ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 1
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
PHẦN 1 – THIẾT LẬP MẶC ĐỊNH
I – THÔNG TIN DỰ ÁN
1/ File/ Info/ Project Infomation/ Advanced Properties
Nhập tên dự án, người quản lý, công ty…để dễ quản lý sau này
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 2
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
2/ Project/ Project Infomation
Khai báo ngày bắt đầu – Start date (hoặc kết thúc – Finish date) dự kiến của dự án.
Chọn ngày hiện hành trong Current date (mặc định lấy bằng ngày của máy tính, có
thể chọn bằng ngày khác.
Chọn loại lịch áp dụng cho dự án trong Calendar (xem thêm III)
II – THÔNG SỐ OPTIONS
File/ Options/ …
1/ … = Ganarel
- Trong Default view bạn có thể chọn màn hình mặc định xuất hiện khi bạn mở
MP. Ví dụ hình dưới là chọn mặc định xuất hiện là cửa sổ Gantt và Timline.
- Trong Date format bạn chọn định dạng ngày quen thuộc mà bạn hay dùng
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 3
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
2/ … = Display
- Calendar type mặc định là loại lịch dương (Gregorian Calendar) mà chúng ta hay
dùng nên không cần thay đổi.
- Trong Currence bạn có thể chọn loại đơn vị tiền tệ sử dụng trong dự án, trong
hình minh họa chọn VNĐ; bạn có thể thay thế biểu tượng đơn vị tiền tệ trong
Symbol (d = đ = Đ); bạn có thể chọn đơn vị sau dấu phẩy trong Decimal digits,
trong hình minh họa chọn là 0.
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 4
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
3/ … = Schedule
- Week start on: chọn ngày bắt đầu 1 tuần mới cho dự án
- Fiscal year starts in: chọn năm tài chính (tài khóa) bắt đầu bằng tháng nào của
năm. Thông thương là tháng 1 dương lịch
- Default start time/ end time: chọn thời điểm bắt đầu/ kết thúc ngày làm việc. Hình
minh họa là làm từ 8h sáng đến 5h chiều.
- Xác định số giờ làm việc trong ngày (Hours per day), số giờ làm việc trong tuần
(Hours per week), số ngày làm việc trong tháng (Days per month)
- Xác định kiểu đơn vị tài nguyên là thập phân (Decimal) hay % (Percentage)
trong Show assignment unit as a
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 5
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
- Mặc định cách tạo ra các công việc mới trong New tasks created là tự động (Auto
schedule) hay thủ công (Manual schedule). Nên chọn Auto để quen thuộc với các
phiên bản MP trước.
- Lựa chọn thời điểm tính tiến độ của dự án theo ngày bắt đầu (Project start date)
hay ngày hiện tại (Current date) trong Auto schedule tasks scheduled on
- Lựa chọn đơn vị thời gian trong dự án trong Duration is entered in (thông thường
chọn là ngày) và đơn vị công việc trong dự án trong Work is entered in (thông
thường chọn là giờ công)
- Chọn định dạng công việc trong Default task type (Chọn Fix Duration – đây là
lựa chọn phổ biến ở Việt Nam, xem thêm IV)
- Bỏ chọn New task are effort – driven. Nếu Không bỏ khi các bạn thay đổi tài
nguyên cho 1 công việc thì thời gian sẽ được MP tự động tính toán lại cho phù
hợp, đây là lỗi rất hay gặp của các bạn làm việc với MP (xem thêm IV).
- Bỏ chọn Autolink inserted or moved tasks. Nếu Không bỏ thì khi bạn chèn thêm
hay di chuyển vị trí các công tác thì MP sẽ tự động nối chúng lại mặc dù điều này
không còn phù hợp.
- Bỏ chọn Task will always honor their constraint dates. Nếu Không bỏ MP sẽ
tuân tuân thủ các ràng buộc mà không cần quan tâm đến thực tế thực hiện.
- Chọn chế độ On trong Calculator project after each edit để Dự án luôn được tính
toán lại ngay khi có sự thay đổi.
- Bỏ chọn Update task status updates resource status (trong giai đoạn lập kế hoạch,
chúng ta đang lập dữ liệu ban đầu, chưa kiểm soát đo lường tiến trình hay cập nhật
thì nên loại bỏ đặc điểm này).
- Lựa chọn chi phí cố phí được tính phân bổ (Prorated), ngay khi bắt đầu công việc
(Start) hay khi kết thúc công việc (Finish) trong Default fixed cost accrual.
