Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Ý THỨC XÃ HỘI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.73 KB, 9 trang )

Ý THỨC XÃ HỘI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI
(4 Tiết )
I. NỘI DUNG, BẢN CHẤT VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý
THỨC XÃ HỘI
1. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội
Đời sống xã hội gồm hai lĩnh vực: đời sống vật chất và đời sống tinh thần,
trong đó đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội: là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao
gồm điều kiện tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất, trong đó phương thức sản
xuất có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của tồn tại xã hội.
- Ý thức xã hội: là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là kết quả của sự
phản ánh của ý thức con người đối với tồn tại xã hội nhất định. Cho nên không thể
tìm nguồn gốc hoặc giải thích một hiện tượng từ ý thức xã hội từ bản thân ý thức xã
hội mà phải từ tồn tại xã hội. Chẳng hạn, sự đối lập về ý thức giai cấp là do sự đối
lập về lợi ích kinh tế đẻ ra.
Ý thức xã hội gồm hai cấp độ phản ánh khác nhau là tâm lý xã hội và hệ tư
tưởng:
+ Tâm lý xã hội là các hiện tượng ý thức như: tình cảm, tâm trạng, thói quen,
ước muốn, động cơ, thái độ và những xu hướng tâm lý của các nhóm người khác
nhau được hình thành một cách tự phát trên cơ sở những điều kiện sinh sống hàng
ngày của con người. Ví dụ như những tình cảm yêu, ghét, các trạng thái tâm lý vui
mừng, bực bội, những thói quen lâu đời… mà nguồn gốc không hẳn do điều kiện
sinh hoạt vật chất lúc đó sinh ra.
+ Hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng, những học thuyết lý luận về
kinh tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức tôn giáo, khoa học, nghệ thuật…phản ánh và
bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội. Hệ tư tưởng không hình
thành tự phát mà nó được tạo ra một cách tự giác thông qua những trí thức có trình
độ cao, có khả năng tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm để khái quát hoá thành lý
luận, hệ thống hoá thành các học thuyết. Ví dụ như học thuyết Mác - Lênin là hệ tư
tưởng của giai cấp vô sản hiện đại do Mác, Ăngghen và Lênin sáng tạo nên.
↔ Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng đều bắt nguồn từ tồn tại xã hội có sự tác


động qua lại song không có quan hệ phát sinh. Nghĩa là tâm lý xã hội không thể
phát triển thành hệ tư tưởng và hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội.
Chẳng hạn: chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
nhưng không hình thành tự phát từ nguyện vọng, tâm lý của giai cấp công nhân mà
do khả năng phân tích XHTB và tổng kết phong trào công nhân của Mác, Ăngghen,
Lênin tạo ra.
T ừ đó nhận ra một thực tế là: giai cấp nào không có đội ngũ trí thức thì hoặc
là không có hệ tư tưởng, hoặc là phải “mượn” trí thức của giai cấp khác để xây
dựng hệ tư tưởng cho giai cấp mình. Đó là trường hợp của Mác, Ăngghen, Lênin -
những trí thức tư sản nhưng đã gia nhập giai cấp vô sản và sáng tạo hệ tư tưởng cho
giai cấp này.
2. Tính giai cấp của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp
- Trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội của mỗi giai cấp là sự phản ánh
lợi ích, địa vị xã hội và những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp đó.
Như vậy, trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội có tính giai cấp, tức là
mỗi giai cấp có ý thức riêng của mình. Ý thức của giai cấp thống trị là ý thức thống
trị, nó không những chi phối về kinh tế mà còn chi phối cả về chính trị.
Chẳng hạn: trong chế độ phong kiến thì giai cấp địa chủ, quý tộc chi phối xã
hội, trong chế độ TBCN thì giai cấp tư sản nắm quyền đó trên tất cả các lĩnh vực
của xã hội.
- Ý thức xã hội thường tồn tại thông qua những cá nhân, do đó có cái gọi là ý
thức cá nhân. Ý thức cá nhân phong phú và đa dạng hơn ý thức giai cấp, bởi vì
không những nó phản ánh lợi ích của giai cấp, phản ánh những điều kiện tồn tại
chung của một quốc gia (như địa lý, môi trường…) của thời đại mà còn phản ánh
hoàn cảnh sinh sống riêng của mỗi cá nhân ( như nghề nghiệp, truyền thống gia
đình, các quan hệ giao tiếp… ). Do đó, trong thực tế có những ý thức cá nhân mâu
thuẫn với ý thức giai cấp và lợi ích giai cấp của mình.
3. Ý thức dân tộc
- Mỗi dân tộc có một ý thức riêng do sự khác nhau về kinh tế, địa lý, ngôn
ngữ, văn hoá và truyền thống dân tộc được kết tinh lâu dài trong lịch sử.

