Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chủ đề: LÀM RÕ SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TỒN TẠI XÃ HỘI. LIÊN HỆ VIỆC ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG Ý THỨC XÃ HỘI TIÊU CỰC, PHÁT HUY Ý THỨC XÃ HỘI TÍCH CỰC Ở ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.03 KB, 13 trang )

TỈNH UỶ AN GIANG

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TƠN ĐỨC THẮNG
------  ------

THU HOẠCH
PHẦN I.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

Chủ đê: LÀM RÕ SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TỒN TẠI XÃ HỘI. LIÊN HỆ VIỆC ĐẤU TRANH
VỚI NHỮNG Ý THỨC XÃ HỘI TIÊU CỰC, PHÁT HUY Ý
THỨC XÃ HỘI TÍCH CỰC Ở ĐỊA PHƯƠNG

Học viên: Nguyễn Thị Bích Chơn
Phần học, mơn học: Phần I.i Nội dung
cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin
Năm học: 2021-2022

An Giang, tháng 11 năm 2021.


TỈNH UỶ AN GIANG

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TƠN ĐỨC THẮNG
------  ------

THU HOẠCH
PHẦN I.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN


TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

Chủ đê: LÀM RÕ SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TỒN TẠI XÃ HỘI. LIÊN HỆ VIỆC ĐẤU TRANH
VỚI NHỮNG Ý THỨC XÃ HỘI TIÊU CỰC, PHÁT HUY Ý
THỨC XÃ HỘI TÍCH CỰC Ở ĐỊA PHƯƠNG

Phần học, môn học:Phần I.i Nội dung
cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin
Năm học: 2021-2022

An Giang, tháng 11 năm 2021.


1

MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng ý thức xã hội là vấn đề bức
thiết. Xây dựng ý thức xã hội là sự nghiệp của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Xây dựng ý thức xã hội, chúng ta
cần phải đẩy mạnh công cuộc xây dựng ý thức chính trị, ý thức chấp hành pháp
luật, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo và ý thức văn hóa. Khơng ngừng hồn thiện ý
thức xã hội theo hướng tích cực, phát huy những ý thức xã hội tích cực. Vậy ý thức
xã hội là gì? Tồn tại xã hội là gì? Ý thức xã hội tích cực nó giúp ích gì cho tư
tưởng, đạo đức, tơn giáo, văn hóa, pháp luật của con người trong xã hội, nhất lá
trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp? Ý thức xã hội tiêu
cực nó gây ra những hệ lụy, những hậu quả gì cho bản thân gia đình và xã hội? Tại
sao ta phải đấu tranh với những ý thức tiêu cực và phát huy những ý thức xã hội

tích cực? Sau đây tơi xin trình bày về nội dung chủ đề “Làm rõ sự tác động trở lại
của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Liên hệ việc đấu tranh với những ý thức xã
hội tiêu cực, phát huy ý thức xã hội tích cực ở địa phương”.
NỘI DUNG
1. Cở sở lý luận
Ý thức xã hội là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng,
truyền thống…về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, thẩm mỹ, tôn giáo và
khoa học của một cộng đồng người, phản ánh tồn tại xã hội của họ.
Tồn lại xã hội là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội. Những điều kiện đó là hoàn cảnh địa lý,dân số và phương thức sản xuất
vật chất của xã hội; trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
Ý thức xã hội nó phản ánh tồn tại xã hội qua những giai đoạn lịch xử nhất
định. Tồn tại xã hội là đời sống vật chất của xã hội. Những yếu tố cơ bản thuộc tồn
tại xã hội gồm: Phương thức sản xuất vật chất của xã hội, điều kiện địa lý – tự


2

nhiên, dân. Các yếu tố này tác động lẫn nhau, tạo thành điều kiện sinh tồn và phát
triển của xã hội, trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
Sự lệ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội không phải lúc nào cũng diễn
ra trực tiếp mà cần phải xét đến cùng qua nhiều khâu trung gian mới thấy được, bởi
vì ý thức xã hội có tính độc lập của mình. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
được thể hiện dưới các hình thức sau:
- Ý thức xã hội thường “lạc hậu” so với tồn tại xã hội:
Ý thức xã hội là cái phản ánh của tồn tại xã hội, còn tồn tại xã hội là cái
được phản ánh bởi ý thức xã hội. Do vậy, ý thức xã hội với tư cách là cái phản ánh
bao giờ cũng biến đổi chậm hơn so với tồn tại xã hội-cái được phản ánh.
Có nhiều nguyên nhân của sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội:

