Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Quản lý chất lượng nguồn nhân lực ở Công ty sứ Thanh trì - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.52 KB, 67 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực.
Một quốc gia có cường thịnh hay không phụ thuộc vào chất con người nước đó.
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy yếu tố con người càng phải được đặt lên
hàng đầu. Đảng ta luôn khẳng định nguồn lực quan trọng nhất CNH-HĐH đất
nước là con người. Văn kiện đại hội VIII của Đảng đã nhấn mạnh rằng phát huy
nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Một doanh nghiệp, một tổ chức cũng vậy, nguồn nhân lực không những
đóng vai trò là yếu tố đầu vào quan trọng mà còn yếu tố quyết định tới khả năng
cạnh tranh của chính Công ty đó. Vấn đề nhân lực nói đến ở đây không chỉ hạn
hẹp trong số lượng (luôn đủ về số lượng) mà là chất lượng, chất lượng phải cao
đáp ứng tốt được các yêu cầu công việc nói chung và yêu cầu đạt ra trước vận
định của xã hội riêng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là việc thường xuyên phải nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng trong quản lý nguồn nhân lực.
Là sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh, hiểu rõ được vai trò to lớn
của nguồn nhân lực trong việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế phát triển nói
chung. Do đó cần luôn luôn chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhận
thức rõ vấn đề nêu trên, trong thời gian thực tập tại Công ty sứ Thanh trì, kết
hợp giữa lý thuyết được học tại nhà trường, và việc nghiên cứu tìm hiểu tình
hình thực tế. Em đã chọn đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập là: “Quản lý chất
lượng nguồn nhân lực ở Công ty sứ Thanh trì - Thực trạng và giải pháp”.
Ngoài phần mục lục và tài liệu tham khảo, báo cáo được trình bầy theo
kết cấu như sau:
 Phần I: Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty
 Phần II: Thực trạng về nguồn nhân lực và Công tác Quản lý nguồn
nhân lực tại Công ty.
 Phần III: Kiến nghị và giải pháp.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 441


Chuyên đề tốt nghiệp
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn Ths. Vũ Anh Trọng cùng các cán bộ
nhân viên phòng Tổ chức lao động công ty, đã tận tình giúp đỡ em trong thời
gian thực tập vừa qua. Do thời gian nghiên cứu có hạn, báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu xót, rất mọng sự đóng góp và bổ sung của thầy giáo và các
bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Xuân Tuyến
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 442
Chuyên đề tốt nghiệp
GIỚI THIỆU CHUNG
 Tên công ty: công ty sứ thanh trì
 Tên giao dịch quốc tế: thanh trì sanitary ware company
 Quyết định thành lập: số 076/ bxd- tclđ ngày 24/03/1994
 Địa điểm, trụ sở: phường thanh trì - quận hoàng mai- thành phố hà nội
 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: chuyên sản xuất các loại sản phẩm – vật liệu
xây dựng, sành sứ vệ sinh. Khai thác, sản xuất và kinh doanh nguyên vật
liệu cho ngành gốm sứ
 Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước
 Chức năng nhiệm vụ: Sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp nhà nước có
đầy đủ tư cách pháp nhân, là thành viên trực thuộc Tổng công ty Thuỷ
tinh và gốm xây dựng (Bộ Xây Dựng).
• Chức năng cụ thể là: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh cao
cấp, có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Khai
thác nguyên liệu cho ngành xây dựng
• Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty Sứ Thanh Trì:
Là một đợn vị hạch toán độc lập Công ty có những nhiệm vụ và quyền hạn
cơ bản như sau:
 Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh daonh hàng năm trình Tổng Công ty

duyệt và tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch được giao.
 Quản lý, sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách đạt hiệu
quả kinh tế cao, đảm bảo phát triển vốn và trang trải về tài chính.
 Thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán theo yêu cầu của Tổng công
ty.
 Chấp hành đầy đủ những cam kết trong hợp đồng mua bá, liên doanh hợp
tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
 Chủ động và điều phối hoạt động kinh doanh và quản lý các đơn vị trực
thuộc theo phương án tối ưu, thực hiện mục tiêu đề ra.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 443
Chuyên đề tốt nghiệp
 Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong Công ty theo chế độ, chính
sách, pháp luật của nhà nước và phân cấp của Tổng Công ty và Bộ Xây
Dựng.
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY.
I. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.
Công ty sứ Thanh trì bắt nguồn từ một cơ sở sản xuất bát tư nhân từ những
năm 60. Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, cho đến ngày nay Sứ
thanh trì đã trải qua rất nhiều những khó khăn và thử thách để đạt được những
thành công như ngày nay. Có thể tóm tắt các giai đoạn hình thành và phát triển
của Công ty qua các giai đoạn sau:
1. giai đoạn 1962-1987.
Tháng 3 năm 1961 xưởng gạch Thanh trì trực thuộc liên hiệp xí nghiệp sành,
sứ thuỷ tinh được thành lập. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất các loại
gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máng thoát nước… sản
lượng sản xuất giai đoạn rất nhỏ.
Năm 1980 xí nghiệp đổi tên thành nhà máy sành sứ xây dựng thanh trì và
bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất các sản phẩm gốm sứ có tráng men.
Sản lượng những năm 1980:

 Gạch chịu axit : 100.000- 470.000 viên/ năm
 Gạch sứ men: 11.000- 111.000 viên/ năm
 Sứ vệ sinh: 200-500 chiếc /năm
 ống sành: 41.000- 42.000/ năm
Tổng khối lượng hàng năm khoảng 80 tấn với số lượng công nhânviên khoảng
250 người.
2.giai đoạn 1988 - 1991
Đây là giai đoạn nhà nước chuyển đổi cơ cấu quản lý bao cấp sang cơ chế
thị trường nhưng nhà máy vẫn quen với các làm ăn cũ. Sản lượng và chất lượng
làm ra thấp, mẫu mã đơn điệu, chí phí lại quá cao nên không thể cạnh tranh
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 444
Chuyên đề tốt nghiệp
được với các sản phẩm cùng loại đang sản xuất trong nước và ngoài nước. Nhà
máy đứng bên bờ vực phá sản.
3. giai đoạn 1992 đến nay.
Được sự giúp đỡ của Bộ Xây Dựng và liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và
gốm xây dựng( nay là Tổng công ty Thuỷ Tinh và gốm xây dựng). Nhà máy đã
vượt qua được thời kì khó khăn bằng việc tổ chức và cải tiến lại bộ máy nhân sự,
ngừng sản xuất để tập trung nghiên cứu đổi mới công nghệ mới. đổi mới thiết
bị, sắp xếp lại mặt bằng và công nghệ sản xuất.
Sau 11 tháng ngừng sản xuất, tháng 11 năm 1992 nhà máy đã hoạt động trở
lại và đến cuối năm đã sản xuất được 240.000 sản phẩm với chất lượng cao hơn
hẳn trước.
Từ đó đến nay sản lượng và doanh thu của nhà máy không ngừng tăng trưởng
mỗi năm.
Ngày 14/03/1994 theo quyết định số 076A- BXD- TCLĐ nhà máy trở thành
doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 30/09/1994 nhà máy đổi tên thành Sứ Thanh Trì, trực thuộc Tổng
công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Theo quyết định 484-BXD-TCLĐ và duy trì
từ đó đến nay.

Năm 2005, theo Quyết định số 225/TCT- HĐQT của HĐQT Tổng công ty
Thuỷ tinh và gốm Xây dung thuộc Bộ xây dựng sáp nhập nhà máy sứ Bình
Dương vào Công ty sứ Thanh trì nâng tổng công suất đạt hơn 800.000 sản phẩm
mỗi năm.
Trải qua hơn 40 năm lịch sử hình thành và phát triển đến nay công ty ngày càng
phát triển và lớn mạnh , sản phẩm với tính năng ưu việt và chất lượng cao, thị
trường rộng lớn và thuận lợi.
II. các đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty sứ thanh trì.
1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý.
Do đặc trưng về ngành nghề sản xuất sứ vệ sinh nên đội ngũ cán bộ, công
nhân đòi hỏi phải được tuyển dụng một cách kỹ càng nhằm tuyển chọn được
những người có trình độ tay nghề cao, có ý thức chất chức kỷ luật tốt.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 445
Chuyên đề tốt nghiệp
Trước đây, do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn đơn giản, số
lượng công nhân còn ít nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu
trực tiếp. Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giám đốc trực tiếp điều
hành các phòng, phân xưởng. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp với sản xuất
kinh doanh có quy mô nhỏ. Đến nay qui mô sản xuất kinh doanh đã tăng lên
nhiều lần so với dây chuyền công nghệ mới, hiện đại cùng với nó là đội ngũ cán
bộ công nhân viên ngày càng tăng, cơ cấu trực tuyến không còn phù hợp nữa.
Do đó, ban lãnh đạo công ty đã chuyển sang mô hình tổ chức theo kiểu trực
tuyến- chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện được chế độ một thủ
trưởng vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập, tương đối của các
phòng ban trong tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Sứ Thanh trì được tổ chức theo mô hình trực
tuyến – Chức năng. Theo cơ cấu này, giám đốc được sự giúp đỡ của các nhà
quản trị chức năng để phân ra quyết định. Bên cạnh đó giám đốc vẫn phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Mặc khác, việc ra quyết định vẫn
theo tuyến quyết định. Các trưởng phòng vẫn phát huy được tài năng và đóng

góp cho ban giám đốc của công ty dù họ không có quyền ra lệnh trực tiếp cho
các nhân viên của công ty
Theo như sơ đồ tổ chức của công ty Sứ Thanh Trì thì chức năng và nhiệm
vụ của tong cá nhân, bộ phận trong công ty như sau:
 Giám đốc của công ty: là người đứng đầu doanh nghiệp, đứng đầu bộ
máy quản lý, điều hành mọi hoạt động công việc, có quyền ra chỉ thị và
chịu trách nhiệm chung về mọi mặt về hoạt động sản xuất và đời sống của
cán bộ công nhân viên của công ty.
 Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty
tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính thống kê, thông tin kinh tế và
hoạch định kinh tế theo chế độ tài chính. Bên cạnh đó, phòng kế hoạch
còn kiểm soát hoạt động tài chính của công ty theo pháp luật.
 Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu cho giám đốc của cônng ty
thực hiện triển khai các hoạt động kinh doanh về sản phẩm sứ vệ sinh.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 446
Chuyên đề tốt nghiệp
Trực tiếp điều hành các công việc liên quan đến kinh doanh bán hàng và tiến
hành công tác xúc tiến tiêu thụ, phân phối…
 Phòng kế hoạch- đầu tư: theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị
để giám đốc kí hợp đồng kinh tế, giúp đỡ giám đốc ra nhiệm vụ SXKD
cho từng phòng ban. Theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế sản xuất,
quản lý kế hoạch vật tư, phương tiện vận tải của công ty. đảm nhận công
tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhằm mở rộng phát triển công ty.
 Phòng KT- KCS: giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ, ứng
dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nâng cao chất lường sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất, trong phân phối và khi xuất
xưởng. đây là bộ phận quyết định rất lớn đến chất lượng và khả năng tiêu
thụ của sản phẩm
 Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu: có nhiệm vụ sản xuất khuôn mẫu bằng
thạch cao để phục vụ cho công đoạn gia công tạo hình cho sản phẩm. đây

là bộ phận quan trọng tạo dựng nên hình dáng .
 Nhà máy sứ Thành Trì (trung tâm sản xuất của công ty): là đơn cị kinh
tế có qui mô lớn nhất và quan trọng nhất của công ty. Nhà máy bao gồm 4
phân xưởng: phân xưởng gia công tạo hình; phân xưởng kỹ thuật men;
phân xưởng sấy nung và phân xưởng phân loại, đóng gói sản phẩm.
 Nhà máy sứ Bình Dương: là nhà máy bao gồm các phân xưởng, có cơ
cấu gần giống với cơ cấu của nhà máy sứ Thanh Trì.
Mỗi bộ phận trong Công ty là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thống
nhất. Sự cân đối, nhịp nhàng hoạt động của tất cả các phòng ban, bộ phận sẽ góp
phần vào thắng lợi chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 447
Chuyên đề tốt nghiệp

Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 44
Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý công ty sứ Thanh trì
Văn
phòng
P. GĐCT
Phòng
XK
Phòng
TCLĐ
Phòng TC
- KT
Phòng
KH - ĐT
PX phân
loại
P. GĐCT
P. GĐCT

Xí nghiệp
kinh doanh
Phòng kỹ
thuật - KCS
Nhà máy sứ
Bình Dương
Nhà máy sứ
Thanh Trì
Xí nghiệp
sản xuất
khuôn
Phòng
Marketing
PX khuôn
mẫu
Phòng thiết
kế
Phòng
Tổng hợp
PX sấy
nung
PX Kỹ
thuật men
Phân xưởng
GTH
Bộ phận
kiểm tra SP
Phân xưởng
khuôn
Bộ phận gia

công hồ
Bộ phận
men + HT
PX cơ điện
Phòng bán
hàng
Chi nhánh
Đà Nẵng
PX sản xuất
Chí nhánh
TP HCM
GiáM Đốc công ty
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 449
Chuyên đề tốt nghiệp
2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường :
a. Đặc điểm sản phẩm
Hệ thống sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh của mình theo hướng chuyên môn
hoá. Các sản phẩm sản xuất được thực hiện qua nhiều công đoạn và các khâu
khác nhau. Công ty không theo đuổi chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, song các
sản phẩm sứ của công ty khá phong phú về màu sắc và phải đạt chất lượng cao.
Vì thế các sản phẩm hiện được tung ra thị trường cũng khá đa dạng về chủng
loại. Khi sản phẩm được tung ra thị trường mà không còn phù hợp với đặc điểm
của thị hiếu người tiêu dùng nữa, thì công ty ngừng sản xuất và tập trung vào
nghiên cứu công nghệ và ý tưởng mới cho sản phẩm mới, chất lượng mới đáp
ứng được các nhu cầu mới của người tiêu dùng.
 Về chủng loại sản phẩm: các loại chủ yếu của công ty đang tiêu thụ trên thị
trường :
• Bệt: VI1T; VI1TP; VI3P; VI32; VI5M; VI55; VI66; VI77; VI88; VI15;

VI19(SELTA); VI299(SELTA); VI20; VI23; VI28 (MONACO); và bệt
mới BIL. Ngoài ra còn một số các loại bệt được sử dụng trên các phương
tiện giao thông thuỷ, bộ như: BT; BT.
• Chậu : VL2; VL3; VI1T; VTL3N; VI3N; VI2; VG1; VN9; VI5P; CR1;
• Chân chậu: VI1T; VI2; VI2N; VI3; VI3N; VI5; CR1.
• Bidet: vb1; vb3; vb99.
• Xổm : hiện nay công ty đang sản xuất các loại xí xổm: ST4; ST8. ngoài ra,
công ty sản xuất hai mẫu sản phẩm :ST9 và ST10 theo tông đơn vị đặt
hàng riêng của khách hàng độc quyền.
• Tiểu treo: TT1; TT3; TT5; TT7’; T1.
Sản phẩm của công ty có mẫu mã, kiểu dáng rất đa dạng, thêm vào đó việc
công ty đưa ra các gam màu mới đã và đang được thị trường đón nhận ngày
càng nhiều.
 Về chất lượng sản phẩm sứ vệ sinh của công ty đạt chất lượng tiêu chuẩn
Châu Âu với các tiêu chuẩn kỹ thuật sau.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4410
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1 : Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
STT Chỉ tiêu Đơn vị Thông số
1 Độ hút nước % 0,1 – 0,5
2 Độ ẩm G/ cm 2,35 – 2,4
3 Cường độ chịu nén Kg/cm 4000
4 Khả năng chịu tải Kg/sf
5 Xí bệt > 300
7 Chậu rửa > 150
Nguồn: Phòng Kỹ thuật- KCS
 Về màu sắc của sản phẩm hiện nay, sản phẩm của công ty có rất nhiều màu
sắc khác nhau và đẹp mắt như: Trắng, ngà, hồng, cốm, đen, mận, xanh nhạt,
xanh đậm…với cơ cấu các loại màu căn cứ vào thị hiếu của khách hàng như
sau:

 Trắng: 70 %
 Cốm, ngà, hồng : 20%
 Mận, xanh nhạt: 5%
 Đen, xanh đậm: 5%
Công ty luôn giữ uy tín chất lượng sản phẩm của mình, sản phẩm sản xuất
phải qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt của phòng Kỹ thuật- KCS. Các sản
phẩm loại I được đưa ra thị trường tiêu thụ. Đồng thời chất lượng sản phẩm của
công ty đạt tiêu chuẩn “Vitreous China ” và tiêu chuẩn châu Âu. Đây là một lơị
thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhưng để nâng cao hơn
nữa chất lượng, giảm tỷ lệ sản phẩm sai hỏng, phế phẩm, công ty cần phả áp
dụng nhiều biện pháp như nâng cao tay nghề cho người lao động, giảm tỷ lệ phế
phẩm và các biện pháp quản lý chất lượng để luôn duy trì và cải tiến chất lượng.
 Về hình thức bao gói sản phẩm của công ty cũng đựơc chú ý để đảm bảo
sự bắt mắt bên ngoài và quan trọng hơn, nó đảm bảo an toàn hơn cho sản
phẩm khi vận chuyển hàng hóa. Công ty cũng thực hiện đóng gói toàn bộ
cá phụ kiện của sản phẩm một cách chọn gói, để tránh các hình thức
đánh tráo các phụ kiện của sản phẩm công ty. điều đó là để đảm bảo uy
tín và chất lượng cũng như là lòng tin của người tiêu dùng đối sản phẩm
của công ty.
b. Đặc điểm thị trường
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4411
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngày trước thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các tỉnh miền bắc,
các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra. Cho đến nay, thị trường được mở rộng khắp cả nước,
một thị trường khá rộng lớn nam trong phía nam. Đó là thành phố HCM và các
tỉnh phí nam, nơi mà công ty đặt chi nhánh của mình là công ty sứ Bình Dương
và các đại lý ở thành phô HCM. Mặt khác, thị trường xuất khẩu cũng mang lại
nguồn thu lớn cho Sứ Thanh Trì.
 Đối tượng tiêu thị chủ yếu của Sứ Thanh Trì là các hộ gia đình và các
công ty xây dựng. Đây là đối tượng khách hàng khá quan trọng, nếu như

