Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tour tâm linh( hà nội tam chúc địa tạng phi lai tự) full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.07 KB, 34 trang )

Tour tâm linh ( Hà Nội-Tam Chúc - Địa Tạng
Phi Lai Tự)
Mẫu chào đồn
Để bắt đầu cuộc hành trình ngày hơm nay em Phương cũng
muốn gửi tới đồn nhà mình đơi lời là Các cụ đã có câu: “ Lời
chào cao hơn mâm cỗ” Để cho thấy lời chào quan trọng như thế
nào trong cuộc sống.
Gặp nhau hãy hỏi hãy chào Cho dù
trước lạ sau thành thân quen Và đầu tiên em Phương muốn
thay mặt cho công ty du lịch ABC gửi tới đồn nhà mình lời
chúc sức khỏe và lời chào trân trọng .Và hôm nay với một thời
tiết mây thuận gió hịa thì đồn nhà mình cũng vác balo mà
đeo cặp sách lên đường cùng với em Phương trên đường tới
điểm du lịch Tam Chúc – Địa Tạng Phi Lai Tự để có những ngày
nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Cùng đồng
hành với đồn của chúng ta thì khơng thể kể đến một người và
khơng ai khác chính là bác tài Khánh của chúng ta ạ . Vâng với
kinh nghiệm lái xe 10 năm của Bác tài Khánh , thì với bác
Khánh mà nói cung đường nắm rõ trong tay Cầu cao, dốc đứng,
cũng là thường thôi. Ngồi xe Bác Khánh an tâm xe đi mn nẻo,
xe về đúng nơi.Và để có chuyến hành trình ngày hơm nay thì
chúng ta khơng thể thiếu sự góp mặt trưởng đồn là ơng A đã
đóng góp cơng sức khơng nhỏ để nhà mình có chuyến hành
trình ngày hôm nay, xin mọi người hãy tặng ông A một tràng
pháo tay thể hiện sự cảm ơn của chúng ta được không ạ. Và
em Phương cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tồn thể q đồn
cũng như cơng ty CDE đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ du lịch
của công ty ABC Công ty du lịch ABC hiện đang là một trong
những công ty du lịch top đầu tại Việt Nam với với đội ngũ
nhân viên dày dặn kinh nghiệm và nhiều năm làm tour du lịch
trong và ngoài nước. Và sau đây em phương cũng xin được


mạn phép tự giới thiệu về bản thân mình. Dù cho đang đứng
hay ngồi, thì em cũng chỉ mang hồi tên Phương Khai sinh ghi
rõ bốn từ Họ tên ghi đủ Phạm Thị Thanh Phương, Em Phương
q ở Hải Phịng. Nói về đặc sản thì nhiều lắm nha Bốn mùa có
bánh đa cua Dừa dầm,ốc luộc, món nào chả ngon Ai ơi có ghé
qua chơi Đồ Sơn có biển, Cát Bà món ngon cịn chờ Rất mong


chào khách tham quan. Ghé qua thăm đất Hải Phòng chúng
em. Và em Phương cũng rất vui khi được đồng hành cùng với
gia đình mình hơm nay, em Phương thì cũng mới bén duyên với
nghề du lịch chưa lâu có những điều em biết thì em sẽ cố gắng
chia sẻ, cịn điều em chưa biết em sẽ cố gắng tìm hiểu và xin
chia sẻ với gia đình mình,cũng rất mong nhà mình có thể chia
sẻ để em Phương được tiếp thêm những bài học mới và trong
chuyến hành trình nếu gia đình có cần trợ giúp thì cả nhà có
thể liên hệ với em qua số điện thoại 0981492861 Và sau đây
em xin thơng qua lịch trình của gia đình mình hơm nay . Lịch
trình tour 2 ngày 1 đêm:
Ngày 1 ( Hà Nội-Tam Chúc)
• Sáng Xuất phát : 5:30 Phố Cổ Hà Nội
- 6h 30: xe đến trạm thu phí Hà Nam
- 6h50-7h 20 ăn sáng tại Phủ Lý
- 8h: Quý khách đã đến với quần thể du lịch tâm linh chùa
Tam Chúc. Nơi đầu tiên khi đặt chân đến khu danh thắng
này sẽ là Nhà khách Thủy Đình nơi có các bức tranh mơ tả
tồn cảnh của ngơi chùa, quý khách.
- 8h30: Hướng dẫn viên đưa quý khách ra bến xe điện di
chuyển vào thăm quan chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh
thiêng được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá

được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của
những người thợ thủ công lành nghề Sau khi bước qua
cổng Tam Quan rất lớn quý khách đi bộ lên chính Điện sẽ
phải đi qua Vườn Cột Kinh, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn;
dọc 2 bên cổng là 2 con đường lớn để đến với Tam Điện
nguy nga với 3 điện chính: Điện Quan Âm, Điện Tam Thế,
Điện Pháp Chủ, mỗi điện thờ một vị Phật mang từng ý
nghĩa linh thiêng khác nhau và lên tới đỉnh thăm quan
chùa Ngọc.
Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh, đây là một
trong những hạng mục chính của chùa Tam Chúc . Để có
thể chiêm ngưỡng được ngôi chùa này bạn sẽ phải vượt
qua 299 bậc thang bằng đá . Đứng trên chùa Ngọc bạn sẽ
được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng một khung cảnh


mênh mơng, non nước hữu tình, vơ cùng n bình và tự
tại.
- 11h: Khách nghỉ ngơi ăn trưa tại Khách Sạn
• Chiều: Khách tự do tham quan
• Tối: Khách nghỉ ngơi tại khách sạn
Ngày 2: Tam Chúc – Địa Tạng Phi Lai Tự
• Sáng 6h30: Ăn Sáng tại Khách sạn
- 7h10: Khách trả phòng khách sạn
- 7h30: Xuất phát
- 8h: Đoàn khởi hành đi thăm quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
tại huyện Thanh Liêm – Hà Nam Ngôi chùa nổi tiếng đẹp
và thanh tịnh trên mảnh đất Hà Nam. Chùa có kiến trúc
đẹp nằm giữa rừng thơng gợi lên cảm giác thanh tao,
thốt tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm

nhận.
- 10h50 Đồn di chuyển đến Nhà Hàng Thanh Hương
thưởng thức món dê núi đá 14h Sau khi nghỉ ngơi ăn trưa
đoàn khởi hành quay về Hà Nội kết thúc chuyến tham
quan 2 ngày 1 đêm

Giới thiệu Hà Nam Hà Nam
-

-

-

Nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện
tích đất tự nhiên 8 6.193 ha; có thành phố Phủ Lý là trung
tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 58
km, tương lai không xa sẽ trở thành phố vệ tinh của Hà
Nội .
Hà Nam có mạng lưới giao thơng rất thuận lợi, là tỉnh nằm
trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch
giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận
lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và
các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới
các cảng biển, sân bay ra nước ngoài. Hà Nam có địa hình
đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có
vùng trũng .
Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài ngun khống sản, đặc
biệt là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu



