Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

giáo án sinh học 10 (kết nối tri thức) bài 4,5,6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 33 trang )

TRƯỜNG: ……………………

Giáo viên:…………………………….

TỔ: ………………
BÀI 4: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
Môn học: Sinh học;
Lớp: 10
Thời gian thực hiện: …. tiết.

-

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cùa cơ thê’ sống.
Liệt kê được một số ngun tố hố học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cãu trúc nguyên tử c có thể liên
kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hố học và sinh học cùa
nước, từ đó quy định vai trị sinh học của nước trong tế bào.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực sinh học
Nêu được nội dung học thuyết tế bào.
Liệt kê được một số ngun tố chính trong tế bào.
Trình bày được cấu tạo, các đặc tính lí hố và chức năng của nước.
Tìm hiểu thế giới sống:
Phát triển được các năng lực giải thích khoa học về sự thống nhất của sinh giới.
Năng lực vận dụng kiến thức:
Đề xuất được các biện pháp để bảo vệ nguồn nước sạch.


2.2. Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
- Tự chủ và tự học: Tự giác và chủ động tìm tịi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc
SGK, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và hồn thiện các nội dung được phân cơng
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải quyết vấn đề phù hợp liên quan đến ô
nhiễm môi trường ( nước)
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ
được phân cơng.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án,...
Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có) video.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Sinh học 10
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của
GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS; dẫn dắt vào bài học.
b. Nội dung:


- Xem video về q trình tìm kiếm dấu tích sự sống trên sao hoả
/>Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác người ta lại tìm nước?
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv cho học sinh:
+ Quan sát video (GV gửi đường link cho HS các nhóm xem trước ở nhà) và trả lời câu hỏi
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
+ Cá nhân học sinh quan sát video (ở nhà), hình ảnh, trả lời câu hỏi
+ GV theo dõi đánh giá mức độ tích cực hoạt động của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
+ HS trả lời
Bước 4. Kết luận, nhận định:
GV kết luận và xác định rõ các nhiệm vụ cần tìm hiểu và khám phá về nước: Nước là nguồn
gốc của sự sống. Vì sao? và các nội dung khác trong các hoạt động tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về học thuyết tế bào và các nguyên tố hoá học trong tế bào
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cùa cơ thê’ sống.
- Liệt kê được một số ngun tố hố học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cãu trúc nguyên tử c có thể
liên kết với chính nó và nhiéu nhóm chức khác nhau).
b. Nội dung hoạt động: HS quan sát hình ảnh

HS đọc mục I, II, trong SGK và trả lời câu hỏi trong mục dừng lại và suy ngẫm :


1. Học thuyết tế bào hiện đại có những nội dung gì?
2. Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

HD
2→ Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu

tạo bé nhất của cơ thể sống.
Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh
trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
3. Đọc thơng tin mục II và hồn thành bảng theo mẫu sau:
Hàm lượng trong cơ thể
Nhóm nguyên tố
người
?
Đa lượng
?
Vi lượng
3.

Vai trò
?
?

Đại diện
?
?

4. Tại sao các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng lại có đặc tính hố học khác
nhau?
HD: Ngun tử carbon có 4 electron hóa trị ở vịng ngồi nên có thể nên có thể đồng thời tạo
bốn liên kết cộng hố trị với các nguyên tử carbon khác, hình thành nên bộ khung carbon đa dạng
với kích thước lớn và cấu hình khơng gian đa dạng.
Ngun tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất hoá học khác
nhau từ cùng một số lượng nguyên tử (cùng cơng thức hố học)).
c. Sản phẩm học tập:
Nội dung trả lời các câu hỏi của học sinh về nội dung học thuyết tế bào và các nguyên tố hoá

học trong tế bào
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Đọc SGK mục I, II trang 24-25, quan sát hình thảo luận nhóm; trả lời 4 câu hỏi trong mục
dừng lại vào suy ngẫm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
+ Làm việc cá nhân: quan sát tranh, đọc sách và tự trả lời câu hỏi và ghi câu trả lời vào vở của
mình
+ HS chia sẻ ý kiến cá nhân của mình với các bạn
+ GV theo dõi và hỗ trợ các các hs
Bước 3. Báo cáo kết quả:
Gọi HS trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ làm việc của cá nhân học sinh
+ GV chính xác hóa kiến thức GHI NHỚ:
Nội dung học thuyết tế bào, các nguyên tố hoá học trong tế bào, bảng vai trò về các nguyên tố
đa lượng, vi lượng


Nội dung của học thuyết tế bào :
- Tất cả mọi sinh vật đểu được cấu tạo từ một hoặc nhiểu tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có
sự chuyển hoá và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.
- Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và chức năng cấu tạo nên mọi cơthể sinh vật
- Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.
Các nguyên tố hóa học trong tế bào:
- Trong khoảng vài chục nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống thì C, H, O, N chiếm
khoảng 96% khối lượng cơ thể. Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của
vật chất hữu cơ.
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên tế bào thường được chia thành 2 nhóm cơ bản:
Nhóm

tố

1.

nguyên Hàm lượng trong
cơ thể người
Vai trò
Tham gia cấu tạo nên mọi phân
Đa lượng
99,4%
tử sinh học cũng như mọi thành
phần hóa học của tế bào.
Tham gia cấu tạo nên enzim
cũng như nhiều hợp chất quan
Vi lượng
0,6%
trọng khác tham gia vào các
hoạt động sống của tế bào và cơ
thể.