các công ty xây dựng là các khách hàng là thường xuyên và thường
thường tiêu thụ với các số liệu lớn một lúc và đây là khách hàng rất đảm
bảo trong tương lai. Khi mà tốc độ đô thị hoá tăng cao, nhiều các công
trình nhà ở chung cư, công sở, trung tâm… sẽ đảm bảo một nhu cầu cao
và lâu dài trong tương lai. Còn đối với các khách hàng là các hộ gia đình,
thì thị trường ở các thành phố gần như đã bão hoà. Khách hàng ở các
vùng nông thôn và miền núi sẽ là chủ yếu và tiềm năng. Tuy nhiên, ở các
khu vực này thì các thông tin về sản phẩm còn hạn chế. Các quyết định
tiêu thụ thường đến từ các sản phẩm đã tiêu thụ nhiều trước đó và giá cả
là yếu tố quyết định. Vì vậy, công ty cần có chính sách hợp lý để thu hút
các khách hàng tại khu vực này.
 Khi nói đến yếu tố thị trường hoạt động của công ty Sứ Thanh Trì không
thể không nhắc đến, các đối thủ cạnh tranh đang tham gia chia sẻ thị
trường hoạt động của công ty. Có thể kể ra các đối thủ chủ yếu với sản
phẩm sứ vệ sinh của công ty:
 Công ty Địên Tử Hà Nội là công ty liên doanh với tập đoàn Inax của Nhật
Bản. Công ty với công suất thiết kế vào khoảng 300.000 sản phẩm / năm.
So với Sứ Thanh Trì là một lợi thế.
 Công ty Phú Mỹ là thành viên thuộc tông công ty Thuỷ tinh và Gốm Xây
dựng với công suất thiết kế là 300.000 sản phẩm / năm.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4412
Chuyên đề tốt nghiệp
 Công ty Long Hầu- Thá Bình. đây là công ty sản xuất sứ ở Thái Bình đã
đưa ra nhiều mẫu mã tương tự với các sản phẩm của Sứ Thanh Trì, làm
khách hàng khó phân biệt được hai loại sản phẩm của hai công ty nên việc
tiêu thụ các sản phẩm như: Xổm ST8, chậu VTL2, VI3N, VI1T của Sứ
Thanh Trì bị ảnh hưởng rất nhiều. Công suất thiết kế của công ty Long
Hầu – Thái Bình là 250.000 sản phẩm / năm.
 Hãng Ceasar- Taiwan là một trong những công ty có tên tuổi và uy tín lớn
trên thị trường Việt Nam hiên nay. Mặc dù công suất thiết kế chỉ đạt

100.000 sản phẩm / năm. Đây cũng là một trong những mối đe doạ lớn
đến khả năng tiêu thụ của Sứ Thanh Trì, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh
phía nam.
 Nhà máy Sứ Việt Trì là một công ty trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và
Gốm xây dựng. Đây là công ty sớm đi vào cổ phần hoá. Hiện nay các sản
phẩm Sứ vệ sinh của Công ty sứ việt Trì được đánh giá là tương tương về
chất lượng của Sứ Thanh Trì tuy nhiên giá thành rẻ hơn. Đó là lý do ảnh
hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của công ty.
Ngoài ra công ty Sứ Thanh Trì được đánh giá là chuyên sản xuất các sản
phẩm sứ vệ sinh cao cấp nên các sản phẩm nhập ngoại trên thị trường hiện nay
là một mối đe doạ lớn. Bởi quan điểm tiêu dùng trong nước có tư tưởng sính
hàng ngoại. Để cạnh tranh được thì công ty Sứ Thanh Trì cần phải nỗ lực rất
lớn.
 Về thị phần: Theo đánh giá của Viện vật liệu xây dựng thì hiện nay thị
trường các sản phẩm nhập ngoại chiếm 40% thị trường Việt Nam. Cũng
theo đánh gía của cơ quan trên thì thị phẩm của Công ty qua một số năm
như sau:
• Năm 2001 chiếm: 24,45%
• Năm 2002 chiếm: 23,87%
• Năm 2003 chiếm: 23,59%
• Năm 2004 chiếm: 28,68%
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4413
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện nay thị phần của công ty chiếm khoảng gần 30% thị trường sứ vệ sinh
trong nước. đây là một tỷ lệ được đánh giá là cao và mạnh. Điều này càng khẳng
định được chất lượng của sản phẩm của công ty trên thị trường và là kết quả
những chính sách, chiến lược của ban lãnh đạo của công ty là rất đúng đắn, kịp
thời và sáng suốt.
Tại thị trường xuất khẩu,với doanh thu đạt được hàng năm khoảng 23%.
Bao gồm các khối và nước như: SNG, Nga và một số nước Châu Phi…tuy nhiên