-

-

xây dựng, nhất là xi măng; cũng là vùng có nhiều tiềm
năng phát triển du lịch .
Vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, bãi bồi ven
sơng Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hố, cơng nghiệp chế biến nơng sản
thực phẩm và du lịch sinh thái .
Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với
hướng kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng
đồi núi. Hà Nam là một trong số những địa điểm được
nhiều bạn trẻ quan tâm nhất. Nơi đây sở hữu nhiều danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử mang dấu ấn dân tộc đậm
nét . Những điểm thăm quan tại Hà Nam đều có nét đẹp
đặc trưng, thu hút du khách gần xa. Du lịch ở Hà Nam,
bạn có thể lựa chọn mùa có thời tiết dễ chịu, khơng gây
nóng bức. Thời điểm thích hợp nhất là vào mùa xuân, sau
dịp tết Nguyên Đán. Đây cũng là thời điểm các lễ hội nổi
tiếng như lễ hội làng Võ Giảng hoặc lễ hội đền Trúc diễn
ra. Hoặc nếu bạn đi du lịch vào dịp đầu thu, tiết trời mát
mẻ sẽ giúp chuyến đi thêm phần thú vị. Hà Nam là mảnh
đất nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng,
đặc biệt là các ngôi chùa, đền đài. Trong đó có đền Lảnh
Giang tọa tại xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Giang.
Đây là nơi thờ ba vị danh thần nổi tiếng từ thời Vua Hùng.
Với thiết kế mang đậm màu sắc dân tộc, trang nghiêm
cùng không gian xanh biếc, nơi đây sẽ thích hợp là điểm

tham quan dịp đầu năm đề cầu bình an may mắn cho gia
đình. Nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến có lẽ đã quá đỗi quen
thuộc trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Đến với
Hà Nam, bạn sẽ được thăm quan nơi ở của vị cường hào,
phú hộ nổi tiếng trong văn học này. Dù đã hơn 100 năm
trôi qua với bao biến cố, ngơi nhà lợp ngói gỗ lim 3 gian
vẫn đứng vững theo thời gian. Xung quanh ngôi nhà được
rợp xanh bằng vườn chuối khiến du khách gọi nhớ về
chuyện tình bình dị giữa Chí Phèo và Thị Nở. Đặc biệt khi
đến đây du khách sẽ được thưởng thức một món ăn đặc
sản trứ danh tại đây. Đó là món cá kho nồi đất Nhân Hậu
trứ danh. Hương vị của món cá kho sẽ làm bạn nhớ mãi


khơng qn. Chùa Tam Chúc được nhiều người ví von là
bồng lai tiên cảnh giữa trần gian, chùa có diện tích lên tới
5.100 ha và là nơi có nhiều báu vật nổi tiếng. Một trong số
những báu vật nổi tiếng như 1200 bức tượng làm bằng
dung nham núi lửa, 1000 cột đá. Chùa được xây dựng
bằng cách ghép hàng nghìn bức tranh bằng đá một cách
tỉ mỉ cẩn thận . Nhờ sự hoành tráng trong xây dựng và
thiết kế, chùa Tam Chúc là niềm tự hào không những của
người dân Hà Nam nói riêng mà cịn của người dân Việt
Nam nói chung với bạn bè quốc tế .

Giới thiệu cá kho
-

-


-

-

Cá kho là một trong những món ăn thân thuộc của người
Việt. Món ngon này ở đâu cũng có bởi với cơng thức sẵn
có, ai cũng có thể làm. Nhưng nếu hỏi cá kho ở đâu ngon
nhất, đặc biệt nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc nhất
thì Vũ Đại luôn là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Cá kho
làng Vũ Đại là một cái tên gợi nhớ. Nhắc đến món ngon
này, người ta nhớ đến cái làng Vũ Đại trong truyện ngắn
đình đám Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Người ta nhớ
đến một vùng quê nghèo .
Ở vùng quê ấy có món cá kho chẳng cao sang, mỹ miều
nhưng lại khiến cho những người đã thưởng thức một lần
say đắm và ý nghĩa cá kho làng Vũ Đại cũng rất nhân văn
.
Người ta không rõ cá kho của làng Vũ Đại ra đời từ bao
giờ, chỉ biết rằng món ăn này đã có từ rất lâu đời. Thời
đầu tiên, món ăn này mang tên là Cá kho Đại Hoàng. Bởi
Đại Hoàng mới là tên gọi của một ngôi làng thật. Tên gọi
làng Vũ Đại là nhà văn Nam Cao đặt cho tác phẩm văn
học của mình dựa trên ngun mẫu làng Đại Hồng .
Vì mức độ nổi tiếng của làng Vũ Đại nên món ăn này được
đặt theo tên gọi này. Sự tích ra đời của món cá kho làng
Vũ Đại hay Đại Hoàng gắn liền với sự nghèo khó. Thuở
bấy giờ, Đại Hồng là một làng nghèo thuộc vùng chiêm
trũng Hà Nam. Vì người dân nghèo khó nên ngày Tết
chẳng thể chuẩn bị mâm cao cỗ đầy như các khu vực
khác . Khi đó, vì vùng đất chiêm trũng chỉ có cá là sẵn.



-

-

-

Vậy nên, người dân làng Đại Hoàng mới nghĩ ra cách làm
cá kho để dâng lên mâm cúng tổ tiên . Để tỏ lịng thành
kính, món cá kho được làm vô cùng kỳ công . Mỗi nhà sẽ
lựa chọn những con cá to nhất để đem kho .
Cá được chọn là những con cá trắm đen nhiều thịt, ít
xương . Và khi kho chỉ lấy phần thân và đuôi. Phần gia vị
ướp cá cũng phải chuẩn bị đầy đủ gồm hành khô, riềng,
gừng, nước tương, muối, ớt . Nồi để kho cá phải là niêu
đất và củi phải là gỗ nhãn để tạo được độ thơm . Sau khi
thực hiện đầy đủ công đoạn chế biến, ướp, cá được đem
kho trong vòng từ 12 – 14 tiếng với ngọn lửa gỗ nhãn vừa
đủ khơng nhỏ, khơng to .
Món cá này thành phẩm có màu vàng nâu đẹp mắt, thịt cá
mềm và đậm đà tạo nên một hương vị quyến rũ khó
cưỡng. Giữa những khó khăn của cuộc sống thường nhật,
nồi cá kho mang đến sự no đủ cho người dân làng. Chỉ cần
một nồi cá kho một niêu cơm trắng là có một bữa cơm
ngon. Vậy nên vào mỗi dịp lễ Tết, dân làng lại cùng nhau
kho cá cho nhà cũng như để tặng bạn bè, người thân. Niêu
cá tặng nhau tình nghĩa đong đầy hơn cả mọi món ăn cao
sang, mỹ miều .
Món Cá kho làng Vũ Đại đã được ra đời như thế . Không

đơn giản chỉ là một món ăn, Cá kho của làng Nhân Hậu
này mang trong mình những ý nghĩa nhân văn sâu sắc .
Đó là món ăn của gợi nhớ về sự đói nghèo của một thời .
Đó là món ăn thể hiện cho tình thân, sự tương trợ lẫn nhau
. Trong sự khó nghèo, người dân làng Vũ Đại vẫn cố gắng
tìm ra được món ngon chu tồn mâm cúng tổ tiên .
Khơng chỉ vậy, người dân làng còn thể hiện sự tương trợ,
lá lành đùm lá rách khi gửi tặng nhau niêu cá .

Bánh cuốn Phủ Lý
-

Mỗi món ăn ngon đều được đặt tên gắn liền với vùng miền
mà nó được tạo ra. Bánh cuốn là thức quà sáng rất phổ
biến ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Dọc theo dịng sơng
Hồng, ta có thể thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì, bánh
cuốn Hưng n, bánh cuốn tơm Thái Bình hay có cả bánh
cuốn trứng Lạng Sơn, bánh cuốn chả mực Hạ Long –


-

-

-

-

Quảng Ninh . Tuy vậy, ở mỗi nơi, lại có hương vị đặc trưng
riêng. Và bánh cuốn Phủ Lý cũng có nét riêng khơng ở nơi