Đại diện
C, H, O, N, Ca, S,
Mg...
Cu, Fe, Mn, Co,
Zn...

Hoạt động 3: Nước và vai trò của nước trong tế bào
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hố
sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
b. Nội dung hoạt động:

-HS quan sát hình :

học và


- Quan sát đoạn phim con gọng vó di chuyển trên mặt nước
/>- Làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn; trả lời câu hỏi trong mục
dừng lại và suy ngẫm :
1. Cấu trúc hố học của nước quỵ định các tính chất vật lí nào?
(Các phân tử nước ở nơi bề mặt tiếp xúc với khơng khí liên kết chặt với nhau tạo nên sức căng bề
mặt. Nhờ vậy, nhiều sinh vật nhỏ có thể đi lại trên mặt nước./ Các phân tử nước liên kết với nhau
bằng rất nhiều liên kết hydrogen nên phải được cung cấp một nhiệt lượng lớn mới có thể làm tăng
nhiệt độ của nước. Vì nước có nhiệt dung đặc trưng cao nên các sinh vật trên cạn có thể dễ dàng
điều chỉnh nhiệt độ tế bào và cơ thể cũng như tránh được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ mơi
trường sống. Nhờ có nhiệt bay hơi cao nên nước bay hơi sẽ lấy một lượng lớn nhiệt độ từ cơ thể
sinh vật giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể cũng như nhiệt độ của mơi trường.)
2. Nước có vai trị như thế nào trong tế bào?
3. Tại sao hằng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước?
→ Nước đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong tế bào, cơ thể.
→ Vì vậy ta cần uống đủ nước để duy trì hoạt động ổn định của cơ thể, giúp có thể khỏe mạnh và
phát triển tốt nhất. )
c. Sản phẩm:
câu trả lời của các nhóm ; bảng trả lời câu hỏi ở mục dừng lại và suy ngẫm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 6-8 nhóm nhỏ, yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm theo nhiệm
vụ như mục nội dung
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
+ Làm việc cá nhân: Mỗi cá nhân học sinh tự đọc và quan sát video và tìm hiểu về cấu tạo và vai
trò của nước, tự trả lời câu hỏi

Nhờ tính chất nào của nước mà con gọng vó có tể di chuyển được trên mặt nước?
+ Thảo luận trong nhóm và ghi đáp án vào giấy A0.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
+ Đại diện 1 nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm đó cho các bạn nhóm khác nghe, các bạn nhóm
khác sẽ đặt câu hỏi


+ Các nhóm khác so sánh câu trả lời của nhóm bạn với nhóm mình, bổ sung ý cịn thiếu cho nhóm
mình và nhóm bạn
+ Các nhóm tự đánh giá và đánh giá chéo sản phẩm của nhóm khác.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
+ GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thái độ làm việc cá nhân và làm việc tập thể của
các nhóm; đánh giá khả năng diễn đạt, trình bày của học sinh trước lớp; cho điểm học sinh làm
việc cá nhân và làm việc nhóm
+ GV chính xác hóa các nội dung về cấu tạo, đặc tính lí hố và vai trị của nước trong tế bào.
Cấu tạo của nước : Nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Do đặc tính phân cực
nên nước có các tính chất vật lí, hố học quan trọng.
Vai trị của nước trong tế bào:
- Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
- Nhờ có tính phân cực nên nước khả năng hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động
sống của tế bào.
- Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng và là môi trường cho các phản ứng sinh hoá diễn
ra trong tế bào.
- Nước góp phần định hình cấu trúc khơng gian đặc trưng của nhiều phân tử hữu cơ trong tế

bào, đảm bảo cho chúng thực hiện được các chức năng sinh học, góp phẩn điều hồ nhiệt độ
tế bào và cơ thể.
C. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua các bài tập luyện tập.
b. Nội dung:

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học từ các hoạt động hình thành kiến thức mới trả lời câu hỏi
trong mục luyện tập và vận dụng :
1. Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ đâu? Giải thích.
Trắc nghiệm :
Câu 1: Tính phân cực của nước là do
A. đơi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ơxi.
B. đơi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro.
C. xu hướng các phân tử nước.
D. khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.
Câu 2: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị D. Bệnh tự kỉ
Câu 3: Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Chất nguyên sinh B. Nhân tế bào
C. Trong các bào quan D. Tế bào chất
Câu 4: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Protein B. Lipit
C. Nước D.Cacbonhidrat
Câu 5: Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người?
A. 30% B. 50%
C. 70% D. 98%


c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi khó trong phần luyện tập và vận dụng ở SGK và câu hỏi bổ
sung của GV như sau:
Tại sao chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể?
Cần có những biện pháp nào giúp bảo vệ mơi trường sống của chúng ta? Hãy vẽ tranh tuyên

