Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
MỞ ĐẦU
Cymbidium, loài hoa được mệnh danh là, "Nữ hoàng của các loài hoa"và
được người dân Đà Lạt gọi là"Địa Lan"khơng những có giá trị khoa học lẫn
giá trị mỹ thuật mà chúng vừa có giá trị kinh tế. Nói về giá trị kinh tế, trước
kia, ni trồng và phát triển hoa lan nói chung và Địa Lan nói riêng cịn hạn
chế chỉ vì số lượnglan q ít không đủ để đặt ra vấn đề kinh doanh mà chủ yếu
là để thưởng ngoạn. Hiện nay, nhờ sự quan tâm đúng mức của nhà nước và các
tổ chức kinh tế cùng với việc nhanh chóng áp dụng các công nghệ mới, nên
trong gần 15 năm qua nghề trồng hoa lan nói chung và Địa Lan nói riêng đã
phát triển mạnh mẽ và đã tiến tới việc xuất khẩu nhờ đó mà đã mang lại cho
chúng ta một nguồn lợi lớn và ổn định.
Khí hậu Việt Nam theo đánh giá chung của các nhà chuyên môn là cơ bản
đã phù hợp với các yêu cầu sinh thái và sinh lý của Cymbidium, nhờ đó mà
chúng ta có thể ni trồng lan trong điều kiện gần như tự nhiên. Điều này thực
sự có lợi cho chúng ta, bởi vì khơng những lan Cymbidium phát triển ổn định,
cho năng suất cao, màu sắc khá phong phú mà chúng ta đã thay thế được phần
lớn hệ thống nhà kính rất tốn kém (như phải trang bị hệ thống sười, quạt thơng
gió ánh sáng, nhà che…) mà viểc trồng lan ở các nước ôn đới cần đến.
Bên cạnh đó, việc phát triển nghề ni trồng hoa lan nói chung và lan
Cymbidium nói riêng còn mở ra hướng giải quyết vấn đề bức xúc cho xã hội
hiện nay, đó là việc làm. Hơn nữa, các yếu tố về đất đai, nhân lực và vật tư ở
Việt Nam so ra vẫn còn rẻ so với các nước khác.Tuy nhiên để tiếp tục phát
triển ổn định nghề nuôi trồng lan Cymbidium, từng bước tham gia vào thị
trường xuất khẩu và phát huy được thế mạnh của điều kiện tự nhiên cũng như
khả năng lao động kỹ thuật của nhân dân địa phương, thì chúng ta cần phải có
các phương pháp quản lí và chính sách đầu tư thích hợp.
Theo như nhu cầu xã hội thì nghề ni trồng lan Cymbidium là nghề kinh
tế cao, hồn tồn phát triển được ở Việt Nam, nhưng muốn thực hiện có kết
quả chúng địi hỏi nhà đầu tư phải hy sinh vì thời gian sinh lợi lâu, phải nắm
bắt được các kỹ thuật nuôi trồng hoa lan Cymbidium và đây là một nghề địi
Svth: Dương Trường Giang
1
Gvhd: Lê Văn Hồng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
hỏi kỹ thuật cao, cần hoàn chỉnh và thay đổi mỗi năm cho phù hợp với thị
trường bên ngoài.
với mong muốn khi ra trường, là một kỹ sư công nghệ sinh học, dựa trên
vốn hiểu biết của mình, để có thể đóng góp một phần nhỏ bé công sức vào sự
nghiệp phát triển nghề nuôi trồng hoa la nói chung và lan Cymbidium nói
riêng bằng một đề tài " Thiết kế trung tâm sản xuất và nhân giống cây địa lan
Cymbidium năng suất 220000cành/năm và 1000000cây giống/năm".
Svth: Dương Trường Giang
2
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Chương Ι: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
Hiện nay cây địa lan rất có triển vọng trên thị trường thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng. T uy nhiên cây địa lan sản xuất ra không đáp ứng kịp
với nhu cầu thực tế. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang tăng với cây
địa lan Cymbidium đồng thời tậndụng những thuận lợi sẳn có của khi hậu Việt
Nam thì việc xây dựng trung tâm sản xuất và nhân giống cây địa lan
Cymbidium là cần thiết.
Việc xây dựng trung tâm có đặc thù và địi hỏi riêng khơng giống những
trung tâm thơng thường khác. Vì vậy việc chọn địa điểm xây dựng trung tâm
cũng có những đặc điểm khác, đây là một việc hết sức quan trọng.Qua những
hiểu và thực tế địa lí, kinh tế, xã hội từng vùng, tôi quyết định chọn địa điểm
xây dựng trung tâm tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
1.1 Đặc điểm tự nhiên
Đà Lạt là một thành phố nằm ở miền đơng nam bộ, là trung tâm chính trị,
kinh tế, xã hội văn hoá của tỉnh Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên là 391,1km 2,
được bao bọc bởi huyện Lạc Dương về phía bắc, huyện Lâm Hà về phía tây,
huyện Đơn Dương về phía đơng và huyện Đức trọng về phía tây nam. Đà Lạt
có khi khí hậu ơn hồ và mát mẽ quanh năm.Nhiệt độ trung bình hằng năm
là180C và độ ẩm tương đối là 40-80%.
Địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm
các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoai thoải, có độ cao 25-100m, lượn sóng nhấp
nhơ, độ phân cắt yếu.
Bậc địa hình cao là các dãy núi cao hơn 1700m đột ngột đổ xuống cao
nguyên bên duới có độ cao từ 700-900m.
Các loại đất ở Đà Lạt ở hai nhóm chính: nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố
ở độ cao 1000-1500m và nhóm mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao 1000 –
2000m. Các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện
tích khơng đáng kể.
Với những đặc điểm tự nhiên như trên, Đà Lạt thực sự là địa điểm thuận
lợi cho việc xây dựng trung tâm nhân giống cây địa lan Cymbidium.
Svth: Dương Trường Giang
3
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Trung tâm được xây dựng cách trung tâm thành phố 10km về phía tây
nam, hướng gió chủ đạo là hướng đông nam.
1.2 Nguồn cung cấp nguyên liệu
Ban đầu mua giống từ các cơ sở cung ứng giống thực đã được bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn công nhận.
Giống tái sản xuất hằng năm được lấy trực tiếp từ vườn giống của trung
tâm.
1.3 Sự hợp tác hoá và liên hiệp hoá
Vấn đề hợp tác hoá và liên hiệp hố có ý nghĩa rất quan trọng trong q
trình hoạt động cũng như phát triển của trung tâm này. Trong sự hợp tác này thì
những vấn đề cơ sở hạ tầng được đặt vai trị hàng đầu, đó là việc sử dụng cơng
trình cơng cộng như điện, nước, giao thơng vận tải. chúng sẽ giảm đi một phần
chi phí của trung tâm do đó sẽ rút ngắn được thời gian hoàn vốn.