Ví dụ : Nước ta do những điều kiện lịch sử đặt biệt của mình nên ý thức dân
tộc thường nổi trội : tính cộng đồng cao, tự lập tự cường, yêu nước thương nòi…
- Trong xã hội có giai cấp thì ý tức dân tộc và ý thức giai cấp có quan hệ hữu
cơ, tác động qua lại nhau :
+ Khi giai cấp thống trị ở thời kỳ tiến bộ, ý thức giai cấp của họ không
những phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp mà còn phản ánh và bảo vệ lợi ích của
dân tộc. Chẳng hạn, ý thức của giai cấp địa chủ, quý tộc Việt Nam trong các thời kỳ
chống ngoại xâm từ Đinh – Lê – Lý - Trần trước đây.
+ Ngược lại, khi giai cấp thống trị đã trở thành lạc hậu, lỗi thời thì ý thức giai
cấp của họ thường mâu thuẫn với ý thức dân tộc và có thể dẫn tới phản lại lợi ích
dân tộc. Khi đó, trong tầng lớp thống trị xuất hiện những quan điểm dân tộc sai lầm
như: Chủ nghĩa sô vanh nước lớn, chủ nghĩa bá quyền, ý thức vị kỷ, hẹp hòi dân
tộc…
4. Tính độc lập tương đối và sức mạnh cải tạo của ý thức xã hội
- Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội nhưng không phản ánh máy
móc, thụ động mà có tính độc lập tương đối. Điều đó được thể hiện:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu, bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội. Nghĩa là
khi một tồn tại xã hội nào dó đã bị xoá bỏ nhưng ý thức xã hội phản ánh nó chưa
mất theo ngay mà còn tồn tại một thời gian, thậm chí có những bộ phận ý thức tồn
tại khá lâu dài. Chẳng hạn ở nước ta hiện nay, xã hội phong kiến đã bị xoá bỏ từ
lâu nhưng ý thức phong kiến còn tồn tại khá nhiều trong cán bộ đảng viên và nhân
dân ta. Đó là tư tưởng trọng nam kinh nữ, gia trưởng, bè phái…
+ Một bộ phận ý thức xã hội lại có khả năng vượt trước tồn tại xã hội để dự
báo một tương lai. Đó là bộ phận ý thức tiên tiến, khoa học, phản ánh đúng đắn
những quy luật phát triển của xã hội và nguyện vọng, lợi ích chính đáng của đông
đảo quần chúng nhân dân. Chẳng hạn: chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của
giai cấp công nhân ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng nó đã dự báo một xã hội
tương lai – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa những tinh hoa và những giá trị tinh thần cao
đẹp của truyền thống dân tộc và nhân loại để làm phong phú đời sống tinh thần của

