Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

chủ nghĩa gia đình và cơ sở xây dựng gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.95 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai
cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực
kinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.Có thể nói gia đình là vấn
đề của mọi dân tộc và thời đại. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi
lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm và giới chính trị quan tâm. Ở
châu Á nói riêng, người ta nói nhiều đến gia đình, văn hố gia đình như một giải pháp
để ngăn trở sự xâm lăng của văn hố phương Tây. Và khơng chỉ có thế, các quốc gia
châu Á trong đó có Việt Nam đang trải nghiệm trong một cuộc chuyển mình vĩ đại:
thực hiện cơng nghiệp hố -đơ thị hố với quy mô và tốc độ ngày càng gia tăng. Đồng
thời với quá trình này ở Việt Nam là sự chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường. Cố
nhiên, những biến chuyển kinh tế -xã hội mãnh mẽ đó khơng thể tác động sâu sắc đến
gia đình, một thiết chế lâu đời và bền vững song cũng hết sức nhạy cảm với mọi sự
biến đổi của xã hội.Xuất phát từ bối cảnh trên đặt ra câu hỏi :thực trạng gia đình Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới này như thế nào, những vấn đề gì đang đặt ra đối với gia
đình Việt Nam hiện nay?Với mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trênchúng em
chọn đề tài: “Gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội” cho tiểu
luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài: giúp cho bản thân cùng với các bạn sinh hiểu rõ hơn
về về sựu biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Để
có thể đạt được mục đích nghiên cứu thì cần phân tích rõ ràng, làm sáng tỏ cơ sở lý
luận về gia đình, nêu ra thực trạng của gia đình Việt Nam hiện nay và đưa ra được giải
pháp xây dựng gia đình trong thời kì mới
3. Cơ sở lý luận


Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vaath với
các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống nhất loogic và lịch sử, khái quát hóa
và hệ thống hóa

2


4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài khái quát được lý luận chung của chủ nghĩa đình và cơ sở xây dựng gia đình
trong thời kì q độ lên chủ nghĩa xã hội, phân tích sự biến đổi của gia đình trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay và liên hệ với thực trạng, giải pháp xây
dựng, phát triển gia đình ở Việt Nam từ đó liên hệ với bản thân và gia đình.

3


PHẦN NỘI DUNG

PHẦN 1: PHẦN LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận chung về gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1. Khái niệm gia định trong xã hội
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng:”… hàng
ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người
khác, sinh sơi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia
đình”.
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống.
Trong gia đình, ngồi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ

giữa cha mẹ với con cái, cịn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu
chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cơ, dì, chú bác với cháu, quan hệ cha mẹ nuôi với
con nuôi…Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển
phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội.
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì
và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia
đình.
1.2 . Vị trí của gia đình trong xã hội.
- Gia đình là tế bào của xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế- xã hội quyết định quy mơ, kết cấu, hình thức tổ
- Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội; là cầu nối giữa cá nhân với xã
hội.
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân
của mỗi thành viên\

4


1.3. Chức năng cơ bản cuả gia đình
a) Chức năng tái sản xuất ra con người
- Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có thể thay thế.
Chức năng này khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp
ứng nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức
lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.
- Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình, nhưng
khơng chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội. Bởi vì, thực hiện chức năng
này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế.
Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã
hội. Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được

thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp.
b) Chức năng ni dưỡng, giáo dục
- Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình cịn có trách nhiệm ni
dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chức
năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời
thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội. Thực hiện chức năng này, gia đình có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người.
- Bởi vì, ngay khi sinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha
nhẹ và người thân trong gia đình. Những hiểu biết đầu tiên, mà gia đình đem lại
thường để lại dấu ấn sâu đậm và bền vững trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, gia đình
là một mơi trường văn hóa, giáo dục, trong mơi trường này, mỗi thành viên đều là
những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là
những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành
viên khác trong gia đình.
- Chức năng ni dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và tồn diện đến cuộc đời của
mỗi thành viên. Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vai trị nhất định, vừa là
chủ thể vừa là khách thể trong việc nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình. Đây là chức
năng hết sức quan trọng, mặc dù, trong xã hội có nhiều cộng đồng khác (nhà trường,
các đồn thể, chính quyền v.v...) cũng thực hiện chức năng này, nhưng không thể thay
thế chức năng giáo dục của gia đình. Với chức năng này, gia đình góp phần to lớn vào
5


