Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tài liệu tham khảo luật học-ĐÀO TẠO, TUYỂN CHỌN NHÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1884 - 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.48 KB, 13 trang )

ĐÀO TẠO, TUYỂN CHỌN NHÂN SỰ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN
THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC
(1884 - 1945)
Tóm tắt: Thời kỳ thuộc Pháp (1884 - 1945) ở Việt Nam không chỉ trên phương
diện kinh tế - xã hội - văn hóa mà trên phương diện chính trị - pháp lý cũng có chuyển
biến lớn. Đó là thời kỳ tồn tại đan xen các yếu tố của nền chính trị - pháp lý thực dân
tư sản Pháp và cả những yếu tố của bản địa. Chính quyền thuộc địa thời kỳ này được
cấu thành từ hệ thống chính quyền của Pháp và hệ thống chính quyền phong kiến triều
Nguyễn. Từ đó dẫn tới hoạt động đào tạo, quản lý nhân sự trong hai guồng máy ấy có
nhiều điểm độc đáo.
Từ khóa: Pháp thuộc, đào tạo, tuyển chọn, nhân sự, thuộc địa
1. Hệ thống chính quyền thuộc địa ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1884 1945)
Năm 1858 thực dân Pháp tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở đầu quá
trình xâm lược Việt Nam. Sự thất bại trong việc kháng Pháp đã khiến cho vương triều
Nguyễn phải ký rất nhiều hiệp ước bất bình đẳng với chính phủ Pháp. Hịa ước năm
Giáp Tuất 1874 cơng nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ. Nam
Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp. Hai hòa ước Harmand năm Q Mùi 1883
và Patenơtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Với
những hịa ước đó, triều đình Nguyễn đã khơng cịn là chính quyền đại diện cho quốc
gia, dân tộc trên các phương diện đối nội, đối ngoại nữa. Đồng thời nó cũng đánh dấu
sự cai trị của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Để đạt được mục đích cai trị, Pháp đã áp dụng phương thức cai trị kết hợp chặt
chẽ giữa chính sách chia để trị với nguyên tắc tập trung quyền lực trong tay người
Pháp. Thực hiện phương thức cai trị ấy, người Pháp khơng xóa bỏ hệ thống chính
quyền phong kiến bản xứ mà vẫn duy trì nó, biến nó trở thành công cụ thống trị, làm
chỗ dựa chọ họ ở Việt Nam. Đồng thời, chính quyền của Pháp được thiết lập trùm lên
và chỉ đạo chính quyền phong kiến tay sai. Cả hai hệ thống chính quyền ấy đã tạo nên
hệ thống chính quyền thuộc địa ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.
Như vậy, khác với cách thức tổ chức nhà nước ở Việt Nam truyền thống, dưới
thời thuộc Pháp, có hai hệ thống chính quyền cùng song song tồn tại: hệ thống chính


quyền của Pháp và hệ thống chính quyền Nam triều. Mỗi hệ thống chính quyền có
cách thức tổ chức khác nhau.


