Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số bệnh viện tại TP hồ chí minh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.58 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGÂN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ
VẮC XIN CÚM MÙA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA BÁC SỸ MỘT SỐ BỆNH VIỆN
TẠI TP. Hồ CHí MINH NĂM 2015
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Như Nguyên

HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN


Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban
Lãnh đạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản lý đào
tạo Sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học của
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng cũng như toàn thể các thầy cô
giáo đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Như
Nguyên, người thầy đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.


Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong bộ môn Sức
khỏe nghề nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Cục Y tế dự phòng đã tạo điều kiện giúp
em được tiếp cận với bộ số liệu thuộc dự án của Cục để sử dụng cho luận văn.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Lao động và Xã hội- Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan em đang công tác đã tạo điều kiện
cho em đi học và hoàn thành chương trình Thạc sĩ này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình và tập thể lớp
CH24 -Y tế công cộng đã động viên, cổ vũ và giúp em trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
--------***-------

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội;
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;
- Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y
tế công cộng;
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực
hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số
bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015” sử dụng một phần số liệu của đề
tài “Kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa của nhân viên y tế
và phụ nữ có thai tại Việt Nam và yếu tố liên quan” đã được sự đồng ý của

đề tài. Kết quả trong luận văn này hoàn toàn trung thực và khách quan và
chưa được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Ngân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
ĐTNC
NVYT
TCYTTG
TTYT
TTYTDP
TYT
TP

Bộ Y tế
Đối tượng nghiên cứu
Nhân viên y tế
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO)
Trung tâm y tế
Trung tâm y tế dự phòng
Trạm y tế
Thành phố


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1

Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Đặc điểm bệnh cúm mùa ở người........................................................3
1.1.1. Khái niệm bệnh cúm mùa............................................................................3
1.1.2. Tác nhân gây bệnh cúm mùa.......................................................................3
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học...................................................................................5
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của bệnh cúm mùa.......................................................7
1.1.5.Các biện pháp phòng chống cúm mùa.........................................................8

1.2. Vắc xin cúm mùa..................................................................................9
1.2.1. Thông tin về vắc xin cúm mùa....................................................................9
1.2.2. Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa trên thế giới.....................................10
1.2.3. Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa tại Việt Nam....................................10

1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về tiêm vắc xin cúm mùa. .11
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới............................................................................11
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam...........................................................................13

1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin
cúm mùa của bác sĩ.............................................................................13
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới............................................................................13
1.4.2. Tại Việt Nam.............................................................................................15

1.5. Một số thông tin về bệnh viện tiến hành nghiên cứu.........................16
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............18
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................18
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................19
2.3. Khung lý thuyết nghiên cứu...............................................................19
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................21
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................21

2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu......................................................21
Bệnh viện Chợ Rẫy.............................................................................................22
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới...................................................................................22
Chung..................................................................................................................22


Tổng số................................................................................................................22
Chọn....................................................................................................................22
Tổng số................................................................................................................22
Chọn....................................................................................................................22
Tổng số................................................................................................................22
Chọn....................................................................................................................22
713.......................................................................................................................22
612.......................................................................................................................22
170.......................................................................................................................22
148.......................................................................................................................22
883.......................................................................................................................22
760.......................................................................................................................22
2.4.3. Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu [42].........................22
2.4.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin.....................................................26
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành....................................26
2.4.6. Sai số và cách khắc phục sai số [42].........................................................27
- Sai số nhớ lại: ĐTNC không nhớ chính xác đã từng tiêm vắc xin cúm mùa
trong suốt giai đoạn từ 2010-2014 hay chưa. Khắc phục: Hỏi chậm rãi từng năm để
đối tượng nhớ lại xem đã từng tiêm hay chưa..............................................................27
- Sai số thông tin: gặp phải trong quá trình thu thập thông tin. Khắc phục:.......27
+ Chuẩn hóa bộ mẫu phiếu và quy trình, kỹ thuật thu thập số liệu.....................27
+ Tập huấn kiến thức và kĩ năng cần thiết cho điều tra viên, giám sát viên.......27
+ Điều tra thử rút kinh nghiệm trước khi tiến hành thu thập số liệu...................27
2.4.7. Xử lý và phân tích số liệu..........................................................................27

2.4.8. Đạo đức nghiên cứu [42]...........................................................................28

Chương 3........................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................28
3.1. Đặc điểm đặc trưng của đối tượng nghiên cứu..................................28
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ của bác sỹ về cúm mùa và thực hành
tiêm vắc xin cúm mùa.........................................................................31
3.2.1. Thực trạng kiến thức của ĐTNC về bệnh cúm mùa và sử dụng vắc xin
cúm mùa.......................................................................................................................31
3.2.2. Thực trạng thái độ của bác sỹ về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin
cúm...............................................................................................................................36
3.2.3. Thực trạng thực hành của bác sỹ về tiêm vắc xin cúm.............................40


