Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sự du nhập vắc xin đậu mùa vào tân thế giới đầu thế kỷ XIX the introduction of smallpox vaccine into the new world in the early 19th century

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.61 KB, 12 trang )

CHÂU MỸ NGÀY NAY

SỐ 09-2021

57

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

SỰ DU NHẬP VẮC-XIN ĐẬU MÙA
VÀO TÂN THẾ GIỚI ĐẦU THẾ KỶ XIX
Lư Vĩ An*

Tóm tắt: Bệnh đậu mùa là một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất trong lịch sử
nhân loại. Sau các cuộc phát kiến địa lý và như hệ quả của sự trao đổi Columbus, bệnh
đậu mùa đã xuất hiện, lây lan và bùng phát thành những đợt dịch lớn ở Châu Mỹ. Vào
năm 1796, vắc-xin đậu mùa đã được khám phá thành công bởi bác sĩ Edward Jenner.
Ngay lập tức, một chiến dịch y tế quy mô lớn nhằm phổ biến vắc-xin đậu mùa và thúc
đẩy hoạt động tiêm chủng ở Tân Thế giới đã được tiến hành bởi đội ngũ của bác sĩ
Balmis vào đầu thế kỷ XIX. Được biết tới như hành trình Balmis, đây là chiến dịch tiêm
chủng vắc-xin phòng bệnh đầu tiên và lớn nhất thế giới thời cận đại. Bài viết tìm hiểu
nguồn gốc, sự lây lan của bệnh đậu mùa cũng như quá trình du nhập, phổ biến vắc-xin
đậu mùa ở Tân Thế giới.
Từ khóa: bệnh đậu mùa, vắc-xin, tiêm chủng, Tân Thế giới, Châu Mỹ, thế kỷ XIX

B

ệnh đậu mùa (smallpox) do
virus variola gây ra là một
trong những căn bệnh truyền
nhiễm cổ xưa nhất lịch sử nhân loại1.
Nhiều lần bùng phát thành những trận


dịch quy mô lớn, đậu mùa được xem là
nỗi khiếp sợ đối với các xã hội và các
nền văn minh từ thời cổ - trung đại kéo
dài đến thời cận đại. Đậu mùa cùng với
các bệnh dịch khác là yếu tố góp phần
hủy diệt các nền văn minh bản địa ở
Châu Mỹ, trong đó có hai đế chế Aztec
và Inca2. Vào năm 1796, bác sĩ người
Anh Edward Jenner đã khám phá ra
vắc-xin đậu mùa. Sự kiện này là một
bước ngoặt vĩ đại đối với lịch sử y học
nhân loại. Sau đó, vắc-xin đậu mùa và

______________________________
* Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

kỹ thuật tiêm chủng mới đã nhanh
chóng được phổ biến ra nhiều nơi trên
thế giới, bao gồm Tân Thế giới. Trong
bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành
hành khắp thế giới từ cuối năm 2019
đến nay (2021) và nhân loại đang nỗ lực
tìm kiếm các biện pháp ngăn chặn đại
dịch, trong đó vắc-xin được xem là giải
pháp hữu hiệu nhất thì dưới góc nhìn
của sử học, sự kiện vắc-xin đậu mùa
được giới thiệu vào Tân Thế giới hai thế
kỷ trước là vấn đề nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học, rất đáng để quan tâm
tìm hiểu. Trên cơ sở hệ thống hóa các

nguồn sử liệu về bệnh đậu mùa ở Tân
Thế giới (trong phạm vi bài viết chủ yếu
giới hạn ở thuộc địa của Tây Ban Nha),


58

SỐ 09-2021

cũng như các nghiên cứu của học giả
phương Tây về vấn đề này, bài viết sẽ
trình bày lịch sử bệnh đậu mùa ở Tân
Thế giới và quá trình du nhập vắc-xin
ngừa đậu mùa vào khu vực này đầu
thế kỷ XIX.
1. Nguồn gốc bệnh đậu mùa và tình
hình bệnh đậu mùa ở Tân Thế giới
Nhiều nghiên cứu cho rằng khu vực
đông bắc Châu Phi, vùng “Lưỡi liềm”
(Fertile Cresent) màu mỡ ở Cận Đơng
và thung lũng sơng Ấn có thể là nơi phát
nguyên của bệnh đậu mùa khoảng 3000
năm trước công nguyên3. Nghiên cứu về
tiến hóa phân tử chỉ ra rằng trong giống
Orthopoxvirus, virus variola gây bệnh
đậu mùa ở người có mối liên hệ chặt chẽ
với virus gây bệnh đậu mùa ở lạc đà
(camelpox). Các chủng virus gây bệnh
đậu mùa ở người và lạc đà đã tách ra từ
một tổ tiên chung cách đây khoảng 6000

năm. Từ đó, một giả thuyết được đưa ra
về sự truyền nhiễm đầu tiên của đậu
mùa ở người có liên quan đến q trình
thuần hóa lạc đà vào thời kỳ đồ đồng
(khoảng 3000 đến 1000 trước công
nguyên) ở khu vực Cận Đông hoặc
Trung Á4. Sự gia tăng dân số và phát
triển mạnh mẽ của hệ thống thương mại
thời Trung cổ và cận đại đã tạo điều
kiện cho đậu mùa trở thành dịch bệnh
phổ biến rộng khắp, lưu hành với tần
suất gia tăng ở các khu vực rộng lớn
của lục địa Á-Âu. Đậu mùa cũng dần
phân lập theo địa phương trở thành bệnh
đặc hữu (endemic) và thường xuyên