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 6
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 7
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
4/ … = Save
Chọn chế độ tự động lưu dự án đang thực hiện sau 1 thời gian nhất định trong
Auto save every (giả sử hình minh họa là 10 phút) để đề phòng khi đang làm 1 dự
án cả buổi mà gặp sự cố, chúng ta quên không lưu thì không phải ngồi “cày” lại
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 8
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
5/ … = Advanced
- Bỏ chọn Set AutoFilter on for new projects. Nếu Không bỏ khi chúng ta nhập dữ
liệu có thể một số dữ liệu sẽ bị lọc và không xuất hiện, khi đó bạn sẽ gặp nhiều rắc
rối.
- Bỏ chọn Open last file on startup. Nếu Không bỏ khi bạn khởi động MP thì file
dự án gần nhất sẽ được mở ra (điều này nhiều khi làm “lộ” mất thông tin quan
trọng của dự án khác)
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 9
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
- Bỏ chọn Automatically add new resouces and tasks. Nếu Không bỏ thì đôi khi
MP sẽ tự động thêm vào nguồn lực và công việc rất phiền phức. Vì chúng ta luôn
muốn tự tạo và quản lý các công việc cũng như tài nguyên trong dự án.
- Lựa chọn các cách hiển thị thời gian (phút, giờ, ngày, tháng, năm trong dự án
trong Display options for this project.
- Lựa chọn cách tính toán EVM trong dự án trong Earn Value Option for this
project (Xem thêm tài liệu Kiểm soát dự án bằng EVM)
- Lựa chọn số ngày dự trữ (slack) của một công việc để MP tính toán là công tác
găng. Theo mặc định và lý thuyết thì lấy bằng 0. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi là
1,2,3 tùy theo mức độ an toàn cho các công việc trong Task are critical if slack is
less than or equal to.
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 10
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
III – ĐỊNH DẠNG LỊCH
Việc tạo ra một định dạng lịch riêng cho riêng mỗi chúng ta (công ty) là rất cần
thiết. Vì mỗi một dự án yêu cầu một lịch làm việc khác nhau, mỗi công ty yêu cầu
một lịch làm việc khác nhau. Ví dụ như một dự án kéo dài nhiều năm thì thiết lập
lịch làm việc theo ngày tỏ ra không hợp lý, hay ở Việt Nam chúng ta thương nghỉ
một số ngày tết như 30/4 – 1/5, 2/9, giỗ tổ…Do đó nhất thiết chúng ta phải tạo ra
các lịch phù hợp với dự án.
1/ Tạo lịch làm việc riêng
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 11
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
Project/ Change Working Time
Để tạo lịch mới nhấn chọn Create New Calendar khi đó sẽ có 2 lựa chọn Tạo mới
– Create new base calendar hoặc Tạo một bản lịch sao chép – Make a copy of
Standard của MP sẵn có (Standard, 24 hours, Night Shift). Bạn có thể đặt tên cho
lịch mới. Hình minh họa đặt tên lịch mới là GXD.
Sau khi nhấp OK. Bạn sẽ thấy cửa sổ gần giống ban đầu nhưng giờ trong For
Calendar là GXD. Sau đó bạn tiếp tục thiết lập cài đặt cho lịch mới này.
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 12
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
Chọn Work weeks/ Details chọn các ngày sẽ làm việc của 1 tuần trong dự án (ví dụ
này làm cả thứ 7 và chủ nhật) sau đó chọn Set day(s) to these specific working
times rồi khai báo thời gian làm việc của buôi sáng và chiều (From to). Sau khi
xong thì bấm OK. Nếu bạn muốn chọn bất kỳ 1 ngày nào cố định nghỉ trong toàn
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 13
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
dự án (ví dụ thứ 5 chẳng hạn), bạn chỉ việc chọn Thursday rồi chọn Set days to
nonworking time là OK.
Giờ bạn muốn tạo ra lịch nghỉ cho dự án vào các ngày nghỉ lễ tết như kể trên hoặc
1 ngày đặc biệt nào đó (ví dụ nghỉ 1 buổi sáng 1 ngày nào đó để diễn tập phòng
cháy chữa cháy chẳng hạn) thì bạn làm như sau:
Chọn Exceptions, chọn ngày nghỉ (Ví dụ 2/9) nhập vào trường Name tên ngày nghỉ
sau đó chọn Detail và chọn nghỉ - Noneworking hoặc làm 1 phần của ngày -
Workingtime (như Ví dụ ngày Diễn tập phòng cháy chữa cháy 19/9 nghỉ buổi
sáng).