3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin
cúm mùa..............................................................................................40
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức...........................................................40
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ...............................................................42
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành..........................................................43
3.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành tiêm vắc xin.............44

3.4. Phân tích đa biến về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ thực
hành tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ...............................................46
3.4.1. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến kiến thức của bác sỹ về bệnh
cúm mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa........................................................................46
3.4.2. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thái độ của bác sỹ về bệnh cúm
mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa................................................................................46
3.4.3. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm vắc xin cúm
mùa của các bác sỹ.......................................................................................................48


Chương 4........................................................................................................49
BÀN LUẬN....................................................................................................49
4.1.Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về tiêm vắc xin
cúm mùa..............................................................................................50
4.1.1. Kiến thức về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin cúm của ĐTNC.....50
4.1.2. Thái độ về bệnh cúm mùa và việc sử dụng vắc xin cúm của ĐTNC........54
4.1.3. Thực hành tiêm vắc xin cúm của ĐTNC...................................................56

4.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về
tiêm vắc xin cúm mùa.........................................................................57
4.2.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức của bác sỹ về vắc xin cúm mùa........58
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ của bác sỹ về vắc xin cúm mùa............60
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ....62

4.3. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu..................................................64
KẾT LUẬN....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................67
PHỤ LỤC.......................................................................................................54

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa trong tiêm chủng dịch vụ
.........................................................................................................11
từ năm 2006-2013 tại Việt Nam....................................................................11
Bảng 2.1: Mô tả chọn mẫu............................................................................22
Bảng 2.2: Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu chung......22
của ĐTNC.......................................................................................................22
Bảng 2.3: Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu kiến thức
của ĐTNC về bệnh cúm mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa......23

Bảng 2.4: Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu thái độ của
ĐTNC về bệnh cúm mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa.............24
Bảng 2.5: Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu về thực
hành tiêm vắc xin cúm mùa và nguồn tiếp cận thông tin của
ĐTNC.............................................................................................25
Bảng 2.6: Cách tính điểm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của bác
sỹ.....................................................................................................27
Bảng 3.1: Thông tin chung của ĐTNC........................................................29
Bảng 3.2: Thông tin liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của ĐTNC.......30
Bảng 3.3: Thực trạng kiến thức của ĐTNC về bệnh cúm mùa.................31
Bảng 3.4: Thực trạng kiến thức ĐTNC về sử dụng vắc xin cúm mùa......32
Bảng 3.5: Điểm kiến thức của ĐTNC về từng lĩnh vực..............................32
Bảng 3.6: Điểm kiến thức chung của ĐTNC...............................................33
Bảng 3.7: Thực trạng thái độ của ĐTNC....................................................36
Bảng 3.8: Điểm thái độ của ĐTNC..............................................................36
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với kiến thức.40
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc lĩnh vực chuyên môn và
nguồn tiếp cận thông tin với kiến thức........................................41


Bảng 3.11: Mối liên quan giữa các đặc điểm chung của ĐTNC với thái độ
.........................................................................................................42
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc lĩnh vực chuyên môn và
nguồn tiếp cận thông tin với thái độ............................................42
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm chung của ĐTNC với
thực hành tiêm vắc xin cúm.........................................................43
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc lĩnh vực chuyên môn và
nguồn tiếp cận thông tin với thực hành tiêm vắc xin cúm mùa 44
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ tiêm vắc xin cúm
mùa.................................................................................................44

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành tiêm vắc xin cúm
mùa.................................................................................................45
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa thái độ và thực hành tiêm vắc xin cúm
mùa.................................................................................................45
Bảng 3.18. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến kiến thức của bác
sỹ về bệnh cúm mùa và sử dụng vắc xin cúm mùa....................46
Bảng 3.19: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thái độ của bác sỹ
.........................................................................................................46
Bảng 3.20: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm vắc
xin cúm mùa của các bác sỹ.........................................................48


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ bệnh viện Chợ Rẫy.............................................18
Hình 2.2: Bản đồ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.......18
Hình 2.3: Khung lý thuyết nghiên cứu............................................20
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo giới...........34
Biểu đồ 3.2: Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo nhóm tuổi. 34
Biểu đồ 3.3: Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo chuyên
ngành............................................................................................................35
Biểu đồ 3.4: Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo thâm niên. .35
Biểu đồ 3.5: Phân bố tỷ lệ xếp loại kiến thức chung theo chức vụ công
tác.................................................................................................................36
Biểu đồ 3.6: Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo giới..........................37
Biểu đồ 3.7: Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo nhóm tuổi................38
Biểu đồ 3.8: Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo chuyên ngành..........38
Biểu đồ 3.9: Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo thâm niên.................39
Biểu đồ 3.10: Phân bố tỷ lệ xếp loại thái độ theo chức vụ..................39
.............................................................................................................40
Biểu đồ 3.11: Thực hành tiêm vắc xin cúm của bác sỹ.......................40