đâu có được. Trong tiết trời se lạnh đầu đơng, thưởng thức
món bánh cuốn cùng với bát nước chấm chả nướng nóng
hổi thật là khơng gì bằng .
Được làm từ những nguyên liệu đặc trưng Bánh cuốn Phủ
Lý được làm từ những nguyên liệu đặc trưng giống với
bánh cuốn của những vùng khác như bột gạo tẻ, mộc nhĩ,
hành khô. Gạo phải lựa chọn gạo tám xoan thuộc loại
ngon để cho chất lượng bánh tốt nhất. Gạo xay thành bột,
sau đó sẽ ngâm trong nước khoảng 2 – 3 tiếng. Sau đó
được tráng mỏng sẽ cho ra bánh trắng phau trông rất bắt
mắt. Khi bánh vừa đủ độ chín, người làm bánh rắc lên một
ít hành khô, và vài giọt mỡ lợn để bánh được ngậy hơn.
Bánh cuốn Phủ Lý khơng có nhân thịt. Đặc biệt, so với các
loại bánh cuốn khác, thì ở đây thường khơng có nhân thịt.
Thức ăn kèm khơng phải là chả lụa, chả quế như thông
thường mà lại là chả thịt nướng. Những miếng chả thịt
nướng được làm từ thịt ba chỉ lợn tươi, thái mỏng. Sau đó,
ướp gia vị cho đậm và xiên vào những que tre đặt trên
những bếp than hoa đang cháy đỏ để nướng. Chả thịt
nướng sẽ đặc biệt ngon khi được nướng vừa lửa, phải quạt
thật đều tay để bên ngoài của miếng thịt se lại nhưng vẫn
giữ được độ mềm, ngọt .
Bánh cuốn tráng dày 2 lớp. Bánh cuốn Phủ Lý không được
tráng dày 2 lớp như bánh cuốn Hưng Yên, nhưng cũng
không được tráng mỏng tang như bánh cuốn Phố Cổ .
Những miếng bánh cuốn trắng như lịng trắng trứng gà,
bóng nhẫy nhờ một lớp mỡ lợn, nhiều nhân mộc nhĩ kết
hợp với hành phi .
Bánh cuốn Phủ Lý thường khơng ăn nóng mà lại ăn nguội
nhưng chấm bằng nước chấm nóng. Những bát nước chấm

có đầy đủ các nguyên liệu. Có thể kể đến như đu đủ xanh
thái lát mỏng. Hòa với vị chua chua của giấm, vị cay cay
của ớt, và vị nồng thơm của tỏi. Tất cả tạo nên hương vị
ngon khó có thể cưỡng lại. Bánh cuốn Phủ Lý có thể ăn


kèm với rau xà lách, giá đỗ, hoa chuối thái lát mỏng. Và
những loại rau khác như kinh giới, rau mùi.

Tam Chúc
I.
-

-

-

-

Giới thiệu chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn
với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo
đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về
chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể
lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa
như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh
từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó
là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa
“Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo,
hịng lấy đi 7 ngơi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống

lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngơi sao bị mờ dần đi,
cuối cùng chỉ cịn lại 3 ngơi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh”
sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao
(Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Chùa Tam Chúc mới đang được xây dựng thuộc địa phận
thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chỉ cách
ngôi chùa Bà Đanh nổi tiếng hơn 8 km và cách trung tâm
thành phố Phủ Lý khoảng 12 km. Chùa Tam Chúc hiện
đang được hoàn thiện thuộc Quần thể khu du lịch Tam
Chúc được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”. Nơi đây
được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo
Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013.
Theo quy hoạch, khu du lịch quốc gia Tam Chúc sẽ có tổng
diện tích 5.000 ha. Khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức
năng gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh
Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam
Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng
đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng & hồ Ba Hang và
trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch
tại Thị trấn Ba Sao.
Quần thể chùa Tam Chúc gồm nhiều hạng mục như: Chùa
Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quán Âm, Cổng
Tam Quan, Phòng họp Quốc tế với những ngôi điện, các


-

-

II.

1.
2.
-

-

3.
-

pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích và kích
thước rất lớn.
Sau khi được hồn thành Chùa Tam Chúc sẽ giữ rất nhiều
những kỷ lục như: 12.000 bức phù điêu miêu tả các sự
tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia
tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam;
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m2,
giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc; bên
dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng
đồng nguyên khối nặng 150 tấn; vườn cột kinh đá khổng lồ
99 cột kinh đá cao 13,5 m, nặng hơn 200 tấn khắc ghi
những lời răn dạy của đạo Phật...
Trụ trì chùa Tam Chúc là hịa thượng Thích Thanh Nhiễu,
hiện đang là phó chủ tịch thường trực hội đồng trị sự giáo
hội Phật giáo Việt Nam . Ngoài ra, chùa Tam Chúc cịn là
nơi các thiền sư Khng Việt, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền
Quang, Trường Ma Ni tu hành .

Chi tiết chùa Tam Chúc
Cổng Tam Quan Ngoại
Nhà khách Thủy Đình

Trung tâm Hội nghị quốc tế, hay còn gọi là Nhà khách
Thủy Đình, là điểm cuối trục thần đạo và cũng là nơi đầu
tiên khi du khách đặt chân đến Chùa Tam Chúc. Trung tâm
được xây dựng trên mặt hồ, tựa như đóa sen nở giữa cảnh
non nước hữu tình. Với diện tích sàn lên đến 10.000m2,
nơi đây có thể tiếp 3.500 khách, là nơi đón tiếp các đồn
Phật tử từ khắp nơi trên thế giới đổ về tham dự Đại lễ Phật
Đản Vesak 2019. Nhà khách Thủy Đình gồm 3 tầng: tầng
1 là trung tâm hội nghị, tầng 2 và tầng 3 là khu nhà
khách, phòng ăn cho lãnh đạo cấp cao và các đồn khách
sang trọng.
Bên trong Thủy Đình được bài trí trang nghiêm để đón các
đồn Phật tử về dự lễ. Xung quanh là các bức tranh bằng
đèn led, giới thiệu tổng quan và mơ tả tồn cảnh Chùa
Tam Chúc.
Hồ Lục Nhạc
Giải thích tại sao gọi là Hồ Lục Nhạc: Hồ nước rộng hơn
nghìn ha được trấn yểm bởi 6 ngọn núi tựa như 6 chiếc


4.
-

-

-

chng . Theo truyền thuyết, xưa kia có 6 nàng tiên nữ
xuống trần gian vì say đắm trước cảnh đẹp hữu tình nơi
đây mà quên mất lối về. Nhà trời cho quan binh tới gọi về,

mỗi lần gọi lại cầm theo một chiếc chng làm binh khí .
Mỗi lần dùng xong, quan quân sẽ để binh khí ở lại, tổng
cộng 6 cái chuông nên truyền thuyết Tiền Lục Nhạc( 6 cái
chng ở mặt trước) cũng từ đó mà ra.
Đình Tam Chúc
Trước sân đình là giếng ngọc: có đường kinh 8m, chiều sâu
hơn 10m. Nguyên vật liệu làm giếng cũng hết sức đặc
biệt, được làm từ đá ong. Và loại đá này thường thấy ở
Sơn Tây, Hà Nội. Đặc biệt hơn nữa là phương pháp người ta
xây dựng giếng. Các cụ trong làng Tam Chúc không sử
dụng vữa, xi măng làm chất kết dính mà họ đã sử dụng
nhựa cây và mật mía đun lên tạo thành một loại keo để
quết lên giữa các viên đá để dính chúng lại với nhau. Do
vậy chúng rất khít với nhau mà khơng giống như sử dụng
vữa hay là xi măng.Và được gọi là giếng ngọc bở vì nước
trong giếng có màu ngọc bích rất trong.
Giữa sân đình là tấm bình phong bằng đá rất lớn, trên đỉnh
có hình đơi rồng chầu Mặt Trời, mặt bình phong có đắp nổi
hàng chữ ĐÌNH TAM CHÚC. Ngồi ra, bên cạnh tấm bình
phong là các hiện vật khảo cổ, khi những người công nhân
tiến hành nạo vét lịng hồ Tam Chúc thì họ đã khai quật ra
các hiện vật này . Và sau khi nghiên cứu dám định khoa
học người ta đã đưa ra kết luận rằng các hiện vật này đã
có từ hàng ngàn năm gồm cột gỗ nim và các trụ đá:
 Cột gỗ Nim: rất lớn dùng để làm cột Đình, cột chùa khi
xưa.
 Trụ đá: tất cả đều có họa tiết hình cánh sen tương đồng
với các họa tiết từ thời Đinh mà ông cha ta đã sử dụng
làm trụ chân cột. Cho nên có thể khẳng định rằng trước
đây hàng ngàn năm đã có một cơng trình tâm linh nào

đó đã tồn tại ở đây rất lớn và qua thời gian nó đã khơng
cịn tồn tại nữa. Tuy nhiên, đình Tam Chúc đã được
phục dựng lại làm sống dậy nét văn hóa nơi đây.
Đình Tam Chúc thờ Hồng hậu nhà Đinh là bà Dương Thị
Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Linh Lang Bạch Mã.