Giả sử như trong dự án có 1 ngày (Ví dụ sáng thứ 2) nghỉ lặp đi lặp lại hàng tuần
(Weekly) hoặc hàng tháng (Monthly) hoặc hàng năm (Yearly) trong Recurrence
pattern hoặc trong khoảng thời gian nhất nhất định nào đó bằng cách chọn từ
Randge of recurrence.
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 14
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
Sau khi định dạng lịch xong mà trên phần thể hiện sơ đồ ngang không thấy
lịch vừa tạo thì bạn click đúp chuột vào thành thời gian (Timescale), chọn
Non-working time và chọn lịch vừa tạo trong Calendar.
2/ Lưu lịch vào danh sách lịch hiện hành của MP
Việc tạo ra một lịch chung cho tất cả dự án của 1 công ty là việc tất yếu. Thế nên
sau khi tạo được 1 lịch chuẩn. Bạn có thể lưu lại để sử dụng cho các dự án khác mà
không phải khai báo lại. Bạn thực hiện như sau:
File/ Info/ Organizer/ Calendar sẽ hiện ra và bạn chỉ cần chọn lịch GXD bên
khung bên phải Project 1 rồi ấn Copy để lưu sang cột Global.MPT. Và các dự án
sau bạn chỉ cần chọn lịch GXD có sẵn trong Change working time là OK ^^
IV – LOẠI CÔNG VIỆC
1/ Loại công việc
Trong MP giữa Work, Unit, Duration liên hệ bằng công thức sau:
Work = Duration x Units (*)
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 15
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
Theo công thức trên nếu như chúng ta nhập vào tổng giờ công (Work) và số siowf
công sử dụng cho 1 ngày làm việc (Units) thì MP sẽ tự động tính ra Duration. (Trở
lại bài toán lớp 1: khi biết 2 đại lượng sẽ tìm gia đại lượng còn lại ^^)
Từ công thức trên mà MP mới sản sinh ra 3 loại công việc khác nhau. Khi chúng ta
chọn cố định một đại lượng (hoặc Fixed Work, hoặc Fixed Duration, hoặc Fixed
Units) thì 2 đại lượng còn lại sẽ thay đổi tương ứng theo công thức (*) ở trên.
3 loại công việc đó là:
- Fixed duration (cố định thời gian thực hiện)
- Fixed work (cố định tổng số công việc thực hiện)
- Fixed units (cố định tài nguyên đơn vị thực hiện công việc)
Trong phần THIẾT LẬP OPTIONS (File/ Option/ Schedule) bạn đã thấy mặc định
của loại công việc trong Default task type là Fixed Unit – đây là một hình thức phổ
biến của các nước phát triển. Vì ở đó trình độ lao động và năng suất của nhân công
thường được ước lượng khá chính xác và ổn định do đó người ta ưu tiên kiểm soát
tài nguyên đơn vị - Units. Còn ở Việt Nam có thói quen khi lập tiến độ thường
ước lượng trước thời gian thực hiện công việc rồi mới phân bổ tài nguyên. Khi tài
nguyên không đảm bảo (cao hoặc thấp) thì sẽ đi điều chỉnh thời gian thực hiện
công việc sao cho sử dụng tài nguyên hiệu quả. Nói tóm lại, ở Việt Nam có thói
quen kiểm soát thời gian thực hiện công việc – Duration.
2/ Tìm hiểu về Effort Driven
“Đây là vấn đề tương đối khó hiểu nên các bạn cần đọc kỹ để hiểu sâu sắc hơn
nhé”
Trong phần THIẾT LẬP OPTIONS (File/ Option/ Schedule) đã khuyến cáo bạn
Bỏ chọn trong New task are effort driven. Tại sao nên Bỏ chọn???
Thuộc tính Effort – driven nếu được chọn sẽ ảnh hưởng đến công việc sau lần đầu
nhập tài nguyên và muốn nhập thêm hay xóa bỏ tài nguyên ra khỏi công việc. MP
sẽ giữ nguyên số công (Work) khi thay đổi nguồn lực đã gán cho công việc. Khi
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 16
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
bạn thêm vào hay rút bớt nhân lực (Units) ra khỏi một công việc. MP sẽ kéo dài
hay rút ngắn thời gian thực hiện của công việc đó.
