Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

NHÓM 1 các công cụ dùng cho việc lấy hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 35 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA CÔNG NGHỆ THƠNG TIN KINH DOANH

BÁO CÁO ĐỒ ÁN CUỐI KỲ
Mơn Học: ERP TRONG QUẢN TRỊ KHO
GVHD: Phan Hiền
CHỦ ĐỀ:

Các Công Cụ Dùng Cho Việc Lấy Hàng,
Ghia Nhận Hàng
Thành Viên:
1. Lê Thành Đạt

31201023811

2. Trương Nhật Khánh

31201020400

3. Lương Thị Mỹ

31201025360

4. Trần Thanh Tân

31201020896

5. Trần Thị Yến Nhi

31201025057



TP.HCM, ngày … tháng 10 năm 2022
i


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ẢNH ........................................................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ ................................................................ 1
1.1 Tại sao phải dùng thiết bị cho việc lấy hàng, ghi nhận hàng trong nhà kho? .... 1
1.2 Một số trang thiết bị ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 CÁC ƯU VÀ NHƯỢC CỦA TỪNG THIẾT BỊ ................................... 7
2.1 Xe nâng điện (forklift) ....................................................................................... 7
2.1.1 Ưu điểm....................................................................................................... 7
2.1.2 Nhược điểm ................................................................................................. 8
2.2 Xe nâng tay ........................................................................................................ 9
2.2.1 Ưu điểm....................................................................................................... 9
2.2.2 Nhược điểm ................................................................................................. 9
2.3 Pallet .................................................................................................................. 9
2.3.1 Pallet gỗ loại mềm....................................................................................... 9
2.3.1.1 Ưu điểm.............................................................................................. 10
2.3.1.2 Nhược điểm ........................................................................................ 10
2.3.2 Pallet gỗ tạp ............................................................................................... 10
ii


2.3.2.1 Ưu điểm.............................................................................................. 10
2.3.2.2 Nhược điểm ........................................................................................ 11
2.3.3 Pallet gỗ thường được sử dụng trong các ngành: ...................................... 11

2.3.3.1 Ưu điểm.............................................................................................. 11
2.3.3.2 Nhược điểm ........................................................................................ 11
2.3.4 Pallet nhựa ................................................................................................. 11
2.3.4.1 Ưu điểm.............................................................................................. 12
2.3.4.2 Nhược điểm ........................................................................................ 12
2.3.5 Pallet giấy .................................................................................................. 11
2.3.5.1 Ưu điểm.............................................................................................. 11
2.3.5.2 Nhược điểm ........................................................................................ 11
2.3.6 Pallet kim loại ........................................................................................... 11
2.3.6.1 Ưu điểm.............................................................................................. 12
2.3.6.2 Nhược điểm ........................................................................................ 12
2.3.7 Xe đẩy 2 bánh ........................................................................................... 12
2.3.7.1 Ưu điểm.............................................................................................. 12
2.3.7.2 Nhược điểm ........................................................................................ 12
2.3.8 Xe đẩy 4 bánh ........................................................................................... 13
2.3.8.1 Ưu điểm.............................................................................................. 13
2.3.8.2 Nhược điểm ........................................................................................ 13
iii


2.3.9 Băng tải con lăn......................................................................................... 13
2.3.9.1 Ưu điểm.............................................................................................. 13
2.3.9.2 Nhược điểm ........................................................................................ 14
2.3.10 Băng tải con lăn được hỗ trợ ..................................................................... 14
2.3.10.1 Ưu điểm............................................................................................ 14
2.3.10.2 Nhược điểm ...................................................................................... 14
2.3.11 Dùng băng tải cao su ................................................................................. 15
2.3.11.1 Ưu điểm............................................................................................ 15
2.3.11.2 Nhược điểm ...................................................................................... 15
2.3.12 Băng tải con lăn truyền động xích ............................................................ 15

2.3.12.1 Ưu điểm............................................................................................ 15
2.3.12.2 Nhược điểm ...................................................................................... 15
2.3.13 Băng tải PVC ............................................................................................ 16
2.3.13.1 Ưu điểm............................................................................................ 16
2.3.13.2 Nhược điểm ...................................................................................... 16
2.3.14 Dùng băng tải xích .................................................................................... 16
2.3.14.1 Ưu điểm............................................................................................ 16
2.3.14.2 Nhược điểm ...................................................................................... 17
2.3.15 Dùng băng tải xoắn ốc .............................................................................. 17
2.3.15.1 Ưu điểm............................................................................................ 17
iv