-

5.
-

-

Chuyện xưa kể rằng khi Đinh Bộ Lĩnh khởi binh dẹp loạn
12 sứ quân, ông đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu
mộ binh mã, qun góp lương thảo. Ơng cũng đã tới đền
thần Linh Lang Bạch Mã phía Đơng thành Đại La cầu khấn
thần phù hộ. Sau khi thắng lợi, lên ngơi Hồng đế, Đinh
Tiên Hồng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ thần Bạch
Mã ở đây.
Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu
dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Dưới dáy hồ có rất
nhiều lồi động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào mùa
sen nở, dạo bước trên hồ sẽ như được lạc vào chốn tiên
cảnh bình yên.
Cổng Tam Quan nội
Đây dược xem là cổng tam quan lớn nhất Đông Nam Á, có
chiều cao 28,8m, tổng diện tích sàn tầng 1 là 1958m2,
tầng 2 là 1200m2 và tầng 3 là 450m2. Được xây dựng

theo lối kiến trúc truyền thống cổng tam quan của Việt
Nam – một cơng trình hết sức quen thuộc khi bước vào
các ngôi chùa Việt Nam. Và được xây dựng hoàn toàn bởi
kết cấu những cây cột, cây dầm, xà và mái đều bằng bê
tông cốt thép và được sơn màu của gỗ, còn lại các hệ
thống lan can và cửa được làm bằng gỗ thật.
Ý nghĩa theo quan niệm của Phật giáo:
 Ý nghĩa phổ biến nhất của kiến trúc cổng tam quan
đó là tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo
bao gồm “hữu quan”, “khơng quan” và “trung quan”.
Trong đó, “hữu quan” là thể hiện cái sắc (giả), “không
quan” là tượng trưng cho cái không (vô thường) và
“trung quan” là thể hiện sự trung dung của cả hai
yếu tố sắc và khơng.
 Nhưng cũng có một thuyết khác lý giải rằng cổng tam
quan là ý niệm về ‘tam giải thốt mơn” bao gồm các
cửa vơ tác, vơ tướng và vơ khơng để có thể bước vào
cõi Niết Bàn. Chỉ khi con người hiểu được ý nghĩa của
ba cửa này thì mới có thể thốt khỏi được những sân
si, ốn hận, đau khổ để tìm được sự bình yên, an lạc
trong tâm hồn.


Ngồi ra, cổng tam quan cịn có mang một ý nghĩa
khác là cổng dành cho Tam bảo.
Vườn cột Kinh
Bước qua cổng tam quan đồ sộ là vườn Kinh rộng lớn với
32 cột kinh cao 13.5m, rộng khoảng 2m và nặng đến 200
tấn. Theo dự kiến khi hồn thiện cơng trình này thì vườn
cột Kinh chùa Tam Chúc sẽ gồm 1000 cây cột Kinh và sẽ

trở thành vườn cột Kinh lớn nhất thế giới. Lấy ý tưởng từ
cột kinh Phật – bảo vật quốc gia tại chùa Nhất Trụ – Ninh
Bình, các nghệ nhân điêu khắc lấy đá xanh Thanh Hóa
cùng với đôi bàn tay khéo léo đã tạo nên công trình đặc
biệt này.
Cột Kinh có đế là một khối đá trịn tạo hình cánh sen, phía
trên là phần thân cột hình lục giác đỡ trên cùng là một nụ
sen. Các bạn có tự hỏi vì sao trụ được điêu khắc hình lục
giác, vì nơi đây để khắc những lời Phật dạy nhắc nhở thế
hệ con dân nước Việt tu thân tích đức góp phần xây dựng
đất nước tốt đẹp giàu mạnh. Đây là điểm nhấn riêng và
đặc biệt mà chỉ riêng chùa Tam Chúc mới có.
Điện Quán Âm
Điện Quán Âm là kho tàn phong phú với những tích truyện
cổ về tấm lòng từ bi nhân hậu của Bồ Tát cứu độ chúng
sinh thể hiện qua các ứng thân của đức phật khi Ngài đã
trải qua vô số kiếp Luân hồi.
Điện Quan Âm có diện tích là 3000m2, cao 31m. Điện thờ
một pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối,
nặng 100 tấn do nghệ nhân người Ý Yên, Nam Định chế
tác. Ở Ý Yên có một làng truyền thống đúc đồng, đó là
làng Tống Xá và tất cả các pho tượng ở Tam Chúc đều
được làm từ đó.
Xung quanh 4 bức tường là 8500 bức phù điêu đư ợc làm
từ đá hình thành ở miệng núi lửa Merapi ở Indonesia, dưới
bàn tay của các nghệ nhân đảo Java.
Để tạo ra những bức phù điêu đặc biệt như này thì chủ tịch
doanh nghiệp Nguyễn Xuân Trường – đơn vị trực tiếp thi
công xây dựng chùa Tam Chúc, khi ông đến điện Tháp
Nghi Sơn thì ơng đã bị ấn tượng bởi các bức tượng đá ở đó.

Và từ đó ơng du lịch đến đâu cũng đều quan sát những


6.
-

-

7.
-

-

-

-


-

8.
-

bức tượng, phù điêu tranh để có thể một ngày nào đó
đem tác phẩm nghệ thuật này về Tam Chúc. Nhưng phải
mất một thời gian khá lâu thì cuối cùng khi đến tham
quan ngôi đền Borubudur ở Indonesia, ông đã tận mắt
chứng kiến những bức phù điêu tranh có dáng vẻ tương
đồng với những bức tượng đá ở Tháp Nghi Sơn và ngay
sau đó q trình tạo ra kiệt tác này đã được bắt đầu. Hơn

1000 thợ thủ công đã làm việc liên tục trong 6 tháng, từ
khâu vận chuyển đá từ núi lửa mang về xưởng chế tác
theo những mẫu mà bên Việt Nam mình gửi sang. Và từ
những bức tranh lớn những người thợ thủ công này đã cắt
thành nhiều tấm đá nhỏ để dễ đóng kiện, vận chuyển về
chùa Tam Chúc. Khi đến chùa Tam Chúc thì chính tay
những người thợ thủ cơng đã trực tiếp sang đây nắp ghép
từng mảnh ghép tạo nên những bức tranh hồn chỉnh như
bây giờ.
Có thể nói những bức phù điêu bằng đá là 1 cuốn kinh
khổng lồ hòa quyện giữa công nghệ hiện đại với chất liệu
đặc biệt của đá núi lửa được thể hiện theo lối cổ, thưởng
thức và ngẫm nghĩ những bức tranh đá này du khách sẽ
thấy được những câu chuyện, những bài học về đạo lý, về
lẽ sống cao đẹp đó chính là triết lý sống của đạo Phật.
Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế . Điện có hai tầng
mái cong cao 31m với diện tích sàn 3.000m2. Tại đây thờ
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn cũng do nghệ nhân
người Ý Yên chế tác. Đây chính là pho tượng Thích Ca Mâu
Ni nặng nhất Đơng Nam Á tính tới thời điểm hiện tại.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngự trên đài sen là một ý
nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị
cho đức tính thanh tịnh và giải thốt. Đơi mắt của Ngài
thường đăm chiêu nhìn xuống để biểu thị cho sự quan sát
nội tâm, tĩnh lặng để quan sát mọi vật xung quanh. Hình
ảnh thể hiện cho sự giác ngộ, nhận ra những chân lý
trong cuộc sống.