Khi chọn thuộc tính Effort – driven thì khi bạn gán xong 1 nguồn lực hay nhiều
nguồn lực cho 1 công việc thì Effort – driven sẽ được áp dụng ngay và khi đó số
công sẽ không thay đổi cho dù bạn có thay đổi nguồn lực.
Từ ví dụ trên sẽ thấy rằng Effort – driven hoạt động có vẻ giống với Fixed
work?
Chúng hoạt động hoàn toàn độc lập. Cần phân biệt rõ ràng ở đây:
- Với Task type, cái gì sẽ thay đổi với hai thành phần còn lại trong công thức (*)
nếu 1 cái được giữ cố định
- Với Effort – driven, cái gì sẽ xảy ra với thời gian (duration) và tài nguyên đơn vị
(resource unit) khi thêm hay bớt nguồn lực khỏi một công việc (như ví dụ trên)
Ví d
ụ
:
Nếu bạn gán lần đầu tiên 3 nguồn lực toàn thời gian cho một công việc có thời
gian thực hiện là 3 ngày, MP sẽ tính toán mỗi nguồn lực làm việc 24 h công (24
= 8h x 3 ngày) hay tổng cộng 72 h công (72 = 3 x 8h x 3 ngày) cho cả 3 nguồn
lực.
Nếu công việc này bạn gán lần đầu tiên 2 nguồn lực toàn thời gian thì số giờ
công tổng cộng là 48 h công (48 = 2 x 8h x 3ngày). Sau đó bạn lại gán thêm
một nguồn lực nữa toàn thời gian cho công việc này. Khi đó MP với tính năng
Effort – driven sẽ giữ nguyên số h công là 48 h công và điều chỉnh để mỗi
nguồn lực làm việc 16 h công. Lúc này thời gian thực hiện công việc sẽ rút
xuống chỉ còn 2 ngày.
Nếu giống như trên, nhưng chúng ta chọn thêm loại công việc là Fixed duration
thì sau khi thêm vào 1 nguồn lực , tổng số công vẫn là 48h công, thời gian làm
việc vẫn là 3 ngày, lúc này mỗi nguồn lực sẽ làm việc 16h công trong 3 ngày
(hay 5,33 h công/1 ngày). Nói cách khác 3 nguồn lực bây giờ sẽ làm bán thời
gian (xấp xỉ 66%) để hoàn thành công việc.
ĐÀM TÀI CAP/GXD – MICROSOFT PROJECT 2010
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng, in đậm Page 17
Fanpage Facebook HDSD Microsoft Project:
Điều gì sẽ xảy ra khi kết hợp cả Effort – driven và Task type?
- Khi chọn Fixed Work và Effort – driven thì MP tính toán theo Effort – driven
- Khi chọn Fixed Units và Effort – driven thì MP sẽ điều chỉnh thời gian thực hiện
khi bạn thêm hay bỏ bớt nguồn lực ra khỏi công việc. Sử dụng khi bạn muốn xem
xét việc thêm người làm để giảm bớt thời gian thực hiện công việc.
- Khi chọn Fixed Duration và Effort – driven thì MP sẽ thay đổi cách làm việc (số
của từng nguồn lực) khi thay đổi nguồn lực (như ý 3 của Ví dụ trên). Sử dụng khi
bạn muốn xem xét việc giảm nhẹ công việc cho một số người trong dự án hay bạn
cần thiết giao thêm việc bán thời gian cho một số người để đảm nhiệm thêm các
công việc khác cái này có gợi mở cho bạn ý tưởng gì không?
Tuy có tác dụng khá hay như trên, nhưng Effort – driven luôn được khuyên Bỏ
chọn. Dưới đây là 2 lý do mà Effort – driven không thể sử dụng được:
- Các công việc không ước tính được chính xác số công. Đây là cái mà chúng ta
vẫn hay làm, đó là gán nguồn lực và thời gian để tính ra công (thử dần)
- Đối với các công việc phức tạp: thì khi thêm nguồn lực chưa chắc là công việc đã
được rút ngắn thời gian, vì nguồn lực thêm vào cần thời gian để tìm hiểu hoặc làm
quen (ví dụ như thêm một người thợ làm sắt vào đội ốp lát thì chưa chắc là công
việc sẽ nhanh hơn, vì người thợ làm sắt đó còn phải mất thời gian học hỏi mới có
thể ốp lát được)