con người hiện tại. Sự kế thừa này có tính chọn lọc và biến cải để phù hợp với dân
tộc và thời đại. Chẳng hạn, tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa quan điểm “trung”,
“hiếu” của Nho giáo nhưng trên tinh thần mới “Trung với nước, hiếu với dân”.
- Do ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, nên nó thường phản ánh tồn tại
xã hội một cách chủ động sáng tạo, tự giác và tác động trở lại tồn tại xã hội theo hai
khuynh hướng sau:
+ Nếu ý tức xã hội có tính chất bảo thủ, lạc hậu, nó thường tác động trở lại
tồn tại xã hội theo hướng cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển xã hội.
Chẳng hạn, những tàn dư cảu tư tưởng phong kiến đang cản trở nặng nề đến
tiến trình đổi mới của nước ta hiện nay. Hay như những tư tưởng phản động đang
xâm nhập vào nước ta, ngấm ngầm phá hoại thuần phong mỹ tục, những giá trị,
chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của nước ta.
+ Nếu ý thức xã hội có tính tiến bộ, khoa học nó thường tác động trở lại tồn
tại xã hội theo hướng thúc đẩy xã hội phát triển. Bởi vì, bộ phận ý thức này thường
nhanh chóng xâm nhập vào quần chúng nhân dân, quy tụ, cổ vũ sức mạnh của quần
chúng nhân dân và giáo dục, tổ chức, hướng dẫn quần chúng nhân dân trong hoạt
động thực tiễn.
- Ý thức xã hội sẽ mất dần sức mạnh của nó nếu không được phát triển theo
năm tháng. Song nhờ kế thừa cả chiều dọc (truyền thống) và chiều ngang (thời đại),
ý thức xã hội luôn luôn tự bồi bổ, làm phong phú bằng tất cả những giá trị tốt đẹp
của dân tộc và thời đại.
↔ Từ nguyên lý về tính kế thừa của ý thức xã hội, có thể rút ra ý nghĩa
thực tiễn : cần phê phán triệt để những quan điểm tư tưởng sai lầm như: phủ nhận
lịch sử, quay lưng lại quá khứ, khước từ “mở cửa”, hoặc “nhập siêu thời đại” một
cách ồ ạt, không có sự chọn lọc.
Để từng bước tạo ta ý thức xã hội tiên tiến, khoa học, Đảng ta đã đề ra đường
lối cách mạng đúng đắn ngay từ đầu và trong suốt các đại hội Đảng. Trong đường
lối chung thì đường lối văn hoá, tư tưởng luôn luôn là một trong những bộ phận
đứng song song và ngang hàng với đường lối của các lĩnh vực khác. Kế thừa những
quan điểm của các kỳ đại hội trước, mới đây đại hội X đã tái khẳng định một cách

sâu sắc hơn: “Xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập kinh tế quốc tế”.
II. HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
Ý thức xã hội phản ánh nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, do đó biểu
hiện thành nhiều hình thái như:
1. Ý thức chính trị
- Ý thức chính trị là sự phản ánh đời sống chính trị của xã hội như: quan hệ
giai cấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia, quốc tế…trong đó nòng cốt là quan hệ giai
cấp. Ý thức chính trị thể hiện ở hai cấp độ: tâm lý chính trị và hệ tư tưởng chính trị.
+ Tâm lý chính trị là những tâm trạng, động cơ, thái độ, xu hướng chính trị
thường ngày của các tầng lớp và giai cấp trong xã hội.
+ Hệ tư tưởng chính tị là hệ thống những quan điểm tư tưởng chính trị phản
ánh trực tiếp và tập trung lợi ích và địa vị giai cấp nào đó, tồn tại dưới dạng các học
thuyết lý luận do các trí thức bậc cao của giai cấp sáng tạo ra. Chẳng hạn, chủ nghĩa
Mác – Lênin là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân.
Vì tính chất phản ánh trực tiếp, tập trung, công khai, sâu sắc lợi ích và địa vị
giai cấp, nên hệ tư tưởng thống trị của giai cấp thống trị thường được dùng làm cơ
sở lý luận để định ra cương lĩnh, đường lối, chính sách cai trị xã hội theo quan điểm
của giai cấp mình. Do đó, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp cầm quyền không
những chi phối hệ tư tưởng của giai cấp khác, mà còn chi phối các hình thái ý thức
khác như: ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo…Do đó, hệ tư tưởng
có tác động rất lớn đến chiều hướng phát triển tích cực hay tiêu cực, nhanh hay
chậm của đời sống xã hội.
Tâm lý chính trị thì giai cấp nào cũng có, song hệ tư tưởng chính trị thì chỉ
có ở những giai cấp đại biểu cho một PTSX độc lập, ví dụ: giai cấp chủ nô, giai cấp
địa chủ, giai cấp tư sản, giai cấp vô sản. Những giai cấp không có hệ tư tưởng
chính trị ( giai cấp nông dân, tiểu tư sản) thì ý thức chính trị của họ tập trung trong
tâm lý chính trị, còn hệ tư tưởng chính trị, họ bị chi phối bởi hệ tư tưởng của giai
cấp này hay giai cấp khác, tạo ra sự dao động lập trường giai cấp của họ. Trong

điều kiện đó giai cấp nào có hệ tư tưởng chính trị tiến bộ, khoa học hơn sẽ lôi kéo
được họ về phía giai cấp mình để tăng thêm lực lượng.

×