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, do
vi rút cúm gây nên. Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông và mùa
xuân. Cúm mùa lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua các
giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho hoặc hắt hơi [1]. Bệnh cúm mùa tiến triển
thường lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở
những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, người bị suy giảm
miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai [1],[2],[3].
Bệnh cúm mùa rất phổ biến trong cộng đồng và phân bố rộng khắp toàn
cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hằng năm trên thế
giới có khoảng 20-30% trẻ em và 5-10% người lớn bị nhiễm bệnh cúm mùa,
trong đó 3-5 triệu người bị bệnh cúm nặng phải nhập viện và khoảng 250.000500.000 trường hợp tử vong [4]. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây mỗi
năm ghi nhận khoảng từ 1- 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm mùa, con
số này đưa cúm mùa lên đứng hàng đầu trong số 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ
lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất [5].
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nhân viên y tế (NVYT) trong đó có
bác sỹ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cúm mùa cao hơn so với những
người không làm trong lĩnh vực này. Bác sỹ cũng có thể là một trong những
mắt xích liên quan đến việc lây truyền vi rút cúm sang nhóm bệnh nhân được
họ chăm sóc, điều trị. Theo TCYTTG, vắc xin cúm là biện pháp dự phòng có
hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm mùa [6]. Với đặc thù công việc có nguy
cơ cao mắc bệnh cúm mùa, bác sỹ là nhóm được TCYTTG khuyến cáo cần
được tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm [7]. Tuy vậy, việc tiêm vắc xin cúm
mùa vẫn còn gặp phải khó khăn do nhận thức bệnh cúm mùa không phải là
bệnh nguy hiểm đối với những người lao động trưởng thành, khoẻ mạnh cũng



2

như quan niệm sai lầm về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin cúm mùa của
chính bác sỹ [7],[8],[9].
Cho đến nay tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu quan tâm về kiến
thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về cúm mùa như nghiên cứu của Phí Văn
Kiên (2015) tại hai bệnh viện của Hà Nội hay nghiên cứu của Hà Thị Cẩm
Vân (2015) cũng được tiến hành tại Hà Nội. Các nghiên cứu này cho thấy
kiến thức, thái độ của bác sỹ khá tốt nhưng thực hành tiêm vắc xin cúm mùa
còn kém [9],[10].Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đầy đủ và có
hệ thống về kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ tại
thành phố (TP) Hồ Chí Minh, một trong những thành phố trọng điểm lưu
hành bệnh cúm mùa. Từ tình hình trên đề tài“Kiến thức, thái độ, thực hành
về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bác sỹ một số bệnh viện
tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015” được nghiên cứu với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa của các bác sỹ
một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin cúm mùa của các
bác sỹ một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm bệnh cúm mùa ở người
1.1.1. Khái niệm bệnh cúm mùa
Cúm mùa là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp và thường xảy ra
hằng năm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân cúm mùa là khởi phát đột

ngột với sốt cao, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ, đau khớp, khó chịu,
đau họng và chảy nước mũi. Hầu hết người bệnh thường hết sốt và các triệu
chứng khác trong vòng một tuần mà không cần chăm sóc y tế. Tuy vậy bệnh
trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như
phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc
bệnh suy giảm miễn dịch,…[1],[2].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh cúm mùa
Tác nhân gây bệnh cúm mùa là vi rút cúm (Influenza virus), thuộc nhóm
Orthomyxovirid,và chia thành các týp A, B,C.
1.1.2.1. Cấu trúc vi rút cúm
Vi rút cúm mùa có cấu trúc phức tạp gồm 3 phần:
- Phần lõi của vi rút là RNA một sợi đơn.
- Phần vỏ cáp sít gồm các capsome sắp xếp theo kiểu đối xứng xoắn
- Vỏ ngoài cùng là một lớp lipid có nguồn gốc từ tế bào chủ.
Vỏ ngoài cùng của vi rút cúm mùa có bản chất là glycoprotein bao gồm
2 kháng nguyên: Kháng nguyên HA (hay còn gọi là kháng nguyên H) là một
glycoprotein có khả năng ngưng kết hồng cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi


4

rút bám vào thụ thể và thâm nhập vào tế bào chủ và kháng nguyên NA có bản
chất là 1 enzyme đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong việc giải
phóng vi rút từ tế bào nhiễm và lan tỏa vi rút trong đường hô hấp. Có 16 loại
kháng nguyên HA (H1-H16) và 9 loại kháng nguyên NA (N1-N9). Những
cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp
khác nhau của vi rút cúm mùa. Tại Việt Nam các phân týp vi rút cúm mùa
thường gặp gồm có cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B [17],[20],[25].
1.1.2.2. Tính chất vi rút cúm mùa
Một tính chất đặc biệt quan trọng của vi rút cúm mùa là khả năng thay

