Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.7 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o---

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề: “Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập” của em được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Ngơ Thị
Tuyết Mai và GV. Nguyễn Bích Ngọc, cùng với việc tham khảo các sách báo và
tài liệu trên Internet… và nhiều tài liệu liên quan đến đề tài. Số liệu dẫn chứng
trong chuyên đề được lấy từ các báo cáo tài liệu chính thức của Hiệp hội Doanh
nghiệp Điện tử không sửa chữa.
Em xin cam đoan chuyên đề được thực hiện mà khơng có sự sao chép từ tài
liệu nào khác.
Nếu sai phạm, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của Khoa và nhà trường.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Trung Đức

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập



LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đã trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng trong suốt 4 năm học để
em có thể hồn thành chun đề: “Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thị Tuyết Mai và GV. Nguyễn Bích
Ngọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề
này.
Em cũng xin cảm ơn tới Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử đã giúp
đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ quan, tạo điều kiện cho em hoàn thành
chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Trung Đức

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................5

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM..........9
1.1.

SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI...............................................................9

1.1.1.

Sự ra đời của Hiệp hội..........................................................................................9

1.1.2.

Khái niệm và vai trò của Hiệp hội......................................................................10

1.2.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI.....................................................12

1.3.

CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ NGUỒN LỰC CỦA HIỆP HỘI................13

1.3.1.

Cơ cấu tổ chức điều hành....................................................................................13

1.3.2.

Nguồn lực của Hiệp hội......................................................................................15


1.4.

CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HIỆP HỘI..........................17

1.4.1.

Nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của Hội viên..................................................17

1.4.2.

Nguyên tắc biểu quyết........................................................................................18

1.4.3.

Nguyên tắc về chế độ làm việc...........................................................................18

1.4.4.

Nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật........................................................................18

1.4.5.

Nguyên tắc về thu, chi tài chính..........................................................................18

1.5.

KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG.........19

1.5.1. Kinh nghiệm về liên kết doanh nghiệp trong nước của Hiệp hội Da - Giầy Việt

Nam……...........................................................................................................................19
1.5.2. Kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác của các Hiệp
hội doanh nghiệp và ngành hàng tại Hàn Quốc.................................................................20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.................................................................................22
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM….......................................................................................................................22
2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 1975 –
2005……...........................................................................................................................22
2.1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện tử Việt Nam từ 2006 –
nay…………………………………………….……………………...…………………..24
2.2.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI................................36

2.2.1.

Vai trò tham vấn..................................................................................................37

2.2.2.

Vai trò xúc tiến thương mại................................................................................38

2.2.3.

Vai trò hợp tác quốc tế........................................................................................40

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chun đề thực tập
2.2.4.

Vai trị đào tạo truyền thơng...............................................................................42

2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN
TỬ VIỆT NAM….................................................................................................................43
2.3.1.

Những kết quả tích cực đã đạt được và nguyên nhân.........................................44

2.3.2.

Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân..................................................44

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CHO ĐẾN NĂM 2014......................................................................47
3.1.

DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM..............47

3.2.

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI TRONG 2011 – 2014...........48

3.2.1. Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, các tổ chức và

các Hiệp hội ngành hàng...................................................................................................48
3.2.2.

Phát triển hội viên...............................................................................................49

3.2.3.

Phát triển các hoạt động dịch vụ.........................................................................49

3.2.4.

Đổi mới cơ cấu tổ chức của Hiệp hội..................................................................50

3.2.5.

Tuyên truyền tăng cường huy động vốn cho hoạt động của Hiệp hội................51

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP
HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM...................................................................51
3.3.1.

Đối với Nhà nước................................................................................................51

3.3.2.

Đối với Doanh nghiệp điện tử.............................................................................52

KẾT LUẬN...............................................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................54


Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chun đề thực tập

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sự
thành công của mỗi ngành hàng phụ thuốc rất lớn vào các hoạt động hợp tác
quốc tế, và hoạt động xúc tiến thương mại, cũng như liên kết phát triển giữa các
doanh nghiệp nội ngành, nhất là với những ngành có đặc thù là tồn cầu hóa
rộng và chun mơn hóa sâu như ngành điện tử. Hiệp hội doanh nghiệp điện tử
Việt Nam là hiệp hội ngành hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin trong cả nước,
được thành lập tại thời điểm nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Qua 10 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội doanh nghiệp điện
tử Việt Nam đã trở thành một trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp hàng đầu
của ngành và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Với những hoạt động thiết thực của mình, Hiệp hội đã
thực sự trở thành cầu nối đáng tin cậy giữa các doanh nghiệp, và giữa doanh
nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước nhằm mục tiêu xây dựng ngành công
nghiệp điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam lớn mạnh, thành
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Nhân 10 năm thành lập Hiệp hội, là một thời gian đủ dài để nhìn lại và
đánh giá về 1 quá trình phát triển, từ đó rút ra nhận xét về Hiệp hội, phương thức
phát triển để đảm bảo sự phát triển bền vững và hồn thiện trong thời gian tới.

Vì lý do đó, hiểu rõ về Hiệp hội doanh nghiệp điện tử, quá trình hình thành, thực
trạng hoạt động, đồng thời tìm ra các giải pháp đề xuất cho sự phát triển hoàn
thiện hơn của Hiệp hội là một nhu cầu tất yếu. Ngồi ra, với mong muốn tìm
hiểu, nghiên cứu và tiếp cận sâu thêm về ngành điện tử Việt Nam nói chung và
hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, sinh viên đã chọn đề tài: “Một số ý kiến nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập”.
2. Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hoạt động của Hiệp hội, từ đó
đưa ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hiệp hội. Để thực hiện được mục đích trên, trước hết cần tiến hành những nhiệm
vụ sau:
- Đầu tiên nghiên cứu một cách tổng quát về cơ cấu bộ máy quản lý và
vai trò của Hiệp hội đối với doanh nghiệp và ngành điện tử.
- Sau đó, nghiên cứu và tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động của
ngành công nghiệp điện tử Việt Nam và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động của Hiệp hội.
Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: trong phạm vi Hiệp hội và ngành công nghiệp điện tử Việt

Nam.
Về thời gian: chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động của
ngành điện tử Việt Nam và thực trạng hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện
tử Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến hết quý I năm 2012, và dự
báo đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm phương pháp luận. Đồng thời, phương pháp thống kê, phương pháp tổng
hợp và phân tích cũng được sử dụng để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Những nhận định, đánh giá, đề xuất đều dựa trên cơ sở khoa học, dẫn chứng cụ
thể và được tham vấn chuyên gia.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ
lục, chuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt
Nam trong thời gian qua
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hiệp hội cho đến năm 2014