thi trường nay hiện nay cũng bị cạnh tranh một cách gay gắt bởi các công ty
nước ngoài khác như các sản phẩm sứ vệ sinh của Hàn Quốc, Đài Loan, Băng-
la- đet…
Qua trên có thể thấy môi trường canh tranh của Sứ Thanh Trì là rất lớn,
không chỉ cạnh tranh trong ngành, trong tổng công ty mà còn các đối thủ từ
ngoài nước.
3.Đặc điểm về tổ chức sản xuất, công nghệ vầ máy móc thiết bị
 Qui trình công nghệ sản xuất của công ty Sứ Thanh Trì. Ta thấy qui trình
này được diễn giải thông qua các điển cà các nút xử lý như sau:
 Đơn đặt hàng: nó xuất phát từ phía các khách hàng, tư nhu cầu về sản
phẩm sứ vệ sinh của công trên thị. Đây là căn cứ quan trọng để đưa kế
hoạt sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của một thời kì, của một năm, tháng
hay một tuần. Là yếu tố quyết định công suất sản xuất của nhà máy sứ.
 Kế hoạch sản xuất: đây là một bản kế hoạch dựa trên các dạng văn bản.
bao gồm cả các qui trình, đây là căn cứ đảm bảo cho các bộ phận có biết
được các công việc, nhiệm vụ cũng như là kế hoạch mà mỗi phòng ban,
bộ phận cũng như các cá nhân cần đặt ra. Hay mục tiêu mà cả công ty cần
đạt được trong năm.
 Nhập nguyên vật liệu(NVL) các thủ tục lựa chọn và cung ứng nguyên vật
liệu và tiến hành quá trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng của các yếu tố
đầu vào.
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4414
Chuyên đề tốt nghiệp
 Kiểm tra: đây la khâu hoặc có thể coi la nút để kiểm định lại các khâu lên
kế hoạch và kiểm tra nguyên vật liệu trước khi đưa vao sản xuất. Nguyên
vật liệu được phòng kỹ thuật và bộ phận KCS kiểm tra. Quá trình kiểm tra
đựơc thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào.
 Chế tạo khuôn, chế tạo hồ và chế tạo men. là các khâu trong quá trình sản
xuất. hình thành nên khuôn để đúc các kiều dáng sản phẩm ở dạng đất
chưa nung, dạng phôi. cùng với men và hồ là các khâu quyết định quan

trọng tới chất lượng và thương hiệu riêng của sản phẩm sứ.
 Tạo hình là khâu mà các dạng sản phẩm đã đựơc hình dáng cơ bản ở dạng
khuôn (thực hiện trong phân xưởng khuôn mẫu) bán thành phẩm này sẽ
được các công nhân có tay nghề hoàn thiện hoàn chỉnh. hình dáng sản
phẩm đã đựơc định hình trứơc khi đem vào khâu sấy.
 Các sản phẩm vẫn ở dạng ẩm được đưa vào hệ thống sấy mộc làm khô
đều và bảo quản môi trường khô dáo
 hoàn thiện là một khâu trong quy trình công nghệ sản xuất dự phòng. là
khâu kiểm tra và hoàn thiện nốt các thiếu sót của sản phẩm ở dạng đất có
thể thay đổi và sửa chữa
 Khi men được chế tạo thành công và được chuẩn bị sẵn sàng. quá trình
phun men lên sản phẩm phôi bắt đầu. quá trình đòi hỏi sự khéo léo và đầy
đủ của lượng men phun. nó quyết định tính kinh tế và chất lượng, cũng
như độ bền của sản phẩm.
 Bộ phận dán chữ thực hiện chức năng của minh gắn các tên sản phẩm,
nhãn hiệu và thương hiệu lên sứ.
 Lò nung là khâu quyết định tất cả. cũng giống như các sản phẩm sứ thông
thườnh, sản phẩm sứ vệ sinh cần một lượng cần nhiệt cần thiết theo yêu
cầu của sản phẩm. đồng thời cũng là quá trình tạo nên hình dáng cuối
cùng của sản phẩm. hỏng hay đạt thông qua quá trình phân loại.
 Bước phân loại là bước quan trọng, quá trình này nhằm phân ra các sản
phẩm cùng loại, cùng chất lượng vào các nhóm. đồng thời loạ bỏ các phế
phẩm hoặc chế lại. đóng gói và giai đoạn cuối là nhập kho, sản phẩm hoàn
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4415
Chuyên đề tốt nghiệp
toàn hoàn thiện và tung ra thị trường. Nhiễm vụ cuối cùng này thuộc về
phòng kinh doanh. Hiện nay Công ty đã áp dụng hệ thống 5S của Nhật
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sứ vệ sinh
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 44

Đơn đặt hàng
Kiểm tra
Loại bỏ
kế hoạch hoàn
thiện
Nhập kho
Phân loại
Chế tạo khuôn
Lò nung
Đóng gói
Chế tạo men
Dán chữ
Phun men
Sấy mộc
Tạo hình
Chế tạo hồ
Nhập nguyên vật liệu
Kế hoạch sản xuất
16
Chuyên đề tốt nghiệp
 Hệ thống máy móc thiết bị của công ty Sứ Thanh Trì được đánh giá là có
một hệ thống hiện đại với qui trình tiến tiến áp dụng công nghệ ngoại
nhập từ các nước như Italya, Mỹ…Là đơn vị đầu tiên trong nước sản xuất
được sản phẩm sứ vệ sinh theo tiêu chuẩn “ Vitreous China”, song để
nâng cao hơn sản phẩm và chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu trong
nước và thị trường nước ngoài. Năm 1993 công ty đã lập dự án đầu tư xây
dựng dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ hiện đại và tiên tiến.
Được sứ nhất trí và ủng hộ tích cực của Bộ Xây Dựng, Tổng công ty
Thuỷ tinh và gốm xây dựng và các ngành hữu quan khác, Công ty đã ký
hợp đồng mua thiết bị của hãng Welko- Italy. Tháng 4 năm 1994 việc lắp