* Hệ thống chính quyền của Pháp được thiết lập ở 3 kỳ với 3 quy chế chính trị
khác nhau. Ở Bắc kỳ, Pháp áp dụng quy chế "nửa bảo hộ, nửa thuộc địa" (Hà Nội, Hải
Phòng quy chế thuộc địa). Trong chính quyền của Pháp ở Bắc kỳ, đứng đầu là Thống
sứ Bắc Kỳ, dưới đó là các cơ quan phụ tá. Ở đây chính quyền của người Pháp được
thiết lập đến cấp Tỉnh (Thành phố, Đạo quan binh). Ở Trung kỳ, Pháp áp dụng quy chế
"bảo hộ" (Đà Nẵng quy chế thuộc địa), do Khâm sứ Trung kỳ đứng đầu và hệ thống
chính quyền cũng chỉ thiết lập đến cấp tỉnh. Vùng đất Nam kỳ là vùng đất Pháp chiếm
được sớm nhất, với quy chế "thuộc địa" Pháp đã xây dựng hệ thống chính quyền từ
cấp Kỳ đến cấp xã do Tổng đốc Nam kỳ quản lý mọi mặt. Tuy thực hiện chính sách
chia để trị như vậy, nhưng với nguyên tắc tập trung quyền lực thì Pháp lại thiết lập
Liên Bang
Đơng Dương do Tồn quyền Đơng Dương đứng đầu. Tồn quyền Đơng Dương là
"Người được ủy nhiệm thi hành những quyền lực của nước Cộng hòa Pháp tại Đơng
Dương"1. Với chính sách chia để trị, với việc áo dụng 3 quy chế chính trị khác nhau, 3
cách thức tổ chức chính quyền khác nhau ở 3 kỳ Pháp khiến cho người Việt nam sống
ở từng xứ như là sống ở từng "quốc gia" khác biệt. Nguyên tắc tập trung lại giúp cho
Pháp thống nhất trong hoạt động cai trị ở tồn Đơng Dương trong đó có Việt Nam.
* Hệ thống chính quyền Nam triều của nhà Nguyễn vẫn được duy trì ở Bắc kỳ và
Trung kỳ nhưng có những biến đổi nhất định. Ở Bắc kỳ, hệ thống chính quyền của
triều Nguyễn chỉ được thiết lập từ cấp Tỉnh trở xuống. Ở Trung kỳ, triều đình vẫn tồn
tại và các cấp chính quyền địa phương vẫn được duy trì như trước thời thuộc Pháp.
Trong cơ
cấu tổ chức chính quyền của triều Nguyễn về cơ bản vẫn như thời quân chủ độc lập.
Cũng có một số biến đổi trong cơ cấu các Bộ. Tuy trong cách thức tổ chức chính
quyền khơng có nhiều biến động nhưng quyền lực của chính quyền Nam triều có sự
thay đổi lớn. Tồn bộ hệ thống chính quyền ấy từ vua cho đến quan lại các cấp chỉ là

công cụ, là tay sai cho Pháp mà thôi.
2. Đào tạo, tuyển chọn công chức dưới thời Pháp thuộc
Pháp rất chú trọng đến việc đào tạo, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ quan chức,
công chức ở Đơng Dương nhằm có được những người thừa hành chính sách của Pháp
trong hoạt động cai trị và khai thác thuộc địa. Pháp chú trọng đội ngũ công chức ở cả
hệ thống chính quyền của Pháp và chính quyền phong kiến bản xứ.
2.1. Công chức trong hệ thống chính quyền của Pháp
* Hoạt đ ộ n g đào t ạ o: được người Pháp thực hiện thông qua hệ thống giáo
dục của Pháp. Ngay từ năm 1873, người Pháp đã thành lập Trường Tập sự (sau này
đổi tên

1

Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2017,
trang 332.


thành trường Thơng ngơn) ở Sài Gịn để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị ở đất
Nam kỳ. Đến cuối năm 1889, ngay sau khi Liên bang Đông Dương được thành lập,
trường Thông ngôn bị giải thể và Pháp thiết lập Trường Thuộc địa được mở ra ở Pari.
Đây là nơi đào tạo đội ngũ quan chức và viên chức thực dân để gửi đi cai trị ở các
thuộc địa.
Trường Thuộc địa được tổ chức thành ba ban đào tạo chun mơn, trong đó có ban
chun đào tạo về tổ chức và cai trị hành chính, ban đào tạo về tổ chức tòa án cho các
thuộc địa. Tiêu chuẩn dự thi vào trường này phải là thanh niên Pháp, đã có bằng tú tài
hoặc một bằng cấp chuyên môn tương đương (thương mại, nông nghiệp...). Học viên
tốt nghiệp trường này, một số được phân về các cơ quan chỉ đạo thuộc địa nằm ở chính
quốc, số khác được điều sang các thuộc địa.
Bên cạnh việc đào tạo những quan chức, viên chức người Pháp, họ còn chú
trọng đào tạo đội ngũ nhân sự người bản xứ thông qua hệ thống giáo dục mở ra ở