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Bảng biểu
Bảng 1.1: Nguồn lực của Hiệp hội......................................................................16
Bảng 1.2: Kết quả thu được từ sự kiện Business Matching của doanh nghiệp
Hàn Quốc............................................................................................................21
Bảng 2.1: Tổng sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử 2006 - 2012.................26
Bảng 2.2: Tổng giá trị xuất khẩu ngành điện tử 2006 - 2012.............................30
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu toàn ngành điện tử 2006 – 2011.....................33
Bảng 2.4: Hoạt động xúc tiến thương mại của Hiệp hội từ 2005 - nay..............39
Bảng 3.1: Dự báo tổng sản lượng sản xuất tồn ngành điện tử 2012 - 2016.....47
Hình vẽ
Hình 1.1: Logo của Hiệp hội...............................................................................10
Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử...........................15
Hình 1.3: Cơ cấu ngân sách của Hiệp hội..........................................................16
Hình 2.1: Cơ cấu sản xuất ngành điện tử Việt Nam 2009..................................26
Hình 2.2: Sản lượng sản xuất toàn ngành điện tử Việt Nam 2006 – 2012.........27
Hình 2.3: Chuỗi giá trị ngành điện tử Việt Nam.................................................29
Hình 2.4: Tổng giá trị xuất khẩu ngành điện tử 2006 - 2012.............................30
Hình 2.5: Cơ cấu xuất khẩu tại một số khu vực chủ yếu 2011............................31
Hình 2.6: Những thành công nổi bật của Hiệp hội từ năm 2000 - nay...............36
Hình 2.7: Điều tra về tình hình sử dụng quảng cáo của doanh nghiệp..............42

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AEF
AEM
ASEAN
BMI
CKD
DN
EU
FDI
GDP
IKD
INKE
KEA
KOVA
LEFASO
OEM
SKD
TNHH
TP HCM
USD
VEIA
WEF
XNK

Diễn đàn kinh tế châu Á
Diễn đàn kinh tế các nước Đông Nam Á
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Business Monitor International
Nhập toàn linh kiện

Doanh nghiệp
Liên minh Châu Âu
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc dân
Nhập một phần linh kiện
Mạng lưới toàn cầu các doanh nghiệp Hàn Quốc
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Hàn Quốc
Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc
Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam
sản xuất hàng gia công theo thiết kế và thương hiệu của người
mua
Nhập bán linh kiện
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
đơ la Mỹ
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Diễn đàn kinh tế châu Âu
Xuất nhập khẩu

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN
TỬ VIỆT NAM

1.1.

SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI

1.1.1. Sự ra đời của Hiệp hội
Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, khi đất nước đẩy mạnh quá
trình đổi mới và hội nhập với khu vực và thế giới và nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏ
cấm vận thì ngành cơng nghiệp điện tử và công nghệ thông tin nước ta cũng bắt
đầu khởi sắc và phát triển. Các hãng điện tử nước ngoài ồ ạt tiến vào thị trường
Việt Nam để thăm dò, bán hàng, tìm cơ hội liên doanh, liên kết sản xuất kinh
doanh hàng điện tử, trong đó có nhiều hãng điện tử nổi tiếng hàng đầu thế giới
như Sony, Samsung,… Sự xuất hiện của các hãng điện tử nước ngoài đã thúc
đẩy ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin trong nước phát triển sau 1
thời gian dài đình đốn vì cấm vận và Liên Xơ tan rã khiến ngành hàng bị mất
nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thị trường. Từ năm 1990, ngành đã liên tục
phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Tuy phát
triển khá nhanh như vậy nhưng ngành cũng đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ chiếm 1/5 tổng số doanh nghiệp
nhưng có vốn đầu tư gấp 10 lần các doanh nghiệp trong nước, doanh số gấp 4
lần và chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả
là doanh nghiệp nhà nước, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực
kinh tế công nghệ hạn chế. Cơ chế kinh tế thị trường tuy cịn rất mới mẻ nhưng
đã có những tác động to lớn đến phương thức sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong ngành hàng. Các doanh nghiệp nhà nước phải từ bỏ cơ chế
bao cấp, các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập lại không thuộc một bộ
chủ quản nào nên rất khó khan trong việc liên kết hỗ trợ nhau, phối hợp hoạt
động sản xuất kinh doanh để tang cường quan hệ với các doanh nghiệp điện tử
nước ngoài đề liên doanh, liên kể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tình hình đó
địi hỏi phải có một tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp các doanh nghiệp trong
ngành để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, thu thập ý kiến

nguyện vọng của các doanh nghiệp phản ánh với các cơ quan quản lý Nhà nước
và thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện đối với các chủ trương chính sách
của Chính phủ liên quan tới ngành hàng.
Trước bối cảnh đó, được sự ủng hộ của Bộ Cơng thương, từ đầu năm
1997, một ban vận động thành lập Hiệp hội Doanh Nghiệp điện tử Việt Nam
gồm 13 thành viên đại diện cho hơn 40 doanh nghiệp điện tử thuốc cả 3 thành
phần kinh tế trong cả nước đã được thành lập. Sau khi thành lập Ban Chấp hành,
Hiệp hội thông qua các hoạt động đã được trù bị. Sau hơn 2 năm làm việc trong
điều kiện khó khan về cơ sở vật chất và phải tìm kiến phương thức làm việc cho

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

phù hợp tình hình thực tế Việt Nam, Hiệp hội đã đạt được một số kết quả đáng
ghi nhận.
Từ 1997-nay, sau 15 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội đã có những
bước tiến lớn. Từ 40 thành viên lúc đầu nay đã có 145 thành viên và vẫn tiếp tục
phát triển. Trụ sở cũng đã được mở rộng vào phía Nam
tại TP HCM, văn phịng miền Trung tại Đà Nẵng.
1.1.2. Khái niệm và vai trò của Hiệp hội
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
(Vietnam Electronics Industries Asociation - VEIA) là
một tổ chức toàn quốc của các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ

thông tin và viễn thông ở Việt Nam. Hiệp hội là một tổ
chức phi chính phủ và không lợi nhuận được thành lập ngày 02/6/2000 theo
Quyết định số 38/2000/QĐ-BTCCBCP của Ban Tổ chức
cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Logo của Hiệp hội Hình 1.1: Logo của
Hiệp hội
được thể hiện trong Hình 1.1
Nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam là tập hợp các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ
thông tin và viễn thông trong một tổ chức vững mạnh và gắn kết để phát triển
nền công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trở thành một ngành
công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Hiệp hội đại diện cho tồn
ngành cơng nghiệp điện tử, cơng nghệ thơng tin và viễn thơng trước Chính phủ
và các cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và thúc đẩy
hợp tác với các nhà sản xuất và kinh doanh nước ngoài. Hiệp hội thực hiện các
nhiệm vụ của mình thơng qua các hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực điện tử,
công nghệ thông tin và viễn thông.
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong
lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trấn lãnh thổ Việt Nam đều
có thể gia nhập Hiệp hội khơng phân biệt quốc tịch.  Có hai loại hội viên: hội
viên chính thức và hội viên liên kểt. Hội viên liên kết dành cho các doanh
nghiệp có yếu tố nước ngồi. Ngồi các quyền lợi bình đẳng như các hội viên
khác, các hội viên liên kết không tham gia vào cơ cấu lãnh đạo của Hiệp hội.
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông.
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp
tác với các tổ chức quốc tế cùng ngành.
Trong tiến trình hội nhập, vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt
Nam đối với sự phát triển của ngành điện tử ngày càng quan trọng và không thể
phủ nhận. Dưới đây là những vai trò cơ bản của Hiệp hội:
Sinh viên: Nguyễn Trung Đức


Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

- Tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Chính phủ:
Ngay từ đầu, mục đích thành lập Hiệp hội là để đoàn kết các doanh
nghiệp trong nước, nhằm tương trợ nhau, và để ngành hàng có 1 tiếng nói chung
đến cơ quan hữu quan. Đối với vai trị này, Hiệp hội thiết lập và duy trì các mối
quan hệ với các cơ quan hữu quan của Chính phủ trong khn khổ thơng tin và
hợp tác vì lợi ích của ngành như tư vấn cho Chính phủ trong việc hình thành các
chính sách có ảnh hưởng tới ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và
viễn thông, cập nhật các quan điểm của ngành cho các cơ quan nhà nước và
thông tin kịp thời cho hội viên về những chính sách của Chính phủ.
- Thu thập và phân tích thơng tin:
Thu nhận, đánh giá, phân tích các thông tin về ngành nghề, xuất bản và
phân phối các báo cáo và tài liệu tham khảo về các đề tài như phương hướng của
công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông của thế giới và Việt
Bam, các dự báo về sản phẩm và phát triển cơng nghệ… Chủ trì các hội thảo,
triển lãm và cung cấp dịch vụ đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp.
- Trợ giúp phát triển công nghệ:
Trợ giúp hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực điện tử, cơng
nghệ thơng tin và viễn thơng, khuyến khích những sản phẩm mới ứng dụng công
nghệ cao.
- Đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa:
Tham gia và trợ giúp Chính phủ trong việc xây dựng tiêu chuẩn các sản
phẩm sản xuất trong nước theo các tiêu chuẩn quốc tế. Xác nhận các chứng chỉ

chất lượng và chính chỉ xuất xứ hàng hóa.
- Xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế:
Đẩy mạnh quan hệ với các Hiệp hội cùng ngành hàng nước ngồi thơng
qua việc tổ chức và tham gia các hội nghị quốc tế và những sự kiện có liên quan.
Phối hợp với các tổ chức nước ngoài trong các hoạt động trao đổi thông tin,
cung cấp trợ giúp kỹ thuật và trao đội các đồn tham quan học hỏi về cơng nghệ
và thương mại. Tổ chức các cuộc tham quan và làm việc cho các phái đoàn
thương mại và đầu tư, mở rộng xuất khấu các sản phẩm điện tử, công nghệ
thông tin và viễn thông của Việt Nam.
- Tăng cường hợp tác tương trợ giữa các hội viên:
Tạo điều kiện cho các hội viên gặp gỡ, thảo luận và trao đổi ý kiến về các
quan điểm và lợi ích chung, chia sẻ các thơng tin có liên quan cho hội viên và
tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các hội viên trong khơng khí bè
bạn.

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập
1.2.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI

Trong khn khổ hoạt động của mình, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử
Việt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau, dựa trên “Điều lệ hoạt động của Hiệp
hội”:

- Đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên trong khuôn
khổ pháp luật Việt Nam.
- Tư vấn và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về chiến lược
phát triển, các quy hoạch và kế hoạch dài hạn, các chủ trương, chính
sách, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm và các vấn đề khác liên quan
tới ngành theo quy định của pháp luật. Phổ biến kịp thời các chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan cho các hội
viên.
- Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của ngành điện tử, cơng nghệ
thông tin và viễn thông ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để
tư vấn về đầu tư, chuyển giao cơng nghệ, liên doanh, liên kết với nước
ngồi, tư vấn về phương hướng đầu tư sản xuất kinh doanh cho các hội
viên nhằm khai thác thế mạnh của từng hội viên và đảm bảo lợi ích
tồn ngành theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác và liên kết kinh tế - khoa học
công nghệ giữa các hội viên, đẩy mạnh chuyên mơn hố và hợp tác
hố, khai thác có hiệu quả tiềm năng của mọi hội viên trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh, làm đầu mối giải quyết những khó khăn
vướng mắc và tranh chấp giữa các hội viên.
- Giữ mối quan hệ và tham gia các tổ chức quốc tế và hiệp hội cùng
ngành trên thế giới, trong khu vực theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội viên gặp gỡ, trao đổi và
hợp tác với các tổ chức cùng ngành nghề nước ngoài, hỗ trợ các hoạt
động xúc tiến thương mại của hội viên theo phương hướng chung của
Hiệp hội . 
- Tổ chức thu nhận phân tích các thơng tin liên quan tới ngành nghề để
cung cấp cho các hội viên thông qua các hình thức trao đổi thơng tin,
hội thảo, toạ đàm, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu tham khảo... Tổ chức
và giúp đỡ các hội viên tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển
lãm, tham quan khảo sát thị trường trong và ngoài nước theo quy định

của pháp luật.
- Hỗ trợ doanh nghiệp hội viên trong việc chuyển giao công nghệ, kinh
nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại; giúp đỡ, tạo điều kiện cho các
hội viên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và phổ biến, áp dụng các

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để mạng lại hiệu
quả cho doanh nghiệp.
- Tham gia các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
ngành khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Tổ chức
và thành lập các trung tâm đào tạo, tư vấn và dịch vụ; triển khai các
hoạt động tư vấn, đào tạo, dịch vụ khoa học – công nghệ trong lĩnh
vực điện tử, cơng nghệ thơng tin, viễn thơng và tự động hố theo quy
định của pháp luật .
1.3.

CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ NGUỒN LỰC CỦA HIỆP HỘI

1.3.1. Cơ cấu tổ chức điều hành
- Đại hội toàn thể:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn thể tập hợp tất cả
các hội viên để thảo luận và quyết định các chính sách và các biện pháp quan

trọng liên quan đến các hoạt động của Hiệp hội. Đại hội toàn thể bốn năm họp
một lần và thực hiện những nhiệm vụ:
+
Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Hiệp hội
báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
+
Xem xét và thơng qua Báo cáo tài chính nhiệm kỳ trước và kế
hoạch tài chính nhiệm kỳ tới của Hiệp hội.
+
Thảo luận và quyết định phương hướng, chương trình hoạt động
của Hiệp hội nhiệm kỳ tới. Thảo luận và thông qua việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ
của Hiệp hội.
+
Quyết định số lượng uỷ viên Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra, bầu
cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
+

Thảo luận và thông qua Nghị quyết của Đại hội.

