Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.48 KB, 11 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, THI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP MƠN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG VÀ AN NINH
Đại tá TS Cao Ngọc Báu1
1. Đặt vấn đề
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 xác định: Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát
huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học
[4].
Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên là nội dung cơ
bản trong việc xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, là mơn
học chính khóa thuộc chương trình giáo dục của các cơ sở giáo dục. Học sinh,
sinh viên sau khi học xong chương trình giáo dục quốc phịng và an ninh có
hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà
nước về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa
xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về cơng tác quốc phịng và an ninh trong
tình hình mới. Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội ngũ
đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong quân đội nhân dân
Việt Nam; có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phịng tránh địch
tiến cơng hỏa lực bằng vũ khí cơng nghệ cao. Thực hiện được kỹ năng cơ bản
về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến
cơng, phịng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử dụng súng tiểu liên AK,
lựu đạn [5].
Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học đã có nhiều nghiên
cứu đổi mới phương pháp dạy học mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh
nhằm đạt được mục tiêu và yêu cầu chương trình giáo dục quốc phịng và an
ninh, đặt ra. Nhiều hình thức và phương pháp dạy học được triển khai như:
hình thức dạy học theo nhóm, dạy học chuyên biệt; phương pháp dạy học nêu
vấn đề; Dạy học theo tình huống có vấn đề… Mục tiêu nhằm phát huy tính
1 Phó Giám đốc thường trực Trung tâm GDQP&AN Trường Đại học Cần Thơ; Email:



1


tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Những phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học đó, trong q trình thực hiện, đã góp phần nâng cao hiệu quả
giảng dạy và chất lượng học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh. Tuy
nhiên, phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập hiện nay chưa đáp
ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy để nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học, bên cạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
như trên thì việc đổi mới kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập mơn Giáo dục
quốc phịng và an ninh theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên là
vấn đề cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập tập mơn giáo dục
quốc phịng và an ninh
Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong q trình dạy học.
Kiểm tra, đánh giá có mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là
phương tiện cịn đánh giá là mục đích. Khơng thể đánh giá mà khơng dựa vào
kiểm tra. Thi là một hình thức kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt và cho
điểm là dạng đánh giá phổ biến xác định bằng định lượng trình độ của học
sinh, sinh viên.
Thực hiện Chương trình giáo dục quốc phịng và an ninh trong trường
trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học theo Thông
tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 và được thay thế bằng
Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ giáo dục
và đào tạo. Công tác kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập mơn Giáo dục
quốc phịng và an ninh được thực hiện theo Thông tư liên tịch số:
18/2015/TTLT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 9 năm 2015 về Quy định tổ chức dạy
học và đánh giá kết quả học tập mơn học Giáo dục quốc phịng và an ninh
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học [6]. Trong

những năm qua, các cơ sở giáo dục đại học đã áp dụng nhiều hình thức,

2


phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập như: tự luận, vấn đáp, trắc
nghiệm và thực hành, v.v…
Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an
ninh tại các Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc các cơ sở giáo
dục đại học cho thấy, hiện nay các phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết
quả học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện như: 80%
giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp trắc nghiệm; 35% giảng viên
thường xuyên sử dụng phương pháp vấn đáp; 35% giảng viên thường xuyên
sử dụng phương pháp thực hành; 5% giảng viên thường xuyên sử dụng
phương pháp tự luận. Trong khi đó phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực khơng có giảng viên nào
thường xun hay thỉnh thoảng sử dụng mà chỉ là 5% giảng viên hiếm khi sử
dụng [1].
Quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy học cho thấy: các phương
pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập hiện nay có hiện tượng thiên về
kiểm tra, đánh giá kiến thức lý thuyết, khả năng ghi nhớ (nhận biết, tái hiện),
ít đặt ra yêu cầu kiểm tra, đánh giá mức độ thông hiểu và kiểm tra, đánh giá
kỹ năng vận dụng tri thức, ít địi hỏi sinh viên phân tích, suy luận, khái quát.
Cách kiểm tra, thi, đánh giá đó gây nên tình trạng học tủ, học vẹt, ghi nhớ
máy móc dẫn đến khơng nắm vững bản chất vấn đề, thiếu kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cịn chưa có
tác dụng mạnh mẽ kích thích, động viên sinh viên nỗ lực học tập. Kiểm tra,
đánh giá mới chỉ tập trung vào việc giảng viên đánh giá sinh viên, ít tạo điều
kiện cho sinh viên tự đánh giá mình, đánh giá bạn thơng qua những chỉ số
đánh giá mà giảng viên cung cấp. Để bổ khuyết cho vấn đề này, cho thấy cần

phải kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá đặc biệt là
phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực của sinh viên.
2.2. Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học
3