Về việc tiêu thụ sản phẩm, chúng ta liên kết với các cơ sở mua bán hoa
hoặc tự chúng ta sẽ phân phối và bán theo tính tốn của chúng ta.
1.4 Nguồn cung cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho trung tâm chủ yếu là mạng lưới điện Quốc Gia
tại địa phương và trung tâm sẽ có trạm biến áp riêng. Ngồi ra, để trung tâm
vẫn có thể hoạt đơng khi mạng điện địa phương có sự cố thì trung tâm có máy
phát điện dự phịng đủ cơng suất.
1.5 Giao thông vận tải
Trung tâm được xây dựng gần trung tâm thành phố Đà Lạt, giáp với
huyện Đức Trọng về phía tây nam nên rất thuận tiện cho viểc trao đổi sản xuất,
vận chuyển nguyên liệu từ các nơi khác đến.
Ngồi ra, trung tâm cịn thành lập một đội xe riêng nên phương tiện vận
chuyển trong trung tâm được đảm bảo liên tục đến các tỉnh, thành phố lân cận
như các vùng lân cận với trung tâm.
1.6 Nguồn nhân lực
Do đặc thù là trung tâm nhân giống, không những đội ngũ cán bộ kỹ thuật
cần có trình độ chun mơn cao mà hàng ngũ công nhân kỹ thuật cũng cần có
Svth: Dương Trường Giang
4
Gvhd: Lê Văn Hồng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
tay nghề cao. Nguồn nhân lực này sẽ được tuyển dụng từ khắp nơi bất kỳ người
nào có khả năng và muốn làm việc cho trung tâm.
1.7 Cung cấp nước và xữ lý nước
Trung tâm sử dụng hệ thống của nước máy của thành phố và nước giếng.
Nguồn nước máy thì dùng cho phịng mơ, cịn nguồn nước giếng thì một phần
dùng cho vườn ươm và trồng cây. Để đề phòng việc mất nước, cần xây dựng
tháp nước hoặc bể nước ngầm để dự trữ nước.Tuy nhiên do đặc thù của công
nghệ sản xuất nên những loại nước dùng cho sản xuất cần được xữ lí trước khi
sản xuất.
Nước thải của trung tâm bao gồm cả nước thải sinh hoạt, nước thải do sản
xuất (nuôi cấy mô, chăm sóc vườn cây, vệ sinh dụng cụ và thiết bị…) những
loại nước thải này chứa nhiều vi sinh vật, các hợp chất gây lên men thối. Vì vậy
cần xữ lí trước khi đưa ra ngồi.
Trung tâm xây dựng hệ thống thoát nước được nối với hệ thống thoát
nước của địa phương.
Tóm lại, với những điều kiện trên đây thì việc chọn thành phố Đà Lạt
thuộc tỉnh Lâm Đồng là địa điểm xây dựng trung tâm nhân giống cây địa lan
Cymbidium là hợp lý.
Svth: Dương Trường Giang
5
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
CHƯƠNG2: GIỚI THIỆU VỀ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ
CÂY ĐỊA LAN CYMBIDIUM
2.1 Giới thiệu về nuôi cấy mô và tế bào thực vật
Thuật ngữ "nuôi cấy mô, tế bào thực vật" được dùng một cách rộng rãi
nói về việc ni cấy tất cả các phần tách rời khác nhau của thực vật ( tế bào
đơn, mô, cơ quan) trong điều kiện vô trùng in vitro.
Kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào và cơ quan thực vật hiện nay đã được phát
triển vững chắc với nhiều phương pháp khác nhau, như nhân giống cây đơn bội
từ ni cấy nỗn và túi phấn, đa dạng hố các kiểu di truyền bằng cách tạo đột
biến và nhân dịng soma, tạo ra các mơ sẹo cơ lập và nuôi cấy tế bào.
Hiên nay, người ta sử dụng các thuật ngữ khác nhau chuyên biệt để phân
biệt các kiểu nuôi cấy khác nhau, như: cấy cây, cấy phôi, cấy cơ quan,cấy mô
hoặc mô sẹo, cấy tế bào và huyền phù tế bào, cấy tế bào trần, cấy túi phấn.
2.1.1 Lịch sử phát triển mô tế bào
Harberlandt (1902) là người đầu tiên đề xuất phương pháp nuôi cấy mô và
tế bào thực vật để chứng minh tính tồn thế của tế bào. Theo ông, mỗi tế bào
của bất kỳ sinh vật nào đều mang tồn bộ thơng tin di truyền cần thiết và đủ
của cả sinh vật đó, vì vậy khi gặp điều kiện thích hợp mỗi tế bào đều có khả
năng phát sinh thành cơ thể hồn chỉnh. Ơng đã làm thí nghiệm với tế bào khỉ
khổng và đã thất bại. Thất bại này đã làm các nhà khoa học mất hết hi vọng về
xây dựng phương pháp nuôi cấy mơ tế bào trong một thời gian dài.
Năm 1904÷1907 Garrison đã thực hiện tư tưởng của Harberlandt. Ơng đã
ni được tế bào thần kinh của ếch trong huyết tương. Như vậy về nguyên tắc
đã chứng minh khả năng nuôi cấy tế bào nhân tạo ở tế bào động vật. Ngay sau
đó, việc thiết lập các hệ thống ni cấy tế bào động vật được hoàn thiện dần
trên cơ sở nuôi cấy tế bào trong huyết tương, máu và dịch phôi. Trên cơ sở
thành công của nuôi cấy mô tế bào động vật, các nhà nuôi cấy mô tế bào thực
vật cũng nuôi tế bào trên môi trường dinh dưỡng tự nhiên chiết từ thực vật
nhưng không thành công. Sau đó là một thời gian dài các nhà nghiên cứu tập
trung vào nghiên cứu môi trường tự nhiên và tổng hợp. Năm 1922, Robbins và
Kotte đã thành công trong nuôi cấy đầu rễ trong 12 ngày. Từ đó đầu rễ được sử
Svth: Dương Trường Giang
6
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
dụng để ni cấy vào hồn thiện môi trường nuôi cấy. Trong thời gian này
White và Gautheret đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu các mơi trường
ni cấy. Nhiều mơi trường đến nay vẫn cịn được sử dụng.
Từ 1931 phương pháp nuôi cấy mô tế bào mới coi như chính thức bắt đầu
bằng cơng trình nghiên cứu của White với việc nuôi cấy đầu rễ cà chua và ông
là người đầu tiên chỉ ra rằng mô phân sinh có thể sinh trưởng trong thời gian
dài nếu được cấy lên môi trường mới. Trong cùng thời gian Gautheret đã thành
công trong nuôi cấy mô tượng tầng và tìm được mơi trường thích hợp. Sau đó
Miller và Skoog trong khi nuôi cấy lõi cây thuốc lá đã xác định được vai trị
của kinetin trong kích thích phát triển của mơ.