CHÂU MỸ NGÀY NAY

bùng phát thành các trận dịch lớn. Ở
Châu Âu, đậu mùa được xem là một
trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất
trong lịch sử châu lục này từ sau sự sụp
đổ của đế chế La Mã tới cuộc cách
mạng tư sản Pháp5. Đến cuối thời Trung
cổ, bệnh đậu mùa đã lan rộng khắp
Châu Âu. Vào thế kỷ XIV, các trận dịch
đậu mùa được ghi nhận ở nhiều thành
thị của nước Ý như Florence (1335),
Naples (1336), Siena (1363), Vicenza
(1386) và Bologna (1393). Bệnh đậu

mùa mỗi năm cũng giết chết khoảng hơn
1.000 người ở London (với dân số
khoảng 400.000 người vào giữa thế kỷ
XVII)6. Mức độ nghiêm trọng của căn
bệnh ở chỗ khơng chỉ có trẻ em, vốn là
đối tượng chủ yếu bị nhiễm bệnh do
chưa được miễn dịch lần đầu, mà ngay
cả người trưởng thành, gồm thành viên
của các hồng tộc cũng bị mắc bệnh,
nhiều người trong số đó đã chết vì đậu
mùa. Điển hình như vua Louis XV của
Pháp, Sa hoàng Peter II của Nga, Hoàng
đế Joseph I của đế chế Habsburg, Vua
Luis I của Tây Ban Nha và Nữ hồng
Mary II của Anh đã chết vì đậu mùa.
Vua Louis XIV của Pháp và Charles II
của Anh cũng bị nhiễm bệnh nhưng may
mắn sống sót7.
Từ Đơng bán cầu, dưới tác động sinh
học của “sự trao đổi Columbus” - như
hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý,
mầm bệnh đậu mùa lây lan sang Tây
bán cầu từ đầu thế kỷ XVI và bắt đầu
bùng phát thành nhiều đợt dịch khủng
khiếp kéo dài nhiều thế kỷ tiếp theo.


CHÂU MỸ NGÀY NAY

SỐ 09-2021


Đậu mùa được gọi là viruelas trong
tiếng Tây Ban Nha khu vực Mỹ Latinh
và huitzahuatl trong thổ ngữ Aztec, xuất
hiện lần đầu tiên ở Hispaniola vào năm
1518, bởi trước đó khơng có bất cứ ghi
nhận nào về sự tồn tại của đậu mùa ở
Tân Thế giới8. Mầm bệnh có thể lây
truyền thơng qua các con thuyền từ Tây
Ban Nha hoặc Châu Phi đến Châu Mỹ.
Theo giám mục Las Casas, vào tháng 12
năm 1518 hoặc tháng 1 năm 1519, một
bệnh dịch được xác định như đậu mùa
đã xuất hiện trong cộng đồng người bản
xứ ở Santo Domingo. Một vài người
Tây Ban Nha nhiễm bệnh nhưng không ai
trong số họ chết. Tuy nhiên, nó lại ảnh
hưởng lớn đến người bản xứ. Các báo cáo
cho biết dịch bệnh đã giết chết từ 1/3 đến
1/2 dân số bản xứ9. Từ Hispaniola, đậu
mùa lan ra khắp vùng biển Caribbean và
bán đảo Yucatán vào những năm 1520.
Trong Book of Chilam Balam of
Chumayel viết bằng thổ ngữ Maya ghi
nhận vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XVI:
“đã có sự bùng phát của mụn mủ. Nó là
bệnh đậu mùa”10. Khoảng năm 1520, đậu
mùa đã lan tới Mexico cùng với đoàn
viễn chinh của Pánfilo de Narváez. Mầm
bệnh có lẽ đã được mang tới bởi những

người nhiễm bệnh từ Hispaniola tháp
tùng theo đoàn viễn chinh của Narváez.
Những đề cập về bệnh đậu mùa ở
Mexico được phản ánh qua các ghi chép
của Hernán Cortés trong tập thư có tên là
Residencia (1529) và trong History of the
Indians of New Spain của nhà truyền
giáo Toribio de Benavente Motolinia,

59

viết vào cuối những năm 1530: “Dịch
bệnh đầu tiên là một trận đậu mùa. Nó
đã bùng phát theo cách thức này: Một
trong những con thuyền của Cortés đến
có một người da đen mắc bệnh đậu mùa,
thứ bệnh chưa từng được biết ở khu vực
này. Tân Tây Ban Nha rất đông đúc dân
cư vào thời gian đó. Khi bệnh đậu mùa
bắt đầu lây nhiễm cho người bản xứ, có
quá nhiều người mắc bệnh ở tất cả các
vùng đất, hơn một nửa trong số họ chết,
trong khi ở các nơi khác thì có phần ít
hơn. Người bản xứ khơng biết phương
thuốc chữa bệnh đậu mùa”11. Trong tác
phẩm Memorials, viết về sự kiện diễn ra
năm 1521 cũng có đoạn chép: “Trong
năm đã xảy ra những tai họa chết chóc
lớn nhất chưa từng thấy ở vùng đất Tân
Tây Ban Nha này. Có ba thảm họa chính

yếu diễn ra được nói tới: Đầu tiên là sự
chinh phục Mexico, kế đến là thứ mà
người bản xứ gọi là huei zahuatl, có
nghĩa là đại dịch của đậu mùa, khiến
cho người chết vô số ở khắp mọi nơi
vào thời điểm đó. Ở các tỉnh số người
chết quá nửa, ở những nơi khác thì ít
hơn phân nửa, hoặc 1/3 dân số. Thứ ba
là nạn đói có liên quan đến đại dịch”12.
Đậu mùa lan đến thủ đô của người
Aztec là Tenochtitlan, nơi bây giờ là
Mexico City, sau sự xuất hiện của
người Tây Ban Nha và cái chết của
hoàng đế Moctezuma. Bệnh dịch đã
bùng phát dữ dội, lây nhiễm 25-50%
dân số Aztec trong lúc chiến dịch đánh
chiếm thành Tenochtitlan của thực dân
Tây Ban Nha đang diễn ra. Tháng 8/1521,


60

SỐ 09-2021

khi đội quân viễn chinh của Hernán
Cortés tiến vào thành phố sau một cuộc
bao vây dài, một nửa cư dân ở đây đã
chết vì bệnh dịch. Các kênh đào trong
thành phố và hồ Texcoco bị tắc nghẽn
bởi thi thể của người bệnh đậu mùa13.