Năng lực là khả năng thực hiện thành công các hoạt động, giải quyết các
nhiệm vụ và vấn đề trong các tình huống xác định cũng như các tình huống
thay đổi, trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng, động cơ, ý chí, suy nghĩ
thấu đáo và ứng xử có trách nhiệm của cá nhân [3].
Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là việc đánh giá kết quả
học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung
tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vận
dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau [2].
Với khái niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những
tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là
đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh
giá kết quả học tập của sinh viên đối với các môn học và hoạt động giáo dục
theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm
xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và
năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập
của sinh viên. Xét về bản chất thì khơng có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực
và đánh giá kiến thức, kỹ năng. Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển
cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng để chứng minh người học có năng
lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho sinh viên được giải quyết vấn
đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh
nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia

đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thơng
qua việc hồn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng
thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị,
tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực khơng hồn tồn phải
dựa vào chương trình giáo dục của từng mơn học như đánh giá kiến thức, kỹ
năng, bởi năng lực là tổng thể kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm,
4


giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học
tập khác nhau, và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực
người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của sinh viên như sau:
Bảng 2.1. Một số điểm khác nhau giữa đánh giá nội dung
và đánh giá tiếp cận năng lực
TT

Đánh giá theo nội dung

Đánh giá theo năng lực

Các bài kiểm tra trên giấy
1

được thực hiện vào cuối một
chủ đề, một chương, một học
kỳ...

2


Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy,
thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân,
nhóm…) trong suốt q trình học tập

Nhấn mạnh sự cạnh tranh

Nhấn mạnh sự hợp tác

Quan tâm đến mục tiêu cuối

Quan tâm đến đến phương pháp học

3 cùng của việc dạy học

tập, phương pháp rèn luyện của sinh
viên

Chú trọng vào điểm số

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến

4

các chi tiết của sản phẩm để nhận xét
5

Tập trung vào kiến thức hàn
lâm


Tập trung vào năng lực thực tế và
sáng tạo

Đánh giá được thực hiện bởi

Giảng viên và sinh viên chủ động

các cấp quản lí và do giảng viên trong đánh giá, khuyến khích tự đánh
6 là chủ yếu, cịn tự đánh giá của giá và đánh giá đồng đẳng của sinh
sinh viên khơng hoặc ít được viên
cơng nhận
7

Đánh giá đạo đức sinh viên

Đánh giá phẩm chất của sinh viên
5


TT

Đánh giá theo nội dung

Đánh giá theo năng lực

chú trọng đến việc chấp hành toàn diện, chú trọng đến năng lực cá
nội quy nhà trường, tham gia nhân, khuyến khích học sinh thể hiện
phong trào thi đua…

cá tính và năng lực bản thân


2.3. Quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng và thái độ
Với quan niệm về năng lực như đã nêu trên, trong quá trình học tập để
hình thành và phát triển được các năng lực, người học cần chuyển hóa những
kiến thức, kỹ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và
xảy ra trong mơi trường mới. Như vậy, có thể nói kiến thức là cơ sở để hình
thành năng lực, là nguồn lực giúp cho sinh viên tìm được các giải pháp tối ưu
để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp.
Khả năng đáp ứng phù hợp với bối của thực tiễn cuộc sống là đặc trưng quan
trọng nhất của năng lực, khả năng đó có được dựa trên sự đồng hóa và sử
dụng có cân nhắc những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ
thể. Những kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực phải được
tạo nên do chính sinh viên chủ động nghiên cứu, tìm hiểu hoặc được hướng
dẫn nghiên cứu tìm hiểu và từ đó kiến tạo nên.
Kỹ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành,
vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó
trong một mơi trường quen thuộc. Kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm
những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm, giúp cá nhân có thể thích
ứng khi hồn cảnh thay đổi.
Kiến thức, kỹ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một
lĩnh vực hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kỹ năng trong
một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến
việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kỹ năng cùng với thái độ, giá trị,
trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các
vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi.
6


2.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá mơn giáo dục quốc
phịng và an ninh theo định hướng phát triển năng lực

2.4.1. Định hướng kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập mơn Giáo dục quốc
phịng và an ninh
Thứ nhất, chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa
học nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh
giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng học phần nhằm
mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);
Thứ hai, chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá
năng lực của sinh viên. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ,
hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề
của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư
duy sáng tạo của sinh viên;
Thứ ba, chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình
dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào q trình dạy học, xem đánh giá như
là một phương pháp dạy học. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong
kiểm tra, thi, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo
lường của cơng cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các
mơ hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.
Với những định hướng trên, phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả
học tập mơn Giáo dục quốc phịng và an ninh hiện nay ở các cơ sở giáo dục
đại học cần phải:
Một là: Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng (theo định hướng tiếp
cận năng lực) từng học phần, hoạt động giáo dục của mơn học Giáo dục quốc
phịng và an ninh; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ (theo
định hướng tiếp cận năng lực) của sinh viên của cấp học.
Hai là: Phối hợp chặt chẽ giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định
kỳ, giữa đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên.