Những thí nghiệm về mơi trường dinh dưỡng đã chỉ ra rằng mơi trường
dinh dưỡng, tính chất vật lý, hoá học là những điều kiện quan trọng quyết định
thành công trong nuôi cấy mô, cơ quan và tế bào. Những thành phần bắt buộc
của mơi trường gồm chất khống từ các muối khác nhau của các nguyên tố đa
lượng và vi lượng, thành phần hydratcacbon trong đường và các chất diều hoà
sinh trưởng.
Cũng từ những năm 30 của thế kỷ trước nuôi cấy mô tế bào đã phát triển
thành một số hướng như nuôi cấy phôi, nuôi cấy mô và cơ quan tách rời.
Từ những năm 1960 trở lại đây, ngồi các hướng trên ni cấy bao phấn
và hạt phấn, nuôi cấy tế bào đơn và tế bào trần (protoplast) được phát triển
mạnh.
Từ nhưng năm 1970 trở lại đây, các kỹ thuật lai xoma bằng dung hợp tế
bào trần và các kỹ thuật chuyển gen được phát triển và thu được những thành
tựu đáng kể.
2.1.2. Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật
2.1.2.1 Về mặt lý luận sinh học cơ bản
Mở ra khả năng to lớn cho việc tìm hiểu sâu sắc về bản chất sự sống.
Có thể tự rút ra quy luật về mối tương quan giữa các bộ phận trong cây.
Tìm ra quy luật phất triển của cá thể một cách cụ thể và chính xác.
Tìm ra các cơ chế miễn dịch thực vật.
2.1.2.2 Về thực tiển sản xuất
Svth: Dương Trường Giang
7
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Phục tráng và nhân nhanh các giống cây trồng quý, có giá trị kinh tế cao.
Có triển vọng phát triển rộng rãi trong công nghệ sinh học.
Sản xuất đại trà có kiểm sốt trong toạ giống và nhân giống cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp với các lợi ích, như: kiểm sốt
được dịch bệnh và chất lượng giống, kiểm soát và cơ giới hoá tồn bộ kỹ
thuật từ khâu ni trồng đến khâu thu hoạch cây trồng.
2.1.3 Các kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật
2.1.3.1 Ni cấy phơ
Cơng trình ni cấy phôi đầu tiên là của charles bonnet ở thế kỹ XVIII.
Ơng tách phơi phascolus fagopyrum và trồng trong đất và nhận được cây như
là cây lùn. Năm1992, Knudson đã nuôi cấy thành công phôi cây lan trong
môi trường chứa đường và khám phá ra một điều là nếu thiếu đường thì phơi
khơng thể phát triển thành protocom.
Raghavan (1976- 1980) đã công bố rằng phôi phát triển qua hai giai
đoạn dị dưỡng và tự dưỡng. Ở giai đoạn dị dưỡng (tiền phơi) cần có các chất
điều hồ sinh trưởng để phát triển, cịn trong giai đoạn tự dưỡng thì khơng
cần.
Trong thành phần mơi trường ni cấy phơi, ngồi nguồn cacbon là
đường cịn có các chất kích thích sinh trưởng như GA3, auxin, cytokynie.
Các yếu tố ngợi cảnh như nhiệt độ, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự
phát triển của phôi nuôi cấy in vitro. Thường phôi nuôi cấy cần nhiệt độ
và ánh sáng thấp hơn phôi phát triển tự nhiên.
2.1.3.2 Nuôi cấy mô và cơ quan tách rời
Wetmone (1946) nuôi cấy đỉnh chồi cây nho dại, cùng với một số tác giả
khác, ông đã chứng minh các bộ phận của cây đều có thể ni cấy khi gặp
điều kiện thuận lợi. Lon và Ball (1946) với thí nghiêm ni cấy đỉnh chồi
măng đã cho thấy khi nuôi cấy các bộ phận của cây như lá, thân, hoa thì khả
năng tạo mơ sẹo nhiều hơn.Nhu cầu khi nuôi cây mô và các cơ quan tách rời
luôn bao gồm một số yêu cầu chung như đường, các muối của các nguyên tố
đa lượng (N, P, K,Ca) và vi lượng (Mg, Fe, Co, Zn…), vitamin (B 1, B6, B3…)
và các chất điều hoà sinh trưởng. Muốn duy trì sinh trưởng và phát triển của
Svth: Dương Trường Giang
8
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
cơ quan nuôi cấy cần thường xuyên cấy chuyền cơ quan nuôi cấy qua môi
trường mới.
2.1.3.3 Nuôi cấy mô phân sinh
Mô phân sinh thường là các mô đỉnh chồi và cành có kích thước 0,1mm
-1cm. Chúng được tách từ các mầm non, các chồi mới hình thành hoặc các
càch non.
Đối với nuôi cây mô phân sinh, sự cân bằng sự cân bằng giữa các chất điều
hoà sinh trưởng là rất quan trọng. muốn kích thích tạo chồi thì bổ sung
cytokinine hoặc tổ hợp cytokinine và auxin như NAA, IAA…
Nuôi cấy mô phân sinh được sử dụng để tạo cây sạch virut, nhân giống in
vitro, nghiên cứu quá trình hình thành cơ quan, tạo cây đa bội qua xữ lý
colchicin…
2.1.3.4 Nuôi cấy bao phấn
Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn đã phát triển và hồn thiện nhờ cơng trình
nghiên cứu của Bourgin và Nitsh (1967) trên cây thuốc lá, Nizeki và Oono
(1968) trên cây lúa. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy hạt phấn
ni cấy có thể phát triển thành cây đơn bội hoàn chỉnh trong điều kiện in
vitro bằng con đường tạo phôi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tạo mô sẹo
và tạo cơ quan.
2.1.3.5 Ni cấy tế bào đơn
Ngồi khả năng ni cấy tế bào đơn và mô thực vật, tế bào thực vật có thể
được tách và ni riêng rẽ trong mơi trường phù hợp. Những cơng trình ni
cấy tế bào đơn được tiến hành từ những năm 50 của thế kỹ XX.
Tế bào đơn có thể nhận được bằng con đường nghiền mô, hoặc xữ lý
enzym.Mỗi loại cây, mỗi loại tế bào khác nhau địi hỏi những kỹ thuật ni
cấy khác nhau.
Nuôi cấy tế bào đơn được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc tế bào, nghiên
cứu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau lên các quá trình sinh trưởng,
phát triển và phân hố tế bào. Ni cấy tế bào đơn cịn được sử dụng trong
chọn dịng tế bào.
2.1.3.6 Ni cấy tế bào trần
Svth: Dương Trường Giang
9
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Nuôi cấy tế bào trần (protoplast) được phát triển nhờ cơng trình cooking
(1960). Ơng là người đầu tiên dùng enzym để thuỷ phân thành tế bào và tách
được protoplast từ tế bào rễ cây cà chua. Trong điều kiện ni cấy phù hợp
prơtoplast có thể tái sinh thành tế bào mới phân chia và tái sinh cây hoàn
chỉnh.
Protoplast là đối tượng lý tưởng trong nghiên cứu biến đổi di truyền ở
thực vật. Phương pháp dung hợp protoplast dùng để tạo ra cây lai soma,
chuyển các bào quan và chuyển gen.