2.3.15.2 Nhược điểm ...................................................................................... 18
CHƯƠNG 3 VÍ DỤ MINH HOẠ .............................................................................. 19
3.1 Thiết bị nâng .................................................................................................... 19
3.1.1 Xe nâng ..................................................................................................... 19
3.1.2 Thiết bị nâng ............................................................................................. 21
3.1.3 Xe đẩy ....................................................................................................... 21
3.1.4 Pallet.......................................................................................................... 22
3.2 Băng chuyền và con lăn ................................................................................... 23
3.2.1 Băng chuyền .............................................................................................. 23
CHƯƠNG 4 CÁC CỘNG CỤ XUẤT HIỆN TRONG TƯƠNG LAI ....................... 25
4.1 Platooning ........................................................................................................ 25
4.2 Các phương tiện tự động hoàn toàn (Fully-autonomous vehicles) .................. 25
4.3 Chuck ............................................................................................................... 25
4.4 Máy bay không người lái Drone ...................................................................... 25

v



MỤC LỤC ẢNH

Hình 1: Hình ảnh minh hoạ con lăn thép........................................................................ 4
Hình 2: Hình minh hoạ con lăn thép .............................................................................. 4
Hình 3: Hình minh hoạ băng tải PVC ............................................................................ 5
Hình 4: Hình ảnh băng tải con lăn hỗ trợ vận chuyển hàng ........................................... 5
Hình 5: Hình minh hoạ cho băng tải cao su ................................................................... 6
Hình 6: Hình minh hoạ con lăn truyền động xích .......................................................... 6
Hình 7: Xe nâng dầu ..................................................................................................... 20
Hình 8: Xe nâng điện .................................................................................................... 20
Hình 9: Hình ảnh minh hoạ xe nâng bằng tay .............................................................. 21
Hình 10: Hình minh hoạ xe nâng bằng tay ................................................................... 22
Hình 11: Hình minh hoạ băng chuyền làm việc của một cơng ty ................................ 24

vi


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh
Tế TP Hồ Chí Minh đã đưa mơn học ERP trong quản trị kho vào chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – thầy Phan Hiền đã dạy, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời
gian tham gia lớp học ERP trong quản trị kho của thầy, các thành viên trong nhóm đã có thêm
cho mình nhiều kiến thức bổ ích, với một tinh thần học tập hiệu quả, sảng khoái và nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước
sau này.
Bộ mơn ERP trong quản trị kho là mơn học thú vị, vơ cùng bổ ích và môn học kết hợp
với sự giảng dạy của thầy đã tạo cho em thêm nhiều sự yêu thích, kích thích niềm mong muốn
tìm hiểu sâu hơn về chun ngành chúng em đang theo học. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn

nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết
sức hồn thành bài tiểu luận nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn
chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm được hồn thiện
hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn ạ!

vii


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ

1.1 Tại sao phải dùng thiết bị cho việc lấy hàng, ghi nhận hàng trong nhà kho?
Nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm bớt chi phí lao động, giảm thời gian lead time
Bảo quản hàng hoá tốt hơn, tránh những thất thoát
Thúc đẩy nhanh quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường

1.2 Một số trang thiết bị
• Xe nâng điện (forklift):
Định nghĩa: là thiết bị nâng hàng tải trọng lớn, sử dụng bình ắc quy hoặc cắm điện để
nâng hạ và di chuyển hàng hố
Vai trị: Di chuyển, bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng, đẩy nhanh quá trình vận hành trong
nhà kho
➢ Phân loại:
1. Xe nâng động cơ: sử dụng động cơ đốt trong để làm việc. Thường sử dụng các
nguyên liệu: dầu, điện, xăng - ga
2. Xe nâng điện đứng lái có bàn đứng hoặc đứng ở trong buồng lái. Thường được
sử dụng trong nhà kho có lối đi hẹp và sàn phẳng
3. Xe nâng điện ngồi lái: phổ biến có khả năng nâng hàng lớn, cơ động, linh động,

giá cả phải chăng. Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, không gây tiếng ồn. Hạn chế
làm việc trong 2 ca thay thì 3 ca như các loại xe nâng động cơ
4. Xe nâng điện bán tự động: cải tiến từ xe nâng tay cơ bản. Được gắn thêm một
cần điều khiển để nâng hàng hố và 1 bình ắc quy, có thêm tay lái để dễ dàng
điều khiển khi xe di chuyển hơn.