Thứ nhất, là do sức ỳ của tâm lý xã hội, nhất là của thói quen,phong tục, tập
quán, truyền thống. Khi tâm lý xã hội đã trở thanh thói quen, tập qn,v.v.. thì nó
bám rễ tương đối bền vững ở mỗi người, mỗi nhóm cộng đồng, tầng lớp xã hội. Ví
dụ: ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội
phong kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp “Trọng nam khinh nữ”.
Thứ hai, những yếu tố bảo thủ, chẳng hạn như ý thức tôn giáo phản ánh
không đúng và không kịp sự vận động biến đổi của tồn tại xã hội.
Thứ ba, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm xã hội, tập đồn
xã hội, giai cấp xã hội khác nhau.
Những ý thức lạc hậu, tiêu cực khơng mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy, trong
sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng,
đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù
địch về mặt tư tưởng, kiên trì xố bỏ những tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức phát
huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp.
- Ý thức xã hội có thể phản “vượt trước” tồn tại xã hội:
Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật vận động khách quan của tồn tại
xã hội thì có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội. Sự phản ánh của ý thức xã hội


3

đối với sự tồn tại xã hội được coi là sáng tạo khi nó phản ánh đúng được những
mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của tồn tại xã hội. Dù phản ánh
“ vượt trước” nhưng ý thức xã hội vẫn bị quy định bởi tồn tại xã hội. Xét đến cùng,
ý thức xã hội vẫn bị quy định bởi tồn tại xã hội. Ví dụ: Hồ Chí Minh sinh ra và lớn
lên trong hồn cảnh đất nước bị chìm đắm trong nơ lệ, Người nói: Tơi muốn ra
nước ngồi sang nước Pháp và một số nước khác xem họ làm ăn ra sao để về giúp
đỡ đồng bào ta khỏi đói nghèo. Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa tôi đến với
Lênin, tin và đi theo Lênin, theo Quốc tế III, Quốc tế cộng sản. Muốn cứu nước,
giải phóng dân tộc khơng cịn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình: Nó có tính kế
thừa những giá trị của đời sống tinh thần trong lịch sử. Sự kế thừa của ý thức xã hội
cũng mang tính giai cấp. Gắn với chủ thể mang ý thức xã hội. Những giai cấp khác
nhau sẽ kế thừa những nội dung khác nhau của ý thức xã hội thời đại trước. Các
giai cấp tiến bộ thường tiếp thu những di sản tư tưởng tiến bộ của các thời đại
trước. Các giai cấp bảo thủ, phản tiến bộ thường tiếp thu, khôi phục những tư
tưởng lạc hậu, bảo thủ, phản tiến bộ của những thời đại trước.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng; Các hình thái ý thức xã hội bổ sung cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thâm
nhập vào nhau và cùng nhau tác động đến tồn tại xã hội. Trong mỗi giai đoạn lịch
sử một hình thái ý thức xã hội nào đó nổi trội và đóng vai trị chi phối các hình thái
ý thức xã hội khác. Trong xã hội có giai cấp, chính trị có vai trị quan trọng đối với
các hình thái ý thức xã hội khác. Ví dụ: Vào thời kỳ Hy Lạp, triết học được coi là
bà chúa của các khoa học. Thời kỳ Trung Cổ ở Tây Âu thời kì này Kitơ giáo thống
trị, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, Thời kỳ Văn Hóa Phục Hưng, yếu tố nhà
nước chi phối trên tất cả các lĩnh vực.
- Sự tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội theo hai khuynh hướng
cơ bản là tích cực và tiêu cực:
Một là, nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của sự
vận động, phát triển của tồn tại xã hội thì thơng qua hoạt động thực tiễn của con


4

người nó có thể tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội. Biểu hiện của sự tác động
tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nó thúc đẩy phương thức sản
xuất phát triển; góp phần cải biến điều kiện tự nhiên, hồn cảnh địa lý theo hướng
có lợi cho con người và sản xuất vật chất..Ví dụ: Ý thức pháp quyền của người dân
ngày càng được nâng cao, chấp hành tốt luật An tồn giao thơng làm giảm bớt tai
nạn giao thơng.