2.2 Giới thiệu về phịng ni cấy mơ
2.2.1 Sơ đồ tổng quan một phịng ni cấy mơ hồn chỉnh
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan một phịng thí nghiêm ni cây mơ
1
2
3
4
5
6
1-
10
9
rữa và phong sản xuất nước cất.
8
7
Phịng
6-Phịng ảnh
2- Phịng sấy hấp kho thuỷ tinh sạch.
7-Phịng kính hiển vi.
3-Phịng chuẩn bị mơi trường.
8-Phịng ni.
4-Phịng chuẩn bị mẩu.
9-Phịng ni.
5-Phịng cấy vơ trùng.
10-Phịng sinh hố.
Ngồi ra cịn có hệ thống nhà kính, nhà lưới, vườn ươm để trồng cây lấy
nguyên liệu ni cấy và trồng cây tái sinh trong q trình nhân giống in vitro.
2.2.2 Các nhân tố bảo đảm thành cơng trong ni cấy mơ và tế bào thực
vật
Có ba nhân tố chính:
Bảo đảm điều kiện vơ trùng
Chọn đúng mơi trường và chuẩn bị môi trường đúng cách
Chọn mô cấy xữ lý mô cấy trước và sau khi cấy
2.3 Giới thiệu về lan Cymbidium
Cymbidium được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loài hoa lan” là một
chi quan trọng của loài lan.
Svth: Dương Trường Giang
10
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
2.3.1 Cấu tạo hoa lan
Gồm có đài hoa, cánh hoa, và các cơ quan sinh sản, nhuỵ hoa, bao phấn,
thay đổi tuỳ giống lồi, đài hoa có ba cái giống cánh hoa.
2.3.1.1 Cơ quan sinh sản
Là dấu hiệu đặc trưng của họ lan, là nền tảng của sự phân loại họ lan.
Nhuỵ và phấn hoa dính với nhau thành một cột (gymostem). Ở đầu ngoài bao
phấn là phần tử đực, bên trong có các túi phấn hoa treo lơ lững, ở phần dưới
là nhụy hoa.
2.3.1.2 Sự thụ phấn
Hoa lan thụ phấn được nhờ cồn trùng, gió,hoặc nhờ các động tác của con
người… Trong thiên nhiên các hạt lan nảy mầm vào mùa mưa, nhờ vào nấm
Rhizoctonia kí sinh trong hạt lan.
a.Các kiểu thụ phấn
Tự thụ phấn: là cách thụ phấn cho một hoa bằng hạt phấn của chính nó,
hay của một hoa khác trên cùng một cành, một cây, hoặc trong cùng một
dòng đã được nhân giống vơ tính. Xa hơn nữa, là bằng hạt phấn của một loài
khác trong cùng một chi và đặc biệt là của cùng một chi khác trong họ lan.
Giao phấn: nếu khối phấn được đặt trên đầu nhuỵ của một cây lan khác.
Bao gồm hai kiểu:
Thụ phấn chéo: giao phấn trên hai cây lan trên cùng một loài.
Lai: Đem khối phấn của một loài đem thụ phấn với một loài lan khác sẽ
cho cây lan lai.
b.Kỹ thuật thụ phấn
Sau khi lan nở hoa từ 3- 4 ngày, dùng một que gỗ gọt nhọn, cậy bỏ nắp
cột nhụy, để khối phấn bám vào đầu chiếc que. Sau đó đưa tồn bộ khối phấn
đặt trên đầu nhụy ở ngay phía dưới phần của hốc phấn của cây mẹ. Nếu không
thể thụ phấn ngay được, dùng một tờ giấy sạch gói lại, cất giữ trong tủ lạnh
trong 24 giờ.
Trước khi thụ phấn một cây lan nào đó, chúng ta cân đánh dấu sẵn và lấy
bỏ khối phấn của cây mẹ đi, để tránh hoa bị héo khi côn trùng đến thăm viếng.
c. Dấu hiệu nhận biết sự thụ phấn hoa lan đã thành công
Svth: Dương Trường Giang
11
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Nếu sự thụ phấn thành công, chỉ sau 2-3 ngày thậm chí 24giờ đài hoa và
cánh hoa sẽ héo rũ đi nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng có khi
sự thụ phấn có kết quả lúc đầu kéo dài 5-7 ngày, nghĩa là sự thụ tinh hoạt
động, quả lan tượng lớn bằng đầu đũa có màu xanh và sẽ biến thành màu vàng
và rụng đi sau vài ngày. Nếu trường hợp này xảy ra thì chúng ta cần tiến hành
thụ phấn lại.
Sau khi thụ phấn, bầu hoa lớn lên rất nhanh, trong 3-7 ngày đầu cần tránh
tưới nước trực tiếp vào hoa đã thụ phấn mà chỉ tưới vào gốc mà thôi. Tiến
hành cắt bỏ các cánh hoa và đài hoa cịn sót ở dưới đuôi quả lan để tránh sự
thối phần dưới của quả. Đôi khi người ta tăng thêm lượng P và K để quả chắc
và ít bị rụng sớm.
d. Thời điểm thụ phấn
Khi thụ phấn tránh để nước mưa rơi xuống, và cung cấp đầy đủ ánh sáng.
Vào mùa mưa độ ẩm cao, thiếu ánh sáng nếu thụ phấn, quả dễ bị thối.
e. Thời điểm ni cấy lan trong phịng ni cấy
Một quả lan khi chuyển dần từ xanh sang hơi vàng, thì chúng ta có thể cắt
rời khỏi cây đem ni cấy trong phịng thí nghiệm.
2.3.2 Phân loại
Bản mơ tả Cymbidium xưa nhất đã tìm thấy có lẽ mơ tả loài Mặc lan
(Cym. ensifolium) trong sách ghi chép về thực vật chúng của Trung Hoa
khoảng cuối thế kỷ thứ 3 sau công nguyên.
Trong hệ thống phân loại thực vật của thế giới ngày nay, người ta đã xếp
riêng Cymbidium vào một chi, chi này đã được nhà thực vật học người Thụy
Điển Otto Swartz mơ tả năm 1799. Trong khóa phân loại của Lindley Bentham - Brieger năm 1983, chi Cymbidium thuộc tông phụ Cymbidinae,
tông Dendreae, phân họ Orchidoideae.
Theo tài liệu về thực vật ở Đông Dương, từ năm 1932, Henri Lecompte
cho rằng chi này có 120 lồi. Gần đây, năm 1978 Jean Carmard sắp xếp lại và
xác định có khoảng 60 loài. Những nhà phân loại học Việt Nam như Phạm
Hoàng Hộ, Võ Văn Chi... đã giới thiệu ở nước ta có khoảng 12 lồi. Các lồi
thuộc chi Cymbidium phân bố chủ yếu ở châu Á, từ dãy Hy Mã Lạp Sơn
Svth: Dương Trường Giang
12
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
(Hymalaya) đến Nam Trung Quốc (Vân Nam), các nước Đông Dương, Miến
Điện, Thái Lan ... và một vài loài phân bố ở các châu lục khác.