-

-

Ngồi ra, hai bên cịn thờ Đức Thánh Hiền và Đức Chúa
Ơng, tượng hai ơng đều làm bằng đồng đen.
 Đức Chúa Ơng (hay cịn gọi là Đức Ơng) do làm
nhiều việc thiện và ủng hộ Phật pháp nên dù khơng
phải là Phật nhưng Đức Chúa Ơng vẫn được thờ tại
các ngôi Chùa, tôn làm Long Thần hộ pháp, là vị
thần trơng coi và bảo vệ Chùa. Tượng Đức Ơng có
hình dáng quan văn, đội mũ cánh chuồn, mặt đỏ, râu
dài và đen, mắt sắc, vẻ mặt nghiêm nghị. Tay phải
cầm bút, tay trái cầm sổ ghi chép các công việc xảy
ra ở Chùa và các công đức thành tâm của tất cả ai
đến lễ Phật tại Chùa. Vì vậy khi vào Chùa lễ Phật,
đầu tiên là phải làm lễ trước ban thờ Đức Ơng để
kính cáo, sau đó mới ra chính giữa Phật điện để lễ
Phật. Đức Ơng có thể có hai thị giả, là Già Lam và
Chấn Tể đi kèm. Tượng hai vị này cũng được tạo hình
là quan văn đứng hoặc ngồi hai bên Đức Ông. Một vị
tay cầm bút, một vị tay cầm sổ sách. Cũng có Chùa
một vị là quan văn tay cầm sổ sách, cịn vị kia là một
võ tướng tay cầm binh khí.
 Tượng Đức Thành Hiền tạc hình một vị Tăng đầu đội
mũ hoa Sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vơ
úy, tay trái để ngửa trong lịng, ngồi thả chân chứ
không xếp bằng như tượng Phật, Bồ Tát . Xét về
tổng quan, Đức Thánh Hiền đại diện cho tất cả các

vị Thánh trong Phật giáo đã có cơng lưu truyền,
hoằng bá Phật pháp nói chung. Về cụ thể, thì tượng
Ngài được coi là tượng thờ riêng Tôn giả A Nan Đà, vì
ơng là đại đệ tử có cơng lớn nhất trong việc kết tập
kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục
truyền bá phát triển Phật giáo. Do đó nhiều Chùa đề
tên tượng này là A Nan (hoặc Át Nan).
Từng chi tiết nhỏ của cơng trình đều phải cân nhắc kỹ
lưỡng trước khi xây dựng. Riêng loại gạch lát nền phải sử
dụng loại gạch có kích thước 80x80 cm, tức là có diện tích
gấp 16 lần viên gạch truyền thống. Với tiêu chí đảm bảo
vẻ đẹp truyền thống, cổ kính nhuốm màu thời gian những


-

9.
-





viên gạch ở đây đã được làm theo đúng chủng loại của
cha ông thời xưa tại làng gốm cổ Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội
– nơi từng nung lò, đốt gạch xây thành Đại La xưa kia. Kỹ
thuật phối trộn, tạo màu cố liệu cổ truyền của cha ông
được tái hiện tạo nên những viên gạch ngay sau khi nung
đã có sắc màu xưa cũ.
Trong điện Pháp Chủ cịn có 4 bức phù điêu lớn bao trùm

toàn bộ các bức tường, mỗi bức thể hiện 1 trong 4 bước
ngoặt lớn của đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản
sanh, thành Đạo, thuyết Pháp và nhập Niết Bàn.
Điện Tam Thế
Điểm đến tiếp theo trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc đó
là Điện Tam Thế, nằm ở độ cao 45m so với mực nước
biển, tổng diện tích 5100 m2. Ngơi điện có 3 tầng mái
cong, được xây theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng của
Việt Nam, và là tịa đại điện lớn nhất, đủ chỗ cho 5.000
Phật tử hành lễ cùng một lúc.
Trước điện Tam Bảo có một chiếc Vạc bằng đồng nặng 30
tấn, cao chừng 4m.
Ở thời Lý, những chiếc vạc thường được đúc bằng đồng rất
lớn sau đó được đặt ở những nơi cơng cộng để thể hiện sự
thịnh vượng và uy quyền của một quốc gia, tức là quốc
gia nào càng nhiều vạc đồng to chứng tỏ rằng quốc gia đó
nhiều đồng, nhiều vũ khí và tiềm năng về kinh tế rất lớn
mạnh. Chiếc vạc này đã được tái hiện theo chiếc vạc Phổ
Minh thời lý, một trong A Nam tứ Đại Khí, nó có tổng trọng
lượng lên đến 22 tấn đồng, đường kính 4m. Tuy nhiên, nó
khác vạc Phổ Minh ở chỗ họa tiết hoa văn được trang trí
xung quanh chiếc vạc. Đó là những cơng trình tâm linh
của Việt Nam như quần thể chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc,
quần thể danh thắng Tràng An, hay là những ngơi chùa ở
quần đảo Hồng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Bên cạnh đó, trích dẫn về Thiền sư Nguyễn Minh Khơng –
sư tổ chùa Bái Đính. Ở phần cuối cũng nhắc đến việc
chùa Tam Chúc sẽ phục dựng tứ đại khí . Sự xuất hiện
của chiếc vạc khổng lồ mô phỏng Vạc Phổ Minh cùng với
mong muốn phục dựng An Nam tứ đại khí của ngơi chùa



đã làm tăng lên số lượng bảo vật mà chùa Tam Chúc đang
nắm giữ.
- Ngoài ra, trước cửa Điện Tam Thế còn trồng cây bồ đề
được chiết từ "Cây Bồ đề Vĩ Đại Cát Tường" 2125 năm
tuổi ở thánh tích Mahamegha, Sri Lanka, do Chủ tịch
Quốc hội Sri Lanka trao tặng.
 Theo sử sách, năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã
cho chiết một nhánh phía nam của cây Bồ Đề thiêng ở
Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo). Quốc đảo
Sri Lanka được nhận được nhánh cây Bồ đề quý từ công
chúa Công chúa Sanghamitta – do vua A Dục cử sang để
trao tặng.
 Trong bức thư gửi cho Việt Nam nhân sự kiện thỉnh cây bồ
đề quý về Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka viết: “Tôi
rất vinh dự được gửi thông điệp chào mừng sự kiện lịch sử
Sri Lanka tặng cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề tổ linh
thiêng của đất nước chúng tôi cho Việt Nam trồng tại
chùa Tam Chúc. Cây bồ đề sẽ là một vị sứ giả của tình hữu
nghị lâu bền giữa hai đất nước chúng ta, góp phần thắt
chặt sự giao lưu văn hóa giữa hai đất nước. Cầu mong cây
bồ đề thiêng này sẽ mang lại hịa bình, thịnh vượng và
hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam của các bạn”.
- Mỗi bức tường ở Điện Tam Thế mang một chủ điểm, nếu đi
từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ, những câu
chuyện triết lý Phật giáo sẽ dần hiện ra một cách sinh
động, từ bánh xe Pháp Luân đến cõi Niết Bàn.
- Điện Tam Bảo là nơi thờ 3 ngôi báu của Phật giáo là: Phật
bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Bên trong điện Tam Bảo có 3

pho tượng Tam thế Phật được đúc bằng đồng, tọa trên đài
sen có cánh sen sát vàng đại diện cho quá khứ, hiện tại
và vị lai. Mỗi pho tượng nặng đến 200 tấn.
10. Chùa Ngọc
- Chùa Ngọc, hay còn gọi là Đàn Tế Trời, là một trong những
cơng trình thuộc quần thể Chùa Tam Chúc, tọa lạc trên
đỉnh Núi Thất Tinh ở độ cao 200m so với mực nước biển.
Từ Chùa Ngọc, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh núi
non Tam Chúc hiện ra trước mắt, đẹp như một bức tranh
thủy mặc.


-

-

-

Ngôi chùa cao 15m, được xây dựng bằng 2.000 tấn đá
khối granite đỏ xếp liền nhau mà không cần xi măng hay
keo dính. Tồn bộ đá xây dựng được chế tác tại Ấn Độ và
vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt
Nam.
Đi qua 299 bậc thang dẫn vào chùa, bạn sẽ được chiêm
ngưỡng bức tượng Phật A Di Đà bằng hồng ngọc nặng đến
4,9 tấn. Đây là loại đá quý nhập khẩu từ Myanmar. Bên
cạnh đó là tượng Quan Âm Tống Tử bằng bạch ngọc
nguyên khối, nặng khoảng 5kg. Được biết, đây là một
trong những cổ vật quý ở Chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng –
nơi sở hữu Bảo tàng Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam.