Hai là, nếu ý thức xã hội lạc hậu,phản ánh không đúng quy luật khách quan
của sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội; hoặc là ý thức xã hội phản tiến bộ,
nhất là ý thức chính trị, hoặc là ý thức xã hội vượt trước tồn tại xã hội nhưng vượt
trước ảo tưởng, duy ý chí…thì sẽ tác động tiêu cực đối với tồn tại xã hội. Biểu hiện
của tác động tiêu cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là nó cản trở, kìm hãm
tồn tại xã hội phát triển. Cụ thể là, ý thức xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của
con người cản trở sản xuất vật chất phát triển, hủy hoại môi trường sống tự nhiên,
làm mất cân bằng về dân số và mật độ dân cư…Như vậy, nó đã kìm hãm sự phát
triển của xã hội theo hướng tiến bộ.
2. Liên hệ thực tiễn vê việc đấu tranh với những ý thức xã hội tiêu cực,
phát huy ý thức xã hội tích cực ở địa phương
2.1 Kết quả đạt được về ý thức xã hội tích cực trên địa bàn tỉnh An Giang và
huyện Phú Tân:
Thực trạng trên địa bàn huyện Tỉnh An Giang nói chung và huyện Phú Tân
nói riêng hiện nay phần lớn người dân từ nông dân, công nhân, cán bộ, đảng viên,
công chức và người lao động đều có ý thức xã hội tích cực thể hiện cụ thể như:
Về ý thức chính trị, chấp hành pháp luật: thực hiện theo chủ trương, đường
lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Phần lớn người dân nhìn nhận đúng
và tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật mà nhà nước đề ra. Nhân dân ý thức
được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thơng qua pháp luật do đó
họ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước: tham gia đóng góp các ý
kiến cho các văn bản pháp luật, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực
tiễn. Có những ý kiến được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận xem xét, nghiên


5

cứu và bổ sung thêm; người dân còn tham gia vào bắt tội phạm và đã được công an
tặng giấy khen đột xuất cụ thể là trường hợp của anh Trần Văn Ca (34 tuổi) và anh
Lương Minh Nhựt (44 tuổi, cùng ngụ xã Bình Thạnh Đơng) có thành tích bắt cướp

giật điện thoại của một người phụ nữ; vấn đề tai nạn giao giảm so với trước.
Ý thức đạo đức người dân An Giang nói chung và con người Phú Tân nói
riêng ln có truyền thống đạo đức tốt đẹp, cần cù và chịu khó, ln cần mẫn trong
lao động và sản xuất, trong gia đình thì ln kính trên nhường dưới, với hàng xóm
láng giềng ln thân thiện, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó thể hiện ngay
trong những đợt dịch Covid-19 đang bùn phát, cả hệ thống chính trị đều căng mình
chung tay để chống dịch, Đại Tá Đinh Văn Nơi đã huy động nhân lực và vật lực
cùng Ban Trị sự Trung Ương Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo hỗ trợ cho các huyện thị
Trong đó có huyện Phú Tân với 2.000 túi thuốc, 25 tấn gạo, 1.000 khẩu trang, 200
bình xịt khử khuẩn và nhu yếu phẩm hỗ trợ huyện Phú Tân, không chỉ có lãnh đạo
mà người dân cịn chung lịng, tại nơi tơi sống ở thời điểm đó Ơng Võ Ngọc Tư,
Ơng Hoa Nhất Trí cùng một số người dân đã mua hầm cá tác để hỗ trợ cho người
dân của vùng bị phong tỏa Ấp Trung 1, Thị Trấn Phú Mỹ và một số điểm nóng
trong vùng dịch đó thể hiện ý thức đạo đức tốt đẹp cùng nhau chống dịch.
Về ý thức tôn giáo cũng được nâng cao, trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có
11 tơn giáo và 15 tổ chức được công nhận với khoảng 1,6 triệu tín đồ. Thời gian
qua, các tổ chức tơn giáo trong tỉnh đã tích cực tham gia phịng, chống dịch bệnh
COVID-19 với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Theo đó, từ cuối tháng 3 đến
nay, tất cả các cơ sở tôn giáo trong tỉnh đã tạm ngừng mọi hoạt động, nghi lễ tôn
giáo tập trung đông người; Đạo Công giáo hướng dẫn các giáo dân tham dự thánh
lễ trực tuyến tại nhà. Đối với Phật giáo cũng tạm dừng tổ chức các hoạt động Phật
sự, sự kiện tôn giáo và xã hội có tập trung đơng người, đặc biệt trong các ngày từ
13 đến 16/4 là Tết Chôl Chnăm Thmây cổ truyền của đồng bào Khmer, khuyến
khích bà con phật tử đón Tết tại nhà để đảm bảo phịng chống dịch Covid-19.
Ý thức thẩm mỹ của con người An Giang được nâng lên rõ nét được thể hiện
qua cách ăn mặc, giao tiếp, trong các cơ quan đều thể hiện thị hiếu thẩm mỹ về văn