Phần lớn các loài trong chi này sống ở các vùng rừng núi khá cao, khơ và
lạnh, một vài lồi khác chịu được điều kiện nóng ẩm của rừng nhiệt đới.
2.3.2.1 Cymbidium tự nhiên
* Cymbidium aloifolium Swartz (Lan Lô Hội)
* Cymbidium cyperifolium (Thanh Lan)
* Cymbidium Dayanum Reichb.f. (Xích Ngọc)
* Cymbidium Devonianum Paxt (Gấm Ngũ Hồ)
* Cymbidium eburneum Reichb (Bạch Lan)
* Cymbidium ensifolium Swartz. (Mặc Lan)
* Cymbidium erythrostylum Lindl (Bạch Hồng)
* Cymbidium giganteum Wall (Hoàng Lan)
* Cymbidium insigne Rolfe (Hồng Lan)
* Cymbidium lancifolium Hook.f.
* Cymbidium Polanei Gagn (Tử Cán)
* Cymbidium Munronianum King et Plant.
* Các biến chủng khác.
Trong số Cymbidium tự nhiên có tại Đà Lạt - Lâm Đồng ngoài 12 loài đã
biết dưới đây, cịn có nhiều biến chủng khác cũng được ni trồng nhưng
hiện nay chưa có cơ sở để xác định là loài (Species), thứ (Varietas) hay dạng
(Forma). Số lượng biến chủng này rất phong phú, trong đó có những cây có
giá trị thẩm mỹ cao nhưng chưa được chú ý. Một số biến chủng được biết có
thể kể như: Trường kiếm, Đoản kiếm, Đoản kiếm lá nhọn, Bích ngọc, Bạch
lạp, Bạch ngọc, Bạch gấm, Thanh ngọc, Thanh hồng, Hồng ngọc ...
Trong các con lai tự nhiên hiện nay chỉ mới xác định được cây Hồng
Hoàng là con lai tự nhiên giữa Cym. insigne và Cym. giganteum. Các tài liệu
trước đây gọi con lai này là Cym. hybridum. Đến năm 1914, nó được lai để
kiểm tra tại Anh, có tên là Cym. Iowa. Năm 1973 Guillaumin đặt tên là Cym
X Roseoluteum.
Svth: Dương Trường Giang
13
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Màu sắc của cây Hồng Hoàng rất đa dạng. Một số dạng được biết đến
nhiều như Tím Luật, Tím Hùng Vương, Củ Dền, Bạch Hồng Hồng, Hồng
Hồng Đặc Biệt ...
Ngồi ra cịn có những biến chủng khác như Hồng Sapa, Lụa Vàng
Kampuchia, Un Ương, Cơng Chúa ... nhưng hiện nay chưa kiểm tra được
phả hệ.
2.3.2.2 Cymbidium lai
Trên cơ sở các loài Cymbidium hoang dại rải rác khắp thế giới, con người
đã sáng tạo nên những giống lai mà trong thiên nhiên khơng bao giờ có thể
đạt đến. Một phần nhỏ các giống này đã được đưa vào nuôi trồng ở Đà Lạt từ
nhiều vùng khác nhau, ngay sau khi chúng được tạo ra bằng con đường gieo
hạt hay nhân cấy đỉnh sinh trưởng.
2.3.3 Hình thái
Về hình thái bên ngoài, lan Cymbidium là những loài thân thảo, đa niên,
đẻ nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ.
Có lồi rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có lồi rễ
ăn sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới thường
chỉ mọc ở cây con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ.
Thân ngầm của chúng (căn hành) thường ngắn, nối những củ lan với
nhau. Các củ lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị
tách khỏi căn hành cũ, có thể mọc ra đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên
những cây con. Do đó người ta xếp Cymbidium vào nhóm lan đa thân cây
(sympodial).
Củ lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xồi, đường
kính từ 1 cm đến 15 cm, củ thường tươi và được bọc trong các bẹ lá.
Lá thường có hai dạng: dạng vảy đính theo một đoạn căn hành và dạng
thực đính trên giả hành. Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá
có một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn cịn đoạn bẹ ơm lấy giả hành.
Vài lồi khơng có cuống lá.
Tùy theo từng lồi mà phiến lá rất khác nhau, có gân dọc nổi rõ hay chìm
trong thịt lá. Một số lồi ít chịu rợp có phiến lá màu xanh vàng, cịn lại
Svth: Dương Trường Giang
14
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
thường là xanh đậm. Bản lá và độ dày của lá thay đổi tùy theo từng loài: các
lồi sống ở trảng trống có lá hẹp và dày hơn các lồi ưa bóng rợp. Lá có dạng
dải, dạng mũi mác, dạng phiến. Đầu lá nhọn hay chia thành 2 thùy. Kích
thước của bản lá biến động từ 0,5 cm đến 6 cm. Chiều dài lá thay đổi từ 10
cm đến 150 cm.
Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành, trong các nách lá, tách các
bẹ già, đâm ra bên ngồi. Thơng thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần.
Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn
hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc đâm ra 2 phía
hình đi cá, cịn ở chồi hoa các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa.
Chồi hoa và chồi thân phát triển đồng thời
a/ Chồi hoa
b/ Chồi thân
Cọng phát hoa không phân nhánh, dựng đứng hay buông thõng.
Chiều dài của phát hoa từ 10 đến hơn 100 cm. Cành hoa mang từ vài đến
vài chục búp hoa xếp luôn phiên theo đường xoắn ốc. Búp hoa khi đã đủ
lớn, bắt đầu dang xa khỏi cọng hoa, xoay nửa vịng trịn để đưa cánh mơi
xuống dưới rồi bắt đầu nở. Thoạt nhìn, hoa Cymbidium có 5 cánh gần
giống nhau, thực ra chỉ có 2 cánh hoa ở bên trong, cịn lại là 3 lá đài ở bên
ngồi, có cấu trúc và màu sắc giống cánh hoa. Cánh hoa thứ 3 chuyên hóa
Svth: Dương Trường Giang
15
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
thành cánh môi, màu sắc rực rỡ hơn, xẻ thành 3 thùy tạo ra dạng nửa hình
ống. 2 thùy bên ơm lấy trụ, thùy thứ 3 có dạng bầu hay nhọn tạo thành
hình đáy thuyền, làm chỗ đậu cho côn trùng khi đến hút mật và thụ phấn
cho hoa. Giữa cánh mơi có 2 gờ dọc song song màu vàng. Tận cùng bên
trong có dĩa mật và đơi khi có những tuyến tiết mùi hương.