đặt thiết bị bắt đầu được thực hiện. Ngày 02/09/1994 nhân dịp kỉ niệm
quốc khánh nước ta, dây chuyền sản xuất mới với các thiết bị máy móc
hiện đại, đồng bộ chính thức được đi vào hoạt động. Các sản phẩm sứ vệ
sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu Âu đã ra đời.
Ý tưởng ban đầu của công ty là nhập một dây chuyền sản xuất đồng bộ loại
nhỏ nhưng để tranh thủ tiếp cận nhanh với trình độ sản xuất của Thế giới và tận
dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến các bí quyết như bài xương men,
đường cong nung, mẫu mã sản phẩmvà các công cụ sản xuất nhỏ, các thao tác
của công nhân sản xuất ở dây chuyền mới đã nhanh chóng được áp dụng cho cả
dây chuyền sản xuất của công ty và bước đầu đem lại hiệu quả tốt.
Không dừng ở đó, với công suất thiết kế 75.000 sản phẩm/ năm. nhưng với
ý thức tiết kiệm, tận dụng tối đa năng lực của công đoạn và kêt hợpvới sự sáng
tạo, khoa học của tập thể cán bộ và công nhân trong công ty đã mở ra khả năng
đưa ra công xuất 75000 sản phẩm/ năm lên 100.000 sản phẩm/ năm.
Dựa trên cơ sở sản xuất, các kết quả thu được qua việc đầu tư và sản xuất
sứ vệ sinh dựa trên dây chuyền công nghệ sản xuất mới căn cứ vào dự tính của
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4417
Chuyên đề tốt nghiệp
Bộ Xây Dựng về sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. Tháng
7/ 1997 công ty đã thực hịên việc đầu tư lần hai cải tạo và mở rộng dây chuyền
được xây dựng năm 1992 nâng công suất từ 100.000 lên 400.000 sản phẩm /
năm, với số máy móc thiết bị nhập từ chủ yếu từ Italia, Anh và Mỹ…Tổng số
vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng Việt Nam. Dự án đã được bộ Xây Dựng phê duyệt và
triển khai vào quí II năm 1996 đưa sản lượng của công ty lên 500.000 sản phẩm/
năm.
Hiện nay, các dây chuyền sản xuất này hoạt động và tạo ra năng lực sản
xuất lên 600.000- 800.000 sản phẩm/ năm, đứng đầu về sản lượng so với các
nhà máy sứ sản xuất sứ vệ sinh trong nước. Ngoài ra, bằng một số mấy móc của
dây chuyền sản xuất số 1 không sử dụng tốt sau đó cải tạo, mở rộng. Công ty đã
liên kết với xí nghiệp vật liệu xây dựng Việt Trì xây dựng và đưa vào họat động

sản xuất thành công một dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh công suất 100.000 sản
phẩm/ năm.
Các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất chủ yếu và công nghệ đang sử dụng
tại Công ty Sứ Thanh Trì :
Bảng 2: Danh mục máy móc, thiết bị công ty Sứ Thanh Trì
STT Tên thiết bị
Số
lượng
Nước
sản xuất
Năm sản xuất
1 Máy nghiền 8 Italy 1996
2 Máy sấy 18 Italy 1996
3 Máy bơm 24 Italy 1996
4 Tời nâng 3000 kg 1 Italy 1996
5 Xe nâng tay 1 Việt Nam 1993
6 Xe nâng 1 Nhật 1996
7 Tời nâng 2000 kg 1 Italy 1996
8 Băng áp lực trung bình 1 Italy 1996
9 Băng đổ rót LBR 76 EA 1 Italy 1996
10 Băng đổ rót LBR 110 EA 1 Italy 1996
11 Băng đổ rót MCO 28 EA 1 Italy 1996
12 Băng đổ rót BCL60 1 Italy 1993
13 Băng đổ rót BCL59 1 Italy 1993
14 Băng đổ rót BCL 40 1 Italy 1993
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4418
Chuyên đề tốt nghiệp
15 Xe chở sản phẩm 649 Việt Nam 1996
16 Cabin kiểm tra mộc 3 Việt Nam 1996
17 Hầm xấy khuôn 1 Italy 1996

18 Cabin phun men 4 Việt Nam 1996
19 Hệ thống sấy MT
2 Italy 1996
20 Hầm sấy mộc
2 Italy 1996
21 Lò nung Tulel
1 Mỹ 1996
22 Lò nung Shuttle
1 Italy 1993
23 Sàng nung
4 Italy 1996
24 Bơm dầu
2 Italy 1993
25 Máy thử nước
2 Việt Nam 1996
26 Máy mài
1 Anh 2000
27 Máy mài
3 Việt Nam 1993
28 Băng phân loại sản phẩm
1 Italy 1993
29 Máy phát điện 500 KVA
1 Đức 1993
30 Máy nén khí Đức
2 Đức 1996
31 Máy nén khí Mỹ
2 Mỹ 1993
32 Máy khoan đứng
1 SNG 1993
33 Máy bàn

1 Việt Nam 1993
34 Trạm bơm
1 Việt Nam 1993
35 Trạm biến thế
1 Việt Nam 1993
36 Quạt trần
360 Việt Nam 1996
Nhìn chung hệ thống máy móc và các thiết bị cho sản xuất của công ty khá
cũ. Tuy nhiên được nhập ngoại và thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa, đảm
bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn hiệu quả cao. Hàng
năm thường tổ chức bảo dưỡng thay mới và bổ sung các thiết bị máy móc tiên
tiến cà hiện đại của Nhật Bản và Italia…
4. Đặc điểm về lao động
Do đặc điểm đặ thù sản xuất của ngành, công việc trong công ty Sứ Thanh
Trì nên lao động chủ yếu là nam. Lực lượng lao dộng tại công ty đang ngày
càng được hoàn thiện cả về chất lượng, lẫn tay nghề. cuối năm 2004 tổng số
cán bộ, nhân viên, công
nhân của công ty là 522 người.
Bảng 3: bảng số lao động chính thức và biên chế (2004 )
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4419
Chuyên đề tốt nghiệp
STT Đơn vị Tổng số Hợp đồng Biên chế
1 Ban lãnh đạo 4 - 4
2 Phòng Tổ chức lao động 4 4
3 Văn phòng 8 7 1
4 Phòng Tài chính- Kế toán 9 9
5 Phòng Kinh doanh 68 66 2
6 Phòng Xuất Khẩu 2 2
7 Phòng Kế hoạch- Đầu tư 10 10
8 Phòng Kỹ thuật- KCS 11 10 1

9 Nhà máy sứ Thanh trì 290 285 5
10 Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu 136 132 4
Tổng số 522 505 17
( Nguồn: phòng Lao động tổ chức)
Trong đó, số lao động nữ là 99 người chiếm 19 %, lao động nam là 423
người chiếm 81% tổng lao động toàn công ty.
Là vốn nhà nước 100% Sứ Thanh Trì là loại hình sở hữu nhà nước. Do vậy lao
động của trong công ty yếu là lao động hợp đồng lâu dài và ngắn hạn. chiếm 95
% tổng lao động. Số biên chế chính thức của công ty là các cán bộ, nhân viêc
chủ chốt và gắn bó rất lâu năm với công ty, chiếm 5 %. Lực lượng này chủ yếu
là các cán bộ trong bộ máy quản lý, đứng đầu các phòng ban, như giám đốc và
các phó giám đốc.
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn cung ứng.
Trong mỗi giai đoạn yêu cầu số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu
khác nhau.Trước khi đưa vào chế biến các nguyên vật liệu được kiểm tra bất kỳ
của phòng Kỹ thuật - KCS theo nguyên tắc đủ về số lượng và đảm bảo về chất
lượng.
 Nguyên vật liệu: Để sản xuất ra được sản phẩm sứ vệ sinh thì nguyên vật
liệu chính thường là:
Feldspar, cao lanh, đất sét, thạch anh, BaCO
3
, thuỷ tinh lỏng, men, các chất
phụ gia khác như CMC, ZrSiO
4
, sô đa (Na
2
CO
3
), bột nhẹ...
Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác như bi nghiền, khuôn, thạch cao.

Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4420
Chuyên đề tốt nghiệp
Để đưa ra thị trường một sản phẩm vừa có chất lượng lại phải vừa rẻ là
một thách thức không chỉ riêng đối với một công ty hoặc một nhà máy nào,
muốn đạt được yêu cầu đó thì phải tìm cách giảm chi phí đến mức có thể được ở
tất cả các bộ phận. Và một ưu điểm của Công ty sứ Thanh Trì là họ đã tận dụng
khai thác nguồn nguyên vật liệu ở trong nước (80-90%) vừa rẻ do chi phí cho
việc khai thác và vận chuyển không lớn lại vừa phù hợp với điều kiện ở Việt
Nam hơn các loại nguyên vật liệu khác.
 Nguồn cung cấp:Một số loại nguyên vật liệu chính hàng năm công ty vãn
đặt mua với khối lượng lớn từ các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang,
Quảng Ninh...
 Feldspar : 2.94 tấn/năm
 Cao lanh : 1.920 tấn/năm
 Đất sét : 1.800 tấn/năm
 Thạch anh : 600 tấn/năm
 BaCO
3
: 41 tấn/năm
Bảng 4: Nguyên, nhiên liệu chính và định mức (tính cho 1 Kg sứ)
STT Tên vậ tư ĐVT Nguồn
cunng cấp
Định mức
Tiêu hao
Ghi chú
1 Cao lanh Kg Phú Thọ 0,300
2 Feldspar Kg Yên Bái 0,495
3 Thạch Anh Kg Yên Bái 0,135
4 Đất sét Kg Hải Dương 0,570
5 Sương sứ Kg Sản phẩm

mộc bị lỗi
6 Men Kg Trong nước 0,1010
Nguyên
vật liệu
chính
7 Thuỷ Tinh lỏng Kg Trong nước 0,0067
8 BaCO3 Kg Trong nước 0,0009
9 Bi nghiền Kg NT 0,0033
10 Thạch cao Kg NT 0,1300
Nguyên
vật liệu
phụ
11 Gas Kg NT 0,258
12 Dầu hoả Kg NT 0,777
13 Điện năng KW /h NT 0,761
Nhiên
liệu
Nguồn: Phòng kỹ thuật - KCS
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4421
Chuyên đề tốt nghiệp
Việc xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất căn cứ vào định mức tiêu
hao vật tư và kế hoạch sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đó phòng Kế hoạch và
Đầu tư còn quản lý việc cấp phát nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho sản xuất
cũng theo định mức đã định.
Mặc dù đã tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu nội địa song một số chất
phụ gia khác công ty vẫn phải nhập từ Đài Loan, Nhật, Anh như chất tạo keo
CMC, chất tạo đục cho men ZrSiO
4
...
6.Đặc điểm về tài chính của công ty.

Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Chỉ tiêu Số lượng(Tr. đồng) Tỷ trọng (%)
Tổng tài sản 42.825,330 100
1. Vốn cố định 29.462,230 68,80
2. Vốn lưu động 13.363,100 31,20
Tổng số vốn 42.825,330 100
1.Vốn ngân sách cấp 27.578,250 64,39
2.Vốn tự có 6.215.355 14,53
3.Vốn vay 9.031,725 21,08
( Nguồn: phòng tài chính kế toán -2005)
 Cơ cấu tài sản:
Qua bảng số liệu ta thấy : công ty có số lượng vốn hoạt dộng là 42.825,330
(triệu đồng) là khá lớn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, cơ cấu vốn vẫn chưa hợp lý điển hình là phần tài sản cố định
hay số vốn cố định còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (68,80) gây
nên tình trạng ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh. Một phần vốn cố định là
giá trị tài sản cố định như máy móc thiết bị của công ty, nhưng hiện vay với
cách tính khấu hao tài sản cố định sẽ gây khó khắc trong việc quản lý vốn cố
định của công ty.
Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ (31,20 %) lầ một hạn chế của
của công ty. Vì loại tài sản này có tốc độ luân chuyển nhanh, có thể tham gia
vào nhiều hoạt động sản xuất cũng như có khả năng tham gia vào nhiều các hoạt
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4422
Chuyên đề tốt nghiệp
động đầu tư khác. Do đó cần tăng cao hơn nữa tỷ trọng của vốn lưu động bằng
cách huy động các nguồn vốn khác.
 Cơ cấu nguồn vốn:
Vốn ngân sách nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn (64,39 %). Đây là nguồn
tài trợ của nhà nước giao cho doanh nghiệp sở hữu và hàng năm chỉ hoàn trả nhà
nước với phần vốn với tỷ lệ thấp (thấp hơn so với lãi xuất ngân hàng), do đó chi