6


hóa, nhiều tắc phẩm nghệ thuật ca nghệ quê hương, lịng u thương con người, thể
hiện bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
2.2 Những hạn chế trong ý thức xã hội
Bên cạnh những thành tựu tích cực cịn 1 số tiêu cực cục bộ của địa phương:
Ý thức chấp hành giao thông,1 bộ phận thanh thiếu niên muốn thể hiện mình
nên đánh võng, nẹt bơ làm mất an ninh trật tự đã gây ra một số vụ tai nạn làm ảnh
hưởng đến người dân vô tội và hệ lụy cho gia đình. Một số đồng bào dân tộc thiểu
số cịn nạn tảo hơn, dẫn đến tình trạng hệ lụy cho những đứa trẻ sinh ra, bên cạnh
“trọng nam khinh nữ” cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ dân số hiện nay và nhất là nạn
nạo phá thai làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.
Một số tiêu cực trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, ở thời điểm dịch
bệnh phức tạp trên địa bàn huyện Phú tân thực hiện CT 16 của UBND tỉnh, thế
nhưng nhiều người dân lại thiếu ý thức tự tiện ra đường mà không có lý do, khi bị
đội tuần tra làm nhiệm vụ lập biên bản thì lại bạo hành đó là trường hợp của đôi vợ
chồng bà Trần Thị Tuyền (42 tuổi, ngụ xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân), bà Tuyền đã
lao vào đánh 1 thành viên của công an xã và đã bị bắt tạm giam hình sự về hành vi
“ Chống người thi hành công vụ”. Không những thế tệ nạn xã hội lô đề, đá gà, cờ
bạc…trên địa bàn vẫn tiếp diễn với nhiều thủ đoạn tinh vi, chúng còn dùng đến thủ
đoạn bỏ tiền để mua chuột, điều động các lãnh đạo cản con đường phát triển phi
pháp của chúng, trường hợp của Đại Tá Đinh Văn Nơi là bằng chứng thiết thực.
Một số bộ phận phản động lợi dụng dân chủ để chống phá đảng và nhà nước
cụ thể: Gần đây chúng vu cáo, tìm cách biện minh: Người Khmer chính là chủ
nhân của di chỉ khảo cổ Ốc Eo (An Giang), xuyên tạc vùng đất Nam Bộ là của
Cam-pu-chia; địi thành lập "Nhà nước Khmer Krơm".
Biểu hiện ở trên các trang mạng xã hội dùng các hình ảnh bà con từ các vùng
dịch về bị kẹt ở các chốt trạm do chưa thực hiện đúng các qui định phịng chống
dịch của địa phương, chúng chụp hình, để các dịng trạng thái nhằm xách động,
xun tạc, nói xấu đảng và nhà nước ta. Một bộ phận cán bộ đảng viên, nhân dân
phủ nhận vai trò của đảng, Chủ nghĩa Mác – Lênin, khi tham gia MXH, dựa theo