Hoàng đế Cuitláhuac, người kế vị và là
em của Moctezuma cũng mất vì bệnh
đậu mùa. Thời gian trị vì của ơng hết
sức ngắn ngủi. Một hậu duệ của hoàng
tộc Aztec sau này là Fernando de Alva
Ixtlilxochitl viết trong tác phẩm
Horribles crueldades rằng Cuitláhuac
chỉ cai trị không quá 40 ngày khi qua
đời trong đợt bùng phát khủng khiếp của
đậu mùa14. Cái chết của nhà cai trị Aztec
trong đợt dịch đã khiến cho chính quyền
sụp đổ và kết quả là nhiều kẻ thù của
người Aztec đã liên minh với Tây Ban
Nha. Sự mất mát thảm khốc về mặt nhân
khẩu do bệnh tật và chiến tranh dẫn đến
sự hủy diệt của đế chế Aztec.
Từ Mexico, dịch bệnh phát tán và lan
tới khu vực Trung Mỹ, nơi một trận dịch
đã bùng phát và cướp đi sinh mạng của
nhiều cư dân Guatemala vào năm 15201521. Bệnh đậu mùa có thể cũng là
nguyên nhân gây ra trận dịch ở Panama
vào năm 152715. Sau đó, bệnh đậu mùa
lan rộng khắp các khu vực rộng lớn ở
Châu Mỹ, đến tận Andes ở Nam Mỹ và
bùng phát thành đại dịch. Các biên niên
sử của người Inca lẫn Tây Ban Nha
đều ghi chép về ảnh hưởng của một
dịch bệnh xảy ra ở đế chế Inca từ 5-7
năm trước khi Francisco Pizarro dẫn
đầu đoàn viễn chinh xâm lược nơi này.


CHÂU MỸ NGÀY NAY

Mô tả bởi người Inca cho thấy thảm họa
này có thể do bệnh đậu mùa gây ra.
Mầm bệnh đã lây lan tới Inca thông qua
các con tàu đến từ Trung Mỹ hoặc
Panama và dịch bệnh đã bùng phát ở đế
chế Inca từ năm 1524 đến năm 153016.
Dịch bệnh đã giết chết hoàng đế Inca
đang trị vì là Huayna Capac và người
con trai thứ hai cũng là người được chỉ
định thừa kế - Ninan Cuyochi. Cái chết
của Huayna Capac và người kế vị đã
dẫn đế chế Inca tới cuộc nội chiến giành
quyền lực giữa hai người anh em cùng
cha khác mẹ là Huáscar và Atahualpa.
Thêm vào đó, trong các năm 1530-1531
một làn sóng bệnh dịch khác có lẽ là đậu
mùa và sởi đã ảnh hưởng đến vùng
thượng Nam Mỹ. Năm 1532, khi Pizarro
đặt chân tới Inca thì nơi đây đang hỗn
loạn bởi nội chiến và tình trạng dịch
bệnh. Pizarro đã nhanh chóng tận dụng
thời cơ này để chinh phục đế chế Inca17.
Có thể thấy, sự xuất hiện của đậu
mùa và nhiều dịch bệnh khác, kết hợp
với sự tàn bạo của thực dân Châu Âu
trong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở
Châu Mỹ đã dẫn đến những thay đổi

mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế, chính trị
và xã hội ở các nền văn minh bản địa tại
Tân Thế giới18. Trong đó, bệnh đậu mùa
dường như trở thành yếu tố tấn cơng
Châu Mỹ một cách dữ dội, đóng vai trò
quan trọng trong việc hủy diệt các cộng
đồng cư dân ở Trung và Nam Mỹ. Sự di
chuyển của tàu thuyền, hàng hóa và lao
động trong hoạt động thương mại hàng
hải ở thuộc địa Châu Mỹ đã khiến cho


CHÂU MỸ NGÀY NAY

SỐ 09-2021

mầm bệnh lưu hành và thường xuyên
bùng phát thành những đợt dịch nghiêm
trọng. Mầm bệnh đã xâm nhập và lây
nhiễm sâu rộng trong các cộng đồng cư
dân bản địa lẫn di dân ở Tân Thế giới.
Trong suốt ba thế kỷ từ XVI đến XVIII,
khoảng 10-20 năm lại xảy ra những trận
dịch đậu mùa lớn trên hầu khắp các
thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha ở Tây bán cầu. Đáng lưu ý, từ cuối
thế kỷ XVIII, các đợt dịch đậu mùa lớn
thường xuyên xảy ra ở Châu Mỹ. Ở
Mexico City, bệnh đậu mùa cùng với sốt
rét là nguyên nhân dẫn tới 25.000 ca tử

vong trong năm 1761-1762. Một trận
dịch đậu mùa ở Caracas (Venezuela)
vào cuối những năm 1760 đã khiến
6.000 người chết. Ở cao nguyên
Ecuador, nếu trước đây cứ 12 năm mới
có một đợt dịch đậu mùa bùng phát thì
từ năm 1764 trở đi, khoảng 2 năm/lần
lại xảy ra đậu mùa19. Đậu mùa cũng lây
lan ở khu vực Bắc Mỹ, bùng phát ở các
khu định cư của thực dân Anh, Pháp và
Hà Lan. Trong đó đợt dịch đầu tiên ở
Bắc Mỹ xảy ra vào các năm 1617-1619
đã giết chết rất nhiều người bản địa ở
Massachusetts. Boston cũng thường
xuyên ghi nhận nhiều đợt đậu mùa bùng
phát vào các năm 1636, 1659, 1666,
1677-1678, 1689-1690 và 1697-169820.
Vào cuối những năm 1770, bệnh đậu
mùa bùng phát trở lại ở Mexico City và
lây lan lên phía bắc tới thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ. Trong thời kỳ này, bệnh đậu
mùa được cho là đã đóng vai trị quan
trọng trong cuộc chiến tranh cách mạng