Hình thái ngồi và cấu trúc hoa Cymbidium (xem hình)
Hoa Cymbidium lưỡng tính, nhị đực và nhụy cái cùng gắn chung trên một
trụ nhị - nhụy (hay trục hợp nhụy) hình bán trụ hơi cong về phía trước. Nhị ở
trên cùng, mang 2 khối phấn màu vàng, có gót dính như keo. Khối phấn
được đậy bởi một nắp màu trắng ngà dễ mở rời. Hộc chứa phấn khối của trục
hợp nhụy cách với nuốm nhụy bởi một cái gờ (mỏ) nổi lên. Cấu trúc này bắt
buộc trong tự nhiên hoa Cymbidium chỉ thụ phấn được nhờ côn trùng.
Sau khi thụ phấn, hoa xoay dần về vị trí cũ, bầu nỗn phình lên tạo thành
quả. Quả lan là một nang có 3 góc, bên trong có chứa hàng trăm ngàn hạt.
Khi chín, quả mở theo 3 đường góc và gieo vào khơng khí những hạt như bụi
phấn màu vàng lụa. Khi rơi vào nơi có điều kiện ẩm độ, ánh sáng thích hợp
và có nấm cộng sinh tham gia, hạt sẽ nẩy mầm phát triển thành cây mới.
2.3.4 Đặc điểm sinh thái
Cho dù những kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên của Đà Lạt cịn q ít
ỏi, cạnh đó những hiểu biết về Cymbidium cũng chưa thật cặn kẽ, nhưng căn
Svth: Dương Trường Giang
16
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
cứ vào sự phát triển của loài hoa này trên thế giới và tại Đà Lạt những năm
qua, chúng ta có thể rút ra được một số kết luận hữu ích cho cơng tác nghiên
cứu và phát triển sản xuất. Qua nghiên cứu tài liệu của các tác giả về lan
Cymbidium, chúng tôi xác định được trong số những loài lan Cymbidium tự
nhiên đã từng được thế giới dùng làm vật liệu ban đầu để lai tạo thì tại Đà Lạt
hiện có 10 lồi. Điều này chứng tỏ rằng nguồn gen tự nhiên sử dụng để lai tạo
trước đây đã được thu nhập từ Việt Nam, vùng Đơng Dương hoặc từ những
nơi khác trên tế giới có điều kiện tự nhiên gần giống với Đà Lạt.
Về các yếu tố sinh thái đối với Cymbidium cũng có những kết luận khá rõ.
Căn cứ vào kết luận chung của nhiều tác giả, các yếu tố khí hậu cơ bản cho
Cymbidium là:
- Nhiệt độ: Từ 7-27oC, tối thích ở 13-24oC. Nhiệt độ thấp hơn 6oC hay cao
hơn 30oC, cây có thể chịu đựng được trong một thời gian ngắn. Một vài giống
cho hoa không đều đặn ở các vùng thấp có nhiệt độ cao hơn, phần lớn chỉ
phát triển thân lá, hay chỉ ra hoa một vài vụ rồi ngưng hẳn.
- Ánh sáng: 50-70% ánh sáng trực tiếp với độ chiếu sáng trên dưới 2.000
lux, từ 11-14 giờ) .
- Độ ẩm: từ 60-70% độ ẩm tương đối của khơng khí và khoảng 70-80% độ
ẩm của giá thể là điều kiện tốt cho Cymbidium.
Những yếu tố khác như độ thơng gió, quang chu kỳ, độ quang mây... cũng
có ảnh hưởng đến sinh lý của Cymbidium, nhưng đến nay vẫn chưa có được
những kết luận chính xác và đầy đủ.
Đối chiếu với điều kiện tự nhiên của Đà Lạt, chúng ta thấy nhiệt độ bình
quân hàng năm của Đà Lạt là 17,9 oC. Bình quân thấp nhất là 18-19oC. Bức xạ
và độ ẩm so với u cầu của Cymbidium, thì có những tháng dư thừa, có
những tháng lại hơi thiếu. Tuy nhiên ta có thể dễ dàng điều chỉnh cho phù
hợp.
Svth: Dương Trường Giang
17
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ VÀ THUYẾT MINH
3.1 Quy trình cơng nghệ
Chọn giống
Nhân giống bằng
sinh sản vơ tính
Lai tạo giống bằng
sinh sản hữu tính
Thu đỉnh
sinh trưởng
Thu hạt
Pha MT dinh dưỡng
Rót vào bình
Khử mẫu
Hấp tiệt trùng
Cấy mẫu
Gía thể
Nuôi cấy in vitro
Vào khay
Khay mạ
Vào bầu
Bầu nylon
Vườn ươm cây
giống
Xuất giống
Vào chậu
Chậu nhỏ
Vào chậu
Chậu lớn
Thu hoa cắt cành
Bảo quản, đóng
gói
Svth: Dương Trường Giang
18
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
3.2 Thuyết minh quy trình
3.2.1 Chọn giống
Mục đích
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người tiêu dùng là muốn có các
bơng hoa đẹp, tốt…Muốn vậy phải chọn giống tốt cho sản xuất.
Yêu cầu chọn giống
Sử dụng các loại giống đã được Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn
công nhận.
Hoa màu sáng (thường từ màu xanh cho đến màu hồng, đỏ)
Cách sắp xếp hoa trên một cành cân đối, không quá dày không quá thưa.
Cành hoa phải thẳng, cứng.
Hoa bền có hương thơm càng tốt.
Dễ trồng trọt, dễ ra hoa, số cành hoa thu hoạch trên 1m 3 cao (khoảng trên
6 cành).
3.2.2 Lai tạo giống bằng con đường sinh sản hữu tính, gieo hạt
Mục đích
Lai tạo ra các giống tốt có màu sắc thay đổi hàng năm.
Các bước tiến hành:
Các bước lai tạo giống hữu tính:
Chọn cây bố mẹ khoẻ mạnh, phác hoa to, hoa nhiều, sạch bệnh, đưa vào
nơi mát, ánh sáng trực tiếp không quá 50% và không quá ẩm.
Cắt nụ hoa thứ 1 và thứ 4 trở đi (chỉ giữ lại hoa thứ 2 và thứ 3 kể từ gốc
lên).
Hạt phấn có thể lấy từ hoa tươi hay đã lấy trước đó vài tháng và đã bảo
quản trong tủ lạnh.
Khi hoa của cây mẹ bắt đầu nở từ 1 đến 2 ngày đặt hạt phấn vào núm nhụy.
Nên gỡ bỏ hạt phấn đã được thụ phấn.
Treo bảng ghi tên cây bố cây mẹ và ngày tháng lai tạo.
Sau khi thụ phấn 1 đến 2 ngày, cành môi đổi màu, lá dài và cành hoa héo
rũ, trụ hợp nhụy phình to, hoa sẽ vặn trở lại vị trí trước khi nở. Bầu nỗn
phìng to tạo thành quả. Quả sẽ chính sau 10 đến 12 tháng. Khi chính quả
Svth: Dương Trường Giang
19
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
nang mở theo ba đường dọc, tung vào khơng khí hàng trăm ngàn hạt nhỏ
như bụi phấn. Khi quả to tròn bắt đầu đổi từ màu xanh qua màu vàng thì
thu hoạch, trước khi quả tự mở.