truyền.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
Làm việc cá nhân sau đó thảo luận chia sẻ trong nhóm kết quả làm việc cá nhân về việc trả lời
câu hỏi ghi kết quả thống nhất của nhóm
Bước 3. Báo cáo kết quả:
Đại diện nhóm HS trình bày câu trả lời; các nhóm báo cáo chia sẻ thơng tin hình vẽ lên zalo
nhóm
Bước 4. Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chính xác hóa câu trả lời; cho điểm
Hs trả lời và thu sản phẩm học tập ở nhà qua nhóm zalo
Câu 1:
- Nguồn carbon cung cấp cho các tế bào trong cơ thể chúng ta được lấy từ đâu môi trường thông
qua con đường tiêu hóa (ăn thức ăn).
- Carbon là thành phần quan trọng trong Carbohydrate, Carbohydrate là một thành phần cơ bản
trong thức ăn của chúng ta, cùng với protein, lipid, vitamin và khống chất, carbohydrate giúp con
người duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển.
- Nhờ q trình tiêu hóa (ăn uống) chúng ta hấp thu các chất cần thiết vào cơ thể thông qua việc
phân giải các chất hữu cơ từ các bậc dinh dưỡng thấp hơn.
Trắc nghiệm : 1.A, 2.A, 3.A, 4.C, 5.C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng vận dụng, liên hệ
b.Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ vận dụng, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả
lời câu hỏi.
c.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
HS Trả lời câu hỏi 2, 3 phần Vận dụng SGK và trả lời các câu hỏi bổ sung :
1. Mọi sinh vật đều có thành phẩn các ngun tố hố học trong tê' bào về cơ bản giống nhau. Điểu này
nói lên điều gì về mối quan hệ tiến hố giữa các sinh vật trên Trái Đất?

2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có
dấu vết của nước?

Tại sao chúng ta cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể?
Cần có những biện pháp nào giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta? Hãy vẽ tranh tuyên
truyền.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: :
Trên lớp :Làm việc cá nhân sau đó thảo luận chia sẻ trong nhóm kết quả làm việc cá nhân về
việc trả lời câu hỏi ghi kết quả thống nhất của nhóm


+ Ở nhà: Cá nhân học sinh và nhóm thực hiện tìm hiểu biện pháp giảm ơ nhiễm mơi trường và
vẽ trên giấy roki
+ GV theo dõi, giúp đỡ kịp thời những thắc mắc của học sinh trên lớp còn ở nhà theo dõi hoạt
động hợp tác nhóm và qua nhóm face, zalo.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
Đại diện nhóm HS trình bày câu trả lời; các nhóm báo cáo chia sẻ thơng tin hình vẽ lên zalo nhóm

Bước 4. Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chính xác hóa câu trả lời
Câu 2 :
Mọi sinh vật đều có thành phần các nguyên tố hóa học trong tế bào về cơ bản giống nhau. Điều
này nói lên mối quan hệ tổ tiên sâu xa của các loài sinh vật.
→ Mọi sinh vật trên trái đất đều tiến hóa lên từ một tổ tiên chung.
Câu 3 :
Khi tìm kiếm sự sống trong vũ trụ, các nhà thiên văn học lại tìm kiếm ở những hành tinh có dấu vết
của nước vì:
- Nước đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong tế bào- đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống, nước là
dung môi, là môi trường cho các phản ứng, hoạt động trao đổi trao đổi chất trong cơ thể.
- Khơng có nước sẽ khơng có sự sống.


TRƯỜNG: ……………………

Giáo viên:…………………………….

TỔ: ………………
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 5. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC
Môn Sinh học
Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:


- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các
phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
- Giải được một số bài tập đơn giản về nucleic acid.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bị cùng là protein
nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trị của DNA trong xác định huyết thống, truy
tìm tội phạm,...).
2. Năng lực:
Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra
các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài.
+ Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thơng qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến

thức đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thơng qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ,
điều hành nhóm.
+ Năng lực tư duy logic và nghiên cứu khoa học: thông qua các hoạt động nghiên cứu tình huống giả
định.
Năng lực riêng:
Nhận thức sinh học - Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hố học và đơn phân) và vai trị của các phân tử
sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Giải được một số bài tập đơn giản về axit nucleic
− Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng
dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bị cùng là protein nhưng có nhiều
đặc điểm khác nhau; giải thích vai trị của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,.).
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được
phân công
- Trách nhiệm : Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân cơng
- Trung thực : Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Hình vẽ trong SGK từ bài 4 Sinh học 10
- Một số hình vẽ bổ sung về cấu trúc của cacbonhidrate, lipid, protein và nucleic acid.
- Mơ hình DNA.


- Hình vẽ tháp dinh dưỡng ở người.

- Mẫu vật: các loại cacbonhidrate: Tinh bột, đường các loại…
2. Học sinh:
- Nghiên cứu SGK từ bài 4 và tìm hiểu kiến thức về các phân tử sinh học trên mạng internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về các phân tử sinh học.
2. Nội dung:
HS hoạt động nhóm: chơi “Trị chơi ơ chữ”
+ Thể lệ: 4 nhóm lựa chọn các câu hỏi trong trò chơi, thảo luận nhanh trong 10s/1 câu và trả lời.
Kết thúc trị chơi nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
+ Nội dung: Gồm 5 mảnh ghép tương ứng 5 câu hỏi. Một số câu hỏi ẩn chứa bí mật chờ đón
các nhóm khám phá
Câu 1: Thành phần hóa học chủ yếu của các loại thức ăn là gì?
Câu 2 :Tại sao khi nhai kĩ bánh mì, cơm sẽ thấy ngọt ?
Câu 3 ; Những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong tế bào được gọi là?
A. Chất sống
B. Polymer
C. Phân tử sinh học
D. Vật chất sống
Câu 4 : Kể tên các phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong tế bào sống
Câu 5: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch cùng nhiều
bệnh nguy hiểm khác cho con người. Vậy làm thế nào có thể giảm thiểu nguy cơ này để có được
cuộc sống khoẻ mạnh?
3. Sản phẩm học tập:
Câu trả lời cho câu hỏi
4. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV công bố thể lệ và nội dung trị chơi ơ chữ