thuộc địa. Bởi trong hệ thống chính quyền của Pháp họ cũng phải sử dụng khơng ít
những người bản xứ. Ở khu vực Nam kỳ, Pháp nhanh chóng hủy diệt nền Nho học
bằng việc chấm dứt kỳ thi hương cuối cùng vào năm 1864. Từ 1878 chữ Hán trong
giấy tờ công văn các
cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Từ cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, với mục đích đào tạo được một bộ phận "tân học", những người
"Tây học" từng bước thay thế các "thầy Đồ Nho" ở Việt Nam, Pháp đã đẩy mạnh thiết
lập hệ thống giáo dục của Pháp ở thuộc địa. Hệ thống giáo dục của nước Pháp đã được
người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh và thêm bớt cho phù hợp với mục đích cũng như để
thích hợp với thực tế ở Việt Nam. Đây là hệ thống Giáo dục Pháp cho người "bản xứ".
thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt. Trong nền giáo dục này tiếng Pháp là chuyển
ngữ tức tiếng Pháp được dùng để trao đổi trong lớp học (giảng bài, làm bài, sách giáo
khoa viết bằng tiếng Pháp). Riêng ba lớp tiểu học đầu là được dùng tiếng Việt làm
chuyển ngữ, sau đó tiếng Việt được học như một ngoại ngữ. Ngoại ngữ thứ hai thường
là tiếng Anh ở bậc Tú Tài. Chữ Hán được học theo tự nguyện. một tuần một giờ ở các
lớp trên của bậc tiểu học nếu có thầy dạy. Để điều hành, Pháp thiết lập tại mỗi kỳ một
Sở Giáo Dục Cho Người Bản Xứ (Service de L’Enseignement Local) do một Chánh
Sở (Chef de Service) người Pháp đứng đầu. Các cơ sở giáo dục này đặt trực thuộc tịa
Khâm Sứ. Nha Học Chính Đông Pháp (Direction de l’Instruction Publique de
l’Indochine) ra đời do một Giám Đốc người Pháp chỉ đạo trực tiếp 5 sở giáo dục của
liên bang Đông Dương.
Hệ thống giáo dục Pháp-Việt gồm 2 phần: giáo dục phổ thông và giáo dục cao đẳng
chuyên nghiệp, đại học. Đặt biệt là Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại
trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ
thi tuyển. Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm
việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời


gian ấn địn,



nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào
tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…,
chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Đây là bộ phận quan trọng trong việc
cung cấp nguồn nhân lực người bản xứ cho chính quyền Pháp.
* Tuyển chọ n : Thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự trong hệ thống
chính quyền của Pháp có sự phân cấp nhất định.
+ Tổng Thống Pháp: Trước hết những nhân viên cao cấp trong chính quyền như
Tồn quyền Đông Dương, Tổng Trú sứ, Tổng Đốc Nam kỳ, Thống sứ Bắc kỳ và
Khâm sứ Trung Kỳ, Tư lệnh tối cao các lực lượng viễn chinh, Tư lệnh tối cao lực
lượng Hải qn, Phó Tồn quyền, Giám đốc Tư pháp... do Tổng Thống Pháp bổ
nhiệm. Ví dụ: Ngày 27 tháng 1 năm 1886, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh về việc tổ
chức chính quyền ở Trung và Bắc Kì. Theo đó, người đứng đầu Chính quyền Bảo hộ
là viên Tổng Trú sứ, người đại diện nước Pháp bên cạnh triều đình Huế trực thuộc Bộ
Ngoại giao và được bổ nhiệm theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp. Hoặc
ngày 17 tháng 10 năm
1887 Tổng thống Cộng hoà Pháp ra Sắc lệnh thành lập Liên bang Đông Dương, đứng
đầu Tồn quyền Đơng Dương. Tồn quyền là viên chức cao cấp Pháp được bổ nhiệm
bằng Sắc lệnh của Tổng thống Pháp, thông qua Hội đồng Bộ trưởng Pháp.
+ Bộ trưởng Bộ thuộc địa hoặc Bộ trưởng bộ ngoại giao: Về cơ bản những quan
chức lãnh đạo ở các cơ quan phụ tá cao cấp cho Tồn quyền Đơng Dương như Sở cơng
chính, Sở học chính, Ủy ban tư vấn mỏ... sẽ do Bộ trưởng 2 bộ trực tiếp giám sát,
quản lý chính quyền thuộc địa ở Đơng Dương bổ nhiệm. Ví dụ: Nghị định ngày 12
tháng 02 năm 1887 của Tổng Trú sứ Trung- Bắc Kì về việc tổ chức lại Sở Cơng chính
Trung - Bắc Kì thì Kỹ sư trưởng của Sở Cơng Chính do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Pháp bổ nhiệm.
+ Tồn quyền Đơng Dương: Với tư cách là “người nắm quyền chỉ đạo tối cao và
quyền kiểm sốt tất cả các cơng sở dân sự ở Đơng Dương”, là “người tổ chức và chịu
trách nhiệm về những hoạt động của các cơng sở dân sự”2, Tồn quyền Đơng Dương
có thẩm quyền lớn trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự trong hệ thống chính

quyền của Pháp ở Đông Dương. Về cơ bản, bộ phận nhân sự (đặc biệt là người Âu) từ
cấp Kỳ (trừ những người lãnh đạo) xuống đều do Tồn quyền Đơng Dương bổ nhiệm.
Ví dụ: Nghị định ngày 11 tháng 10 năm 1895 của Tồn quyền Đơng Dương quy định
tổ chức lại Sở Cơng chính Trung Kì và Bắc Kì, quy định: Kĩ sư trưởng bộ phận (Sở
cơng chính) do Tồn quyền bổ nhiệm, theo đề nghị của Giám đốc Sở. Kiến trúc sư do
Toàn quyền
bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Cơng chính....
2