việc đào tạo thế hệ trẻ, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự
trường tồn của xã hội, đồng thời mỗi cá nhân từng bước được xã hội hóa. Vì vậy, giáo
dục của gia đình gắn liền với giáo dục của xã hội. Nếu giáo dục của gia đình khơng
gắn với giáo dục của xã hội, mỗi cá nhân sẽ khó khăn khi hịa nhập với xã hội, và
ngược lại, giáo dục của xã hội sẽ không đạt được hiệu quả cao khi không kết hợp với
giáo dục của gia đình, khơng lấy giáo dục của gia đình là nền tảng. Do vậy, cần tránh

khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược
lại.
- Thực hiện tốt chức năng ni dưỡng, giáo dục, địi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ
phải có kiến thức cơ bản, tương đối tồn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn, đặc biệt là
phương pháp giáo dục.
c) Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
- Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc thù của gia
đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
cho xã hội. Gia đình khơng chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của
cải vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội.
- Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia
đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình. Đó là việc sử dụng
hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời
sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng với việc sử dụng quỹ thời gian
nhàn rỗi để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao
sức khỏe, đồng thời để duy trỉ sở thích, sắc thái riêng của mỗi người.
- Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay cả một
hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức năng
kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mơ sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và
cách thức tổ chức sản xuất và phân phối. Vị trí, vai trị của kinh tế gia đình và mỗi
quan hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng khơng hồn
tồn giống nhau.
- Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo vệ nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật
chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình, hiệu quả hoạt động kinh tế của gia
đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên gia đình.
6


Đồng thời, gia đình đóng góp vào q trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu

có của xã hội. Gia đình có thể phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình
về vốn, về sức lao động, tay nghề của ngời lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho
gia đình và xã hội.
d) Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
- Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình
cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ chăm
sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các
thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương
tâm của mỗi người. Do vậy, gia đình là chỗ lựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi
nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi trong tựa về vật chất của con người.
Việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn
định và phát triển của xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm
trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
- Ngồi những chức năng trên, gia đình cịn có chức năng văn hóa, chức năng chính
trị... Với chức năng văn hóa, gia đình lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng
như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được
thực hiện trong gia đình. Gia đình khơng chỉ là nơi lưu giữ mà cịn là nơi sáng tạo và
thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội. Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ
chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước
và quy chế (hương ước) của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và
quy chế đó. Gia đình là cầu nối của quan hệ giữa nhà nước với công dân.

2. Vận dụng lý luận và thực tiễn của vấn đề gia đình trong thời kì quá độ lên
CNXH
2.1. Cơ sở xây dựng
a) Cơ sở kinh tế- xã hội
Cơ sở kinh tế- xã hội cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa. Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội
chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và cũng cố thay thế chế độ

sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, tạo cơ
sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ
nữ trong xã hội. Dưới góc nhìn của Ăngghen, gốc rễ của sự áp bức đối với phụ nữ
7