61

giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ.
Điều này được phản ánh qua việc tướng
George Washington đặc biệt lo lắng về
sự nguy hiểm của bệnh đậu mùa đối với

lực lượng quân đội lục địa. Cuộc bao
vây Boston kéo dài từ tháng 6/1775 đến
tháng 3/1776 phần lớn là do sự hiện
hữu của bệnh đậu mùa trong thành phố
và bởi George Washington lo sợ rằng
căn bệnh sẽ tấn công khiến cho binh
lính mắc bệnh. Khi người Anh rút lui,
ơng đã ra lệnh chỉ cho những người
từng mắc đậu mùa đóng giữ thành phố.
Ngồi ra vào năm 1777, ơng đã bắt
buộc tất cả tân binh phải được thực
hiện cấy đậu mùa21.
Bệnh đậu mùa là căn bệnh rất nguy
hiểm bởi tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt
là ở trẻ em. Trong hàng thế kỷ các nhà
chức trách và Giáo hội đã tiến hành
nhiều biện pháp để ngăn chặn đậu mùa,
bao gồm cách ly người bệnh và tiến
hành chữa trị. Biện pháp dự phòng đậu
mùa bằng kỹ thuật cấy/truyền đậu mùa
(variolation) cũng được áp dụng. Tại
Tân Thế giới, các nhà truyền giáo Bồ
Đào Nha đã du nhập kỹ thuật này lần
đầu tiên vào Brazil năm 1728, nhưng
ban đầu nó khơng được thực hành rộng
rãi22. Đến giữa thế kỷ XVIII, biện pháp
dự phòng đậu mùa bằng kỹ thuật cấy
mới bắt đầu được sử dụng ở khu vực
Caribbean. Thử nghiệm diễn ra ở
Santo-Domingo năm 1745 và sau đó

việc thực hành ở Barbaros vào năm 1750
đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do
bệnh đậu mùa. Đến giữa những năm 1780,


62

SỐ 09-2021

có hơn 40.000 người ở Santo-Domingo
đã được cấy đậu mùa. Phương pháp này
được triển khai thường xuyên ở
Caribbean hơn bất kỳ nơi nào khác trên
thế giới trước khi vắc-xin đậu mùa
được khám phá23. Trong khi đó, tại các
thuộc địa của Tây Ban Nha ở Tân Thế
giới, việc giới thiệu kỹ thuật cấy đậu
mùa diễn ra muộn hơn và các hoạt động
dự phòng đậu mùa bằng kỹ thuật này
cũng tiến hành rất chậm, mãi đến cuối
thế kỷ XVIII mới được tiến hành: ở
Chile (1765), Venezuela (1769),
Argentina (1777), Peru (1778), Mexico
(1779), Guatemala (1780), Colombia
(1782), Puerto Rico (1792) và Paraguay
(1797)24. Sự bùng phát của các đợt dịch
đậu mùa ở Tân Tây Ban Nha vào thế kỷ
XVIII đã góp phần thúc đẩy hoạt động
cấy đậu mùa, làm nổi bật những ưu
điểm và khuyết điểm của phương pháp

này. Nó được cho là đã giúp cứu sống
hàng ngàn người trong khi tỷ lệ tử vong
do biện pháp này chưa đến 1%, thấp hơn
rất nhiều so với cái chết gây ra bởi bệnh
đậu mùa tự nhiên25.
2. Sự du nhập vắc-xin và chiến dịch
tiêm chủng đậu mùa ở Tân Thế giới
đầu thế kỷ XIX
Một trong những bước ngoặt đột phá
đối với việc phòng ngừa bệnh đậu mùa
trong lịch sử nhân loại khởi đầu bằng sự
kiện bác sĩ phẫu thuật người Anh là
Edward Anthony Jenner (1749-1823)
khám phá ra vắc-xin đậu mùa. Sau khi
quan sát cẩn thận và nhận thấy những

CHÂU MỸ NGÀY NAY

người từng bị đậu bò (cowpox) không
bao giờ mắc đậu mùa, ông kết luận rằng
việc nhân tạo ra một thể variola nhẹ
bằng cách tiêm chủng sẽ chống lại bệnh
đậu mùa chết người26. Quả thực, y học
hiện đại ngày nay đã tìm ra mối liên hệ
về mặt di truyền giữa virus variola gây
đậu mùa ở người với virus cowpox gây
bệnh đậu ở bò. Do sự tương đồng về
mặt di truyền nên virus cowpox có thể
tạo ra lớp bảo vệ chéo chống lại virus
variola trong cơ thể con người.

Vào ngày 14/5/1796, Edward Jenner
đã tiến hành kiểm tra giả thuyết của
mình bằng cách lấy vật chất từ vết loét
trên tay một người vắt sữa bò tên là
Sarah Nelmes - người đã bị lây bệnh bởi
con bị của chủ cơ ấy, rồi đưa vật chất
này vào cánh tay của cậu bé nông dân
tám tuổi tên James Phipps - vốn chưa
bao giờ được cấy hoặc mắc bệnh đậu
mùa tự phát. Vết loét đã xuất hiện tại
chỗ tiêm và cậu bé mắc bệnh chỉ trong
một ngày. Để xác định xem liệu cậu bé
sau khi tiêm virus đậu bị có miễn dịch
khỏi sự lây nhiễm của bệnh đậu mùa
hay không, vào ngày 1 tháng 7, cậu bé
tiếp tục được cấy (inoculation) mụn mủ
của đậu mùa, nhưng bệnh hồn tồn
khơng xảy ra. Việc kiểm chứng tiếp tục
được thực hiện vài tháng sau đó, nhưng
cũng khơng có bất kỳ dấu hiệu bệnh
xuất hiện27. Sau phát hiện quan trọng
này, Edward Jenner đã nộp báo cáo lên
Hội Hoàng gia (Royal Society), tuy
nhiên ban đầu luận thuyết này của ông
bị khước từ. Không ngừng nỗ lực,