đổi chủng vi rút cúm theo thời gian. Trong quá trình lưu hành của vi rút cúm
mùa, 2 kháng nguyên, nhất là kháng nguyên H liên tục biến đổi dẫn tới hình
thành các chủng vi rút cúm mùa mới. Những biến đổi nhỏ liên tục của kháng
nguyên H còn gọi là “trượt kháng nguyên” là nguyên nhân chính gây ra các
vụ dịch cúm mùa [12]. Hiện tượng biến đổi kháng nguyên tăng liên tục từ
mùa này sang mùa khác đã gây khó khăn cho việc sản xuất vắc xin hữu hiệu
phòng ngừa bệnh cúm.
1.1.2.3. Khả năng đề kháng của vi rút cúm mùa
Với bản chất là lipoprotein, vi rút cúm mùa có sức đề kháng yếu, dễ bị bất
hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và các chất
hoà tan lipit như ether, beta-propiolacton, formol, chloramine, cồn,... [14].
Vi rút cúm mùa thích nghi với nhiệt độ thấp nhưng chết nhanh khi nhiệt
độ tăng cao, cụ thể với nhiệt độ phòng (200C) vi rút cúm mùa sống được vài
giờ, ở nhiệt độ 560C sẽ bị bất hoạt sau 30 phút. Trong không khí, vi rút cúm
mùa có thể tồn tại đến 4 giờ, trong chăn màn đến 2 tuần, bụi nhà đến 5 tuần.
Ở nhiệt độ 00C- 40C vi rút cúm mùa sống được đến 30 ngày, ở nhiệt độ âm vi


5

rút sống được nhiều tháng, còn nếu đông khô có thể sống được hàng năm [2],
[14],[21].
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học
1.1.3.1. Nguồn bệnh
Đối với bệnh cúm mùa, người bệnh thể điển hình hoặc thể nhẹ là ổ chứa
vi rút. Bệnh nhân đào thải vi rút ra môi trường bên ngoài khi ho, hắt hơi cùng
với chất bài tiết qua đường hô hấp. Thời gian đào thải vi rút kéo dài từ 1 ngày
trước cho tới 7 ngày sau khi khởi phát [1],[2],[18],[19]. Thời gian đào thải vi
rút cúm ở trẻ em dài hơn, có thể lên tới 13 ngày [20].
1.1.3.2. Phương thức lây truyền

Cúm mùa là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền rất nhanh,
bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí qua các giọt nhỏ nước bọt hay
dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa vi rút cúm qua ho, hắt hơi. Cúm
mùa có thể lây lan trực tiếp hay gián tiếp do tiếp xúc bàn tay với đồ vật có
dính dịch tiết của người bệnh. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp
và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ,
bệnh viện. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của
người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh [2].
1.1.3.3. Tính cảm nhiễm, đáp ứng miễn dịch và sức đề kháng
Mọi người đều có thể mắc bệnh, sau khi mắc bệnh cơ thể sinh miễn dịch
với chủng vi rút gây nhiễm nhưng kháng thể không bền vững [1],[5],[21],
[22]. Ngay sau khi nhiễm vi rút cúm, kháng thể IgA và tế bào lympho T tăng
lên trong máu người nhiễm cúm để chống lại cả 2 kháng nguyên HA và NA.
Khoảng 2 tuần sau khi mắc bệnh, kháng thể trung hòa HA và NA cùng xuất
hiện trong máu người bị nhiễm vi rút cúm và đạt mức độ cao nhất vào 3-4


6

tuần sau. Sau đó kháng thể kháng cúm có thể tồn tại trong nhiều tháng đến
một năm và chỉ đặc hiệu đối với chủng vi rút cúm mà cơ thể đã nhiễm và quá
trình bảo vệ có thể bị giảm hoặc mất hẳn nếu có một sự thay đổi kháng
nguyên của chủng vi rút mới [21],[23].
1.1.3.4. Mô hình bệnh tật bệnh cúm mùa
Tỷ lệ và mức độ nặng của mỗi cá thể nhiễm vi rút cúm tùy thuộc vào
tình trạng miễn dịch có sẵn, tuổi của cá thể đó và độc tính của vi rút cúm gây
bệnh. Những yếu tố này tạo nên sự khác biệt lớn giữa các vụ dịch cúm [2],
[21]. Bệnh nặng và tử vong chủ yếu xảy ra ở những nhóm người có nguy cơ
cao như trẻ em dưới 2 tuổi, người già và người mắc bệnh mạn tính. Ở các
vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh. Ở các vùng nhiệt đới,

dịch bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân hoặc các trường hợp tản phát
xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm [17].
Hàng năm, trên thế giới các vụ dịch cúm mùa gây bệnh cho khoảng 500
đến 800 triệu người, tỉ lệ tấn công lâm sàng của cúm mùa trong các vụ dịch
dao động từ 10-20% ở cộng đồng và có thể lên tới 50% trong các quần thể kín
như trường học nội trú, nhà trẻ [8],[21].
Tại Việt Nam, hằng năm vẫn ghi nhận khoảng 1-1,8 triệu trường hợp
mắc cúm mùa, phân bố khắp 63 tỉnh, thành phố. Trung bình mỗi năm có 20 ca
tử vong do mắc cúm mùa [1],[25]. Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến
đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế (BYT) đã triển khai hệ thống
giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006 và đẩy mạnh hoạt động xét
nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến
nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm.