nằm ở chế độ tư hữu. Do đó,ơng nhận định rằng phụ nữ sẽ được giải phóng khi mà
chế độ tư hữu bị xóa bỏ. Sự biến đổi của chế độ tư hữu sang chế độ công hữu sẽ
mang lại một mối quan hệ tự do hơn rất nhiều do ở đó sẽ khơng cịn sự phụ thuộc
của nữ giới vào nam giới. Ăngghen tin rằng việc giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào
một số điều kiện bao gồm việc tạo cơ hội cho toàn bộ phụ nữ tham gia vào quá
trình sản xuất, sự biến đổi lao động nội trợ thành một ngành công nghiệp xã hội, và
sự xã hội giáo dục và chăm sóc trẻ em. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình u chân chính
chứ khơng phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một tính tốn nào khác. Vậy nên
khơng có cái gì gọi là “ tình yêu ” trong gia đình một vợ một chồng . Chỉ khi nào
xã hội giai cấp bị phân rã ( khi mà phụ nữ được giải phóng khỏi sự lệ thuộc về mặt
kinh tế vào nam giới), thì hơn nhân mới có thể thực sự được dựa vào trên cơ sở tình
u đích thực.
b) Cơ sở chính trị xã hội
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân lao động, nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực
hiện quyền lực của mình khơng có sự phân biệt giữa nam và nữ. Việt Nam chúng ta
thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa sau CMT8 1945, sau đó thì Hiến Pháp 1946 ra
đời, đã ban bố quyền tự do dân chủ, quyền bầu cử ứng cử không hề phân biệt tôn
giáo, nam nữ, dân tộc => Tiến bộ văn minh “ của dân, do dân,vì dân”. Bình đẳng
trong xã hội là cơ sở của bình đẳng trong gia đình.
Nhà nước cũng chính là cơng cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên
vai người phụ nữ, đồng thời thể hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc

gia đình và việc thực hiện thành cơng giải phóng phụ nữ trong Cách mạng Tháng
Mười Nga, từ lý luận chủ nghĩa Mác-leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở quan
trọng để Đảng ta đề ra những quan điểm, chủ trương. Nhà nước đề ra đường lối,
chính sách pháp luật về giải phóng phụ nữ, về bình đẳng giới.
Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng
bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng
giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
8


Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ
sở giới.
c) Cơ sở văn hóa
Cơ sở văn hóa cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
chính là nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa những giá trị văn hóa dân
tộc và nhân loại tốt đẹp, vừa sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Chống lại những
quan điểm khơng đúng, những hiện tượng không đúng về hôn nhân, những cổ hủ
của gia đình cũ. Ví dụ như: trọng nam khinh nữ, tư tưởng phụ quyền gia trưởng của
người đàn ông trong gia đình, tư tưởng dần được thay đổi vì tư tưởng đã ăn sâu vào
tiềm thức của con người vàcần thời gian để cải thiện bằng các kiến thức mới như
Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Phịng chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng
giới được Quốc hội thơng qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/7/2007. Vì
vậy thời kì 4.0 hiện nay vẫn cịn tồn đọng những suy nghĩ lạc hậu, những định kiến
“ Trọng nam khinh nữ ” , tư tưởng phu quyền gia trưởng. Những quy định, điều lệ
trong này chính là kim chỉ nam để hướng tới mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về
giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát
triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập,
củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội và gia đình. Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và cơng nghệ nâng

cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học, công nghệ của xã hội, cho các thành viên
trong gia đình. Kiến thức mới ở đây là các kiến thức về gia đình, kiến thức ứng xử
giữa các thành viên trong gia đình, hiểu biết được luật từ đó sẽ giảm thiểu vi phạm
pháp luật, từ đó sẽ hình thành giá trị chuẩn mực mới tốt đẹp.
Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ nâng cao trình độ dân
trí, kiến thức khoa học, công nghệ của xã hội, cho các thành viên trong gia đình.
Kiến thức mới ở đây là các kiến thức về gia đình, kiến thức ứng xử giữa các thành
viên trong gia đình, hiểu biết được luật từ đó sẽ giảm thiểu vi phạm pháp luật, từ đó
sẽ hình thành giá trị chuẩn mực mới tốt đẹp.
2.2. Chế độ hôn nhân tiến bộ
a) Hôn nhân tự nguyện

9


- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ và tất yếu dẫn
đến hôn nhân tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do
trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tất nhiên,
hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái
có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hơn.
- Hơn nhân tiến bộ cịn bao hàm cả quyền tự do ly hơn khi tình u giữa nam và nữ
khơng cịn nữa. Tuy nhiên, hơn nhân tiến bộ khơng khuyến khích việc ly hơn, vì ly hơn
để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt là con cái. Vì vậy,
cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng
quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.
b) Hơn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
- Bản chất của tình u là khơng thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng là
kết quả tất yếu của hơn nhân xuất phát từ tình u. Thực hiện hôn nhân một vợ một
chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật
tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.