CHÂU MỸ NGÀY NAY

SỐ 09-2021


Edward Jenner lặp lại thí nghiệm của
mình với 28 trường hợp khác nhau28 rồi
thu thập những kết quả nghiên cứu thành
tác phẩm An Inquiry into the Cause and
Effects of Variola Vaccinae, A Disease,
Discovered in Some of the Western
Counties of England, Particularly
Gloucestershire, and Known by the
Name of Cowpox xuất bản năm 179829.
Edward Jenner đã sử dụng thuật ngữ
tiêm chủng (vaccination, có nguồn gốc
từ vacca hay vaccus trong tiếng Latin,
nghĩa là con bị) để gọi quy trình sản
xuất bệnh đậu bò ở người (Variolae
vaccinae). Thuật ngữ vắc-xin (vaccine)
cũng bắt nguồn từ kỹ thuật tạo ra bệnh
đậu bò ở người30. Kể từ đó, thuật ngữ
vaccination đã được sử dụng để mơ tả
tất cả các loại chủng ngừa có mục đích.
Khơng giống như phương pháp cấy
đậu mùa (variolation), việc tiêm chủng
đậu mùa chỉ tạo ra một tổn thương tại vị
trí được tiêm, không gây bệnh nghiêm
trọng hoặc tử vong và không thể lây
truyền sang người tiếp xúc. Đáng chú ý,
trong các lần thử nghiệm tiêm chủng sau
đó, Edward Jenner cho biết vắc-xin có
thể được truyền ít nhất bốn lần từ tay tới
tay (arm-to-arm) mà khơng thay đổi tác

dụng của nó. Điều này góp phần làm
giảm đáng kể sự phụ thuộc nguồn cung
vắc-xin từ động vật31. Mặc dù kỹ thuật
tiêm chủng của Edward Jenner ban đầu
rất sơ khai, còn một vài hạn chế ở sự
truyền nhiễm bạch huyết, tình trạng
thiếu hụt virus cowpox, cũng như vấp
phải nhiều sự chỉ trích và chống đối32,

63

nhưng thành quả mà ông mang lại đã đặt
nền móng quan trọng cho y học hiện đại
xác định tiềm năng của việc tiêm vắcxin với một chủng virus gây bệnh ở
động vật song có khả năng tạo miễn
dịch phịng bệnh ở người33. Năm 1802,
Hạ viện Anh đã tặng cho Edward Jenner
10.000 Bảng như phần thưởng cho
nghiên cứu đột phá của ông. Đồng thời,
ông chuyển đến London để giám sát
việc tiêm chủng tại Hiệp hội Hoàng gia
Jennerian, được thành lập bởi sự bảo trợ
của nhà vua và hoàng hậu Anh34. Ngồi
ra, để vinh danh đóng góp của bác sĩ
Edward, người ta đã gọi phương pháp
tiêm chủng đậu mùa do ông phát hiện là
kỹ thuật chủng ngừa Jennerian.
Sau khám phá về vắc-xin của Edward
Jenner, từ đầu thế kỷ XIX việc tiêm
chủng đậu mùa đã bắt đầu được phổ

biến rộng khắp Châu Âu và Bắc Mỹ,
qua đó góp phần xác nhận lý thuyết của
Edward Jenner về việc tiêm virus đậu
bò mang lại sự miễn dịch chống lại
bệnh đậu mùa35.
Tin tức về vắc-xin đậu mùa và kỹ
thuật tiêm chủng mới đã lan truyền đến
Tây Ấn thuộc Anh vào năm 1799. Kể từ
thời điểm này, hầu hết các chuyến hàng
gửi từ Anh đều mang theo các mẫu bạch
huyết vắc-xin, nhưng khi tới nơi thì nó
thường mất hiệu năng. Nhận ra lợi ích của
việc tiêm chủng đậu mùa theo phương
pháp mới, những nỗ lực nhằm giới
thiệu vắc-xin vào Tân Thế giới đã được
thúc đẩy. Sớm nhất là vào đầu năm 1801,
bác sĩ John Rooke ở vịnh Montego,


64

SỐ 09-2021

Jamaica đã nhận vắc-xin để sử dụng cho
đồn điền của Charles Rose Ellis. John
Rooke đã tiêm chủng cho khoảng 4.000
người và qua đó giúp ngăn chặn một đợt
bệnh đậu mùa bùng phát ở khu vực
này36. Nhận thức về sự thành công của
vắc-xin đậu mùa, các thuộc địa của Tây

Ban Nha ở Tân Thế giới cũng bắt đầu
tìm cách du nhập nó. Đầu năm 1802,
Hiệp hội kinh tế Havana nhận được bản
sao tác phẩm của Edward Jenner dịch
sang tiếng Tây Ban Nha có tựa đề
Origen y descubrimiento de la vacuna.
Theo lời đề nghị của bác sĩ Tomás
Romay y Chacón, một phần thưởng trị
giá 300-400 pesos đã được đưa ra cho
người đầu tiên tìm thấy bệnh đậu bị ở
địa phương hoặc giới thiệu nó từ nước
ngồi. Dù vậy, những nỗ lực ban đầu
nhằm đưa vắc-xin vào khu vực này gặp
nhiều trở ngại. Các mẫu bạch huyết vắcxin mà Tomás Romay nhận được từ Tây
Ban Nha và Mỹ đều bất hoạt. Nỗ lực
chuyển vắc-xin từ New Orleans tới
Mexico vào tháng 8/1802 và từ Tây Ban
Nha tháng 12 cùng năm cũng thất bại37.
Trong khi đó, các trận dịch đậu mùa
nghiêm trọng xảy ra ở phó vương quốc
Tân Granada và Peru buộc nhà chức
trách đưa ra các biện pháp dự phòng cấp
bách mới. Trong bản kiến nghị gửi lên
nhà vua Carlos IV cuối năm 1802, hội
đồng tại Santa Fé de Bogotá đã kêu gọi
sự trợ giúp38. Chính phủ hồng gia Tây
Ban Nha ý thức rõ về tác động tàn phá
của đậu mùa đối với nền kinh tế thuộc
địa, cũng như nhận thấy tiềm năng của