Sắc lệnh ngày 20 tháng 11 năm 1911của Tổng Thống Pháp về tổ chức bộ máy cai trị ở Đông Dương


+ Thống đốc Nam kỳ, Thống sứ Bắc kỳ, Khâm sứ Trung kỳ: về cơ bản có thẩm
quyền bổ nhiệm đối với các công chức, viên chức người Âu trong hệ thống chính
quyền của Pháp với mức lương khơng q 4000 Frang. Và bổ nhiệm nhân sự người
bản xứ trong chính quyền bảo hộ. Nghị định ngày 07 tháng 7 năm 1889 của Tồn
quyền Đơng Dương quy định quyền hạn của Khâm sứ Trung Kì và Thống sứ Bắc Kì:
Bổ nhiệm nhân sự người Âu vào các vị trí có mức lương không quá 4.000 Frang theo
quy định; bổ nhiệm nhân sự người Âu trong lực lượng Lính Khố xanh (trừ các thanh
tra do Tồn quyền bổ nhiệm). Ví dụ, lương trong Sở Cơng chính Bắc kỳ và Trung kỳ
theo Nghị địn h
ngà y 11 thá ng 1 0 nă m 1895 củ a To àn q u yền Đông Dư ơng qu y định t ổ
chứ c l ại S ở C ơng
chính Trun g Kì và Bắc Kì .
Các kĩ sư trưởng bộ phận được phân thành ba hạng với mức lương quy định như sau:
Lương Châu Âu
Lương Thuộc địa
Phụ cấp
(Frang)
(Frang)

(Frang)
Hạng I

11.000

22.000

8.000

Hạng II

9.000

18.000

7.000

Hạng III

7.500

15.000

5.000

Ngạch, hạng và lương của các kĩ sư phó, đốc cơng và kiểm sốt viên hầm mỏ được
quy định như sau:
Ngạch và hạng
Lương Châu Âu
Lương Thuộc địa

(Frang)

(Frang)

Hạng I

7.000

14.000

Hạng II

6.500

13.000

Hạng III

6.000

12.000

Đốc cơng chính và
kiểm sốt viên
chính hầm mỏ

Hạng I

5.500


11.000

5.000

10.000

Đốc cơng

Hạng I

4.000

8.000

Hạng II

3.500

7.000

Phó kỹ sư cơng
chính

Hạng II

Các giám sát viên cơng chính bắt đầu từ ngạch giám sát viên tập sự trong thời gian 6
tháng và được phân bổ theo hạng, ngạch và lương như sau:
Ngạch và hạng
Lương Châu Âu
Lương Thuộc địa

(Frang)
(Frang)
Giám sát viên

Hạng I

3.000

6.000

chính

Hạng II

2.500

5.000

Giám sát viên

Hạng I

2.250

4.500

Hạng II

2.000


4.000


Hạng III
Tham tá tập sự

1.750

3.500

Lương công nhật là 3 đồng

Nhân sự đặc biệt của bộ phận khai thác đường sắt được phân bổ theo hạng, ngạch và
lương như sau:
Ngạch và hạng
Lương Châu Âu
Lương Thuộc địa
(Frang)

(Frang)

5.000

10.000

4.500

9.000

4.000


8.000

Hạng I

3.500

7.000

Hạng II

6.000

6.000

Hạng III

2.500

5.000

Hạng IV

2.250

4.000

Trưởng trạm,

Hạng I


2.250

4.500

trưởng tàu và bưu


Hạng II

2.000

4.000

Hạng III

1.750

3.500

Thanh tra khai thác Hạng I
Hạng II
Hạng III
Trưởng ga

Nguồn: Nghị định ngày 11 tháng 10 năm 1895 của Tồn quyền Đơng Dương quy định tổ chức lại Sở
Cơng chính Trung Kì và Bắc Kì.