Đặc biệt, chùa Ngọc cũng là nơi đặt thiên thạch mặt trăng
quý nặng 5,5 kg có thể thay đổi màu sắc theo thời gian
trong ngày . Được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá
trên 60 0.000 USD tương đương 14 tỷ đồng . Khối đá
thạch mặt trăng rơi từ khơng gian vũ trụ xuống sa mạc
Sahara từ hàng nghìn năm trước, nó được tìm thấy vào
năm 2017. Ngày 19/10/2018, tại Trung tâm đấu giá RR
Auction, bang Boston (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường tại
Ninh Bình đã trúng đấu giá khối đá này và trưng bày tại
chùa Tam Chúc

Địa Tạng Phi Lai Tự
I.
-

-

Giới Thiệu
Tọa lạc cách Hà Nội khoảng 70km, chùa Địa Tạng nằm
trọn trong lịng dãy núi Phi Lai (thơn Ninh Trung, xã Liêm
Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam). Chùa tựa lưng vào núi.
Núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả thanh long, hữu
bạch hổ. Núi cõng rừng già trên lưng, cõng những hoang
sơ, tươi mát tựa thuở ngàn năm thiên nhiên ngưng tụ,
cõng những bí mật về lịch sử nghìn năm trước cả thời đại
Lý – Trần của dân tộc. Bí mật trong lịng Phi Lai Thơn Ninh
Trung xưa có tên gọi là Thơn Đùng – lấy theo tên gọi của
chùa Đùng.
Ngôi chùa to và rộng tới hơn 100 gian. Tuy nhiên, theo thời
gian, kiến trúc cảnh quan bị bào mịn, khơng được tu tạo,

cây cối mọc hoang vây kín nên chùa Đùng dường như bị


-

-

bỏ quên, xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại
đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và
đổi tên chùa thành Địa Tạng Phi Lai. Đại đức Thích Minh
Quang cho biết: “Theo lời kể của dân làng và qua tìm hiểu,
chùa Đùng được xây dựng khoảng thế kỷ 10 với 120 gian
chùa cổ. Rất nhiều đời vua chúa đã về đây. Đến khoảng
thế kỷ thứ 17, vua Tự Đức có về đây cầu con, và khi
xuống đến chân núi, nhà vua có nói: Phi Lai. Nghĩa của từ
này khá rộng, có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể
sẽ khơng bao giờ quay trở lại nữa. Chùa được đặt tên mới
là Địa Tạng Phi Lai Tự - có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ
Tát ln ln đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng
khơng bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng
khơng về thì nơi đó thành Phật rồi”. Cũng theo Đại đức,
trên đỉnh Phi Lai có tháp Phổ Đồng, là nơi yên nghỉ của
hơn 40 đời tổ sư được xây dựng vào thời Lý – Trần. Dưới
chân tháp, phía tiếp nối sau làng Đùng là làng Tháp.
Người dân vẫn truyền nhau về tên gọi của làng Tháp xuất
phát từ việc tháp Phổ Đồng được đặt trên đỉnh núi cao, khi
nắng chiều chiếu vào đỉnh tháp thì bóng tháp đổ xa vút
tầm mắt, ra khỏi làng Đùng chạm sang làng bên cạnh nên
làng bên cạnh đó được đổi tên là làng Tháp. Sau chiến
thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa

Đùng xây dựng tháp nên gạch ngói nơi này mang kiến
trúc Chăm-pa rõ rệt. Nhiều mẫu gạch cổ sau mưa gió phát
lộ, thi thoảng vẫn được sư thầy và các chú tiểu ở chùa tìm
thấy và lưu giữ cẩn thận.
Đến nay, số lượng cổ vật phát lộ và tìm thấy trong quá
trình xây dựng chùa tương đối nhiều. Cảm được ý các bậc
tiền nhân đi trước muốn nói với các thế hệ hậu sinh về lịch
sử ngôi chùa, lịch sử mảnh đất Thanh Liêm để không bị
mai một, sư thầy trụ trì trưng bày những cổ vật này trong
gian trà thất nhỏ ở chùa, cho ai có duyên về chùa thưởng
trà cùng chiêm ngưỡng.
Những cổ vật triều đại Lý – Trần Câu chuyện về các cổ vật
tìm thấy ở chùa Đùng với nhiều tín hiệu lịch sử thú vị
khiến nhà sử học Lê Văn Lan tìm về để khám phá vào một


ngày thu. Những vết tích là bia đá và các cổ vật tìm được,
ơng Lan tin tưởng đây là ngơi chùa cổ có đến cả nghìn
năm tuổi và hé lộ thêm nhiều điều đặc biệt về mảnh đất
Thanh Liêm. Theo nhà sử học, mảnh đất này từng được
nhắc đến trong cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi với tên
gọi Đọi, Điệp ( tức Điệp Sơn, Đọi Sơn) và được đánh giá là
phên dậu phía Nam của kinh đơ Thăng Long nhờ địa thế
giữa đồng bằng mà đột khởi lên trùng điệp cả dãy núi.
“Chỉ với con mắt quân sự bình thường thôi cũng thấy đây
là đất dụng võ, là nơi hội tụ tinh anh của đất trời. Đặc biệt
là nơi rất thuận lợi để xây dựng các cơng trình tơn giáo tín
ngưỡng...”, ơng Lan nói . Các mẫu gạch ngói tìm thấy
được ở Địa Tạng Phi Lai Tự gồm: Gạch in hình hoa sen,
ngói mũi hài, các viên gạch hình rồng, hình thần chim

Garuda, bia đá viền khắc hình cơng phượng và người Việt
xưa, cùng nhiều đồ gốm sứ khác. Sau khi thẩm định, nhà
sử học kết luận: “Ở đây, chúng ta đang có 2 bộ phận của
linh vật, cổ vật . Đó là những vật thực tế đã sống, đã làm
những việc trong lịch sử, trong văn hóa và những vật này
là mơ hình thu nhỏ từ thời Lý – Trần”. Với những viên ngói
hình mũi hài, ơng Lan nhận định đây là vật thật, có chiều
dài từ 45-50cm thế này sẽ là bộ phận của hệ thống các
kiến trúc đồ sộ. Cột, móng của những kiến trúc này phải
to, chắc chắn thì mới đỡ được hàng nghìn viên ngói to và
nặng vậy . Những viên ngói này có thể giúp các nhà
nghiên cứu phục dựng lại những công trình 7 gian, 9 gian
với những bước gian mà theo kinh nghiệm ơng Lan đào
được trong Hồng Thành Thăng Long phải từ 3-3,2m.
“Thực tế, một hoặc một hệ thống những cơng trình kiến
trúc chắc chắn thuộc văn hóa cung đình với khoa học kỹ
thuật đặc trưng ở mức cao nhất trong bước phát triển của
dân tộc đã làm được ra nó . Vừa rồi, chúng tơi tìm thấy
dấu vết của những tháp 5 tầng, 7 tầng như thế ở Côn Sơn,
chỗ ở của cụ Nguyễn Trãi và của tể tướng Trần Nguyên
Đán – thế kỷ 14 . Những tháp đó có mơ hình của tầng cấp,
bệ đỡ và những chân tảng thế này . Những tảng đá
chúng tôi đào được thường có kích thước đến 1m, nên


-

đường kính của những cột chồng lên nó phải chừng 80
phân . Dựa vào chân tảng đào được ở chùa Đùng thì có
thể tính ra đây là mơ hình của tháp với những cột dựng