7

thông tin chưa được kiểm chứng để đưa ra phát ngơn tùy tiện, thiếu xây dựng, thậm
chí đi ngược quan điểm, đường lối của Đảng, gây phân tâm trong dư luận; ảnh
hưởng khơng tốt đến uy tín của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Ngoài ra khả năng phản biện xã hội, phản biện lại những ý sai trái, những
luận điệu xuyên tạc chưa mạnh mẽ, do một phận chưa nắm chắc về quan điểm của
đảng, nhà nước nên không mạnh dạn đấu tranh lại những luận điệu xuyên tạc.
2.3 Bài học kinh nghiệm của bản thân.
Bản thân tôi với vai trị là Bí thư chi bộ- Hiệu trưởng nhà trường và là 1 đảng
viên tơi rút ra chi mình bài học kinh nghiệm sâu sắc:
Tôi luôn kiên định đối với đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Xây dựng Nghị Quyết phù hợp với địa phương, nhu cầu của đơn vị. Ln
giữ gìn đạo đức, lối sống giản dị, ln có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý
kiến đóng góp, sửa chữa khuyết điểm và giữ gìn đồn kết nội bộ. Ln lấy vì lợi
ích tập thể và chăm lo cho đội ngũ.
Có ý thức thực hành tiết kiệm, đấu tranh phịng, chống lãng phí, tham nhũng,
quan liêu, các biểu hiện tiêu cực khác trong đơn vị. Không có các biểu hiện suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của
cá nhân.
Tăng cường cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống đối với
cán bộ, công chức, viên chức kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn những lệch lạc trong tư
tưởng, đạo đức và hành động của cán bộ, công chức.
Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở CB, GV, NV, người thân, thơn xóm
nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt khi tham
gia các trang mạng xã hội, không tùy tiện chia sẻ, like, bình luận những nội dung
chưa chính thống làm ảnh hưởng đến đơn vị, bản thân và địa phương.
Trong phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người

lao động chú trọng đến trình độ, năng lực, chun mơn nghiệp vụ, hồn cảnh gia


8

đình, mối quan hệ đồng nghiệp trên cơ sở phù hợp với nhu cầu và năng lực để họ
có ý thức đúng với trách nhiệm của mình, đánh giá cơng bằng khách quan.
Trong khóa học B157 tơi cố gắng nghiêm túc lắng nghe thầy, cô giảng bài,
nắm chắc các quan điểm của Đảng, đường lối chính sách của Nhà nước, hồn thành
khóa học, trang bị cho mình kiến thức vững chắc để tuyên truyền quan điểm Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để cán, đảng viên, giáo viên, nhân viên,
người thân nắm rõ, họ có nhận thức đúng, phản biện được những luận điệu xuyên
tạc, chống đối nhà nước.
2.4 Trên thực trạng những thành tựu và hạn chế trên tôi nêu đưa ra một số
giải pháp cụ thể như sau:
-Xây dựng ý thức xã hội tích cực gắn liền với việc cải tạo xã hội thông qua
việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật cho công dân, cần chú ý đến khả năng nhận thức, lĩnh hội những kiến thức,
hiểu biết về pháp luật của các tầng lớp dân cư, các loại đối tượng từ đó lựa chọn
những phương pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp.
- Coi trọng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng –
văn hóa để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, những ý thức xã hội tiêu cực
xuất phát từ những tư tưởng lạc hậu, thiếu khoa học. Chúng ta phải xây dựng con
người mới khoa học, tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc văn tộc. Bỏ qua những lạc hậu
lỗi thời hướng đến cái tiến bộ phù hợp với sự tồn tại xã hội, giúp cho xã hội ngày
càng phát triển.
- Nâng cao giáo dục chủ nghĩa Mác –Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho
tồn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh ăn sâu vào tâm trí mỗi người, ln giữ vững nền tảng tư tưởng. Cần
xem xét đưa chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh vào chương trình giáo dục các cấp, lựa chọn những nội dung cốt lõi để học
sinh nhận thức được Đảng là con đường soi sáng cho đất nước phát triển, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã làm nên đất
nước Việt Nam như hơm nay, vì phần lớn trang mạng xã hội tất cả học sinh đều