Quả thu hoạch được mở lấy hạt và gieo trong điều kiện vô trùng, trên môi
trường dinh dưỡng để cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây. Nuôi trồng
và chăm sóc như cây cấy mơ.
3.2.3 Nhân giống vơ tính
Mục đích
khử trùng các mơ thực vật trước khi cấy là một việc làm tế nhị vì mức độ
nhiễm trùng các mô trên bề mặt rất thay đổi, đặc biệt là các mô đã bị nhiễm
bề mặt trong, và ở một vài trường hợp sự khử trùng là không cần thiết. Tuy
nhiên việc làm này sẽ giúp cho q trình ni cấy ít gặp trở ngại về sau.
Các thao tác ngồi tủ cấy:
Rửa thật kỹ mẫu dưới vịi nước trong 30 phút.
Ngâm mẫu trong dung dịch xà phịng lỗng trong 15 phút.
Rửa lại bằng nước cất trong 10 phút.
Cho mẫu vào bình Erlen, đậy nút lại và đưa vào tủ cấy.
Các thao tác trong tủ cấy:
Ngâm mẫu trong cồn 700 trong 40 giây.
Rửa lại bằng nước cất vô trùng 3-5 lần.
Ngâm mẫu trong dung dịch HgCl 2 1% có bổ sung 2-3 giọt tween trong
thời gian 4 đến 5phút.
Sau đó rửa lại bằng nước cất 4-5 lần.
3.2.5 Chuẩn bị dụng cụ:
Dụng cụ:
Bình cầu 500ml
Ống nghiệm các loại
Giấy nhơm, bông vô trùng
Giấy thấm vô trùng
Lọ thủy tinh dựng mẫu vật nuôi cấy
Kéo, dao cấy
Svth: Dương Trường Giang
20
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Đĩa petri vô trùng
Ống đong và các piette các loại
Biển tên bằng giấy
Thiết bị:
Nồi hấp tiệt trùng
Tủ cấy vơ trùng
Tủ sấy
Tủ lạnh
Lị vi ba
Cân phân tích độ chính xác 10-4g
Cân kỹ thuật độ chính xác 10-2g
Máy cất nước 1 lần và máy cất nước 2 lần
3.2.6 Pha mơi trường
Mục đích
Tiến hành pha mơi trường gồm các chất dinh dưỡng theo tỉ lệ nhằm đảo
bảo sự phát triển của mẫu nuôi cấy.
Các thao tác điều chế mơi trường ni cấy:
Pha lỗng muối khống, và điều chỉnh thể tích
Đo pH và điều chỉnh pH bằng NaOH 0,1N và HCl 0,1N đến pH 5,6 -6,0.
Thêm đường và thêm aga –aga, gelose được đổ vào như mưa mịn, trong
khi lắc đều mơi trường. Đậy kín miệng bình bằng giấy nhơm hoặc bơng vơ
trùng,…
Đun nóng mơi trường cho đến sơi hồn tồn trong khi lắc đều mơi trường.
Gelose sẽ hịa tan trong vài phút, và mơi trường có dạng trong hồn tồn.
Khi gelose hịa tan, ta sẽ thêm vitami, các chất điều hòa sinh trưởng và
các chất khác.
Phân phối mơi trường vào các bình cầu 500ml, gelose chỉ đặc lại khi môi
trường ở nhiệt độ dưới 400C.
Bảo quản môi trường trong tủ lạnh ở 4-50C
Thàn phần môi trường nuôi cấy lan Cymbidium
MS đầy đủ
Svth: Dương Trường Giang
21
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Nước dừa tươi 10% hoặc nước ép chuối 25%
NAA 1mg/l
BAP 0,4mg/l
Than hoạt tính 1,5%
BẢNG 3.1 Thành phần môi trường MS [4,tr 13-14]
Dung dịch
MS1
MS2
MS3
MS4
MS5
Nồng
độ
(mg/l)
Nồng độ dung
dịch mẹ (g/200ml)
KNO3
KH2PO4
NH4NO3
MgSO4.7H2O
CaCl2.2H2O
H3BO3
MgSO4.4H2O
CoCl2.6H20
CuSO4.5H2O
1900
170
1650
370
440
6,2
22,3
0,025
0,025
ZnSO4.4H2O
8,6
0,172
Na2MnO4.2H2O
KI
FeSO4.7H2O
Na2 EDTA
Myo-inositol
Thiamine.HCl
Pyridoxine.HCl
Nicotinic acid
Glycine
0,25
0,83
27,8
37,3
100
0,1
0,5
0,5
2
5 mg
16,6 mg
0,556
0,746
2
2 mg
10 mg
10 mg
40 mg
x10
x20
x20
x 20
x 20
19
1,7
16,5
3,7
8,8
0,124
0,446
0,5 mg
0,5 mg
Dung tích
dùng cho 1lít
mơi trường
(ml)
20
10
10
10
10
3.2.7 Hấp tiệt trùng
Mục đích
Tiêu diệt hồn tồn vi sinh vật và bào tử của chúng.
Tiến hành
Môi trường sau khi được phân phối vào các bình cầu 500ml và được đem
hấp tiệt trùng trong nồi Autoclave ở 1210C, áp suất 1atm trong thời gian 3545 phút. Sau đó để nguội và chuẩn bị sử dụng để cấy mẫu.
Svth: Dương Trường Giang
22
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
3.2.8 Cấy mẫu vào môi trường
Đầu tiên cần thực hiện các thao tác sau:
Bật nguồn
Dùng cồn 700 để vệ sinh tủ cấy.
bật đèn tử ngoại trong 2 giờ, rồi sau đó bật quạt gió.
Dùng cồn 900 để vệ sinh dụng cụ cấy trước khi cho vào tủ cấy.
Khữ trùng cho các bộ phận cần cho quá trình cấy bằng cồn 700.
Sau đó tiến hành cấy mẫu vào các bình mơi trường đã có sẵn.
3.2.9 Ni cấy in vitro
Các bình mơi trường đã cấy mẫu được đặt trong phịng ni với nhiệt độ
22 đến 240C, thời gian chiếu sáng là 14giờ/ngày với cường độ 3000lux.
3.2.10 Chuyển cây con ra khay mạ
Thời vụ ra cây con tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 2 ( sau mùa mưa ).
Cây con rút từ ống nghiệm ra được rữa thật sạch bằng nước ấm, ngâm
trong dung dịch thuốc trừ nấm Rovral 2/1000 hay Zinb 2/1000 trong 30
phút.Với ra để khô. Trồng chúng trong khay trên giá thể xé nhỏ, ánh sáng
trực tiếp dưới 30%. Tưới nước 2 ngày một lần , che mưa. Phun dung dịch
N:P:K (30:10:20) 1/1000 (1g/lít) cho vừa ướt lá 1tuần 1lần. thường sau 3
tháng cây ra rễ 3-5cm, chuyển ra trồng trong bầu nylon.