7

Kết quả giám sát trên người tại các điểm giám sát trọng điểm cúm quốc
gia cho thấy trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 chủng vi rút cúm
A(H3N2) là chủng lưu hành chủ yếu (79,9%), tiếp đó là chủng vi rút cúm
A(H1N1) (11%) và cúm B (9,1%) [23]. Hiện chưa phát hiện thấy chủng vi rút
cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các
chủng vi rút cúm lưu hành trên người tại Việt Nam.
Nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành của vi rút cúm mùa tại
Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng và cộng sự (2014) được thực
hiện tại 16 điểm giám sát ở các vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc (7 điểm
ở miền Bắc, 4 điểm miền Trung, 1 điểm Tây Nguyên và 4 điểm miền Nam). Kết
quả cho thấy bệnh cúm mùa xuất hiện quanh năm và thường có 2-3 đỉnh dịch/
năm, 17 với đỉnh cao nhất thường thấy từ tháng 6 đến tháng 9. Tỷ lệ dương tính

cao nhất ở nhóm tuổi 5-14 chiếm 29,1%. Cúm B có tỷ lệ dương tính nhiều nhất
ở nhóm tuổi 5 - 14, nhưng cúm A/H1N1 có tỷ lệ dương tính cao ở nhóm tuổi 15
- 24. Cúm mùa là một bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hội chứng
cúm. Mô hình bệnh cúm ở Việt Nam giống như sự kết hợp của mô hình cúm ở
các nước ôn đới ở cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu [24].
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của bệnh cúm mùa
Đặc điểm lâm sàng của bệnh cúm mùa thường có sốt (thường trên 38 0C),
đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau
họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở, diễn ra với hai mức độ
bệnh [1]:
- Cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ): lâm sàng có biểu hiện hội chứng
cúm đơn thuần;
- Cúm có biến chứng (cúm nặng): là ca bệnh kèm theo một trong các
biểu hiện sau:


8

+ Có tổn thương ở phổi với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng (thở
nhanh, khó thở) và/hoặc:
+ Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm
vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng;
+ Có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh
phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu).
1.1.5.Các biện pháp phòng chống cúm mùa
- Phòng ngừa thụ động: vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh
trong đó phải rửa tay sạch thường xuyên, và vệ sinh môi trường sinh sống, nơi
làm việc. Tăng cường sức khỏe bằng nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Khi có
dấu hiệu bị cúm phải đi khám kịp thời và cách ly để tránh lây nhiễm cho
người khác.

- Phòng ngừa chủ động: tiêm phòng vắc xin là biện pháp dự phòng đặc
hiệu tốt nhất để đề phòng bệnh cúm. Việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp
phòng ngừa chủng cúm mùa đang lưu hành (trong đó có chủng cúm A/H1N1
đại dịch) mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm A
khác do tính miễn dịch chéo trong vắc xin [25],[26]. Để đạt được kết quả
phòng bệnh tốt nhất, cần tiêm phòng cho cộng đồng hàng năm trước mùa
cúm. Những đối tượng nguy cơ cao được BYT khuyến cáo nên tiêm vắc xin
cúm mùa hằng năm gồm có [1]:
+ Nhân viên y tế;
+ Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi;
+ Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy
tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…);
+ Người trên 65 tuổi.


9

1.2. Vắc xin cúm mùa
1.2.1. Thông tin về vắc xin cúm mùa
TCYTTG đã khẳng định “Vắc xin cúm mùa là biện pháp phòng ngừa
hữu hiệu nhất”, do tạo được miễn dịch chủ động chống lại bệnh cúm. Vì thế,
phát triển vắc xin cúm là một yêu cầu quan trọng. Trong một mùa cúm, có thể
phát hiện sự đồng lưu hành của các vi rút cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.
Vì vậy, thành phần vắc xin luôn có mặt 3 loài vi rút cúm (vắc xin tam liên) và
gần đây có thêm vắc xin tứ liên (thêm một chủng cúm B) cho khu vực/quốc
gia có sự lưu hành đồng thời 2 dòng vi rút cúm B [25].
Vắc xin cúm mùa có hiệu quả phòng bệnh 70-90% trên người trẻ tuổi
mạnh khỏe nếu kháng nguyên vắc xin phù hợp với chủng vi rút cúm đang lưu
hành. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin không cao đối với trẻ em
và người già [7].