đứng bên trên có độ cao 7-8 phân, tức là mơ hình của nó
rất trung thành với ngun mẫu. Ở chân tảng này có hình
các cánh sen, chứa đựng tín hiệu để nhận diện niên đại rất
rõ ràng: cánh sen có cái mũi nhọn mà hất lên là cánh sen
của thời Lý Trần . Nếu mũi cánh sen ngang ra, hoặc hơi
chúc cúi xuống thì là của thời Lê thế kỷ 15 . Còn ở chùa
Địa Tạng Phi Lai, chúng ta thấy mũi cánh sen hất lên, có
thể khẳng định chắc chắn đây là dấu vết từ thời Lý – Trần,
rơi vào từ thế kỷ 11-14 của dân tộc”, nhà sử học Lê Văn
Lan phân tích. Bên cạnh mẫu hoa sen, những hình rồng và
hình thần chim Garuda tìm thấy trên đỉnh núi sau chùa
được nhà sử học đặc biệt quan tâm . Ông cho biết những
viên mang hình thần chim Garuda là bộ phận của các tòa
tháp, tượng trưng cho vũ trụ, xuất hiện những con vật
thiêng đội lên mặt đất, và trên mặt đất một tầng, hai tầng
ấy là cuộc sống con người. “Đây là mơ hình của tháp mà
theo vũ trụ luận, vũ trụ quan của Phật giáo, gốc của nó là
Chiêm Thành . Gốc Chiêm Thành lại từ Chân Lạp (tức Khơ
–Me) . Chân Lạp lại lấy gốc từ Ấn Độ .
Như vậy, gốc của những vật chúng ta đang thấy ở đây nó
là mơ hình thu nhỏ của một cuộc phưu lưu cả trên không
gian và qua thời gian lịch sử: Ấn Độ - Chân Lạp – Chiêm
Thành – Đại Việt”, nhà sử học cho biết . Vùng đất thiêng
Đại đức Thích Minh Quang cho biết, nằm trong khu vực
khn viên chùa cịn tìm thấy một bãi đất mà theo người
dân, Lê Hoàn (tức vua Lê Đại Hành) từng tập trận tại
đây . Nhà sử học Lê Văn Lan nói điều đó là có thể, vì bố
của Lê Hồn là cụ Lê Đột quê cũng ở Hà Nam . Trong lịch
sử Việt Nam, vua Lê Đại Hành là ông vua đầu tiên đi cày
tịch điền ở Đọi Sơn vào năm 974. Từ khu vực Đọi Sơn dẫn

sang khu vực huyện Thanh Liêm không quá xa và cùng
liền một dải núi tạo thế vững chãi nên việc nhà vua chọn
đây làm khu vực tập trận là điều có thể lý giải được.


-

-

II.

Theo ông Lan, Thanh Liêm là vùng đất thiêng, là đất dụng
võ, có nhiều cơng năng, chức năng như: Lánh giặc, đánh
giặc, chôn giấu của cải . Đặc biệt là nơi xây cất các cơng
trình tơn giáo, tín ngưỡng – và đây mới là việc chính được
các nhà vua đặt ra mục tiêu trong lịch sử . Các cơng trình
tơn giáo tín ngưỡng thế này tập trung vào Đại hùng bảo
điện, nhà tổ và các tháp.
Từ các cổ vật, linh vật tìm thấy ở chùa Đùng, có thể kết
luận ở đây đã xuất hiện các cơng trình chùa tháp từ thời
Tiền Lê (thế kỷ X), thời Lý ( thế kỷ XI-XII), thời Trần (thế kỷ
XIII-XIV), và những miếng gốm sứ có men, có nềm màu
trắng, hoa văn màu xanh là đặc trưng màu men thời Lê
(thế kỷ XV)”, ông Lan nhận định . Nhà sử học đặc biệt đề
cao thông điệp từ những hình tượng lá đề, bên trong là
hình rồng, được đặt ở trước cửa gian thờ Đức Thánh Hiền
và ốp trên tường đá ở chùa. Theo ông, lịch sử dân tộc từ
xưa đến nay đều đã chứng minh: Đạo Phật ln đồng
hành và góp phần vào việc gìn giữ, bảo vệ cho sự phát
triển, thăng hoa của Tổ quốc và dân tộc. “Với một buổi

tìm hiểu và nghiên cứu này, tơi khơng thể tìm ra hết
những giá trị lịch sử của vùng đất Thanh Liêm và lịch sử
liên quan đến Địa Tạng Phi Lai Tự . Chắn chắn tơi và các
cộng sự, các học trị xin phép sư thầy được lấy đây làm
chỗ đi về nhiều lần nữa, khi đó mới nói được, hiểu được
thấu đáo, cặn kẽ về giá trị của những dấu tích cịn sót lại
từ thời Trần, thời Lý cùng nhiều tín hiệu lịch sử khác”, nhà
sử học Lê Văn Lan nói.
Thuyết minh Địa Tạng Phi Lai
Rất Hân hạnh cho em hôm nay được đồng hành cùng quý
anh chị tại Địa Tạng Phi Lai Tự . Em xin tự giới thiệu em
là thuyết minh viên Thanh Phương và em sẽ đồng hành
cùng đồn mình tại chùa ngày hôm nay . Và bây giờ xin
mời quý anh chị cùng theo chân em lên tham quan cảnh
quan của chùa.
Chùa Địa Tạng Phi Lai cách Hà Nội khoảng 70 km. Chùa
Địa Tạng (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh
Liêm, tỉnh Hà Nam) trước có tên là chùa Đùng bị bỏ hoang


xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích
Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên
thành Địa Tạng Phi Lai, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ
Tát ln ln đến nơi này, cũng có thể khơng bao giờ đến
nơi này. Theo lời kể của những người lớn tuổi trong thôn,
chùa Đùng được xây dựng vào thế kỷ 11 với quy mơ đến
120 gian. Chính vì thế khi xưa chùa cịn được gọi là chùa
Đùng khơng chỉ thế chùa nằm trên thôn Ninh Trung xưa
người dân xung quanh thường được gọi là thơn Nổ Đùng
vì đồn qn của nhà vua đi qua đã cho nổ pháo. Rất

nhiều đời vua chúa đã về đây. Đến khoảng thế kỷ thứ 17,
vua Tự Đức có về đây cầu con, và khi xuống đến chân núi,
nhà vua có nói: Phi Lai. Nghĩa của từ này khá rộng, có thể
hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể sẽ khơng bao giờ quay
trở lại nữa.
Chùa được đặt tên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự - có nghĩa
là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát ln ln đến nơi này, cũng
có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi
nào Đức Địa Tạng khơng về thì nơi đó thành Phật rồi. Trải
qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Địa Tạng Phi Lai tựa
lưng vào núi, núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả Thanh
Long - hữu Bạch Hổ, xung quanh là mn vàn bóng thơng
reo. Và tại sao lại là tả thanh long hữu bạch hổ và muốn
xác định thì làm như thể nào. Anh chị có thể thấy rằng
người Việt chúng ta khi xây nhà thường rất chú trọng
phong thủy về hướng nhà hướng đất . Điều đó sẽ giúp thể
hiện mong muốn của gia chủ họ cầu mong tài Lộc , về sự
nghiệp, công danh , về phúc Trạch sau này. Và làm thế
nào để xác định ạ. Tả Thanh Long: Là vị trí bên trái là nơi
trú ẩn của Rồng xanh, đại diện cho phương Đông, hành
Mộc tương ứng với mùa Xuân. Thanh long là ngọn núi hay
đồi phía tay trái ngơi nhà (nhìn từ trong nhà ra ngồi),
đẹp nhất là nằm ở phương Đơng .
Xét về Phong thủy thì những địa hình Thanh long – Rồng
trú ẩn sẽ có địa thế nhấp nhơ. Nhìn phía trong của ngơi
nhà ra thì Thanh Long nằm ở phía trái của ngơi nhà và có
đất bên trái cao hơn bên phải. Hữu Bạch Hổ: Là vị trí bên


1.