- Hơn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội lồi người, khi
có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy. Thực hiện chế
độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự
bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng đều có quyền
lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được
tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học
tập và một số nhu cầu khác v.v... Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết
những vấn đề chung của gia đình như ăn, ni dạy con cái... nhằm xây dựng gia đình
hạnh phúc.
- Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ
với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu
thương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy
bảo của cha mẹ. Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có
những mâu thuẫn khơng thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích
riêng của mỗi người. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được
mọi người quan tâm, chia sẻ.

10


c) Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
- Quan hệ hơn nhân, gia đình thực chất khơng phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia
đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã
hội không can thiệp nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa
quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó
được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong
hôn nhân, là thể hiện sự tôn trọng trong tình tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ,
trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại. Đây cũng là biện pháp
ngăn chặn những cá nhân lợi.
3. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH

3.1. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ
3.1.1. Sự biến đổi về quy mơ gia đình
- Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình q độ” trong bước chuyển
biến từ xã hội nơng nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. “Gia đình đơn”
(hay cịn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và ở cả nơng
thơn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm nhiều thế hệ cùng
chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây. Như vậy, sự giải thể hình thái
cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu.
- Quy mơ gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số
thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn
tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mơ gia
đìnhngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng
sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng khơng nhiều như trước,mỗi
gia đình chỉ có 1 đến 2 con, cá biệt cịn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất
vẫn là loại gia đình hạt nhân quy mơ nhỏ. Mỗi thành viên trong gia đình đều muốn
được có khoảng khơng gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, khơng phải
bận tâm đến sự nhận xét của người khác. Do có cơng ăn việc làm ổn định, con cái đến
tuổi kếthôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra
nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền
thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tơi, cá tính riêng, năng lực của con người
khơng có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước
trong thời buổi cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
11


- Quy mơ gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều
kiện thời đại mới đặt ra: Sự bình đẳng nam- nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêngtư
của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống
giađình truyền thống. Sự biến đổi của quy mơ gia đình cho thấy chính nó đang làm
chứcnăng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và đây là thay đổi hệ thống xã hội,

làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
3.1.2. Sự biến đổi về kết cấu gia đình
- Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời kì phong
kiến, người đàn ơng làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định tồn bộ cáccơng việc
quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theo chồng,họ khơng
hề có quyền đưa ra quyết định. Ngun nhân gây ra là do thời kì này bị ảnh hưởng bởi
nho giáo, người phụ nữ trong gia đình ln phải tn theo “ tam tịng tứ đức”. Trong
đó: “Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tịng tử. Tức là khi ở nhà
thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì phải theo con trai.
- Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng chịu cảnh bị lệ thuộc và khơng có
tiếng nói trong xã hội phong kiến.“Tứ đức”: Tứ đức là các tiêu chuẩn về vẻ đẹp của
người phụ nữ xưa: công,dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ phải biết khéo léo trong công
việc; nhan sắc phải xinh đẹp; lời ăn tiếng nói phải biết đúng mực; phải biết nết na, thùy
mị.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu gia đình thay đổi, ở thời kì này, sự
bình đẳng giới giữa nam và nữ được nâng lên nhiều so với thời kỳ trước, ngườiphụ nữ
được giải phóng khỏi những “xiềng xích vơ hình” của xã hội cũ. Một minh chứng rõ
ràng đó là chế độ hơn nhân một vợ một chồng thay vì đàn ông năm thê bảy thiếp. Vậy
nên quyền quyết định trong gia đình sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Họ
ngày càng được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị
thế xã hội của mình; vai trị của họ trong cuộc sống, trong sản xuất,... ngày càng trở
nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ từ hai phía.Bình đẳng
giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi ngườiđược tự do
phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc bởi các định kiến xã hội truyền thống.
Ngoài ra, ở thời kỳ này, các “gia đình khuyết” trở nên phổ biến hơn so với thờikỳ
trước. Một gia đình khuyết tức là gia đình khơng có đầy đủ cả bố mẹ và con cái.