+

Giải quyết các công việc cấp bách khác của Hiệp hội.

- Ban Chấp hành:
Ban Chấp hành gồm 25 uỷ viên được Đại hội toàn thể bầu ra với nhiệm
kỳ 4 năm. Ban chấp hành bầu ra Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Tổng Thư ký của
Hiệp hội. Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu. Chủ tịch Hiệp hội phải là
người có uy tín trong ngành hàng, là lãnh đạo đương nhiệm của một trong
những doanh nghiệp lớn, tiêu biểu của ngành hàng và có quan hệ rộng rãi với
các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội ngành hàng trong nước và quốc tế.

Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch lãnh đạo từng mặt công tác của Hiệp hội. Các
Phó Chủ tịch có trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi được phân công của
Ban Chấp hành. Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch Hiệp hội có thể uỷ nhiệm

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

một Phó Chủ tịch thay thế . Ban Chấp hành điều hành các hoạt động cuả Hiệp
hội giữa hai kỳ Đại hội toàn thể.Về cơ bản, nhiệm vụ của Ban Chấp hành bao
gồm:
+
Bầu cử và bãi nhiệm các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội: Chủ
tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký. Xét kết nạp và bãi miễn tư cách hội viên.
+
Điều hành các hoạt động của Hiệp hội theo Nghị quyết của Đại hội
toàn thể. Xây dựng, ban hành các quy chế, nội quy làm việc của Ban Chấp hành
và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội. Quyết định kế hoạch, chương trình cơng tác
giữa các kỳ họp của Ban Chấp hành.
+
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các Chương trình hoạt động và tài
chính của Hiệp hội, quy định mức thu hội phí gia nhập và hội phí hàng năm.
Thơng qua kế hoạch tài chính và quyết tốn nhiệm kỳ và hàng năm, đề xuất mức
hội phí gia nhập Hiệp hội và hội phí hàng năm.
+

Thực hiện vai trò quyết định thành lập Văn phòng đại diện, chi hội
địa phương và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội hay quyết định triệu tập Đại hội
toàn thể, hội nghị thường niên và chuẩn bị các vấn đề liên quan cho các hội nghị
trên.
- Ban kiểm tra:
Đại hội toàn thể bầu ra Ban Kiểm tra gồm một Ủy viên Ban Chấp hành
làm Trưởng Ban và một số thành viên khác không nằm trong Ban Chấp hành.
Ban Kiểm tra có các nhiệm vụ:
1. Giám sát các nguồn thu và chi tiêu tài chính của Hiệp hội;
2. Giám sát các hoạt động của Hiệp hội để Hiệp hội hoạt động theo đúng
chính sách của Đảng và Nhà nước và Điều lệ của Hiệp hội;
3. Kiến nghị với Hiệp hội những vấn đề cần chấn chỉnh trong các phiên
họp định kỳ hoặc bất thường của Hiệp hội hay Ban Chấp hành.
- Các Ban chuyên môn:
Các ban chuyên môn được thành lập trực thuộc Ban Chấp hành để giúp
Hiệp hội thực hiện các nhiệm vụ đối nội và đối ngoại trong các lĩnh vực liên
quan tới ngành nghề. Công việc của Ban chuyên môn, tư vấn và đề xuất những
vấn đề thuộc phạm vi chuyên môn theo yêu cầu của Ban Chấp hành và có nhiệm
vụ phác thảo và lập kế hoạch cho các hoạt động của Hiệp hội cũng như thực
hiện các kế hoạch đó.
- Văn phịng Hiệp hội:
Văn phòng Hiệp hội gồm nhiều phòng ban nhỏ bao gồm: Hành chính
quản trị, Tiểu ban quan hệ quốc tế, Tiểu ban tổ chức, Tiểu ban đào tạo, Các văn

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập

phòng đài diện. Nhiệm vụ của Văn phòng Hiệp hội là giúp Ban Chấp hành trong
việc thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội.
Hình 1.2 dưới đây cho thấy cơ cấu tổ chức của Hiệp hội một cách hệthống
và khái quát.
CÁC BAN CHUYÊN
MÔN

BAN HỘI VIÊN

BAN CHẤP HÀNH

BAN THỊ TRƯỜNG
- XTTM

HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ

BAN KIỂM TRA

BAN CHÍNH SÁCH

TIỂU BAN QUAN
HỆ QT

VĂN PHỊNG HIỆP
HỘI


TIỂU BAN TỔ
CHỨC

ĐẠI HỘI TỒN
THỂ

TIỂU BAN ĐÀO
TẠO
CÁC VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN

Nguồn: Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam – sửa đổi bổ sung 2010

Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử
1.3.2. Nguồn lực của Hiệp hội
Có thể nhìn qua Bảng 1.1 để thấy sơ qua quy mô của Hiệp hội. Hiện tại,
Hiệp hội có 3 văn phịng trên cả nước, 1 trụ sở đặt tại Hà Nội và 2 văn phòng đại
diện ở Đà Nẵng và TP. HCM. Về nhân sự, số lượng nhân sự toàn bộ Hiệp hội
gồm 30 người, bao gồm: 25 thành viên Ban chấp hành (Chủ tịch, các Phó chủ
tịch và Ủy viên ban chấp hành), và 5 nhân viên, cán bộ tại Văn phòng hiệp hội
và các văn phòng đại diện. Số lượng hội viên hiện tại của hội tính đến cuối 2011
là 145 doanh nghiệp, trong đó có 14 doanh nghiệp hội viên liên kết, tức là doanh
nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập

Bảng 1.1: Nguồn lực của Hiệp hội
Văn phòng Hiệp hội

Nhân sự

Doanh nghiệp hội viên

3 văn phòng trên cả nước

30 người

145 doanh nghiệp

Trụ sở

Văn phịng đại
điện

Nam

Nữ

Hội viên
chính thức

Hội viên
liên kết


1 tại Hà Nội

1 tại Đà Nẵng
1 tại TP. HCM

20

10

131

14

Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Về điều kiện vật chất, Hiệp hội có cơ sở vật chất khá tốt. Văn phòng trụ
sở của Hiệp hội được tách ra từ văn phịng làm việc của Tổng cơng ty Điện tử tin học Việt Nam. Các trang thiết bị của văn phòng đều đầy đủ và phục vụ tốt
nhu cầu làm việc.
Về ngân sách Hiệp hội vàcơ cấu sử dụng quỹđược thể hiện như trong
Hình 1.3. Ngân sách của Hiệp hội chủ yếu đến từ nguồn quỹ xúc tiến thương
mại và hội phí từ hội viên. Ước tính trong năm 2011, ngân sách của toàn bộ
Hiệp hội khoảng 1 tỷ đồng. Nguồn ngân sách này chủ yếu được chi cho các hoạt
động xúc tiến thương mại (hơn 50%), còn lại là chi cho các hoạt động tổ chức
hội thảo (19%) và tiền lương cho cán bộ nhân viên.
1200000000.000
5%

1000000000.000


Hội phí
24 %

800000000.000

46 %

Các hoạt động khác

19 %

600000000.000

Quỹ XTTM

Tiền lương, thưởng cán
bộ

400000000.000
52 %

54 %

200000000.000

Tổ chức hội thảo
Hoạt động XTTM

Tổng chi


Tổng thu

Nguồn: ước tính từ số liệu báo cáo hoạt động của VEIA

Hình 1.3: Cơ cấu ngân sách của Hiệp hội

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

1.4.

CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HIỆP HỘI

Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội tuân theo văn bản “Điều lệ hoạt động
của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam” và pháp luật Nhà nước. Theo đó,
cách thức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hiệp hội cũng như các Hội viên đều
được quy định rõ.
1.4.1. Nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ của Hội viên
Đối với các Hội viên, có 3 loại:
- Hội viên chính thức là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ
thông tin, viễn thông và tự động hóa của Việt Nam, tán thành Điều lệ
của Hiệp hội và tự nguyện viết đơn gia nhập Hiệp hội, đóng lệ phí gia
nhập Hiệp hội và hội phí hàng năm đều có thể trở thành hội viên chính

thức của Hiệp hội.
- Hội viên liên kết: là các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước
ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi)
hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội,
tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện đăng ký gia nhập thì được Hiệp
hội xem xét cơng nhận là Hội viên liên kết.
- Hội viên danh dự: Các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ quản lý
có kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử, cơng nghệ thơng tin và viễn
thơng được Đại hội tồn thể hoặc Ban Chấp hành tôn vinh.
Về quyền Hội viên, tất cả các hội viên đều bình đẳng, được hưởng mọi
quyền lợi, ưu đãi do Hiệp hội mang lại và được Hiệp hội bảo vệ, giúp đỡ trong
trường hợp cần thiết. Các hội viên chính thức được biểu quyết các vấn đề quan
trọng của Hiệp hội, được tham gia ứng cử, bầu cử vào các chức vụ lãnh đạo của
Hiệp hội và thông qua Hiệp hội, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để
giải quyết các vấn đề về cơ chế, chính sách, bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp
và cho toàn ngành. Doanh nghiệp Hội viên sẽ được cử đại diện tham dự Đại hội
toàn thể, hội nghị hàng năm và các hoạt động chính thức khác của Hiệp hội,
được cung cấp các thông tin kinh tế-khoa học công nghệ của Hiệp hội, tham gia
các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, các đồn cơng tác nước ngoài do Hiệp
hội tổ chức.
Về nghĩa vụ Hội viên, các hội viên phải tuân theo Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Hiệp hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội, và đảm nhận
những công việc được Hiệp hội phân công. Phải thường xuyên liên hệ với Hiệp
hội thông qua Ban Chấp hành Hiệp hội. Báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chun đề thực tập

các thơng tin có liên quan theo u cầu của Ban Chấp hành. Đóng hội phí
thường niên đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hiệp hội.
1.4.2. Nguyên tắc biểu quyết.
Đại hội quyết nghị theo nguyên tắc biểu quyết đa số, ít nhất phải được 1/2
số đại biểu nhất trí. Đối với những vấn đề quan trọng như sửa đổi, bổ sung Điều
lệ, giải thể Hiệp hội, bầu cử Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, các quyết nghị Đại
hội phải được ít nhất 2/3 số đại biểu tán thành.
1.4.3. Nguyên tắc về chế độ làm việc.
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hiệp hội và Thường vụ Ban Chấp hành làm
việc theo chế độ kiêm nhiệm. Tổng Thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.
Các Phó Tổng thư ký có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm. Các cán bộ, nhân viên công tác tại Văn phòng Hiệp hội và các Văn
phòng đại diện làm việc và hưởng lương theo chế độ chuyên trách. Mức lương
của cán bộ chuyên trách do Thường vụ Ban Chấp hành đề nghị Chủ tịch Hiệp
hội quyết định.
1.4.4. Nguyên tắc khen thưởng, kỷ luật
Về khen thưởng, những cá nhân, tổ chức và hội viên có thành tích xuất
sắc trong việc thúc đẩy hợp tác, tương trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hiệp hội sẽ được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng ở cấp cao
hơn.
Về kỷ luật, mọi cá nhân, tổ chức thuộc Hiệp hội vi phạm Điều lệ Hiệp hội
hoặc làm phương hại đến danh dự, uy tín và lợi ích của Hiệp hội sẽ phải chịu
hình thức kỷ luật từ phê bình, khiển trách đến khai trừ ra khỏi Hiệp hội.
Các quy định cụ thể về quyền, thủ tục, tiêu chuẩn khen thưởng được Ban
Chấp hành Hiệp hội quyết định.
1.4.5. Nguyên tắc về thu, chi tài chính

Đại hội tồn thể quy định những nguyên tắc thu, chi tài chính cơ bản của
Hiệp hội, trên cơ sở đó Ban Chấp hành Hiệp hội ấn định mức thu chi cụ thể
hàng năm để đảm bảo các mặt hoạt động của Hiệp hội. Tài sản của Hiệp hội là
các phương tiện phục vụ cho công tác điều hành của Hiệp hội được mua sắm từ
nguồn tài chính của Hiệp hội hoặc do các tổ chức cá nhân biếu tặng, ủng hộ.
Tồn bộ tài sản, tài chính của Hiệp hội được thực hiện theo nguyên tắc quản lý
chặt chẽ, tự trang trải và tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Năm
tài khóa của Hiệp hội bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm.
Nguồn quỹ cho hoạt động của Hiệp hội bao gồm hội phí (gồm hội phí
tham gia và hội phí thường niên), hỗ trợ của Nhà nước cấp (nếu có), các khoản

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

thu từ các hoạt động hợp pháp của Hiệp hội, và các khoản biếu, tặng, ủng hộ, tài
trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Khoản chi chính bao gồm lương, thưởng, trợ cấp cho cán bộ, nhân viên và
các chi phí cho các hoạt động của Hiệp hội như hội nghị, hội thảo, kinh phí dự
án…
1.5.

KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG


1.5.1. Kinh nghiệm về liên kết doanh nghiệp trong nước của Hiệp hội Da Giầy Việt Nam
Tại nhiều quốc gia, hiệp hội có tiếng nói rất quan trọng trong hoạt động
kinh tế bảo vệ quyền lợi ngành nghề. Một ví dụ điển hình về vai trị của hiệp hội
là Hiệp hội Cá da trơn của Mỹ, để bảo vệ quyền lại các thành viên, họ đã khiến
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chịu nhiều phen khốn đốn
tại thị trường Mỹ. Kể tử khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các
doanh nghiệp Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của hiệp hội. Rất nhiều
các hiệp hội ở Việt Nam đã được thành lập với mục tiêu đóng góp nhất định cho
sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói
chung và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp. Tính đến nay, ở Việt Nam
đã có khoảng 400 hiệp hội doanh nghiệp và ngành nghề hoạt động. Hiện tại các
ngành nghề nằm trong nhóm có kim ngạch xuất khẩu lớn sẽ được sự quan tâm
nhiều hơn của doanh nghiệp, điển hình là Hiệp hội Da – Giầy.
Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam (Vietnam Leather and Footwear
Association - LEFASO) được thành lập ngày 09/06/1990 là tổ chức liên kết kinh
tế - xãhội tự nguyện của các nhà sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹ
thuật và dịch vụ Da Giầy thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt
Nam. Mục tiêu của Hiệp hội là tổ chức các hoạt động liên kết kinh tế, phân công
và phối hợp thực hiện giữa các doanh nghiệp hội viên trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, xuất nhập khẩu trong ngành Da Giầy nhằm khai thác tối đa tiềm
năng hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho các doanh
nghiệp hội viên, tăng khả năng cạnh tranh của toàn ngành trên thị trường xuất
khẩu và có tiếng nói đại diện quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên.
LEFASO có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp
trong ngành, không chỉ trong xây dựng định hướng, quy hoạch phát triển ngành
giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát triển, Hiệp hội còn là cầu
nối hữu hiệu giữa các doanh nghiệp với Chính phủ trong phản biện chính sách,
đề xuất giải pháp, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, bảo vệ Hội viên trong các vụ kiện
tranh chấp thương mại. LEFASO có thể nói là một trong những Hiệp hội lâu đời
và có kinh nghiệm nhất tại Việt Nam. Cũng như các Hiệp hội doanh nghiệp

khác, LEFASO đã và đang thực hiện những chức năng hiệp hội của mình như:
đại diện quyền lợi doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng tổ chức

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

các diễn đàn, liên kết các doanh nghiệp hội viên… Trong quá trình hội nhập,
LEFASO đã vấp phải nhiều khó khăn, từ đó rút ra nhiều bài học quý giá mà các
Hiệp hội ngành hàng khác có thể học hỏi. Trong đó bài học về khả năng xây
dựng liên kết hỗ trợ để chống những vụ kiện bán phá giá giữa các doanh nghiệp
trong ngành Da – Giầy và trong Hiệp hội Da – Giầy là điều đáng lưu ý nhất.
Năm 2002, Việt Nam vướng phải vụ kiện bán phá giá giày và đế giày
không thấm nước tại Canada, sau quá trình điều tra và bảo vệ, toà Thương mại
quốc tế Canada đã ra phán quyết khẳng định mặt hàng “giầy và đế giầy khơng
thấm nước có nguồn gốc hoặc được xuất khẩu từ Việt Nam không gây thiệt hại
và cũng không đe dọa sản xuất giầy Canada”. 1 Đây là lần đầu tiên Việt Nam
thành công trong các tranh chấp loại này. Qua đó, Hiệp hội đã rút ra kinh
nghiệm cho mình và cả những hiệp hội khác cách ứng phó với những vụ tranh
chấp thương mại quốc tế như vậy, mà kiện bán phá giá là những vụ điển hình,
bởi chúng chính là những biện pháp thông thường thay thế cho việc dỡ bỏ rào
cản thuế quan. Sau đó đến năm 2005, Việt Nam bị Liên minh châu Âu khởi
kiện giày dép da Việt Nam bán phá giá tại thị trường này, Hiệp hội Da – Giầy đã
tập hợp các doanh nghiệp hội viên hình thành một ban thường trực để hướng
dẫn cách làm thủ tục kê khai cũng như chuẩn bị cho tiến trình điều tra, nhằm hạn

chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam đã kịp
thời tập hợp, kêu gọi sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp đồng thời hướng dẫn
115 doanh nghiệp Việt Nam gửi mẫu điều tra thông tin tới Liên minh châu Âu.
Dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ chứng cứ chứng minh rằng doanh
nghiệp da giầy Việt Nam chỉ làm hàng gia công cho các công ty và tập đồn
nước ngồi nên khơng thể quyết định được giá bán sản phẩm, song sự phát
quyết của Liên minh châu Âu vẫn mang lại sự bất lợi cho các doanh nghiệp da
giầy Việt Nam. Qua 2 sự kiện này, Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam đã tự xác định
vai trị của mình là liên kết doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp tham gia hợp
tác đầy đủ với cơ quan điều tra, vận động Chính phủ tham gia vận động hành
lang và cam kết, mục đích cuối cùng là giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp.
1.5.2. Kinh nghiệm về tìm kiếm thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác của
các Hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng tại Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong đường lối công
nghiệp hướng ngoại tại châu Á. Đầu năm 2012, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử
Hàn Quốc (KEA) và hiệp hội các doanh nghiệp liên doanh Hàn Quốc (KOVA)
đã có 2 buổi hội chợ xúc tiến thương mại hợp tác với Việt Nam dưới dạng
“Business Meeting” thông qua sự phối hợp tổ chức của Hiệp hội doanh nghiệp
điện tử Việt Nam. Những hoạt động xúc tiến thương mại loại này rất được Hàn
Quốc chú trọng và thực hiện thường xuyên. Thông qua hoạt động này, các
doanh nghiệp Hàn đã thu được rất nhiều lợi ích và mở rộng quan hệ làm ăn với
/>
1

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Chuyên đề thực tập

các đối tác trên thế giới. Bảng 1.1 cho thấy điều đó. Đồn Hàn Quốc gồm 9
doanh nghiệp trong lĩnh vực vô tuyến, truyền thông đã đi làm việc tại Việt Nam,
Thái Lan trong năm 2012, và thu về 5 triệu USD từ hoạt động này. Các doanh
nghiệp Hàn Quốc tham gia trong chuyến đi chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ với số vốn từ 40.000 – 100.000 USD, lợi nhuận hàng năm từ 1 triệu – 4
triệu USD2. Có thể thấy, doanh nghiệp Hàn Quốc rất dũng cảm, nhạy bén và biết
nắm bắt cơ hội, khơng chỉ có các doanh nghiệp lớn và nổi tiếng của Hàn Quốc
mới vươn ra toàn cầu mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tích cực tìm kiếm
thị trường trên thế giới. So sánh với Việt Nam, doanh nghiệp điện tử Việt Nam
cũng đa phần là vừa và nhỏ, với số vốn thành lập xung quanh 100.000 USD, số
lượng nhân sự doanh nghiệp cũng thuộc loại nhỏ, tuy nhiên, vẫn nhiều doanh
nghiệp Việt Nam giữ suy nghĩ làm ăn địa phương, sợ rủi ronên khơng tìm kiếm
cơ hội làm ăn với đối tác trên thế giới. Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử,
việc khuyến khích doanh nghiệp ra nước ngồi và tìm cơ hội cho doanh nghiệp,
cao hơn là tự tạo ra cơ hội để doanh nghiệp có thể ra nước ngồi và xúc tiến
thương mại là một điều nên làm. Mặc dù với điều kiện tài chính và nhân sự cịn
nhiều hạn chế nhưng học hỏi những hoạt động xúc tiến thương mại như thế này
của Hàn Quốc là một điều nên cân nhắc và đưa vào thực hiện.
Bảng 1.2: Kết quả thu được từ sự kiện Business Matching của doanh nghiệp
Hàn Quốc
Năm