Nghị định n gà y 30 t há ng 10 nă m 1 906 của T ồn qu yền Đ ơng Dư ơn g qu
y định v iệc tổ

chứ c của Sở Học chính Trung Kì thì: Thứ bậc và lương của viên chức người Pháp
trong
Sở Học chính Trung Kì quy định như sau:
Giáo viên:
- Giám đốc Sở: Lương châu Âu: 16.000 - 12.000 Frang, lương thuộc địa: 8.000
- 6.000 Frang.
- Giáo viên chính ngoại hạng: lương châu Âu: 11.000 Frang và lương thuộc địa:
5.500 Frang, giáo viên hạng 1: 10.000 Frang và 5.000 Frang, giáo viên hạng 2: 9.000
Frang và 4.500 Frang
- Giáo viên hạng 1: lương châu Âu: 8.000 Frang và lương thuộc địa: 4.000
Frang, hạng 2: 7.000 Frang và 3.500 Frang, hạng 3: 6.000 Frang và 3.000 Frang, hạng
4: 5.000
Frang và 2.500 Frang, tập sự: 4.000 Frang và 2.000 Frang
- Giáo viên tiểu học: hạng 1: lương châu Âu: 6.000 Frang và lương thuộc địa:
3.000 Frang, hạng 2: 5.500 Frang và 2.750 Frang, hạng 3: 5.000 Frang và 2.500 Frang,
hạng 4: 4.500 Frang và 2.250 Frang, hạng 5: 4.000 Frang và 2.000 Frang, tập sự: 3.000
Frang và 1.500 Frang.


Qua mức lương quy định đối với nhân sự người Âu trong hệ thống chính quyền của
Pháp cơ bản đều trên 4000 Frang, có nghĩa là thẩm quyền bổ nhiệm đối với quan chức,
công chức người Âu cơ bản thuộc thẩm quyền của Tồn quyền Đơng Dương.
Thẩm quyền bổ nhiệm của Khâm sứ và Thống sứ đối với nhân sự trong hệ thống
chính quyền của Pháp chủ yếu là bộ phận nhân sự người bản xứ làm việc trong hệ
thống chính quyền Pháp. Ví dụ: Nghị định ngày 01 tháng 4 năm 1892 của Tồn quyền
Đơng Dương quy định quyền hạn của Khâm sứ Trung Kì và Thống sứ Bắc Kì: Bổ
nhiệm và cách chức nhân sự bản xứ của Chính quyền Bảo hộ theo uỷ quyền, trừ nhân
sự Phủ Toàn quyền. Người đứng đầu các cơ quan dân sự đặt dưới quyền chỉ đạo trực
tiếp và chỉ thông tin với Khâm sứ và Thống sứ.
* Tiêu chu ẩn

Với mỗi vị trí, Pháp luật có quy định rõ tiêu chuẩn để được tuyển dụng, bổ
nhiệm.
Ví dụ:
Nghị định ngày 11 tháng 10 năm 1895 của Tồn quyền Đơng Dương quy
định tổ chức lại Sở Cơng chính Trung Kì và Bắc Kì. Điều kiện chung để được tuyển
dụng làm việc tại Sở Cơng chính: quốc tịch Pháp (hoặc đã nhập quốc tịch Pháp), có
đầy đủ các quyền dân sự và chính trị, đối với nhân viên ngạch công chức địa phương
không quá 35 tuổi.
Trong đó:
Giám đố c Sở được bổ nhiệm bằng Sắc lệnh theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ
Thuộc địa và trình Tồn quyền. Giám đốc Sở được bổ nhiệm theo các điều kiện sau:
+ Là kĩ sư trưởng hoặc kĩ sư hạng 1 ngành cầu đường hoặc mỏ;
+ Có bằng kĩ sư do trường Quốc gia Cầu Đường hoặc Đại học Mỏ Paris hoặc
trường Tổng hợp Paris (Trường Kĩ sư bá nghệ - Ecole des Arts et Manufactures) cấp,
có ít nhất 10 năm làm việc tại một bộ phận Công chính hoặc một hãng xe lửa của
Pháp;
+ Là kĩ sư trưởng bộ phận ở Trung Kì và Bắc Kì, có ít nhất 5 năm làm việc.
Kĩ sư trưở ng bộ phậ n phải đáp ứng một trong ba điều kiện sau:
+ Là kĩ sư cầu đường hoặc kĩ sư hầm mỏ;
+ Có bằng kĩ sư do trường Quốc gia Cầu Đường hoặc Đại học Mỏ Paris hoặc
trường Tổng hợp Paris cấp, có ít nhất 5 năm làm việc ở Sở Cơng chính hoặc một hãng
xe lửa của Pháp;
+ Thi đỗ kì sát hạch ở Hà Nội. Các kĩ sư phó hoặc đốc cơng làm việc dưới 5
năm ở Trung Kì và Bắc Kì khơng được phép tham gia kì sát hạch này
Kiến tr úc s ư tr ưở ng b ộ phận được bổ nhiệm bắt đầu từ hạng 3 và phải
đáp ứng một trong các điều kiện sau:


+ Là kiến trúc sư, có bằng của trường Mỹ thuật Paris và từng làm việc ở vị trí

kiến trúc sư ít nhất 5 năm trong một cơng sở;
+ Là thanh tra chính về xây dựng dân dụng ở Trung Kì và Bắc Kì ít nhất trong 5
năm.
Nghị định ngày 30 tháng 10 năm 1906 của Tồn quyền Đơng Dương quy
định việc tổ chức của Sở Học chính Trung Kì
Đối với Nhân sự người Pháp: Ứng cử viên vào chức danh giáo viên tập sự hoặc
giáo viên phải đủ năng lực tiếng Pháp, đáp ứng điều kiện tuyển quân hoặc có giấy
miễn quân dịch hợp pháp, có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt, giấy khám sức khoẻ
chứng nhận năng lực thể chất đáp ứng điều kiện lưu trú tại Đông Dương, tuổi từ 23
đến 30. Các ứng cử viên đủ điều kiện có thể được bổ nhiệm làm giáo viên tập sự nếu
có bằng tú tài, bằng cao đẳng tiểu học sơ cấp hoặc bằng giảng dạy tiểu học kèm theo
chứng chỉ năng lực sư phạm. Nếu có bằng văn chương hoặc khoa học, có thể được bổ
nhiệm trực tiếp làm giáo viên hạng 3.
Ứng cử viên vào chức danh giáo viên tập sự phải đủ trình độ tiếng Pháp, có giấy
chứng nhận hạnh kiểm tốt, có giấy khám sức khoẻ chứng nhận năng lực thể chất đáp
ứng điều kiện lưu trú tại Đông Dương và đủ 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi. Các ứng cử viên
đáp ứng đủ các điều kiện trên có thể được bổ nhiệm làm giáo viên tiểu học tập sự nếu
có bằng cao đẳng giảng dạy tiểu học hoặc có chứng chỉ sơ cấp kèm theo chứng chỉ
năng lực sư phạm
Đối với nhân sự người bản xứ: Giáo viên người bản xứ ngành giáo dục Pháp Việt được tuyển dụng phải đủ 21 tuổi, có chứng chỉ học bổ sung Pháp-Việt, có giấy
chứng nhận hạnh kiểm tốt, bằng cấp chuyên môn tương đương được cấp ở Bắc Kì và
Nam Kì. Đối với giáo viên dạy chữ Hán giảng dạy trong các trường Pháp - Việt,
chứng chỉ học bổ sung Pháp - Việt có thể thay bằng một trong số các học vị sau: Tiến
sĩ, Phó bảng, Cử nhân hoặc Tú tài.
2.2. Nhân sự trong chính quyền Nam triều
Mục đích của người Pháp khi duy trì hệ thống chính quyền phong kiến bản xứ là
biến nó thành công cụ phục vụ sự cai trị và khai thác thuộc địa của họ. Vì vậy vấn đề
cốt lõi với người Pháp là phải kiểm sốt hệ thống chính quyền này để họ phát huy
được những "tác dụng" trong hoạt động cai trị. Để làm được điều đó, Chính phủ
Pháp bên

cạnh kiểm sốt chặt chẽ cịn khơng ngừng nâng cao hiệu năng của bộ máy quan lại
bằng việc cấy ghép thêm những truyền thống và khoa học hành chính Pháp. Việc đào
tạo và sử dụng quan lại người Việt, Pháp đặt ra mục tiêu là xây dựng đội ngũ quan
chức người Việt vừa phải trung thành với chính quốc, vừa phải có năng lực cai trị.