- Gv chiếu hình ảnh đầu tiên của trò chơi rồi các đội tham gia: GV chiếu lần lượt từng câu hỏi
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:


- HS sẵn sàng trả lời từng câu hỏi GV yêu cầu
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:
- GV giám sát, định hướng:
+ HS trả lời từng câu hỏi, trả lời đúng ô chữ được lật, trả lời không đúng ô chữ màu xanh.
+ HS khác quan sát- lắng nghe có thể giành quyền trả lời.
+ HS trả lời hết 7 câu và trả lời câu hỏi -> GV gợi ý và dẫn dắt vào bài mới.
Bước 4: Kết luận – Nhận định:
Câu 1: Đáp án : Tinh bột.

amylase trong nước bọt
Câu 2: Tinh bột

-------------------------> maltose (ngọt)

Câu 3: C
Câu 4:
+ Carbohydrate
+ Lipid
+ Protein
+ Nucleic acid.
Câu 5: Để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì chúng ta cần:
- Kiểm sốt cân nặng hợp lí.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và độ tuổi.
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao.
- Ăn ngủ đúng giờ, lập kế hoach đồng hồ sinh học hợp lí, hiệu quả.

- Hạn chế thức ăn nhanh, chiên rán ngập dầu, chiên lại nhiều lần.
Từ hình ảnh GV dẫn dắt vào nội dung bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào.
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
- Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân
cơng.
- Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân.
b. Nội dung:


Tìm hiểu bữa sáng của bản thân: Thảo luận nhóm ở nhà, trên lớp các nhóm cử đại diện trình bày
trong 5 phút .
+ Nhiệm vụ 1: Trước khi đến trường bạn đã dùng 1 bữa sáng gồm những gì? Trong bữa sáng
bạn dùng tinh bột thường là những món nào? (Cơm, bún, ngô, khoai lang, bánh mỳ….)

+ Nhiệm vụ 2: Theo bạn tại sao
bánh mỳ nguyên cám lại tốt cho sức khỏe?
Gv đặt thêm câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề:
+ Phân tử sinh học là?
+ Nêu những đặc điểm chung của các phân tử sinh học?
c. Sản phẩm:
HS thảo luận nhóm hồn thành nhiệm vụ và trả lời các câu hỏi:
+ Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.
+ Thành phần hoá học chủ yếu của các phân tử sinh học là các nguyên tử carbon và các nguyên
tử hydrogen, chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrocarbon đa dạng
d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I bài 5 SGK trang 28 hoạt động cặp đơi hồn
thành nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV định hướng, giám sát
- Cá nhân đọc SGK mục I bài 5 trang 28
- Thảo luận cặp đôi hoàn hoàn thành nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu HS trả lời
- HS được yêu cầu báo cáo
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
I. Khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào :


- Phân tử sinh học là những chất hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong tế bào.
- Thành phần hóa học chủ yếu của phân tử sinh học là C và H
- Các phân tử sinh học chính là carbonhydrate, lipid, protein, nucleic acid
Hoạt động 2: Tìm hiểu cacbonhidrate và lipid.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các
phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
− Vận dụng được kiến thức về thành phần hố học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn.
- Đề xuất các biện pháp ăn uống khoa học để đề phòng một số bệnh tật do thiếu dinh dưỡng
hoặc thừa dinh dưỡng.
- Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
b. Nội dung:
-HS hoạt động nhóm: Đọc SGK, quan sát hình ảnh cấu tạo cacbonhidrate, lipid - hồn thành

phiếu học tập số 1 và số 2: Nhóm 1, 2, 3: Phiếu số 2; nhóm 4, 5, 6: Phiếu số 3

Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu cacbonhidrate.
Đặc điểm
chung
Phân loại.
Đường đơn
Đường đơi
Đường đa

Cấu tạo

Đại diện

Vai trị


Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về lipid
c.

Đặc điểm
chung
Các loại
lipid

Cấu tạo

Chức năng với tế bào và cơ thể

Dầu, mỡ

Phôtpholipid
Stêroid.
Cartenoid
Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập số 1, 2.
Các nhóm hồn thành theo phiếu học tập số 1: Tìm hiểu cacbonhidrate.
Các nhóm hồn thành theo phiếu học tập số 2: Tìm hiểu về lipid.
d. Tổ chức hoạt động: 2
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chia hs thành 6 nhóm:
Trước khi hoạt động nhóm: GV yêu cầu HS so sánh vị ngọt của các loại đường khác nhau và
quan sát thí nghiệm nhanh: Nhỏ vài giọt dầu ăn vào cốc nước), sau đó yêu cầu:
+ 3 nhóm ( 1, 2, 3) hoàn thành phiếu học tập số 2 bằng cách đọc SGK, quan sát hình ảnh về
các loại cacbonhidrate bài 5- thảo luận nhóm ( kỹ thuật khăn phủ bàn)
+ 3 nhóm khác (4, 5, 6) hồn thành phiếu học tập số 3 bằng cách đọc SGK bài 5, xem video
hoặc tranh hình về: Câu tạo của các loại lipid – thảo luận nhóm ( Sử dụng kt khăn phủ bàn).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Gv định hướng, giám sát
- Cá nhân đọc sgk, quan sát hình ảnh
- Thảo luận: Phân cơng mỗi thành viên trong nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ ghi vào góc bảng
nhóm, sau đó cả nhóm thống nhất ghi câu trả lời vào phiếu học tập
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Gv đặt thêm câu hỏi để làm HS hiểu rõ nội dung kiến thức:
+ Con người thường ăn những bộ phận nào của thực vật để lấy tinh bột? (-->Củ, quả, hạt.)
+ Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau
là cellulose - chất con người không thể tiêu hố được? (Cấu tạo hệ tiêu hóa của con người không