12



- Kết cấu của gia đình khuyết có thể thiếu đi bố hoặc mẹ, kiểu gia đình khuyết này là
giađình đơn thân. Cịn một loại gia đình khuyết khác đó là gia đình có vợ chồng
nhưngkhơng thể sinh con hoặc khơng có ý định sinh con vì một lý do nào đó.
3.2. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong mối quan hệ gia đình
3.2.1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
a) Trong thực tế, hơn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với
những thách thức, biến đổi lớn
- Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, tồn cầu hóa… các gia
đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng – gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly
hơn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hơn nhân và ngồi hơn nhân, chung sống
khơng kết hơn.
- Xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành
trong gia đình, xâm hại tình dục...
+ Ví dụ: Cha đẻ hãm hiếp, cưỡng bức con ruột có thai Hệ lụy là giá trị truyền thống
trong gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ,lung lay và hiện tượng gia tăng dân
số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hơn đồngtính, sinh con ngồi giá thú…
- Ngồi ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển
nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khan với nhiều người trong xã hội.
+ Ví dụ: Có những người bận kiếm tiền đến nỗi khơngthiết tha gì đến việc lấy vợ, lấy
chồng.
b) Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi
quyền lực trong gia đình đều thuộc về người đàn ông
- Người chồng là chủ sở hữu tài sản của gia đình, người quyết định các cơng việc quan
trọng của gia đình như: đất đai, nhà cửa, cưới xin…v.v.
c) Trong gia đình Việt Nam hiện đại, ngồi mơ hình người đàn ơng - người
chồng làm chủ gia đình ra thì cịn có ít nhất hai mơ hình khác cùng tồn tại
13


- Đó là mơ hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mơ hình cả hai vợ chồng cùng

làm chủ gia đình.
- Người chủ gia đình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội,
được các thành viên trong gia đình coi trọng.
- Ngồi ra, mơ hình người chủ gia đình phải là người làm ra được tài chính, tức là kiếm được
nhiều tiền cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
3.2.2. Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia
đình
- Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và đấu tranh giữa
các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn mực văn hóa hiện đại. Q
trình đó địi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới trong quan hệ vợ chồng
phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo đức trong xã hội mới để xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo đảm sự kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, gia
đình và xã hội.
a) Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và
concái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ
- Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha
mẹ đối với con cái nhưng lại nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
+ Nguyên nhân: bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, quan niệm này đòi
hỏi con cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ.
- Trong khi đó, với quan niệm “trời sinh voi thì trời sinh cỏ”, cha mẹ có thể sinh nhiều
con cái nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục khơng phải lúc nào cũng đi cùng.
Thậm chí, khơng ít gia đình, trẻ em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải
gánh nặng các bổn phận và trách nhiệm, phải có “hiếu” đối với cha mẹ.
b) Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng
đảo ngược so với truyền thống
14


- Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa chamẹ và con cái được nhấn

mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ em, thì trong gia đình hiện nay
ngun tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn
phận của cha mẹ.
- Hiện nay, vai trị giáo dụcvà kiểm sốt con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ
nhạt.
+ Nguyên nhân: do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và sự tác động của chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi trọng mà trong gia đình thì cha
mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyềnđó.
- Việc cơng nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực văn hóa
trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Như vậy, có thể thấy khơng phảicha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm sốt trẻ em mà
chính là do thời đại mới đã không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực
truyền thống. Đó là sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện
nay. Đánh giá một cách khách quan, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đã tác
động tồn diện đến gia đình hiện nay.
- Trước hết, về phía trẻ em:
+ Trong gia đình truyền thống, khơng gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó hẹptrong
phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm sốt bởi gia đình, họ hang và cộng đồng.
+ Trong gia đình hiện nay: mơi trường sinh hoạt, học tập của trẻ em được mở rộng nên
tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát con cái. Đặc biệt ở thành
thị, phạm vi hoạt động của trẻ em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộng, thậm chí, trẻ em
sinh hoạt bên ngồi gia đình nhiều hơn trong mơi trường gia đình.
.
- Về phía cha mẹ:
+ Họ chủ yếu làm việc ở bên ngồi gia đình, thời gian để chăm sóc, giáo dục con
cái rất ít. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn, sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng
hóa ngành nghề và q trình phi nơng nghiệp hóa nơng thơn đã chuyển một bộ phận
lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi
15