• Xe nâng tay

1


Định nghĩa: là thiết bị nâng hạ đơn có thiết kế giản nhất, kích thước nhỏ gọn và chủ
yếu dùng tay để thực hiện việc nâng, hạ cũng như di chuyển hàng hoá, sản phẩm.
Di chuyển hàng hoá bằng cách kéo hoặc đẩy tay chưa bao giờ là một giải pháp tốt. Với
những hàng hố có khối lượng nhẹ thì khơng sao. Nhưng đối với những hàng hóa nặng thì
cơng việc sẽ trở nên vất vả.
• Pallet
Định nghĩa: là một kết cấu bằng phẳng và ngang dùng để tải hàng hóa nhằm lưu trữ
hoặc luận chuyển trong kho bằng xe nâng hoặc các thiết bị khác. Pallet có cấu tạo cơ bản của
một đơn vị lượng tải cho phép di chuyển và xếp vào kho một cách hiệu quả.
Vai trò:
1. Giúp việc bốc xếp, di chuyển hàng hóa trong khi giữa các phương tiện dễ dàng
và nhanh chóng
2. Hạn chế tối đa tình trạng vỡ, hỏng hàng hố
3. Chống ẩm mốc (tránh để dưới đất)
4. Di chuyển với số lượng lớn
Phân Loại: Pallet được chia thành nhiều loại và có nhiều kích cỡ khác nhau: pallet
giấy, gỗ, nhựa, sắt.

• Xe đẩy

Định nghĩa: là công cụ hỗ trợ con người trong việc vận chuyển hàng hóa nặng, cồng
kềnh, là một giải pháp tối ưu để giải phóng sức lao động.
Vai trị: Tiết kiệm thời gian di chuyển trong nhà kho. Tiết kiệm sức lao động. Nhưng
có nhược điểm là khơng vận chuyển được những hàng hố có số lượng lớn.
Một số loại xe đẩy thường gặp:

2


1. xe đẩy hai bánh
2. xe đẩy bốn bánh
3. xe đẩy đa năng
4. xe đẩy leo cầu thang

• Băng tải (Băng chuyền):
Định nghĩa: Băng tải hay còn gọi băng chuyền là một thiết bị dùng vận chuyển, chuyền
tải vật liệu, hàng hóa từ vị trí này đến vị trí kia.
Vai trò: Tiết kiệm sức lao động. So với các phương thức vận tải khác như vận tải đường
bộ và đường sắt, hệ thống băng tải có nhiều lợi thế như cơng suất cao hơn, chi phí thấp hơn,
hiệu quả cao hơn, ít sự tham gia của con người.
Phân Loại:
-

Băng tải con lăn:

❖ Con lăn Inox
✓ Con lăn Inox được sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm, do nó có khả
năng chịu nước và chịu sự ăn mịn cao. Chúng được ứng dụng rộng rãi ở trong
việc vận chuyển ở nhiều ngành công nghiệp
✓ Con lăn được làm bằng inox chống rỉ và khơng bị bào mịn.

✓ Độ dài của con lăn thường nằm trong khoảng từ 7mm đến 14mm
❖ Con lăn thép mạ kẽm

✓ Con lăn thép mạ kẽm là loại con lăn làm bằng ống thép mạ kẽm và trục mạ kẽm,
với loại vòng bi chuyên sử dụng giữ được dầu & mỡ tốt nên con lăn rất bền bỉ
trong khi sử dụng.
✓ Kích thước của con lăn rất đa dạng, được chế tạo theo yêu cầu của khách hàng
để phù hợp với mục đích sử dụng.
✓ Chúng có các loại đường kính 32, 38, 42, 50, 60 & 76.