CHÂU MỸ NGÀY NAY

việc tiêm chủng để phục vụ cho chương
trình nghị sự của họ ở chính quốc.
Ngồi ra, tháng 3/1803 Hội đồng Tây
Ấn (Consejo de Indias) đã khảo sát về
tính khả thi của một chuyến hành trình
vắc-xin39. Trên cơ sở đó, vào ngày
28/06/1802, vua Carlos IV đã cơng bố
sắc lệnh hồng gia về một chuyến hành
trình từ thiện, có tên gọi La Real
Expedición Filantrópica de la Vacuna
(The Royal Philanthropic Vaccine
Expedition) tức Hành trình vắc-xin từ
thiện của hồng gia nhằm cung cấp một
cách có hiệu quả nguồn vắc-xin tới các
thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Mỹ
và Philippines40. Chuyến hành trình này
được chỉ huy bởi Francisco Xavier de
Balmis (1753-1819) - bác sĩ phẫu thuật
của Carlos IV, nên còn được gọi là
chuyến viễn dương Balmis. Là một
người tiêm chủng nhiệt huyết và từng có
kinh nghiệm đi tới Tân Thế giới để thu
thập các loại thực vật và thảo dược nên
bác sĩ Balmis đã được đề cử bởi Hội
đồng Tây Ấn cho chức trách dẫn đầu
đoàn viễn dương. Về đội ngũ phụ trách
tiêm chủng tham gia chuyến hành trình
gồm có bác sĩ Balmis là đội trưởng,

Joseph Salvany - đội phó, 3 trợ lý phẫu
thuật, 2 trợ lý sơ cấp cứu và 4 y tá41.
Ngồi ra, để duy trì hiệu năng vắc-xin
trong suốt chuyến hành trình, đội ngũ
của Balmis đã quyết định mang theo 22
đứa trẻ mồ côi từ 8-12 tuổi ở La Coruña
như nguồn “vắc-xin sống”42.
Khởi hành từ La Coruña, Tây Ban
Nha ngày 30/11/1803 trên tàu Maria Pita


CHÂU MỸ NGÀY NAY

65

SỐ 09-2021

do thuyền trưởng Pedro del Barco y
Espana chỉ huy, nơi đầu tiên đội ngũ
Balmis dừng chân là quần đảo Canary43.
Ở mỗi nơi họ dừng chân đều thành lập
các ủy ban tiêm chủng với những chức
năng: (1) phổ biến lợi ích của vắc-xin
tới người dân, (2) cung cấp việc sản
xuất bạch huyết vắc-xin từ nguồn bệnh
đậu bò địa phương, (3) quản lý nguồn
vắc-xin, (4) lập hồ sơ tiêm chủng và lưu
trữ sổ đăng ký, (5) phát triển hệ thống

giám sát cho các sự cố bất lợi44. Sau khi

tới Venezuela, Balmis quyết định tách
đội ngũ của mình làm hai nhóm: nhóm
do Salvany dẫn đầu tiếp tục hành trình
tiêm chủng trong lãnh thổ phó vương
quốc Peru (ngày nay là Colombia,
Ecuardo, Peru, Bolivia và Chile), cịn
nhóm của Balmis dẫn đầu sẽ tiến hành
tiêm chủng ở phó vương quốc Tân Tây
Ban Nha và sau đó là sang Philippines45
(xem Bảng 1).

Bảng 1: Danh sách các địa điểm tiêm chủng đậu mùa ở Tân Thế giới
thực hiện bởi đội ngũ Balmis-Salvany
Stt

Địa điểm

Thời gian vắc-xin được
giới thiệu

Nguồn vắc-xin

Hành trình của Balmis
1

Quần đảo Canary

12/1803

2


Puerto Rico

11/1803

3
4
5
6
7
8
9
10

Venezuela
Cuba
Mexico
Guatemala
Philippines
Ma Cao
Quảng Châu
St. Helena

03/1804
02/1804
04/1804
05/1804
04/1805
05/1805
Giữa năm 1805

06/1806

Từ chuyến hành trình (chính quốc)
St. Thomas (Đảo Virgin thuộc Đan
Mạch)
Từ chuyến hành trình
Puerto Rico
Cuba
Veracruz (Cuba)
Từ chuyến hành trình
Philippines
Philippines
Từ chuyến hành trình

Hành trình của Salvany
11
12
13
14
15

Colombia
Ecuador
Peru
Bolivia
Chile

05/1804
05/1805
10/1805

02/1806
10/1805

Từ chuyến hành trình
Từ chuyến hành trình
Buenos Aires
Lima
Buenos Aires

Nguồn: Catherine Mark - José G. Rigau Pérez, 2009, “The World’s First Immunization
Campaign: The Spanish Smallpox Vaccine Expedition, 1803-1813”, Bulletin of the History of
Medicine, Vol. 63, No. 1, pp. 76-77.


66

SỐ 09-2021

Trong quãng thời gian này, tại
Venezuela nhờ sự hợp tác nhiệt tình của
nhà chức trách và Giáo hội địa phương,
việc tiêm chủng đã được tiến hành với
kết quả vượt ngồi mong đợi của đội
ngũ Balmis. Theo đó có hơn 12.000
người được tiêm chủng trong vòng chưa
đầy một tháng46. Trong báo cáo cuối
năm 1804, có 12.450 người từ 31 thành
phố, thị trấn ở Venezuela đã được tiêm
chủng47. Còn ở Mexico, ước tính có ít
nhất 100.000 người đã được tiêm chủng,

hầu hết là trẻ em - nhóm tuổi thường dễ
bị mắc bệnh đậu mùa nhất48. Đặc biệt,
chỉ riêng cộng đồng Mixtec có 16.983
người được tiêm ngừa49. Trong khi đó,
nhóm của Salvany cũng đạt được các
kết quả đáng chú ý trong nỗ lực tiêm
ngừa đậu mùa cho các khu vực mà họ đi
qua, như vào tháng 5/1804: tiêm chủng
cho 2.000 cư dân bản địa ở Tolima
(Colombia)50. Theo báo cáo của Salvany,
kể từ khi tới Cartagena de Indias, nhóm
của ơng đã hồn thành 56.237 lần tiêm
chủng, không bao gồm số lần tiêm
chủng được thực hiện bởi học viên do
Salvany đào tạo hoặc từ những người
mà ông cung cấp vắc-xin51. Một ủy ban
tiêm chủng cũng được thiết lập ở nơi
này. Đội ngũ của Salvany còn tiến hành
tiêm chủng cho khoảng hơn 100.000
người ở Bogot52 và khoảng hơn 197.000
người ở Peru53. Riêng tại Chile, trợ lý
của Salvany là Manuel Grajales - người
tiếp tục hoạt động ở Chile tới năm 1812
đã thực hiện tiêm chủng cho khoảng
400.000 người54.