làm ăn xa nhà hoặc làm việc ở các cơ sở sản xuất bên ngồi gia đình nên họ cũng
khơng có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.
Hậu quả việc đánh mất vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con cái đã dẫn đến gia
đình và xã hội như hiện tượng trẻ em lang thang, phạm tội hayrơi vào các tệ nạn xã
hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, đồng thời, cũng
phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và nhâncách của trẻ em hiện
nay…
+ Thực tế cho thấy, chức năng kiểm sốt trẻ em của thiết chế gia đình hiện nay
ngày càng suy giảm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang cónhững biến đổi đáng
lo ngại. Khơng ít cha mẹ cho rằng, con cái hiện nay khơng cịnngoan ngoãn, lễ phép
như trẻ em trước đây, ngược lại trẻ em vị thành niên lại cảm thấybị ức chế vì bị cha mẹ
kiểm soát, can thiệp quá sâu vào tự do cá nhân và đời sống riêngtư.
c) Giải pháp đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
- Cần phải củng cố chức năng giáo dục của gia đình.
- Xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cáitrên cơ sở tiếp thu những giá
trị, chuẩn mực văn hóa mới.
- Đồng thời kế thừa những giátrị tốt đẹp của gia đình truyền thống.
- Tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để pháttriển nhân cách, năng lực .
- Quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em nhận thức được những giá trị,
chuẩn mực truyền thống.
- Sống có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

PHẦN 2: LIÊN HỆ BẢN THÂN
- Gia đình chính là nền tảng của sự ổn định xã hội, cơ sở tạo điều kiện cho sự phát
triển nền kinh tế và bảo vệ tổ quốc, đồng thời là duy trì, gìn giữ những bản sắc, truyền
thống, văn hóa của dân tộc. Vì vậy, việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời đại
mới có một ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường theo
16