7



Ba là: Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, tự
luận, quan sát nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.
Bốn là: Có cơng cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá tồn diện, cơng
bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giảng viên và sinh viên điều
chỉnh kịp thời việc dạy và học.
2.4.2. Quy trình biên soạn câu hỏi, bài tập đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực mơn giáo dục quốc phịng và an ninh
Trong kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, cần hướng vào mục tiêu
tìm được nội dung nào sinh viên đã nắm vững, nội dung nào sinh viên còn mơ
hồ và mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được qui định trong chương
trình Giáo dục quốc phịng và an ninh, giảng dạy đến đâu. Qui trình biên soạn
gồm có:
Bước 1: Xây dựng các chủ đề của môn học đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt
động dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực người học.
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của chủ đề theo
chương trình hiện hành trên quan điểm mới là định hướng phát triển năng lực
người học.
Bước 3: Xác định các loại câu hỏi, bài tập theo hướng đánh giá năng lực
(kiến thức, kỹ năng, thái độ) của sinh viên trong học phần theo đặc thù của bộ
môn. Mô tả các mức yêu cầu cần đạt theo hướng chú trọng đánh giá kỹ năng
thực hiện của người học.
Bước 4: Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ đã mô tả. Với mỗi
mức độ, loại câu hỏi, bài tập cần biên soạn nhiều câu hỏi, bài tập. Sắp xếp câu
hỏi của đề theo nội dung, hình thức và mức độ khó tăng dần.
Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định
hướng phát triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:
(1) Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập
tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng
lực người học.
8



(2) Các bài tập vận dung: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các
tình huống khơng thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và
rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.
(3) Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này địi hỏi sự phân tích,
tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi,
giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
(4) Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận
dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình
huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội
cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm thi (đáp án) và thang điểm: việc xây
dựng đáp án và hướng dẫn chấm thi, thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm
bảo các yêu cầu:
(1) Nội dung: khoa học và chính xác;
(2) Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
(3) Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
3. Kết luận
Kiểm tra, thi, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình
dạy học nhằm giúp sinh viên tiến bộ. Kiểm tra, thi, đánh giá vì sự tiến bộ
nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi
giúp sinh viên biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức, kỹ năng nào
có sự tiến bộ, mảng kiến thức, kỹ năng nào cịn yếu để điều chỉnh q trình
dạy và học. Không chỉ giảng viên biết cách thức, các kỹ thuật đánh giá sinh
viên mà quan trọng không kém là sinh viên phải học được cách đánh giá của
giảng viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn
luyện của chính mình. Có như vậy, sinh viên mới tự phản hồi với bản thân
xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào và đến đâu so với yêu
cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình

thành năng lực của sinh viên, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển kỹ năng tự
9


đánh giá, giúp sinh viên nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên
việc học tập.
Trên đây là một số ý kiến chia sẽ cùng quý đồng nghiệp để chúng ta trao
đổi nhau làm tốt hơn nữa khâu kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập môn
Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Thời gian đầu tư nghiên cứu có hạn nên bài tham luận có thể cịn nhiều
hạn chế. Với tinh thần cầu thị học hỏi rất mong quý lãnh đạo, nhà khoa học và
đồng nghiệp cùng trao đổi, góp ý cho bài tham luận hồn thiện hơn và có tính
khả thi hơn để có thể vận dụng kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập mơn
Giáo dục quốc phịng và an ninh theo định hướng phát triển năng lực của sinh
viên góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả môn học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Cao Ngọc Báu và Nguyễn Văn Tuấn (2018). Thực trạng dạy học mơn Giáo dục
quốc phịng và an ninh, nguyên nhân và giải pháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ. 54(3C): 186-192.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn đổi mới kiểm tra đánh giá theo
hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học.
3. Nguyễn Văn Cường - Bernd meier (2015). Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi
mới mục tiêu và phương pháp dạy học. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo
Quyết định số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ)
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong
trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và sở giáo dục đại học. Thông tư
số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/03/2020.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội: Quy định tổ chức

dạy học và đánh giá kết quả học tập mơn học Giáo dục quốc phịng và an ninh

10


trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học. Thông tư liên tịch
số: 18/2015/TTLT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 9 năm 2015.

11



×