CHÂU MỸ NGÀY NAY

Nhờ các nỗ lực của đội ngũ BalmisSalvany, trong thập niên đầu sau chiến
dịch tiêm chủng đậu mùa do Balmis và

Salvany tiến hành, hoạt động tiêm
chủng quy mơ lớn và các văn phịng
tiêm chủng đã được thiết lập khắp lãnh
thổ Tân Thế giới thuộc Tây Ban Nha từ
miền Trung đến Nam Châu Mỹ. Một
ước tính cho biết khoảng 20% dân số
của Tân Tây Ban Nha đã được hưởng
lợi ích từ việc tiêm chủng đậu mùa55. Có
thể thấy, hành trình mang vắc-xin từ
Tây Ban Nha đến Tân Thế giới do đội
ngũ Balmis-Salvany thực hiện là chiến
dịch tiêm chủng đậu mùa đầu tiên và có
quy mơ lớn nhất thế giới, đồng thời là
minh chứng ấn tượng về việc phổ biến
vắc-xin đậu mùa, cũng như kỹ thuật
tiêm chủng ra toàn thế giới thời bấy giờ.
3. Kết luận
Sự xuất hiện, lây lan và bùng phát
của bệnh đậu mùa do hệ quả của các
cuộc phát kiến địa lý đã mang lại những
thay đổi sinh học lớn lao đối với Châu
Mỹ. Nó đã khơng chỉ ảnh hưởng tới sức
khỏe cộng đồng cịn tác động tới kinh
tế - xã hội và cả số phận của các nền
văn minh bản địa ở khu vực này. Việc
phịng chống và ngăn ngừa bệnh đậu
mùa do đó đã trở thành vấn đề rất được
quan tâm ở Tân Thế giới. Nỗ lực mang
nguồn vắc-xin ngừa bệnh đậu mùa hiệu
quả và thúc đẩy hoạt động tiêm chủng

của đội ngũ Balmis-Salvany ở Tân Thế
giới đầu thế kỷ XIX đã mang lại những
kết quả đầy triển vọng. So với ngày nay,


CHÂU MỸ NGÀY NAY

SỐ 09-2021

tuy tốc độ, tỷ lệ tiêm chủng và số người
được tiêm chủng thời kỳ đó có lẽ cịn
hạn chế nhưng xét bối cảnh bấy giờ thì
nó đã đạt được thành tựu hết sức to lớn,
nhất là khi sự hiểu biết, đồng thuận và
chấp nhận của người dân bản xứ về vắcxin thứ được xem là “ngoại lai” của thực
dân phương Tây, cũng như quá trình vận
chuyển, bảo quản và duy trì hiệu năng
vắc-xin khơng hề đơn giản mà vơ vàn
khó khăn trở ngại. Thành cơng của
chiến dịch tiêm chủng này khơng chỉ
nhờ nỗ lực kiên trì và sự cống hiến quên
mình của những người tham gia chiến
dịch, mà cịn ở tầm nhìn xa trơng rộng
của nhà chức trách chính quốc và thuộc
địa trong việc đáp ứng nhu cầu dự
phịng dịch bệnh đậu mùa. Trải qua q
trình lâu dài, những nỗ lực cuối cùng
cũng được đền đáp, khi trường hợp cuối
cùng mắc bệnh đậu mùa được biết tới ở
Châu Mỹ là tại Mexico vào năm 1951,

gần 150 năm sau chuyến hành trình của
đội ngũ Balmis-Salvany56.
Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin đậu
mùa do đội ngũ Balmis-Salvany thực
hiện với sự ủy thác của chính phủ hồng
gia Tây Ban Nha mang những ý nghĩa
lịch sử to lớn. Diễn ra khoảng 150 năm
trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
ra đời, chiến dịch này được xem là ví dụ
điển hình đầu tiên và sớm nhất của sự
chuyển giao vắc-xin và công nghệ tiêm
chủng tân thời từ chính quốc sang thuộc
địa. Nó đóng góp cho lĩnh vực y tế dự
phịng của các nước bản địa và thúc đẩy
y tế cộng đồng trong lịch sử nhân loại.

67

Đồng thời, chiến dịch tiêm chủng này
cho thấy các nỗ lực y tế quốc tế tốn
kém, phức tạp về mặt hậu cần để có thể
chuyển liệu pháp y tế tân tiến thời bấy
giờ sang nền tảng của văn hóa địa
phương. Chiến dịch tiêm chủng đậu
mùa ở Tân Thế giới đã để lại bài học
lịch sử quý báu về vai trò của cộng
đồng quốc tế trong việc ngăn chặn đại
dịch. 200 năm sau hành trình của đội
ngũ Balmis, trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 kéo dài từ cuối năm 2019

đến nay (2021), một lần nữa vai trò của
cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các tổ
chức như WHO, UNICEF cũng như
hợp tác đa phương, song phương qua
cơ chế COVAX hoặc ngoại giao vắcxin trong việc sản xuất, phân phối và
chuyển giao công nghệ vắc-xin lại được
nhấn mạnh. Sự hợp tác và những nỗ lực
của cộng đồng quốc tế trở thành yêu
cầu cấp bách để qua đó thúc đẩy hoạt
động tiêm ngừa vắc-xin COVID-19 về
cả tốc độ lẫn tỷ lệ tiêm chủng nhằm có
thể ngăn chặn đại dịch này
_______________
Chú thích:
1. Virus variola có hai biến thể là: variola major gây tử vong cao nhất với tỷ lệ 20%-40% và
variola minor - thể nhẹ hơn với tỷ lệ tử vong
khoảng 1%. Dẫn theo S.L. Kotar - J.E. Gessler,
2013, Smallpox: A History, North Carolina:
McFarland & Company, p. 4.
2. Tham khảo bài viết “Sự trao đổi Columbus và
dịch bệnh ở Tân Thế giới thế kỷ XVI”, Tạp chí
Châu Mỹ ngày Nay số (267) tháng 06 năm 2020,
tr. 57-66.
3. Michael Bennett, 2020, War Against Smallpox:
Edward Jenner and the Global Spread of
Vaccination, Cambridge: Cambridge University
Press, p. 8.