định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trước những vấn đề phức tạp nảy
sinh trong phạm trù gia đình vào thời kì mới ở nước ta bắt buộc những chức năng của
gia đình phải thay đổi kịp thời, phù hợp để thích ứng với tình hình phát triển kinh tế,
xã hội. Một hiện tượng phổ biến trong những năm trở lại đây ở Việt Nam đó là sự xuất
hiện của những gia đình LGBT nhận được sự quan tâm chú ý từ xã hội cho đến nhà
nước. Hôn nhân đồng giới đã được được thực hiện hợp pháp và được công nhận ở 29
quốc gia trên tồn thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, hơn nhân đồng tính khơng cịn bị
cấm nhưng cũng khơng được hợp pháp hóa về mặt pháp luật nên sẽ khơng được đăng
kí kết hơn. Điều này cũng là một yếu tố gây cản trở đến các vấn đề thực hiện quyền,
nghĩa vụ hợp pháp của gia đình hay việc nhận con ni. Vấn đề đồng tính tuy đã trở
nên cởi mở hơn rất nhiều ở nước ta, nhưng hôn nhân đồng giới vẫn còn nhận lại sự
phản đối, bài trừ từ một số bộ phận trong xã hội.
- Một trong những lí do được đưa ra đó là “trái tự nhiên”, đi ngược lại với chức năng
sinh sản vốn có của gia đình, việc hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới sẽ làm mất đi
những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, đồng thời làm giảm quy mô dân số, già hóa
dân số hay suy giảm giống nịi. Tuy nhiên, theo tôi, việc những người yêu nhau và
hướng đến thực hiện hôn nhân hợp pháp là quyền căn bản của mỗi người: ai cũng có
quyền được hạnh phúc và tự do đưa ra lựa chọn của mình, trong hơn nhân, thực sự giới
tính khơng có can hệ gì đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ gia đình của mỗi cá
nhân. Và khi mà vấn đề tình dục đã tách rời khỏi sinh sản, việc kết hơn rồi có sinh con
hay khơng hồn tồn là tự do quyết định của mỗi gia đình, kể cả đó có là gia đình đồng
tính hay d tính Tỉ lệ hơn nhân đồng tính ở Việt Nam cũng là rất nhỏ và khơng thể ảnh
hưởng đến sự phát triển quy mô hay chất lượng dân số của nước ta. Tôi cũng tin rằng
không có một cơ sở khoa học nào hồn tồn chính xác chứng minh được rằng hợp
pháp hóa hơn nhân đồng tính sẽ làm đánh mất những giá trị văn hóa của dân tộc hay
làm rối loạn xã hội. Gia đình đồng tính hồn tồn có thể thực hiện hiệu quả những
chức năng cơ bản của gia đình trong thời kì mới quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Tôi cho rằng sự chấp nhận xu hướng này không làm phương hại gì đến văn hố
truyền thống của dân tộc, trái lại, nó càng khẳng định tính cởi mở và dễ thích nghi của

văn hố Việt Nam khi hội nhập quốc tế, quyền tự do và hạnh phúc cá nhân được coi
trọng, làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế và xã hội. Tôi cũng không thể phủ
nhận rằng phát triển trong một gia đình đồng tính sẽ vấp phải những khó khăn và tiêu
cực. Vẫn cịn một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng người dân thể hiện thái độ kì
thị, thậm chí là coi thường đối với những người đồng tính. Những đứa trẻ đồng tính
hay lớn lên trong gia đình đồng tính sẽ phải chịu phân biệt đối xử, cô lập, miệt thị của
17


người khác, thậm chí là bạo hành. Những vấn đề hạn chế trong việc nuôi dưỡng con
cái cũng không thể tránh khỏi sự khiếm khuyết về giới tính trong gia đình làm tăng
nguy cơ về sự lệch lạc hành vi giới tính; về dài hạn, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề tâm
và sinh lí hơn khi bước vào tuổi thành niên. Các mối quan hệ đồng tính cũng liên quan
đến nhiều vấn đề tiêu cực như nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục cao
hơn các cặp đơi dị tính, dễ chia tay hay phát sinh quan hệ ngồi luồng có thể làm tăng
nguy cơ chấn thương tâm lý của con trẻ. Và khi xảy ra chia tay, vấn đề con cái rất khó
để giải quyết khi hơn nhân đồng tính ở Việt Nam vẫn chưa được hợp pháp hóa, dẫn
đến đứa trẻ là người chịu tổn thương và thiệt thịi nhất. Tơi tin rằng vấn đề hợp pháp
hóa hơn nhân đồng tính là một việc hiển nhiên, chỉ vấn đề nằm ở thời gian sớm hay
muộn vì xu hướng tính dục là một thứ khơng thể loại bỏ khỏi mỗi cá nhân, cần phải
chấp nhận sự đa dạng trong tính hướng giữa người với người.
- Do đó vẫn cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tính
ổn định của các cặp đơi đồng tính. Giải pháp cấp thiết đầu tiên đó chính là nâng cao và
phổ biến giáo dục giới tính, giáo dục các cặp đơi đồng tính về cách nuôi dạy con cái và
không định hướng trẻ theo một tính dục cụ thể nào đó, đồng thời khơng biểu hiện quá
đà những hành vi thân mật, mang tính cổ xúy kết hơn, quan hệ đồng tính trước mặt trẻ
vì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lí và q trình định hình xu hướng tính dục tự nhiên của
trẻ. Mỗi gia đình đều nên thường xuyên để ý đến những thay đổi về mặt tâm sinh lí của
con, khơng nền kì thị, ghét bỏ khi con có dấu hiệu đồng tính luyến ái mà phải tơn
trọng, ủng hộ, sát cánh cùng con vượt qua những trở ngại xã hội, khẳng định rằng