Các vắc xin cúm mùa thường được sản xuất theo mùa vụ (theo năm) để
đảm bảo phù hợp với những vi rút đang lưu hành có khả năng gây dịch. Vắc
xin cúm mùa có thể được sản xuất dưới cả 2 dạng: vắc xin cúm bất hoạt dùng
đường tiêm và vắc xin cúm sống giảm độc lực, dùng đường mũi họng. Ở Việt
Nam, vắc xin được lưu hành sử dụng hiện nay là vắc xin bất hoạt (vắc xin
chết) [25].
Vắc xin cúm mùa nhìn chung rất an toàn. Vắc xin bất hoạt gần như chỉ
có các phản ứng phụ rất nhẹ như: đau, sưng tấy tại vết tiêm và tự hết sau vài
ngày. Vắc xin sống giảm độc lực cũng không gây nguy hiểm vì được sản xuất
từ vi rút cúm đã bị làm yếu và không gây bệnh cúm. Các tác dụng phụ thường
gặp là những triệu chứng nhẹ như sổ mũi, ngạt mũi hoặc ho, sốt, đau đầu và
đau cơ, thở rít, đau bụng hoặc thỉnh thoảng có nôn hoặc tiêu chảy mức độ


10

nhẹ. Trên thực tế, cho đến nay trên toàn thế giới vẫn chưa ghi nhận trường
hợp nào có phản ứng nặng liên quan đến vắc xin cúm mùa [7].
1.2.2. Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa trên thế giới
Mỗi năm trên thế giới có khả năng sản xuất hơn 300 triệu liều cúm mùa
3 thành phần. Tuy nhiên, do vi rút cúm thay đổi liên tục nên các chủng (thành
phần) được sử dụng để sản xuất vắc xin cần phải xem xét hằng năm. Công
việc này được TCYTTG chủ trì họp bàn với sự tham gia của các chuyên gia
kỹ thuật trên toàn thế giới vào tháng hai và tháng chín hằng năm. Kết quả
cuộc họp sẽ đưa ra khuyến cáo thành phần vi rút cúm mùa nên sử dụng để sản
xuất vắc xin cho năm tới [7].
Vắc xin cúm đã được sử dụng trên thế giới hơn 60 năm qua. Đặc biệt,
vắc xin cúm mùa cũng được quan tâm đưa vào chương trình tiêm chủng mở
rộng để tiêm miễn phí nhằm tăng khả năng tiếp cận cho người dân. Tính đến
hết năm 2010, có trên 40% các quốc gia thành viên của TCYTTG đã đưa vắc

xin cúm mùa vào chương trình tiêm chủng mở rộng [26].
1.2.3. Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu sử dụng một số vắc xin cúm mùa do nước
ngoài sản xuất có thành phần cúm A(H1N1) như Vaxigrip (Sanofi Pasteur),
Fluarix (GSK), Influvac (Abbot) và Inflexal (Berna). Đây là những vắc xin
bất hoạt, được sử dụng trong hệ thống tiêm chủng dịch vụ cho những người
có nhu cầu và người dân phải trả phí 100% [25]. Theo báo cáo của Cục Y tế
dự phòng, BYT, tổng số liều vắc xin cúm mùa sử dụng trên phạm vi cả nước
trong tiêm chủng dịch vụ qua các năm 2006 - 2013 là tương đối thấp so với số
lượng mắc trung bình 1,6 - 1,8 triệu trường hợp hàng năm tại Việt Nam [1].


11

Bảng 1.1: Tình hình sử dụng vắc xin cúm mùa trong tiêm chủng dịch vụ
từ năm 2006-2013 tại Việt Nam
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Tổng

Fluarix

Inflexal V


Influvax

(liều)
3.644
4.559
5.966
4.959
12.660
14.253
13.291
18.457
77.789

(liều)
298
1.996
1.508
7.337
3.701
6.358
4.431
7.522
33.151

(liều)
605
6.086
5.483
17.085

8.612
7.554
11.565
14.183
71.173

Vaxigrip (liều) Tổng (liều)
25.237
29.044
37.200
98.779
78.693
121.492
75.278
123.109
588.832

29.784
41.685
50.157
128.160
103.666
149.657
104.565
163.271
770.945

Số liệu bảng trên cho thấy Việt Nam cũng như các nước khác trong khu
vực và trên thế giới vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong việc sử dụng
vắc xin. Tỷ lệ sử dụng vắc xin cúm mùa còn rất thấp do nhiều nguyên nhân

như: nhận thức của người dân về bệnh truyền nhiễm và các biện pháp phòng
chống bệnh cúm mùa còn hạn chế, điều kiện kinh tế còn khó khăn không sẵn
sàng chi trả để sử dụng vắc xin,... [9].
1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của bác sỹ về tiêm vắc xin cúm mùa
1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin cúm của
bác sỹ đã được nghiên cứu ở một số quốc gia. Nghiên cứu tại Srinagar, Ấn Độ
(2010) đã cho thấy chỉ có 4,4% NVYT đã tiêm vắc xin cúm mặc dù kiến thức
của họ rất tốt, có tới 95% NVYT thừa nhận rằng cúm gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho bản thân họ, bệnh nhân của họ và cộng đồng, 81% trong số
đó biết tiêm vắc xin cúm có thể phòng chống được bệnh cúm mùa [29].
Nghiên cứu tại Bắc Kinh, Trung Quốc (2010) cho thấy tỷ lệ tiêm vắc xin
cúm mùa của các bác sỹ còn thấp, chỉ chiếm 18% [30]. Trung Quốc là một