2.
-

-

phải là nơi trú ẩn của Hổ trắng, tượng trưng cho phương
Tây, hành Kim, tương ứng với mùa Thu. Nếu Thanh Long
mang lại điều may mắn, tốt lành thì Bạch Hổ như Linh vật
canh giữ và bảo vệ sự tốt lành, may mắn. Đặc biệt lưu ý
Bạch Hổ không nên cao hơn Thanh long vì khí thể Bạch hổ
ngẩng đầu quá cao sẽ lẫn át Thanh Long, mất cân đối
Phong thuỷ, vùng đất kém đi sự may mắn và phúc lành
cho gia chủ . Và chúng ta có thể thấy rằng với địa thế này
sẽ mang lại sự thịnh vượng và phúc khí cho ngơi chùa.
Tiếp theo chúng ta sẽ di chuyển theo em lên trên.
Tượng Quan Công ( Già Lam Hộ Pháp)
Tượng được đặt trước điện Tam bảo biểu tượng cho lòng
trung nghĩa.
Tượng 2 vị Kim Cang.
Vâng trước mắt đồn nhà mình đây là 2 bức tượng của hai
vị Bồ Tát Kim Cương được làm bằng đá cao khoảng từ 3-4
và được tạc bằng đá Cẩm thạch nguyên khối. Khi bước đến
cổng chùa, vị thần đầu tiên chúng ta nhìn thấy chính là bộ
đơi tượng Kim Cang áng ngữ hai bên tả hữu nơi cổng
chùa.
Nhìn từ bên ngồi vào bên phải là Một tượng được tạc mở
miệng gọi là Agyo (A Hình) Tượng A Hình – Kim cang Lực
sĩ – “Na La Diên Kiên Cố” hàm nghĩa Kim cang, kim cương,
đây là loại vật chất cứng rắn không thể bị hủy hoại. Ngài
tượng trưng cho “sinh thiện” – Tạo mọi điều tốt lành.

Tượng có phần thân trên để hở lộ cơ bắp cuồn cuộn, một
tay cầm pháp khí hoặc kiết ấn, một tay để ngang hông,
khuôn mặt lộ vẻ dữ tợn. Ngài hiện thân ở nhiều hình
tướng khác nhau để tùy dun hóa độ. Hình tướng của
ngài biểu tượng cho sự dũng mãnh của thực tại vũ trụ hay
tâm thức của con người có tướng phẫn nộ lộ rõ ra bên
ngồi. Tượng ngậm miệng được gọi Ungyo (Hồng Hình) lại
có dáng vẻ ẩn kín thịnh nộ vào trong. Tượng Hồng Hình
được gọi là “Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ” với hàm ý “đoạn
ác” – Làm tiêu trừ điều ác. Tay phải cầm chày kim cang,
tay trái để ngang hông phù trợ chúng sanh tránh những
thế lực xấu đồng thời sẵn sàng bảo hộ giáo Pháp, bảo hộ


-

3.
a)
-

b)
-

4.
-

đệ tử Phật, bảo hộ chốn thanh tịnh trước quỷ dữ hay Phật
địch, hàng phục ngoại đạo.
Hai vị hộ pháp này có tạo hình như vậy bởi là vị thần trấn
giữ nơi cổng chùa, ngăn không cho Phật địch bén mảng

vào nơi chốn linh thiêng của Phật. Trong khi các vị Phật có
dung mạo uy nghi, trang nghiêm nhưng vẫn thể hiện được
lịng từ bi, khn mặt đức độ, phúc hậu thì hai vị Kim Cang
hộ pháp lại mang dáng vẻ phẫn nộ, vô cùng dữ tợn. Trong
đạo Phật thường có những mẫu truyện, đối với người lành,
Phật hiện thân tươi đẹp, đối với kẻ tà ma, quỷ dữ, la sát,
dạ xoa,...làm điều ác, thần Phật phải hóa thân hung dữ để
trừng trị. Ý nghĩa sâu xa của hai vị tượng Bồ Tát Kim Cang
cịn có ý tiêu diệt những mê muội trong tâm trí con người,
chế ngự dục vọng, đánh bại điều xấu xa, bảo vệ chánh
pháp được trường tồn.
Xá Lợi Phất - Khu Tu Tập dành cho nhà chùa.
Xá Lợi Phất
Xá-lợi-phất (tiếng Phạn: śāriputra, tiếng Pali sāriputta;
tiếng Trung: 舍舍舍) cũng được gọi là Xá-lợi tử, "con trai của
bà Xá-lợi (śāri)", là một nhà lãnh đạo tâm linh ở Ấn Độ cổ
đại. Ông cùng Mục-kiền-liên là hai đệ tử tỳ-kheo gương
mẫu nhất của Phật Thích-ca Mâu-ni và được xem là người
có "đệ nhất trí tuệ" trong Tăng-già thời Phật sinh tiền.
Năm sinh và năm mất của Xá-lợi-phất không được rõ, chỉ
có tài liệu ghi ơng mất vào tháng cuối của mùa mưa, năm
546 TCN.
Khu Tu Tập của tăng ni trong chùa
Đây là khu sinh hoạt tu tập của tăng phi Phật tử trong
chùa thường sinh hoạt ở đây. Ở giữa có một giếng trời để
thu ánh sáng tự nhiên
Phật di Lặc
Theo truyền thuyết, Di Lặc được xem là vị Phật thứ 5, thay
thế Phật Thích ca Mâu Ni và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ
xuất hiện trên Trái đất vào sau khoảng 30.000 năm nữa.

Di Lặc là vị Bồ tát xuất hiện trên Trái Đất đã đạt được giác
ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật
Pháp và giáo hóa chúng sinh. Phật Di Lặc hay cịn gọi là
“Phật Cười“. Theo truyền thuyết thì niềm vui lớn nhất của


-

5.

vị Bồ Tát này là hóa giải những giận dữ, buồn phiền, áp
lực hay căng thẳng của con người thành sự vui vẻ, hạnh
phúc.
Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hịa, niềm
vui vơ tư lự. Phật Di Lặc trong phong thủy là biểu tượng
tuyệt đối của sự hạnh phúc. Người ta còn tin rằng nụ cười
nội tâm của Di Lặc mạnh và có sức lan truyền tới mức nó
ln tỏa sáng trên khn mặt hiền từ và Phật tới đâu, ở đó
sẽ có hạnh phúc. Chỉ cần nhìn ngắm khn mặt Phật thì
người buồn phiền cũng có thể giảm căng thẳng, phiền
muộn và cảm thấy vui lên . Xoa bụng Phật cũng được cho
là sẽ mang lại nhiều may mắn và sự tốt lành.
Điện Tam Bảo
- Khổ Hải: Kinh sách Phật giáo ghi lại, khi truyền pháp lý
tứ diệu đế, Đức Phật từng nói “đời là bể khổ”, khi có
thân người thì con người có tám cái khổ: Sinh, lão, bệnh,
tử, ái biệt ly, cầu không được, oán hận lâu, thân tâm
mệt. Đức Phật căn cứ vào những đặc điểm của người
thời đó để truyền Pháp. Sau 2500 năm, đến xã hội hiện
nay thì xã hội đã vơ cùng phức tạp, con người cũng

khơng chỉ có bát khổ nữa mà có thể đã thập khổ, hoặc
thập bát khổ rồi. Ngồi tám cái khổ được nói ở trên ra,
con người ngày nay dưới áp lực của cuộc sống có thêm
rất nhiều cái khổ: Học cũng khổ, bỏ học cũng khổ. Khổ
vì bị nghiện: nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, nghiện
xem phim, nghiện Face book,..Khổ vì thiên tai nhân
họa, khổ vì dịch bệnh v.v. Hầu như ai ai cũng có thể kể
ra rất nhiều nỗi khổ của mình trong cuộc sống, ngẫm
lại là thấy cuộc đời đúng như một bể khổ.
- 2 con Lân Đá Kỳ lân – một trong bốn linh vật cao quý:
Long, Lân, Quy, Phụng. Lân là con cái, còn con đực gọi
là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân . Kỳ lân là một con vật có
đầu nửa Rồng nửa Thú, nó chỉ có một sừng, do nó
khơng húc ai bao giờ nên chiếc sừng này được xem là
hiện thân của Từ Tâm. Loài Lân không bao giờ ăn thịt
hay làm hại bất cứ con vật nào, đặc biệt nó khơng bao
giờ uống nước bẩn, nó chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân


×