* Hoạt động đào tạo: Về cơ bản trước những năm 20 của thế kỷ XX, đội ngũ quan lại
của chính quyền Nam triều về cơ bản vẫn được tuyển dụng thơng qua "các lị rèn đúc
nhân tài" - các trường học chữ Hán. Người Pháp vẫn duy trì hệ thống trường Nho học
vốn có trước đây. Ở đó các thầy Đồ đã truyền đạt cho học trị những cơng thức lập
luận khơng khơng thể xóa mờ, vẫn khơng thể thay đổi cho đến kỳ thi Hương cuối
cùng ở Nam Định vào năm 1918. Đồng thời Pháp cũng bắt đầu bổ túc kiến thức cai trị
hiện đại cho đội ngũ này. Họ đã lập hai trường Hậu bổ (còn được gọi là trường sĩ
hoạn) ở Hà
Nội năm 1903 và Huế 1911. Hai trường này là nơi đào tạo đội ngũ Tri Phủ, Tri
Huyện... từ những cử nhân, tú tài cựu học, từ những con cháu quan lại cao cấp. Hậu
quả là giống như những người tiền nhiệm, các quan của nhà nước bảo hộ Bắc kỳ gồm
hơn hai phần ba là người đỗ đạt qua khoa cử, nhiệm tử. Vì vậy, trong giới quan trường
đầu thế kỷ XX, những người ra làm quan theo con đường cổ điển chiếm đa số. Nói
như Emmanuel Poison trong cuốn "Quan và lại ở Miền Bắc Việt Nam - một bộ máy
hành chính trước thử thách (1820 - 1918) thì: Giới quan lại cao cấp đã trở thành đối tác
không thể bỏ qua
của nền Bảo hộ, ít nhất nhờ kinh nghiệm và "hiểu biết công việc".
Song song với việc làm trên, hoạt động đào tạo nhân sự cho chính quyền bản xứ
được thay thế bằng chương trình giáo dục mới. Trước hết là việc học chữ Hán từng
bước thu hẹp, đến năm 1913 việc học chữ Hán trong các trường Pháp - Việt bị bãi bỏ
hẳn, sau đó kéo theo việc xóa bỏ các kỳ thi Hương, Hội, Đình. Năm 1864 là kỳ thi
Hương cuối cùng ở Nam Kỳ (tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm). Ở
Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn. Kỳ thi
Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918. Chế độ

giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với khoa thi Hội chót năm Kỷ Mùi
1919 ở Huế. Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ việc
dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ. Khi các ông nghè, ông cử
cựu học khơng cịn nữa thì đương nhiên các trường Hậu bổ cũng khơng cịn lý do để
tồn tại. Năm 1917, Tồn quyền Đơng dương ra nghị định xóa bỏ 2 trường Hậu bổ và
thay thế vào đó là việc thành lập Trường pháp chính đào tạo quan cai trị người Việt
thuần theo ngạch Tây.
Bên cạnh đó, Pháp đã thiết lập Hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam như phần
trên đã nói. Hệ thống này khơng chỉ cung cấp nguồn để Pháp sử dụng trong hệ thống
chính quyền của Pháp mà cịn sử dụng trong chính quyền bản xứ, thay thế dần đội ngũ
nhân sự cựu học trước kia. Đặc biệt từ sau những năm 20 của thế kỷ XX, đội ngũ trí
thức tân học mới được Pháp đào tạo chính quy được Pháp tuyển dụng ngày càng
nhiều. Các quan lại người Việt trong chính quyền Nam triều chủ yếu được tuyển chọn
từ những người đã đỗ đạt qua các trường Tây.
* Tuyển dụng


Trước hết chúng ta thấy so với giai đoạn quân chủ độc lập hoạt động tuyển dụng quan
lại trong hệ thống chính quyền triều Nguyễn có nhiều biến đổi quan trọng. Nếu như ở
thời Quân chủ độc lập, vua Nguyễn - vị Thiên tử được thay trời quản lý, cai trị mn
dân nắm tồn quyền tuyển chọn, bổ nhiệm, quy định chức năng quyền hạn, thăng
giáng, thưởng phạt, đãi ngộ với quan lại từ trung ương đến địa phương thì ở thời Pháp
thuộc quyền lực ấy của nhà vua bị hạn chế tối đa. Vua Nguyễn chỉ còn giữ quyền bổ
nhiệm các quan lại ở triều đình và Trung kỳ từ chánh nhất phẩm đến tòng tam phẩm
nhưng phải được sự chuẩn y của Khâm sứ Trung Kỳ.
Về cơ bản người Pháp khống chế hoạt động tuyển dụng, quản lý quan lại trong hệ
thống chính quyền Nam triều. Ở Nam kỳ, tồn bộ hệ thống chính quyền triều Nguyễn
bị bãi bỏ thay vào đó là hệ thống chính quyền của Pháp. Ở Bắc kỳ và Trung kỳ mặc dù
trong
chế độ quan lại của triều Nguyễn, người Pháp vẫn duy trì rất nhiều quy định cũ: tước