3.2.11 Chuyển cây vào bầu nylon
Trồng chúng trong bầu nylon đường kính 10-15cm, trên giá thể dớn xé
nhỏ trộn 1/5 vỏ thông, ánh sáng trực tiếp dưới 50%. Mùa khô tưới 2 ngày
1 lần, mùa mưa không tưới. Sau 3 ngày không mưa phải tưới bổ sung,
phun dung dịch N:P:K (30:10:20) mỗi tuần một lần trong mùa mưa và 2
tuần 1lần trong mùa khô. Phòng trừ sâu bệnh phun thuốc hai tuần một lần
hay nhiều hơn tùy theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít.
3.2.12 Chuyển cây sang trồng trong chậu
3.2.12.1
Trong chậu nhỏ (giai đoạn từ 1 đến 2 năm tuổi)
Thời điểm tốt nhất để chuyển trồng cây lan vào chậu riêng là trước mùa
mưa từ tháng 1 đến tháng 2. chuyển cây từ bầu nylon ra chậu có đường
kính 30 cm.Giá thể gồm 2/3 dớn và 1/3 vỏ thông, ánh sáng trực tiếp dưới
Svth: Dương Trường Giang
23
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
50%. Tưới và phun dinh dưỡng như giai đoạn trước. Có thể thay việc
phun chất dinh dưỡng lên lá bằng cách bón trực tiếp vào chậu. Dùng 2 g
N:P:K (30:10:20) cho 1 lít giá thể, rải sát mép chậu, tránh rải vào gốc, 1
tháng 1 lần trong mùa sinh trưởng. Phòng trừ sâu bệnh như trước.
3.2.12.2
Trong chậu lớn ( giai đoạn từ 3 đến 4 năm tuổi)
Chuyển cây sang chậu có đường kính 40- 50 cm. thành phần dinh dưỡng
gồm 1/2 dớn và 1/2 vỏ thông hay 1/3 dớn và 2/3 vỏ thông. Ánh sáng 50%,
dinh dưỡng nước và phòng trừ sâu bệnh như giai đoạn trước, từ giai đoạn
này, cây bước vào giai đoạn sẵn sàng cho hoa.
3.2.13 Vấn đề chọn và thay giá thể
Các yêu cầu về chọn giá thể:
Tiêu chuẩn một giá thể tốt cho Cymbidium là giữ ẩm tốt, thống khí,
chậm phân hủy, chứa nhiều chất dinh dưỡng, rẽ tiền dễ kiếm và trữ lượng lớn
trong tự nhiên, pH giá thể 6,5-7.
Vật liệu làm giá thể dớn, dớn sợi, vỏ thông, mùn cưa, xơ dừa, than vụn,
gạch, đá vụn, long gia súc gia cầm, lá cây mục…
Hiện nay dớn là loại tốt nhất cho Cymbidium vì giữ ẩm cao, thơng
thống, giàu chất dinh dưỡng chậm phân hủy. Tuy nhiên do giá thành đắt và
trữ lượng ít nên khơng thể sản xuất với trữ lượng lớn. Đối với vỏ thơng và
mùn cưa có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế nhưng lại
nghèo chất dinh dưỡng. Vỏ thông và mùn cưa tươi thì khơng dùng được vì
hàm lượng dầu cịn cao, có thể làm hư bộ rễ. Trước khi sử dụng cần phải ủ
cho hoai mục. Khi ủ, trộn 1m3 vỏ thông xay nhuyễn với 10 kg apatit, 10 kg
vôi, 1kg các loại phân vô cơ khác thời gian ủ trên 6 tháng. Trong khi ủ cần
tưới ẩm thường xuyên.
Các yêu cầu về thay giá thể:
Trung bình 2 đến 3 năm thay giá thể một lần, đồng thời tách chiết cây. Khi
tiến hành thay bộ rễ cần chú ý giữ gìn bộ rễ, khơng để cho bộ rễ hư hại nặng.
Các bước tiến hành:
Đặt chậu nằm nghiêng, dùng một con dao dày và cứng luôn vào thành
chậu rồi bẩy cả khối giá thể ra khỏi chậu.
Svth: Dương Trường Giang
24
Gvhd: Lê Văn Hoàng
Thiết kế vườn nhân giống và sản xuất hoa cắt cành địa lan Cymbidium
Rủ bỏ hết giá thể cũ
Cắt bỏ những rễ già những rễ bị thối rữa, cắt tỉa bộ rễ còn 25-30 cm.
Sau khi cắt tỉa, rửa sạch bộ rễ, ngâm vào dung dịch thuốc chống nấm, với
ra để khô tiến hành tách chiết.
Tách riêng các giả hành già, chỉ giữ lại một giả hành già, một giả hành
còn nguyên lá và một chồi non.
Với một đơn vị đầy đủ như trên, có khả năng cho hoa vào mùa hoa kế
tiếp.
Sau khi tách chiết, cây được trông vào từng chậu riêng.
Dùng chậu đã rữa sạch và phơi khô ráo, đặt vào đáy chậu một viên gạch.
Đổ vào chậu 1/3 giá thể đã chuẩn bị trước đó.
Đặt cây vào chậu và giữ cho cây đứng vững, cho giá thể vào từ từ, đổ xen
vào bộ rễ.
Tiếp tục cho giá thể vào cho đầy chậu, lèn chặt gốc cây. Mặt của giá thể nên
thấp hơn thành chậu từ 2 đến 3 cm.
Sau khi thay giá thể , đặt cây vào nơi dâm mát, tưới nước ít. Khi cây bắt
đầu ra rễ mới bắt đầu tưới và phun dinh dưỡng thường xuyên.
Cũng có thể tách chiết cây trước khi thay giá thể. Sau khi nở hoa, dùng
một dao nhọn cắt đứt các căn hành nối với các giả hành với nhau. Một thời
gian sau, khi giả hành già đâm chồi con mới, tiến hành thay giá thể và tách
các giả hành đã có chồi con ra chậu riêng.
3.2.14 Phịng trừ sâu bệnh
Khí hậu Việt Nam là nóng và ấm, là hai yếu tố thuận lơị cho sâu bệnh phát
triển. Vì vậy khi xây dựng một cơ sở nhân giống lan hay trồng lan thì các
phương pháp phịng trừ sâu bệnh là cần thiết.
Virus
Vi rút làm khằn cây, làm cho cây không lớn được, lá cây trở nên xanh đậm
và dày hơn bình thường, mặt lá gồ ghề, phiến lá cứng. Hiện nay khơng có thuốc
hóa học đặc trị bệnh virus. Khi có biểu hiện bệnh cần phải cách ly hồn toàn
với những cây đang khỏe mạnh. Nếu đã bị quá nặng, nên chôn đi hoặc đốt bỏ.
không nên giữ lại trong vườn vì bệnh sẽ lan nhanh chóng. Khi tiến hành tách
Svth: Dương Trường Giang
25
Gvhd: Lê Văn Hoàng