12

quốc gia có chính sách y tế tương tự Việt Nam, vắc xin phòng cúm là vắc xin
dịch vụ, người dân phải trả tiền mới có thể được tiêm phòng loại vắc xin này.
Khi mùa dịch cúm bùng phát, tại các nước tiêm vắc xin cúm mùa dịch
vụ, tỷ lệ tiêm vắc xin cúm mùa cao hơn. Điển hình như dịch cúm bùng phát
năm 2011-2012 ở Navarre tỷ lệ sử dụng vắc xin cúm của bác sỹ chiếm 56,2%.
Trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin cúm cao nhất ở nhóm bác sỹ tiếp xúc trực tiếp với
bệnh nhân có nguy cơ cúm (OR: 1,72; 95% CI: 1,05-2,84), sau đó là nhóm
bác sỹ lo lắng sẽ mắc bệnh cúm (OR: 4,59; 95% CI: 2,30-9,15), hoặc sẽ lây
bệnh cho bệnh nhân của họ (OR: 6,29; 95% CI: 3,02-13,13) [31].
Tại nước tiến hành tiêm miễn phí vắc xin cúm như Hoa Kỳ thì tỷ lệ tiêm
phòng vắc xin cúm cao hơn nhiều, hằng năm tỷ lệ bác sỹ tiêm phòng cúm lên
tới 75% [32]. Một nghiên cứu khác tại Tây Ban Nha (2013), một nước cũng
được tiêm miễn phí vắc xin cúm cho thấy tỷ lệ tiêm vắc xin cúm mùa của bác

sỹ cũng khá cao, chiếm 50,7%. Trong đó, nhóm tuổi có tỷ lệ tiêm vắc xin cao
nhất là từ 55 tuổi trở lên (55,7%), giới nam có tỷ lệ tiêm chủng là 57,4% và tỷ
lệ tiêm vắc xin cúm ở nhóm bác sỹ nhi khoa cao nhất (63,1%) [33]. Nghiên
cứu tại Teheran, Iran năm 2008 – 2009 cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ tiêm
vắc xin cúm mùa ở nhóm đối tượng bác sỹ tương đối cao (66,9%) [34].
Vấn đề khuyến cáo người dân của bác sỹ về tiêm phòng cúm mùa vẫn
còn hạn chế. Nghiên cứu tại Thái Lan của Darunee Ditsungnoen (2013) trên
643 bác sĩ cho thấy chỉ có 24% các bác sĩ khuyến cáo việc tiêm vắc xin cúm
cho phụ nữ mang thai [35].


13

1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu chú trọng đến tìm hiểu kiến thức,
thực hành của bác sỹ về phòng, chống cúm đại dịch như cúm A(H5N1), các
nghiên cứu về cúm mùa còn rất hạn chế. Tuy vậy bước đầu cũng đã có một số
nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng vắc xin cúm mùa của
bác sỹ. Kết quả cho thấy có một khoảng cách rất lớn giữa nhận thức và thực
hành về tiêm vắc xin cúm mùa. Nghiên cứu của Phí Văn Kiên (2015) trên
NVYT của hai bệnh viện tuyến Trung ương tại Hà Nội cho thấy có tới 76%
bác sỹ có kiến thức tốt về bệnh cúm và vắc xin cúm mùa, tuy vậy, chỉ có
25,5% bác sỹ thực hành tiêm vắc xin cúm mùa trong giai đoạn 2010-2014 [9].
Tương tự như vậy, nghiên cứu của Hà Thị Cẩm Vân (2015) cho thấy đa số
bác sỹ đã nhận thấy được tính nguy hiểm, tính phổ biến của bệnh cúm mùa,
tuy nhiên cũng chỉ có 18% bác sỹ từng tiêm vắc xin cúm mùa năm 2014 [10].
Nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Hải Tuấn và cộng sự (2012) cũng
quan tâm đến gánh nặng của bệnh cúm tại một số bệnh viện huyện tại Việt
Nam. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của bệnh cúm mùa về mặt kinh tế là không
hề nhỏ, trung bình tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp mà gia đình bệnh nhân

chi trả là 1.328.906 VNĐ/ca điều trị, số ngày làm việc mất đi là 06 ngày, số
ngày nghỉ học là 05 ngày và số ngày người nhà chăm sóc bệnh nhân là 05
ngày [36].
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc
xin cúm mùa của bác sĩ
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu tại Navarre (2013) đã chỉ ra các yếu tố thúc đẩy việc tiêm
vắc xin cúm mùa của bác sỹ như hiệu quả của vắc xin (51,4%), cúm là bệnh
nguy hiểm (43,2%), nguy cơ nhiễm bệnh từ công việc hàng ngày (43,2%), do