phẩm, các hình thức tuyển dụng, tên gọi, chức vị.... nhưng họ lại thâu tóm toàn bộ hoạt
động của đội ngũ quan lại ấy. Về thẩm quyền tuyển dụng quan lại ở Bắc kỳ và Trung
Kỳ cơ bản do Tồn quyền Đơng Dương, Thống sứ Bắc kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ đảm
nhiệm với hoạt động giám sát của Tồn quyền Đơng Dương.
Ví dụ: Nghị định ngày 01 tháng 4 năm 1892 của Toàn quyền Đơng Dương quy định
quyền hạn của Khâm sứ Trung Kì và Thống sứ Bắc Kì: Thống sứ phê chuẩn các văn
bản chính thức liên quan đến nhân sự chính quyền bản xứ, do Kinh lược quản lí.
Thống sứ phải trình lên Toàn quyền về những vấn đề sau:
+
Bổ nhiệm vào các chức danh tổng đốc hay Chánh Chủ tỉnh;
+
Bổ nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc treo chức các quan hàm tứ phẩm trở lên.
Khâm sứ Trung Kỳ bổ nhiệm tất cả các quan lại ở triều đình và đất Trung kỳ từ tứ
phẩm trở xuống.
Hoặc theo Luật Pháp viện biên chế - Luật đầu tiên về Tòa án bản xứ ở Bắc kỳ được
ban hành năm 1917: Theo nguyên tắc, viên chức bản xứ thuộc tòa đệ nhất cấp do
Thống sứ bổ nhiệm, thuộc tòa đệ nhị và đệ tam do Tồn quyền Đơng Dương bổ
nhiệm3. Lục sự trong tịa án Bắc Kỳ do Thống sứ Bắc kỳ bổ nhiệm.
3. Kết luận
Với sự thay đổi lớn trong cơ cấu chính quyền thuộc địa ở Việt Nam thời Pháp thuộc
kéo theo sự thay đổi lớn trong hoạt động đào tạo, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ nhân
sự. Những thay đổi đó xuất phát từ chính sách cai trị 2 mặt của Pháp: vừa thiết lập một
hệ thống chính quyền thực dân - tư sản thống trị vừa duy trì và sử dụng hệ thống chính
quyền phong kiến bản xứ làm cơng cụ cho việc cai trị của mình. Sự tồn tại song song 2
hệ thống chính quyền ấy kéo theo sự tồn tại song song của 2 hệ thống nhân sự. Mặc dù
3

Nguyễn Lan Dung, Luật Pháp viện biên chế về tổ chức Tòa án bản xứ ở Bắc kỳ, Tạp chí Khoa học xã hội
tháng 2/2016, trang 60.



hai hệ thống ấy có khơng ít mâu thuẫn, bất bình đẳng nhưng rõ ràng vẫn ln có sự kết
hợp với nhau trong quá trình vận hành guồng máy cai trị thuộc địa. Nhà nước Bảo hộ
mặc dù kiểm soát chính quyền bản xứ nhưng vẫn phải chú trọng trong việc duy trì một
mối quan hệ có tính hợp tác với quan chức Việt Nam trong một chừng mực có thể.
Nhà nước Bảo hộ buộc phải luồn lách một cách thực dụng vào cấu trúc quan lại Việt
Nam, đồng thời tìm cách hợp lý hóa và hiện đại hóa nó theo phương thức cai trị mà
người Pháp mong muốn. Sự đan xen ấy tạo nên tính phức tạp nhưng cũng đặt nền tảng
quan trọng cho những biến đổi quan trọng của nền hành chính - cơng vụ Việt Nam giai
đoạn sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục văn thư lưu trữ Nhà nước, Trung Tâm lưu trữ quốc gia I, Tổ chức bộ máy các

quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862 1945), NXB Hà Nội, 2017.
2. Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB
Công
An nhân dân, Hà Nội 2017
3. Emmanuel Poisson, Quan và Lại ở Miền Bắc Việt Nam, một bộ máy hành chính
trước thử thách (1820 - 1918), NXB Đà Nẵng, 2006.
4. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.
5. Ngô Minh Oanh, Sự du nhập giáo dục phương Tây vào Việt Nam thời Pháp thuộc
(1861 - 1945), Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 28
năm
2011.




×