
nhiều cơ hội được giao tiếp bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên đồng ý và
rất đồng ý trong các tiết học kỹ năng nói, thầy cơ sử dụng hồn tồn tiếng Anh nên
sinh viên khơng hiểu được hết bài và các giờ học nói cịn nhàm chán tương ứng là
49,5 % và 43,6 %.
Bảng 4: Những khó khăn liên quan tới phương pháp giảng dạy của giảng viên
(n=101)

kết quả khảo sát của nghiên cứu này với giá trị trung bình Mean ≥ 3 và SD ~ 1 đã
cho thấy phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng là một trong những yếu tố gây
ra khó khăn trong việc học kỹ năng nói của sinh viên.

19


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN
TRONG QUÁ TRÌNH HỌC KỸ NĂNG NĨI
Ở chương này, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất biện pháp giải quyết về phía giảng
viên và sinh viên nhằm giảm thiểu những khó khăn nêu trên, nâng cao hiệu quả học
tập kỹ năng nói của SVN1 của khoa SPTA, ĐHNN, ĐHQGHN.
10.5. Về phía sinh viên

10.5.1. Về mặt ngơn ngữ
10.5.1.1. Sử dụng trị chơi ngơn ngữ
Mục đích của trị chơi ngơn ngữ là nó có thể là một kỹ thuật dạy học rất hữu
ích cho việc học tập hiệu quả và vui vẻ (McCabe, 1992). Các trị chơi cũng được cho
là có thể mang lại tác động tích cực đến hứng thú và động lực học tiếng Anh của
sinh viên cũng như tăng khả năng nói của họ.
Theo Steinberg (như trích dẫn trong Arifin 2003) đã nhấn mạnh rằng trò chơi
là phương pháp khả thi để đạt được nhiều mục tiêu giáo dục như củng cố, đánh giá
phần thưởng, thư giãn, ức chế, giảm thiểu, chú ý, duy trì và động lực.
10.5.1.2. Lồng ghép hoạt động kể chuyện
Hoạt động kể chuyện có thể là một hoạt động thú vị cho cả người kể và người
nghe và nên được tham gia ở tất cả các cấp lớp (McCabe, 1992). Giảng viên nên làm
mẫu kể chuyện trước khi mong sinh viên kể chuyện. Đồng thời, sinh viên cũng nên
có cơ hội lắng nghe và học theo cách diễn đạt của những người bản xứ và những
người kể chuyện khác, những người có thể mang lại cảm giác thích thú và đóng vai
trị là hình mẫu cho trải nghiệm kể chuyện của chính họ.
Kể chuyện có thể là một cách bồi dưỡng để nhắc nhở sinh viên rằng lời nói
của chúng có sức mạnh, rằng lắng nghe là quan trọng và giao tiếp rõ ràng giữa mọi
người là một nghệ thuật.
10.5.2. Về mặt tâm lý
20


×