14

tác động của các phương tiện truyền thông (32,4%) [31]. Nghiên cứu của
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (2014) cũng cho thấy
sự tin tưởng vào tính an toàn của vắc xin (20,1%) và cho rằng vắc xin cúm
mùa hiệu quả (16,3%) là những yếu tố thúc đẩy việc tiêm vắc xin của bác sỹ
[32]. Tương tự, nghiên cứu về tỷ lệ tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ tại 3
nước Trung Đông bao gồm UAE, Kuwat và Oman từ tháng 7-10/2009 cũng
cho thấy các yếu tố phổ biến nhất thúc đẩy việc tiêm vắc xin cúm mùa của
bác sỹ là muốn sử dụng vắc xin cúm mùa để bảo vệ sức khỏe cho chính bản
thân (56,5%), ảnh hưởng của những khuyến cáo của các đơn vị liên quan
(46,9%) và tác động của phương tiện thông tin đại chúng (32,4%) [37].
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra các yếu tố cản
trở đến tiêm vắc xin cúm mùa của các bác sỹ như sự chủ quan của bác sỹ, do
thói quen, lo sợ tác dụng phụ,…Cụ thể, nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy lý do
của việc không tiêm vắc xin cúm có thể đưa ra như không biết có vắc xin cúm
tại địa phương (32%), nghi ngờ về tính an toàn của vắc xin (18%), không có
thời gian tiêm vắc xin (12%), lo sợ những tác dụng phụ (4%) [38].
Nghiên cứu tại Teheran, Iran (2010) cho thấy các yếu tố cản trở việc

quyết định không tiêm vắc xin cúm mùa của nhóm bác sỹ bao gồm lo lắng về
tác dụng phụ của vắc xin, cho rằng tiêm vắc xin là không cần thiết, vắc xin
không có sẵn, quên hoặc không có thời gian, tiêm vắc xin không hiệu quả,...
[34]. Tương tự như vậy, nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ về thực trạng tiêm vắc xin
cúm mùa của bác sỹ cho thấy các trở ngại phổ biến ảnh hưởng đến quyết định
không tiêm vắc xin cúm mùa của bác sỹ bao gồm: cúm mùa không phải là
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (26%), chi phí vắc xin cao (25%), có nhiều
phương thức khác có thể bảo vệ khỏi bệnh cúm mùa hơn là sử dụng vắc xin
(17,9%) và lo lắng về tiêm vắc xin (6,9%) [39].


15

Về việc khuyến cáo tiêm vắc xin cúm mùa, nghiên cứu của Darunee
Ditsungnoen cũng cho thấy 62% các bác sỹ nghĩ rằng những khuyến cáo hiện
hành của BYT Thái Lan là không rõ ràng hoặc gây khó hiểu, khiến cho các
bác sỹ chưa chủ động khuyến cáo tiêm vắc xin cúm mùa cho bệnh nhân.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra các bác sỹ sản/phụ khoa thường xuyên khuyến
cáo việc sử dụng vắc xin cúm hơn so với các bác sỹ chuyên ngành khác [35].
1.4.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Phí Văn Kiên (2015) đã chỉ ra chuyên ngành bác sỹ
công tác có liên quan đến kiến thức về tiêm vắc xin cúm mùa. Cụ thể, hai
nhóm bác sỹ chuyên ngành sản/phụ khoa cao và nhi khoa có kiến thức tiêm
vắc xin cúm mùa tốt hơn so với bác sỹ nhóm chuyên ngành khác. Nghiên cứu
này cũng cho thấy các bác sỹ làm trong chuyên ngành truyền nhiễm hoặc có
thâm niên ngắn hơn thì có tỷ lệ tiêm vắc xin cúm cho bản thân cao hơn nhóm
còn lại [9].
Nghiên cứu của Hà Thị Cẩm Vân lại cho kết quả khác, những người có
số năm kinh nghiệm làm việc >20 năm có khả năng tiêm vắc xin cúm mùa
cao gấp 0,25 lần so với những người có dưới 5 năm kinh nghiệm (95% CI:

0,06 –0,98). Những người có thái độ tốt có khả năng tiêm vắc xin cúm mùa
cao hơn 5,76 lần so với nhóm có thái độ chưa tốt (95% CI:1,59-20,84). Ngoài
ra, nghiên cứu này cũng cho thấy chi phí vắc xin là một trong những yếu tố
cản trở đến việc tiêm vắc xin cúm mùa. Chi phí tiêm vắc xin mặc dù không
quá lớn nhưng việc phải đóng tiền cho mũi tiêm là lý do đầu tiên khiến bác sỹ
không muốn tiêm vắc xin [10].
Mặc dù đã cố gắng nhưng đến nay chúng tôi chưa tìm thêm được nghiên
cứu nào khác đầy đủ về kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin cúm mùa
của bác sỹ tại Việt Nam.


×