phí sử dụng vốn là thấp hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là
một lợi thế của công ty. Mặc khác, vốn tự có của công ty sẽ bổ sung giúp cho
công ty có lợi thế hơn nữa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
đặc biệt trong trường hợp công ty chuyển sang cổ phần hoá, khi phát hành cổ
phiếu, trái phiếu.
Tuy nhiên nguồn vốn ngân sách nhà nước lớn sẽ làm công ty khó bố trí và
sắp xếp nhân lực, bộ máy quản lý trong mở rộng ngành nghề. Hơn nữa, đôi khi
nhà nước thường hay áp đặt phải tham gia một số các lĩnh vực khác.
Nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ nhỏ, chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tốt,
các hệ số thanh toán thấp và chủ động về tài chính. Ngược lại, với tiềm năng của
công ty thì tỷ lệ 21,08 % là quá nhỏ, điều này cũng cho thấy khả năng quan hệ
tín dụng của công ty chưa tốt.
7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Sứ Thanh Trì trong những
năm gần đây.
Bảng 6: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một vài năm.
STT chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 KQHĐSXKD Tr. đ
Tổng gía trị sản xuất Tr. đ 112.565,975 117.258,035 120.724,520 160.346,250
2 Sản lượng sản xuất Sp 560.000 590.000 620.000 830.000
3 Tổng doanh thu Tr. đ 113.356,750 120.325,650 125.560,852 165.750,258
4 Thanh toán lãi vay Tr. đ 6.125,457 7.452,025 8.230,258 12.354,450
5 Lợi nhuận Tr. đ 10.345,546 12.456,520 14325,454 21.548,520
6 Nộp ngân sách Tr. đ 4.345,560 5.230,560 6.005,540 12.540,467
Thu nhập và lao
động
Tr. đ 2.460 2.765 2.879 2.950
Lao động Người 460 495 522 720
Quỹ tiền lương Tr. đ 11.250,525 12.256,820 13.870,250 20.805.500
Thu nhập bình quân Tr. đ 2,110 2,3185 2,450 2,754
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4423

Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh
Qua bảng số liệu ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty qua các năm. Nhìn
chung năm trước tăng so với năm sau. Tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng
gía trị sản lượng là 11.20% (của doanh thu là 10.89%) là khá cao. Tuy nhiên tốc
độ này tăng không đều qua các năm, tăng nhanh nhất là năm 2005 với hơn 30 %.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng lý tưởng cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
như hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sáp nhập có hiệu quả của nhà máy
sứ Bình Dương vào thành bộ phận sứ Thanh Trì, hơn nữa là do thị trường miền
nam được mở rộng. Tuy nhiên tốc độ tăng này khó có thể duy trì được ở các
năm tiếp theo. Bởi tuy khả năng tiêu thụ có tăng đáng kể song, tốc tăng của năm
qua chủ yếu là do tăng về quy mô về sản lượng sản xuất.
Tốc độ tăng lợi nhuận của công ty qua các năm trung bình là 22.35 %. Cho
thấy tốc độ này sự phát triển này một lớn mạnh của công ty trên thi trường, với
thương hiệu Vigracela. Tuy nhiên có thể thấy rằng tốc độ tăng của lợi nhuận cao
là thế song nó không sứng với quy mô của doanh thu so với lợi nhuận thu về.
điều này cho thấy công ty cần có các chính sách giảm giá thành sản phẩm, tiết
kiệm chi phí trong sản xuất, giảm tỷ lệ sai hỏng và nâng cao chất lượng.
Với thị phần hiện nay khoảng 30 % thị trương nội địa, cho thấy trong giai
đoạn họat động sản xuất vừa qua công ty gặp nhiều thuận lợi: sản lượng tăng
vượt mức kế hoạch, giá trị sản xuất tăng, doanh thu và lợi nhuận đều tăng, điều
đó khẳng định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sứ vệ sinh. Đó
các kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua con số, còn trên thực tế công
tác tiêu thụ và quá trình tiến hành kinh doanh trong năm qua, công ty được lưu ý
ở mấy điểm như sau:
 Công tác tiêu thụ: công ty có mạng lưới các cửa hàng đại lý tiêu thụ sản
phẩm ở hầu hết các tỉnh, thành phố của đất nước, kéo dài từ bắc vào nam
với hơn 1400 đơn vị. thị phần cảu công ty chiếm khoảng 30 % thị trường
nội địa tiếp tục ra nước ngoài. Doanh thu xuất khẩu của công ty có sự thay

Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4424
Chuyên đề tốt nghiệp
đổi không lớn qua các năm, chiếm khoảng 25 % tổng doanh thu của
doanh nghiệp.
Công ty Sứ Thanh Trì trong những năm gần đây được biết đến với nhãn
hiệu Viglacera, Monaco và đã dần đi vào tiềm thức của khách hàng. Có được kết
quả đó kết quả đó công ty đã có những định hướng chung cho mình: không chỉ
thuyết phục khách hàng bằng hệ thống giá phù hợp với mọi đoạn thị trường mà
còn phải làm hài lòng họ bằng chất lượng, mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng, đảm
bảo bền đẹp. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động đôi khi là một khoảng
cách rất lớn. Công ty đã cố gắng xoá bỏ khoảng cách này thông qua việc đạt
được tiêu chuẩn và công nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9002 và đã duy trì, phát triển nó.
 Với phương châm hoạt động: sự hài lòng của quý khách là mục đích của
công ty, Sứ Thanh Trì đã không ngừng tiếp thu và sáng tạo ra những sản
phẩm mới với những tính năng ưu việt luôn đáp ứng được mọi các thị
hiếu của khách hàng khó tính với thời gian nhanh nhất choc ho dù khách
hàng là ai, ở đâu thị trường trong nước hay ngoài nước.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây, vẫn đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao nhưng do việc thực thi một số hiệp định về kinh tế, tham gia vào
khu vực thị trường mậu dịch tự do. đối với các doanh nghiệp, đây là một cơ hội
lớn những cũng là một thử thách rất khó khăn. Đối với các doanh nghiệp sản
xuất sứ vệ sinh khi mà các sản phẩm nhập khẩu vẫn chiếm tới 4/5 thị phần thì
đây thực sự là một thách thức rất lớn. Ngay trước khi Việt Nam tham gia AFTA,
sức mua của người tiêu dùng đã bắt đầu chững lại với lý do chờ đợi sự giảm giá.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh trong thời gian này đều gặp khó
khăn trong quá trình tiêu thụ. Đứng trước tình trạng này, công ty Sứ Thanh Trì
đã có những biện pháp củ động hội nhập bằng cách tập trung vào chất lượng
sản phẩm, thay đổi mô hình cơ cấu trong tổ chức trong công ty từ trực tuyến
sang trực tuyến- chức năng, để nâng cao tình thần trách nhiệm của cán bộ công

nhân viên vừa giúp họ phát huy năng lực. Công ty còn tham gia chương trình
Nguyễn Xuân Tuyến Quản trị chất lượng - 4425

×