thể tiêu hóa được cellulose trong thực vật. Tuy nhiên ngồi cellulose trong thực vật cịn chứa nhiều

loại vitamin và khống chất thiết yếu mà con người có thể hấp thu được+ Cellulose khơng thể tiêu
hóa, nhưng cellulose giúp ổn định cấu trúc của phân, giúp đào thải phân tốt hơn tránh táo bón).
+ Khi ăn cà chua hoặc hành chưng trong mỡ, cơ thể người có thể hấp thụ được những
loại vitamin gì? Giải thích. (Trong cà chua hay hành chứa nhiều loại vitamin có bản chất là lipid
như vitamin A, D, E, K,... đây là các vitamin không hoặc ít tan trong nước, nhưng tan tốt trong
dung mơi hữu cơ (Lipid) vì vậy khi chưng cà chua hoặc hành trong mỡ giúp chúng ta dễ hấp thu
các vitamin này hơn)
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV: GHI NHỚ
II. Các phân tử sinh học:
1. Cacbonhidrate- chất đường bột
Đặc điểm
chung
Phân loại.
Đường đơn

- Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O .
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, một trong các đơn phân chủ yếu là các
đường đơn 6 cacbon.
Cấu tạo

Đại diện

Gồm các loại đường 6 Glucose
nguyên tử cacbon
Fructose
Galactose

Đường đôi


Đường đa

Gồm 2 phân tử đường đơn Saccarose
(cùng loại hay khác loại ) Lactose
liên kết với nhau bằng LK
Mantose
glicosidic
Gồm nhiều đường đơn liên Glycogen
kết với nhau bằng liên kết Tinh bột
glicosidic
Cenlulose
Chitin

Vai trò
+Dùng làm nguồn cung cấp năng
lượng dự trữ cho các họat động
sống của tế bào.
+ Là dùng làm nguyên liệu cấu
tạo nên các phân tử sinh học
khác.


2.

Lipid- chất béo

Đặc điểm
chung


- Có tính kị nước.
e.

- Khơng được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần hoá học đa dạng.

Các loại
lipid
Dầu, mỡ

Cấu tạo

Chức năng với tế bào và cơ thể

gồm 1 pt glycerol liên kết với 3 axit béo

Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ
+axit béo khơng no có trong thực vật, 1 thể
số lồi cá.
+ axit béo no trong mỡ động vật.

Phôtpholipid Gồm 1pt glycerol liên kết với 2 phân tử Cấu tạo nên các loại màng tế bào
axit beó và 1 nhóm phosphate.
(màng sinh chất)
Cartenoid

Chứa các phân tử glixerol và axit beó có Cấu tạo màng sinh chất và 1 số
cấu trúc mạch vịng.
hoocmơn: Testosterone (hoocmơn
sinh dục nam), ơstrogene

(hoocmơn sinh dục nữ)

Sắc tố và
vitamin

Chứa các phân tử glycerol và axit beó Tham gia vào mọi hoạt động sống
có cấu trúc mạch vịng.
của cơ thể: Vitamin, sắc tố
carotenơid.
Đánh giá: Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS:
Câu hỏi
1. Hoàn thành phiếu học tập số 2

Mức độ hoàn thành
Mức 1

1. Hoàn thành
đủ nội dung
2. Hoàn thành phiếu học tập số 3
phiếu học tập
3.Chỉ ra điểm khác nhau giữa 2 và 3
cacbonhidrate và lipid?

Mức 2

Mức 3

Hoàn thành chính
xác nội dung
trong phiếu học

tập số 2 và 3.

3.Chỉ ra được điểm
khác nhau giữa
cacbonhidrate

lipid?

Hoạt động 3: Tìm hiểu protêin
a. Mục tiêu:
-Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hố học và đơn phân) và vai trị của các
phân tử sinh học trong tế bào: protein.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn
- Đề xuất các biện pháp ăn uống khoa học để đề phòng một số bệnh tật do thiếu dinh dưỡng
hoặc thừa dinh dưỡng.


b. Nội dung:
- Hoạt động nhóm: Đọc SGK bài 5 và quan sát hình ảnh về cấu tạo của protêin hồn thành
phiếu học tập số 3

1.Đặc điểm chung
2.a.Cấu trúc khơng
gian?
b.Nêu các yếu tố ảnh
hưởng đến protêin ?
3. Chức năng
c. Sản phẩm:

Nội dung phiếu học tập số 3: Tìm hiểu về Protêin
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 2 nhóm: cho HS đọc mục bài 5 và quan sát các hình ảnh về cấu trúc Protêin,
thảo luận nhóm ( sử dụng kỹ thuật ổ bi)
- Hoàn thành phiếu học tập số 3
-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập


Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Định hướng, giám sát
HS đọc SGK bài 5 và thảo luận nhóm: Mỗi HS ở vòng trong trao đổi với 1 HS đối diện ở vịng
ngồi, sau 1, 2 phút HS vịng trong di chuyển theo chiều kim đồng hồ thảo luận tiếp với HS đối
diện vịng ngồi rồi thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập cá nhân
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 số HS trình bày phiếu học tập
- Gv đặt thêm câu hỏi để làm HS hiểu rõ nội dung kiến thức:
+ Bậc cấu trúc nào đảm bảo protein có được chức năng sinh học? Các liên kết yếu trong phân
tử protein có liên quan gì đến chức năng sinh học của nó?
→ Chức năng của protein còn phụ thuộc vào các bậc cấu trúc của nó. protein có 4 bậc cấu
trúc ở mỗi bậc quy định các chức năng sinh học khác nhau. Các liên kết yếu trong phân tử protein
giúp duy trì hay phát triển cấu trúc của protein từ đó tác động đến chức năng sinh học của protein.
+ Tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không
nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng?
→ Nguồn nguyên liệu để xây dựng các loại protein trong cơ thể người được lấy từ các sản
phẩm thịt, sữa của các loài động vật và từ hạt cũng như một số bộ phận khác của nhiều loài thực
vật. Sử dụng đa dạng các nguồn thực phẩm giàu protein sẽ cung cấp đủ cho cơ thể nguồn amino
acid dùng làm nguyên liệu để tổng hợp protein
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét và kết luận

Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV
*Kết luận: ghi nhớ
1.Đặc điểm chung

- Protêin là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân của Protêin là aa (20 loại aa)
- Protêin đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trật tự xắp xếp
các aa.

2.a.Cấu trúc khơng
gian?

- Bậc 1: Trình tự xắp xếp các aa trong chuỗi polypeptid.

- Bậc 2: Chuỗi polypeptid bậc 1 co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu
b.Nêu các yếu tố ảnh trúc cấu trúc bậc 2.
hưởng đến Protêin ? - Bậc 3: Chuỗi polypeptid ở dạng xoắn hoặc gấp nếp , lại tiếp tục co xoắn
tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc 3.
- Bậc 4: do hai hay nhiều chuỗi polypeptid có cấu trúc bậc 3) khác nhau
liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4.
-Lưu ý: Cấu trúc khơng gian 3 chiều của protein bị biến tính bởi các yếu
tố như: Nhiệt độ, pH, áp suất thẩm thấu.
3. Chức năng

-Tham gia cấu tạo TB và cơ thể.


-Dự trữ aa.
-Vận chuyển các chất trong cơ thể.
-Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.

-Thu nhận thông tin.
-Xúc tác cho phản ứng sinh hóa
e. Đánh giá: :
- Giáo viên đánh giá sản phẩm học tập của HS:
* Thông qua sản phẩm báo cáo, thảo luận của các nhóm để đánh giá:
Mức 3: Hồn thành nhanh, chính xác và đầy đủ các yêu cầu GV đưa ra.
Mức 2: Chỉ hoàn thành được những nội dung có trong SGK.
Mức 1: Hồn thành câu trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.
* Thông qua việc quan sát hoạt động nhóm của HS để đánh giá:
Mức 3: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm nhanh, trật tự và tiến hành thảo luận theo đúng
các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.
Mức 2: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.
Mức 1: Cá nhân học sinh tập hợp nhóm cần sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về nucleic acid
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn
- Nắm được cấu trúc, chức năng của DNA , RNA.
b. Nội dung:
- HS hoạt động nhóm: Đọc SGK, quan sát mơ hình DNAhình ảnh cấu trúc của DNA và RNA hồn thành phiếu học tập số 4: Tìm hiểu về nucleic acid ( Sơ lược)


DNA

RNA

Câu trúc và đặc
điểm chung

Cấu trúc và đặc
điểm riêng
Chức năng
c. Sản phẩm học tập:
Nội dung phiếu học tập số 4:Tìm hiểu về nucleic acid.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Gv chia hs thành 6 nhóm:
+ GV cho HS đọc SGK bài 6.
+ GV cho HS quan sát hình ảnh về đơn phân DNA quan sát mơ hình DNA và các loại
RNA.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm hồn thành phiếu học tập số 4
Học sinh: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV định hướng, giám sát
- Cá nhân đọc sgk, quan sát hình ảnh
- Thảo luận: Phân cơng mỗi thành viên trong nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ ghi vào góc bảng nhóm,
sau đó cả nhóm thống nhất ghi câu trả lời vào phiếu học tập
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu đại diện các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày
- Gv đặt thêm câu hỏi để làm HS hiểu rõ nội dung kiến thức:
- HS Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo
- HS Nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận


*Kết luận: Những nội dung cần ghi nhớ:
Tiêu chí


DNA

Câu trúc và đặc
điểm chung

RNA

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêotid.
- Nuclêotit gồm:
+ 1pt đường
+ 1 gốc phosphate
+ 1 trong 4 loại base. ( A, T, G, X hoặc A, U, G, X).
- Đặc trưng bởi: Số lượng, thành phần trật tự sắp xếp các đơn phân.

Cấu trúc và đặc
điểm riêng

- Gồm 2 mạch polinu

- Chỉ gồm 1 mạch polynucleotide

- Kích thước lớn ( Đại
phân tử)

- Kích thước ngắn hơn nhiều DNA .
- Đơn phân gồm A, U, G, X.