đồng tính khơng có gì là sai trái mà hồn tồn đúng với tự nhiên. Cơng tác giáo dục
đạo đức, ý thức bình đẳng cho mọi người trong xã hội cần được phát huy, phổ biến và
nhân rộng. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là tun truyền, cổ súy việc kết hơn
đồng giới, kêu gọi bình đẳng cho các cặp đơi đồng tính vì việc đó khơng khác gì nhấn
mạnh vào sự dị biệt của họ. Ngồi ra, các cặp đơi cũng cần có kiến thức và ý thức bảo
vệ cho sức khỏe bản thân khi quan hệ tình dục để tránh phát sinh các bệnh truyền
nhiễm hay nhiễm trùng. Tôi tin rằng chỉ cần cộng đồng xây dựng ý thức chung, mọi
người chấp nhận và tôn trọng những điểm khác biệt của nhau thì xã hội sẽ tốt đẹp và
văn minh hơn rất nhiều. Và việc này cần được xây dựng từ phạm vi gia đình vì mỗi gia
đình chính là một tế bào của xã hội; gia đình có văn hóa, văn mình thì xã hội mới phát
triển tích cực được.

18


KẾT LUẬN
Trong thời kì quá độ chủ nghĩa xã hộ, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan chúng ta thấy được sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức, xu thế tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học vad công nghệ hiện đại, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình, gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi
tương đối tồn diện về quy mơ, kết cấu, các chức năng cưng như quan hệ gia đình.
Ngược lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của xã
hội. Quy mơ gia đình Việt Nam ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước
kia, số thành viên trong gia đình giảm bớt, đáp ứng nhu cầu và điều kiện mới của thời
đại đặt ra. Tuy nhiên, trong q trình đó cũng gây ra những phản chức năng. Trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội chức năng của gia đình có sự biến đổi về các mặt
như tái sản xuất ra con người, kinh tế và tổ chức cho người tiêu dùng, giáo dục và
thỏa mãn được những nhu cầu về tâm sinh lý, duy trì cảm xúc, tình cảm, bên cạnh đó
các mối quan hệ gia đình cũng có sự biến đổi lớn. Từ những sự thay đổi ấy Đảng và

Nhà nước ta đã có những phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình
Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. GS.TS. Hồng Chí Bảo (2021).Giáo trình “Chủ nghĩa xã hội khoa học”(dànhcho
bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính trị), NXB Chính trị Quốc gia sựthật, Hà
Nội.
2. Phạm Việt Tùng, “Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học”,Tạp chí
VHNT số 319, tháng 1-2011
3. Kiều Giang (2021). “Biến đổi về cấu trúc và chức năng các gia đình Việt ngàycàng
sâu sắc”, Báo văn hóa
4. Phan Thuận (2018). “Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyếtcấu trúc
chức năng”, Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, số 7-2018
5. Lê Văn Hùng, “Biến đổi các giá trị chuẩn mực, văn hóa gia đình”, Tạp chíCộng sản
ngày 03 tháng 08 năm 2016
6. Trần Thị Minh Thi, “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một
sốkhuyến nghị chính sách”, Tạp chí Cộng sản ngày 10 tháng 06 năm 2020.
Tài liệu trực tuyến
7. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết vùng dân tộc thiểu số
/>ItemID=5773
8. Nhìn từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: Cơ hội và thách thức từ xu
hướng biên đổi hộ gia đình ở Việt Nam />9. Gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức
/>
20



10. Thực trạng hơn nhân tại Việt Nam nhìn từ kết quả Tổng điều tra dân số và Nhà ở
năm 2019 />11. Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
/>12. Hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới ở Việt Nam: Nên hay không?
/>
21



×