Khu vực

2009

USA (triển lãm

INFOCOM)

2010

Malaysia và Ấn
Độ
Bulgaria và Thổ
Nhĩ Kỳ
Thái Lan và
Việt Nam

2011
2012

Số lượng doanh
nghiệp
7
10
13
9

Mặt hàng

Kết quả

Thiết bị âm thanh,
hình ảnh

450 cuộc gặp
(2 hợp đồng chuyển

giao)
120 cuộc gặp
(12.5 triệu USD)
80 cuộc gặp
(90 triệu USD)
100 cuộc gặp
(5 triệu USD)

Công nghệ thông tin,
viễn thông
Năng lượng, môi
trường
Thiết bị thu phát vô
tuyến, viễn thông

Nguồn: số liệu từ mạng lưới doanh nghiệp Hàn Quốc (INKE)

Số liệu thống kê từ INKE

2

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦAHIỆP HỘI
DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA
2.1.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN TỬ
VIỆT NAM

2.1.1. Khái qt q trình phát triển của ngành cơng nghiệp điện tử Việt
Nam 1975 – 2005
Ngành công nghiệp điện tử nước ta ra đời muộn hơn nhiều so với sự ra
đời của ngành công nghiệp điện tử thế giới. Khi những tiến bộ vượt bậc về công
nghệ thông tin đã ảnh hưởng lớn đến sản phẩm điện tử thì Việt Nam chỉ mới
tham gia vào giai đoạn đầu (gia công, lắp ráp) trong chuỗi giá trị tồn cầu. Chính
điều này đã khiến cho ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam còn lạc hậu so
với các nước trong khu vực từ 10-20 năm. Tuy nhiên trải qua các giai đoạn đã
có những sự chuyển biến rõ rệt nhằm phát triển và định hướng để trở thành
ngành công nghiệp mũi nhọn trong q trình hiện đại hóa đất nước. Có thể chia
q trình hình thành và phát triển của ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam ra
làm 4 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn trước năm 1975, khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cịn xâm
chiếm thì ngành cơng nghiệp điện tử ở miền Bắc gần như hồn tồn khơng phát
triển. Trong suốt thời gian này nhiệm vụ của miền Bắc là tự cung tự cấp nhằm
phục vụ đời sống và đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chỉ có khu vực miền Nam, thực
dân Pháp đã cho xây dựng nhiều công trình xây dựng, các nhà máy, xưởng cơ
khí lớn nhằm khai thác thuộc địa. Tính đến thời điểm năm 1957 – 1959 tư bản
nước ngoài đầu tư vào miền Nam với số vốn rầm rộ lên đến hơn 2 tỷ USD. Đến
thời điểm năm 1975, Sài Gòn đã sở hữu đến 38.000 sơ sở sản xuất công nghiệp,
thủ công nghiệp, trong đó có 766 cơng ti và 8.548 cơ sở sản xuất cơng nghiệp tư
nhân. Trong đó có các nhà máy sản xuất hàng điện tử với khả năng lắp ráp nhiều

loại máy như Vicasa, Vikimco, Vinappro, Sony…có từ 500 đến 1.000 thợ lắp
ráp. Bên cạnh đó chính ngành cơ khí, luyện kim với các xí nghiệp có quy mơ lớn
như Caric và Citronen đã khiến cho ngành công nghiệp điện tử trong thời kỳ này
cũng có điều kiện để phát triển.3
Giai đoạn cải tạo và xây dựng, từ năm 1975 đến năm 1986, có thể nói
trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta cịn gặp nhiều khó khăn khi đất nước
hoàn toàn thống nhất. Miền Bắc từng bước xây dựng kinh tế trong khi miền
Nam sau khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ rút ra khỏi lãnh thổ, các kế hoạch
đầu tư viện trợ cũng bị dỡ bỏ, chính điều này đã khiến cho các cơ sở sản xuất có
nhiều vấn đề cần phải giải quyết, ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh cho
3

/>
Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

các DN. Một số đặc điểm chung có thể nhận thấy rõ nét về ngành cơng nghiệp
điện tử trong thời gian này như sau:
- Thiếu đồng bộ giữa sản xuất linh kiện, vật liệu và thiết bị, sản phẩm chưa
đạt tiêu chuẩn. Cở sở vật chất nghèo nàn lạc hậu. Với đặc điểm của ngành
công nghiệp điện tử địi hỏi phải có sự đầu tư lớn chính điều này đã gây
cản trở cho quá trình phát triển ngành này trong giai đoạn sau năm 1975.
Hạ tầng cơ sở từng bước được xây dựng nhưng còn gặp rất nhiều khó
khăn, mặc dù ở Miền Nam hệ thống các nhà máy, xí nghiệp vẫn cịn hoạt

động tốt, tuy nhiên cũng cần vốn để sửa chữa và duy trì các máy móc.
- Trình độ thiết kế và cơng nghệ: trong lĩnh vực chế tạo vật liệu bán dẫn,
Việt Nam đã sử dụng cơng nghệ nóng chảy vùng, kéo đơn tinh thể, gia
công cơ học các phiến bán dẫn…trong chế tạo linh kiện bán dãn đã chủ
động về công nghệ Plannar, thiết kế các linh kiện bán dẫn rời, các vi mạch
điện tử cỡ nhỏ (lưỡng cực và MOS), trong chế tạo thiết bị, đã chủ động
công nghệ làm mạch in, lắp ráp theo dây chuyền.
- Trong thời gian này đã thành lập Liên hiệp các xí nghiệp điện tử trực
thuộc Bộ cơ khí luyện kim. Chính điều này đã củng cố tổ chức, ổn định
sản xuất, có định hướng để đặt nền móng cho ngành cơng nghiệp điện tử
phát triển. Đặc biệt sảnphẩm nghe nhìn thương hiệu Viettronics của các xí
nghiệp thành viên đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong cả
nước.
- Đã đầu tư các dây chuyền sản xuất điện trở, tụ hóa, mạch in của Pháp, Ý,
Tiệp (cũ). Ngồi ra cịn sản xuất được tụ xoay, chuyển mạch, chiếp áp
cung cấp cho các xí nghiệp trong nước và xuất khẩu sang các nước Xã hội
chủ nghĩa cũ.
Giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 1986 đến 2005.
Giai đoạn này có những đặc điểm sau:
- Sử dụng chủ yếu là các công nghệ bán tự động và bước đầu ứng dụng
công nghệ dán bề mặt. Công nghiệp sản xuất linh, phụ kiện được triển
khai như chế tạo đèn hình, cuộn lái tia… công nghệ phụ trợ như công
nghệ ép các chi tiết và sản phẩm nhựa cũng đã đc hình thành phát triển để
phục vụ nội địa hóa các sản phẩm.
- Sản phẩm hàng điện tử tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá cao (80%) trong cơ cấu
sản phẩm ngành điện tử tại Việt Nam; trong khi công nghiệp sản xuất phụ
tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ lại phát triển chậm nên tỷ lệ nội địa
hóa cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp. Các doanh nghiệp
FDI như Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, JVC, ... cùng một số doanh
nghiệp Việt Nam như Viettronics Tân Bình, Viettronics Biên Hịa, Tiến


Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

Đạt... chủ yếu lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh phục vụ thị
trường tiêu thụ nội địa.4
- Ngày càng có nhiều tập đồn điện tử, viễn thơng nước ngồi quyết định
chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới. Khởi
đầu cho xu hướng này là các tập đoàn điện tử Nhật Bản, như Nidec,
Canon và Sanyo. Tiếp đến là các tập đoàn đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Đài
Loan, trong đó đáng kể nhất là dự án của Intel, Hon Hai Foxconn, và
Samsung Electronics.5
- Công nghiệp phụ trợ đã chuyển biến tích cực do chiến lược của các tập
đoàn đầu tư với các dự án sản xuất mạch in điện tử, máy biến dòng, linh
kệ chống nhiễm từ, linh kiện cộng hưởng âm thanh, thẻ cảm ứng, bộ nối
cáp quang, chip điện tử…
Giai đoạn tồn cầu hóa sâu rộng, từ 2006 đến nay. Đây là giai đoạn
Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO (2005 – 2007) và bắt đầu quá trình hội nhập
sâu rộng (2007 – nay).
2.1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện tử Việt Nam
từ 2006 – nay
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam xuất hiện từ những năm 70 và bắt
đầu phát triển từ giữa thập niên 90 đặc biệt kể từ khi một số doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Nhìn chung,

ngành cơng nghiệp điện tử Việt Nam cịn non trẻ, tiềm lực tài chính cũng như
cơng nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên sau hơn 40 năm phát
triển, ngành điện tử Việt Nam cũng đã có những bước tiến lớn, so với thời kỳ
đầu. Theo báo cáo thống kê hàng năm của BMI (Business Monitor
International), đến nay có 51 doanh nghiệp nước ngồi, 48 Cơng ty thương mại
cổ phẩn, 25 Công ty trách nhiệm hữu hạn và 9 doanh nghiệp Nhà nước đang
tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. 6 Lý do chính khiến cho ngành công
nghiệp điện tử chậm phát triển là do thiếu một chiến lược và tầm nhìn; khuyến
khích các doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu hơn là tập trung vào thị trường
nội địa, trong khi đó vẫn chưa có một chính sách ưu đãi về thuế quan nhằm mục
đích thu hút đa dạng hóa sản phầm trong nước. Các hoạt động chủ yếu của
ngành bao gồm sản xuất và lắp ráp và hoạt động xuất nhập khẩu.

/> />6
Vietnam Consumer Electronics ReportQ4/2011, BMI
4
5

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chuyên đề thực tập

2.1.2.1.Hoạt động sản xuất, lắp ráp và cơng nghệ
2.1.2.1.1. Tình hình sản xuất, lắp ráp
Xuất phát điểm của Công nghiệp điện tử Việt Nam là lắp ráp các thiết bị

điện tử gia dụng dưới dạng SKD (Semi Knocked Down - nhập một nửa linh
kiện), CKD (Complete Knocked Down - nhập tất cả các linh kiện), và IKD
(Incomplete Knocked Down - nhập một phần linh kiện) là chính. Ngồi ra,
chúng ta cịn tiến hành sản xuất, chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp, các hệ
thống cân đo điện tử, điều khiển tự động, các thiết bị điện tử y tế và chun
dụng, tiếp đó là cơng đoạn lắp ráp máy vi tính, gia cơng xuất khẩu các bảng
mạch điện tử và thực hiện các dịch vụ khác. Tuy nhiên có một thực tế là hiện
nay cơ cấu của ngành thiên về hướng tiêu thụ hơn là sản xuất. Doanh nghiệp tập
trung nhiều ở lĩnh vực thương mại. Điều này có thể giải thích thơng qua rào cản
gia nhập ngành, lĩnh vực sản xuất điện tử đòi hỏi vốn lớn và công nghệ nên các
Doanh nghiệp nhỏ khó có thể gia nhập vào lĩnh vực sản xuất mà tập trung ở lĩnh
vực phân phối lưu thông sản phẩm. Và cơ cấu của ngành chú trọng đầu tư sản
xuất thành phẩm hơn là linh phụ kiện và bán thành phẩm, chính điều này khiến
cho mức độ nhập khẩu của ngành tương đối cao.
Về cơ cấu sản xuất, công nghiệp điện tử Việt Nam có thể chia thành 5
nhóm chính như sau:
- Điện tử gia dụng: Đa số các doanh nghiệp điện tử chủ yếu tham gia vào
loại hình chế tác và lắp ráp đơn giản, dạng CKD chiếm tới 80%. Khoảng
70% tổng số tivi và radio, cassette bán trên thị trường nội địa là lắp ráp
trong nước, nhưng lại dùng linh kiện và các đầu vào khác của nước ngồi.
Đây là ngành có quy mơ sản xuất lớn nhất, có sự tham gia của cả doanh
nghiệp Việt Nam xác định đây nhóm sản phẩm chủ lực, song lại là những
sản phẩm mà ta chậm hơn các nước trong khu vực từ 10-20 năm công
nghệ.
- Thiết bị thông tin: Chủ yếu là kinh doanh lắp ráp máy tính, thiết bị mạng
và thiết bị ngoại vi. Ví dụ: từ năm 1998, Việt Nam đã lần đầu lắp ráp máy
tính mang thương hiệu Việt Nam như CMS, T&H…nhưng toàn bộ linh
kiện điện từ chip vi xử lý, chipset, connector, điện trở, tụ điện thậm chí cả
pin, dung mơi hàn, đế dây chuyền công nghệ lắp ráp đều là nhập khẩu.
- Thiết bị viễn thông: Đây là lĩnh vực được nhà nước quan tâm nên đã được

đầu tư chiều sâu với quy mơ thích hợp có cơng nghệ hiện đại: sản xuất
được một số sản phẩm có chất lượng cao, thay thế nhập khẩu và bước đầu
có sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn chỉ dừng ở mức độ lắp ráp và vẫn
nhập khẩu phần lớn linh kiện.

Sinh viên: Nguyễn Trung Đức

Trang

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×