- Đơn phân gồm A, T, - Gồm 3 loại RNA: Thông tin ( mRNA), vận
G, X.
chuyển (tRNA), RNA ribosome

Chức năng

- Mang, bảo quản và Mỗi loại có chức năng riêng:
truyền đạt thơng tin di - mRNA: dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở
truyền.
ribosome
- Thông tin di truyền
- tRNA: Vận chuyển amino acid đến ribosome
được lưu trữ trong
- rRNA: Cấu tạo nên ribosome
DNA dưới dạng số
lượng, thành phần và
trật tự xắp xếp các
nuclêôtid .

e. Đánh giá: Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS:
Câu hỏi
1.Hồn thành phiếu học tập số 5

Mức độ hoàn thành
Mức 1

Hoàn thành đủ
dung
2-Giải thích tính đa dạng và đặc thù nội
phiếu học tập
của nucleic acid loại DNA?
5

Mức 2


Mức 3

Hồn
thành
chính xác nội
dung
trong
phiếu học tập số
5

2-Giải thích được
tính đa dạng và đặc
thù của nucleic acid
loại DNA .

C. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua các bài tập luyện tập.
b. Nội dung:


- Học sinh vận dụng kiến thức đã học từ các hoạt động hình thành kiến thức mới trả lời câu hỏi
trong mục luyện tập và vận dụng:
Câu 1. Phân tử glucose có cơng thức cấu tạo là C6H12O6. Nếu 10 phân tử glucose liên kết với
nhau tạo nên một phân tử đường phức thì phân tử này sẽ có cơng thức cấu tạo như thế nào? Giải
thích.
Câu 2. Tại sao cũng có chung cơng thức cấu tạo là C6H12O6, nhưng glucose và fructose lại có vị
ngọt khác nhau?
Trắc nghiệm:
Câu 1: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì

A. Glucose.
B. Chitin.
C. Saccarose.
D. Fructose.
Câu 2: Đặc điểm khác nhau giữa cacbohidrate với lipid?
A. Là những phân tử có kích thước và khối lượng lớn.
B. Tham gia vào cấu trúc tế bào.
C. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
D. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Câu 3: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?
A. Bệnh tiểu đường.
B. Bệnh bướu cổ.
C. Bệnh còi xương.
D. Bệnh gút.
Câu 4: DNA có chức năng
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi khó trong phần luyện tập và vận dụng ở SGK và câu hỏi bổ
sung của GV như sau:
Câu 1. Phân tử glucose có cơng thức cấu tạo là C6H12O6. Nếu 10 phân tử glucose liên kết với nhau
tạo nên một phân tử đường phức thì phân tử này sẽ có cơng thức cấu tạo như thế nào? Giải thích.
Câu 2. Tại sao cũng có chung cơng thức cấu tạo là C6H12O6, nhưng glucose và fructose lại có vị
ngọt khác nhau?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Làm việc cá nhân sau đó thảo luận chia sẻ trong nhóm kết quả làm việc cá nhân về việc trả lời
câu hỏi ghi kết quả thống nhất của nhóm
Bước 3. Báo cáo kết quả:
Đại diện nhóm HS trình bày câu trả lời; các nhóm báo cáo chia sẻ thơng tin hình vẽ lên zalo
nhóm
Bước 4. Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chính xác hóa câu trả lời; cho điểm
Hs trả lời và thu sản phẩm học tập ở nhà qua nhóm zalo
Câu 1:
- 10 phân tử glucose liên kết với nhau tạo nên một phân tử đường phức thì phân tử này sẽ có cơng
thức cấu tạo là: (C6H10O5)10
- Giải thích: Đường phức được hình thành do các phân tử đường đơn liên kết với nhau (sau khi
loại một phân tử nước) bằng một liên kết cộng hoá trị (được gọi là liên kết glycosidic).


Câu 2: Tuy có cùng cơng thức hóa học là C 6H12O6, nhưng glucose và fructose lại tồn tại các cấu
trúc khơng gian, hình dạng cấu trúc vịng khác nhau (vị trí nhóm OH) điều này làm cho chúng có
các đặc tính vật lí, hóa học khác nhau.
Trắc nghiệm : 1.B, 2.D, 3.A, 4.D.
D. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức về phân tử sinh học vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng
trong thực tiễn.
- Đề xuất các biện pháp ăn uống khoa học để đề phòng một số bệnh tật do thiếu dinh dưỡng
hoặc thừa dinh dưỡng.
- Giải được một số bài tập đơn giản về nucleic acid.
2. Nội dung:
* Nhiệm vụ 1: Tại lớp: Hoạt động cặp đôi:
- Xây dựng một số công thức tính để giải các bài tập về cấu trúc DNA, RNA:
+Tổng số nucleotid của phân tử DNA (một đoạn DNA?)

+ Tỷ lệ phần trăm mỗi loại DNA?
+ Tổng số nucleotid trong phân tử RNA?
- Áp dụng giải bài tập:
Bài 1: Một đoạn phân tử DNA có tổng số nucleotit là 3000, trong đó nucleotit loại
A = 900. Tính số lượng và tỷ lệ mỗi loại nu còn lại?
Bài 2: Một phân tử mRNA có tổng số nucleotit là 1200, trong đó số nucleotit loại U là 20%, loại A
là 300, loại X là 360. Tính số lượng và tỷ lệ các loại nu còn lại?
* Nhiệm vụ 2: về nhà:
- HS hoạt động cá nhân : Trả lời các câu hỏi và thực hành:
Câu 3: Giải thích vai trị của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm….
Câu 4: Quan sát tháp dinh dưỡng ở người và giải thích? Đề suất chế độ dinh dưỡng hợp lý phịng
bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng?