9

tham gia, vi phạm mạng xã hội cũng học sinh là nhiều trên 70%, chính vì thế phải
giáo dục từ cịn bé.
- Thực hiện nâng cao dân trí, nhất là ở những vùng có mặt bằng dân trí thấp,
nơi có đơng đảo dân tộc thiểu số sinh sống. Chính vì dân trí thấp, trình độ cịn hạn
chế ý thức xã hội chưa cao, rất dễ bị xuối dục, kích động, chống phá và đồi quyền
tự trị,nhất là quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số và nhất là Người Khmer.
-Tăng cường đối thoại và lắng nghe ý kiến của người dân, thơng qua dân có
thể đánh giá được những mặt làm được và hạn chế của địa phương, cũng như là
nhu cầu mà dân, qua đó giải quyết kịp thời những bức xúc trong dân, làm cho dân
hiểu nhà nước là của dân, khi dân cần, dân lên tiếng đều được giải quyết kịp thời.
- Đẩy mạnh việc nêu gương, khen thưởng những cá nhân, người dân, cán bộ,
đảng viên, tham gia thực thi pháp luật, ngăn chặn tôi phạm. Kịp thời động viên
khuyến khích đơng đảo q̀n chúng tham gia vào tố giác tội phạm, nhưng phải đảm
bảo thông tin người tố giác. Đưa người dân đến gần với Đảng và nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đối với
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đặc biệt đối với những cán bộ có chức
quyền đã lợi dụng quyền hạn của mình để trục lợi, phiền hà, nhũng nhiều người
dân, bao che cho người thân vi phạm tệ nạn xã hội. Xử lí nghiêm hành vi lợi dụng
mạng xã hội để trục lợi, xuyên tác, nói xấu chế độ nhất là những Cán bộ, đảng viên.
- Kiên quyết đấu tranh những tư tưởng tàn dư của xã hội, phong kiến, tư
tưởng tư sản, phản động, lạc hậu đi ngược với lợi ích dân tộc trong giai đoạn nền
kinh tế thị trường hiện nay. Những tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” “tảo hơn” “mê

tín” …cần đấu tranh, hiện nay các các bọn phản động, ln rình rập, tìm cách
chống phá đảng và nhà nước ta, chúng chống phá trên mọi lĩnh vực tư tưởng, chính
trị, đạo đức, văn hóa, tơn giáo…ta phải thật sự kiên định, đánh tan những luận điệu
xuyên tạc để bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng.
- Phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam. Xây
dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền
văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ,


10

nhân văn, sống có ý thức xã hội tích cực, tuân thủ pháp luật, chấp
hành chủ trương của đảng, biết bảo vệ mơi trường, chấp hành an
tồn giao thơng, trong việc phịng chống dịch bệnh Covid-19.
- Mỗi người cơng dân Việt nam phải nâng cao ý thực tự giác,
tự nhận thức về hành vi đúng, hành vi sai, có trách nhiệm đối với
hành động. Trong cuộc sống, thái độ ứng xử của mỗi cá nhân có mối quan hệ
chặt chẽ với cộng đồng.
KẾT LUẬN
Xây dựng ý thức xã hội là quá trình đấu tranh gay go, phức tạp nhằm khắc
phục những tư tưởng, tập quán lạc hậu, làm thất bại cuộc tấn công về tư tưởng của
các thế lực phản động, kế thừa những giá trị tích cực trong truyền thống và hình
thành ý thức xã hội tích cực. Đây là q trình lâu dài, phức tạp, địi hỏi tính tự giác
cao. Vì vậy, thơng qua chủ trương, chính sách, Đảng cần phải khắc phục những
biểu hiện của khuynh hướng coi nhẹ vai trị của nhân tố tư tưởng, chính trị, đạo
đức, tôn giáo. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức
khắc phục những biểu hiện lệch lạc nhất là những biểu hiện xa rời tơn chỉ, mục
đích, chạy theo thị hiếu thấp kém... Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, cần mở rộng
các hình thức dân chủ để nhân dân có thể tham gia vào quá trình xây dựng ý thức
xã hội mới một cách chủ động và trực tiếp. Quá trình này khơng phải chỉ một cá

nhân, một tập thể mà địi hỏi sự chung tay của cả dân tộc, đó là con người là dân
tộc Việt Nam. Và các giải pháp mà tơi nêu trên là để góp phần đấu tranh với những
ý thức xã hội tiêu cực, phát huy ý thức xã hội tích cực làm cho đơn vị, địa phương,
đất nước mình trở nên ngày tốt đẹp hơn, văn minh hơn, người dân tôn trọng, biết
yêu thương, chia sẻ đùm bọc lẫn nhau, hạn chế được những tệ nạn xã hội, nâng cao
nhận thức của người dân, đưa Đảng đến gần dân, trong dân có Đảng và trong Đảng
có dân, dân tin tưởng đảng và nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid-19
phức tạp hiện nay sự tin tưởng lẫn nhau sẻ tạo nên sức mạnh đẩy lùi “giặc dịch” ra
khỏi đất nước, mang lại cuộc sống thanh bình cho quê hương.


11



×