68


SỐ 09-2021

4. Joseph P. Byrne (ed.), 2008, Encyclopedia of
Pestilence, Pandemics, and Plagues, Connecticut:
Greenwood Press, p. 677.
5. Joseph P. Byrne (ed.), Ibid., p. 673.
6. Joseph P. Byrne (ed.), Ibid., p. 674.
7. S.L. Kotar - J.E. Gessler, Ibid., p. 10.
8. Francis J. Brooks, 1993, “Revising the Conquest
of Mexico: Smallpox, Sources, and Populations”,
The Journal of Interdisciplinary History, Vol. 24,
No. 1, Summer, p. 18.
9. Alfred W. Crosby Jr., 1973, The Columbian
Exchange: Biological and Cultural Consequence
of 1492, Connecticut: Greenwood Press, p. 47.
10.Alfred W. Crosby Jr., Ibid., p. 48.
11.Francis J. Brooks, Ibid., p. 21.
12.Francis J. Brooks, Ibid., pp. 23-24.
13.Alfred Jay Bollet, 2004, Plagues and Poxes: The
Impact of Human History on Epidemic Disease,
New York: Demos, p. 78.
14.Rebecca M. Seaman (ed.), 2018, Epidemics and
War: The Impact of Disease on Major Conflicts
in History, California: ABC-CLIO, p. 136.
15.Joseph P. Byrne (ed.), Ibid., p. 660.
16.Joseph P. Byrne (ed.), Ibid., p. 661.
17.Rebecca M. Seaman (ed), Ibid., p. 138.
18.Joseph P. Byrne (ed.), Ibid., p. 659.
19.Michael Bennett, Ibid., p. 297.

20.F. Fenner - D.A. Henderson - I. Arita - Z Ježek I.D. Ladnyi, 1988, Smallpox and Its Eradication,
Geneva: World Health Organization, p. 238.
21.F. Fenner - et al., Ibid., p. 240.
22.F. Fenner - et al., Ibid., p. 237.
23.Michael Bennett, Ibid., p. 298.
24.F. Fenner, Ibid., p. 256. Catherine Mark - José G.
Rigau Pérez, 2009, “The World’s First
Immunization Campaign: The Spanish Smallpox
Vaccine Expedition, 1803-1813”, Bulletin of the
History of Medicine, Vol. 63, No. 1, p. 66.
25.Michael Bennett, Ibid., p. 300.
26.Alfred Jay Bollet, Ibid., p. 84.
27.Alfred Jay Bollet, Ibid., p. 84.
28.Derrick Baxby, 2011, “Edward Jenner’s Role in
the Introduction of Smallpox Vaccine”, in
Stanley A. Plotkin (ed.), History of Vaccine
Development, New York: Springer, 16.

CHÂU MỸ NGÀY NAY

29.S.L. Kotar - J.E. Gessler, Ibid., p. 50.
30.Joseph P. Byrne (ed.), Ibid., p. 745.
31.Derrick Baxby, 2011, “Edward Jenner’s Role in
the Introduction of Smallpox Vaccine”, in
Stanley A. Plotkin (ed.), History of Vaccine
Development, New York: Springer, p. 15.
32.F. Fenner - et al., Ibid., p. 264-267.
33.Derrick Baxby, Ibid., p. 18.
34.Alfred Jay Bollet, Ibid., p. 84.
35.F. Fenner - et al., Ibid., p. 262.

36.Michael Bennett, Ibid., p. 300.
37.Michael Bennett, Ibid., p. 301.
38.Michael Bennett, Ibid., p. 301.
39.Carlos Franco Paredes - Lorena Lammoglia, José
Ignacio Santos Preciado, 2005, “The Spanish
Royal Philanthropic Expedition to Bring
Smallpox Vaccination to the New World and
Asia in the 19th Century”, Clinical Infectious
Diseases, Vol. 41, No. 9, p. 1286.
40.Catherine Mark - José G. Rigau Pérez, Ibid., p. 66.
41.Carlos Franco Paredes - et al., Ibid., p. 1286.
42.Cũng có tài liệu chép là 26 đứa trẻ. Xem: Thomas
B. Colvin, 2006, “Arms Around the World: The
Introduction of Smallpox Vaccine into the
Philippines and Macao in 1805”, Revista de
Cultura (Review of Culture), Vol. 18, II
Centenário da Introduỗóo da Vacina Contra a
Varớola em Macau, p. 72.
43.S.F. Cook, 1942, “Francisco Xavier Balmis and
the Introduction of Vaccination to Latin
America”, Bulletin of the History of Medicine,
Vol. 11, No. 5, p. 543, 547.
44.Carlos Franco Paredes - et al., Ibid., p. 1286.
45.Carlos Franco Paredes - et al., Ibid., p. 1287.
46.Catherine Mark - José G. Rigau Pérez, Ibid., p. 75.
47.Michael Bennett, Ibid., p. 304.
48.Catherine Mark - José G. Rigau Pérez, Ibid., p. 81.
49.Michael Bennett, Ibid., p. 309.
50.Carlos Franco Paredes - et al., Ibid., p. 1287.
51.Michael Bennett, Ibid., p. 312.

52.Michael Bennett, Ibid., p. 312.
53.Carlos Franco Paredes - et al., Ibid., p. 1288.
54.Michael Bennett, Ibid., p. 323.
55.Catherine Mark - José G. Rigau Pérez, Ibid., p. 90.
56.Carlos Franco Paredes - el al., Ibid., p. 1289.



×