3. Sản phẩm học tập:
* Nhiệm vụ 1: Tại lớp:
a. Xây dựng cơng thức:
-Tính số Nu của DNA hoặc của gen ( đoạn DNA).
+ Tổng số Nu của DNA
- Gọi số Nu của gen là N với 4 loại Nu A,T,G,X


A1 − T1 − G1 − X 1

- Gen có cấu trúc gồm 2 mạch . T2 − A2 − X 2 − G2
CT1: số lượng Nu của gen
N=A+T+G+X (1)
Theo nguyên tắc bổ sung => A=T; G=X (2). Thay 2 vào 1 ta có.
N=2A+2G =2T+2X...
CT2: Tỷ lệ % Nu của gen
Từ (1)=>%A+%T+%G+%X=100%

(4)
Từ (2)=> %A=%T; %G =% X
(5)
Từ (4) và (5) => %A+%G =%T+%X=....=50% (6)
Ghi nhớ :
N
Tổng 2 loại Nu khác nhóm bổ sung ln bằng ½ (50%) số Nu của DNA : A+G = T+X = 2 =50%
N
=>KL: + Tổng 2 loại Nu = 2 hoặc bằng 50% thì 2 loại Nu đó phải khác nhóm bổ sung
N
+Tổng 2 loại Nu khác 2 hoặc khác 50% thì 2 loại Nu đó phải cùng nhóm bổ sung

- Tính tổng số nu của phân tử mRNA:
Gọi số lượng từng loại nu của mRNA là Am; Um; Gm; Xm, ta có:
+ Tổng số nucleotit của mRNA là:
NmRNA = Am+ Um+Gm+Xm
+ Tỷ lệ %:
%Am+ %Um+%Gm+%Xm = 100%.NmRNA
b. Bài tập vận dụng:
Bài 1:
Một đoạn phân tử DNA có tổng số nucleotid là 3000, trong đó nucleotid loại
A = 900. Tính số lượng và tỷ lệ mỗi loại nu còn lại?
A= T = 900 nu -> Tỷ lệ %: %A = %T = 900/3000 x 100% = 30%
G = X = (3000: 2) – 900 = 600 nu -> %G = % X = 600/3000 x 100% = 20%
Bài 2: U = 20 %. NmRNA = 20%. 1200 = 240 nu
A = 300 nu -> %A = 300/ 1200 x 100% = 25%
X = 360 nu -> % X = 360/2400 x 100% = 30%
G = 1200 – ( 240 + 300 + 360) = 300 nu -> 300/ 1200x 100% = 25%
* Nhiệm vụ 2:
Câu 3. Vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm…: Cùng huyết thống thì có

sự giống nhau tương đối về DNA; trong tìm tơi phạm: Mỗi người có 1 loại DNA đặc trưng do số
lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nu quy định.
Câu 4:
Giải thích tháp dinh dưỡng ở người:
Tháp được xây dựng căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của TB và cơ thể về các chất Gluxid, Protêin,
lipid, muối khoáng, VTM… -> Cần có chế độ ăn cân đối hợp lý căn cứ vào tháp dinh dưỡng, đặc
biệt lứa tuổi học sinh cần cung cấp đủ để phát triển tốt về thể chất…
4. Tổ chức hoạt động:
*Tại lớp:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


*Nhiệm vụ 1: tại lớp:
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
- Vận dụng kiến thức đã học xây dựng một số công thức để giải các bài tập về cấu trúc DNA ,
RNA:
+Tổng số nucleotid của phân tử DNA ( một đoạn DNA?
+ Tỷ lệ phần trăm mỗi loại DNA?
+ Tổng số nucleotid trong phân tử RNA?
- Làm bài tập vận dụng: 2 bài tập trong phân nội dung
* Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS về nhà trả lời 4 câu hỏi trong phần nội dung vào vở.
HS nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
* Tại lớp:
- HS thảo luận cặp đôi xây dựng các công thức trên cơ sở gợi ý của GV
* Về nhà:
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời 4 câu hỏi trong phần nội dung vào vở
Bước 3: Báo cáo kết quả:
* Tại lớp:
- GV yêu cầu một số HS trình bày cơng thức và lên bảng giải bài tập

* Tiết sau: Đầu giờ HS nộp vở bài tập
Bước 4: Kết luận và nhận định:
- GV nhận xét và đưa ra đáp án bài làm của HS tại lớp phần xây dựng công thức và giải bài tập
- Gv thu nộp vở có bài tập về nhà của HS để kiểm tra về ý thức học tập và có thể chấm một số bài
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS
Mức độ hoàn thành
Câu hỏi
Mức 1
Mức 2
Mức 3
1-Xây dựng công thức 1.Xây dựng được 2.Vận dụng giải được 3.Trả lời đủ các câu
tính .
các cơng thức
bài tập về cấu trúc hỏi GV yêu cầu và
2-Vận dụng làm bài tập tính theo yêu cầu DNA,RNA.
chính xác cả 4 câu.
về cấu trúc DNA, của GV
3. Trả lời đủ các câu hỏi
RNA.
3. Trả lời đủ các
GV yêu cầu và chính
3. Vận dụng kiến thức câu hỏi GV yêu
xác ít nhất 2 câu
trả lời được các câu hỏi cầu.
liên quan đến chủ đề.


×