❖ Con lăn nhựa
✓ Vỏ ngoài con lăn được bọc nhựa giúp sản phẩm có khả năng chịu ăn mòn và mài
mòn tốt.
3


✓ Thiết kế đơn giản, trọng lượng nhẹ giúp con lăn nhựa dễ dàng được lắp đặt và
sửa chữa.
✓ Con lăn nhựa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất như vận chuyển bánh
kẹo, thực phẩm, thùng hàng, ... Với nhiều trọng tải khác nhau.
❖ Con lăn thép

Hình 1: Hình ảnh minh hoạ con lăn thép

✓ Con lăn băng tải bằng thép là có tác dụng làm giảm thiểu tối đa lực ma sát bằng
cách chuyển đổi ma sát trượt của 2 dây băng và bề mặt con lăn tiếp xúc nhau khi
chuyển động.
✓ Con lăn thép có khả năng biến đổi và chịu tải trọng lớn. Đồng thời, chúng có khả
năng chống bám bụi, chống mài mịn, chịu được mơi trường có hơi ẩm cao và
khắc nhiệt tốt.


Hình 2: Hình minh hoạ con lăn thép

4


- Băng tải PVC: mặt băng chuyền được làm từ dây PVC, Thường được sử dụng khá
nhiều trong các ngành đóng gói sản phẩm, băng chuyền linh kiện điện tử, băng chuyền lắp ráp
trong lĩnh vực ô tô hoặc xe máy, băng chuyền chế biến trong thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,
và cịn nhiều hơn nữa.

Hình 3: Hình minh hoạ băng tải PVC

- Ngồi các băng tải trên cịn có các băng tải khác như là:
+ Băng tải con lăn được hỗ trợ

Hình 4: Hình ảnh băng tải con lăn hỗ trợ vận chuyển hàng

5


+ Băng tải cao su

Hình 5: Hình minh hoạ cho băng tải cao su

+ Băng tải con lăn truyền động xích

Hình 6: Hình minh hoạ con lăn truyền động xích

6



CHƯƠNG 2

CÁC ƯU VÀ NHƯỢC CỦA TỪNG THIẾT BỊ

2.1 Xe nâng điện (forklift)
2.1.1 Ưu điểm

Về khí thải
- Khác với các loại xe sử dụng nhiên liệu khác, xe nâng điện hồn tồn khơng có khí
thải. Đây là một lợi ích lớn nếu bạn dự định sử dụng xe trong kho. Mặc dù xe nâng sử dụng
các loại nhiên liệu khác vẫn có thể được vận hành trong kho, nhưng khu vực đó cần phải có sự
thơng thống tốt. Do đó, các xe sử dụng nhiên liệu như dầu hay gas hầu như rất ít được sử
dụng trong kho. Đây cũng là ưu điểm lớn mà người dùng thường lựa chọn, nhất là sử dụng xe
trong các kho lạnh, kho lưu trữ, nhà sách, siêu thị.
Nhiên liệu
- Các dòng xe nâng điện này sử dụng nhiên liệu rẻ hơn rất nhiều so với các loại khác.
Ngồi ra cũng khơng cần phải lưu trữ nhiên liệu giống các loại xe nâng sử dụng nhiên liệu
khác, do đó cũng sẽ tiết kiệm diện tích kho dành cho việc lưu trữ nhiên liệu. Ngồi việc chi
phí vận hành rẻ hơn. Nhiên liệu điện an toàn hơn xăng, dầu. Nhiên liệu điện sạch sẽ hơn
Tuổi thọ
- Tuổi thọ vận hành cũng là một ưu điểm nổi bật của xe nâng điện. Do có ít chi tiết cơ
khí vận hành hơn các loại xe khác, nên tuổi thọ của xe điện sẽ dài hơn. Ngoài ra, do việc được
sử dụng và vận hành trong môi trường sạch hơn, tuổi thọ của xe nâng điện cũng lâu hơn.
Bảo dưỡng
- Vấn đề bảo dưỡng đối với xe nâng điện cũng là một ưu điểm lớn. Như đã đề cập ở
trên, do có ít chi tiết cơ khí vận hành, nên việc bảo dưỡng xe nâng điện cũng không yêu cầu
thường xuyên như xe dầu. Các xe sử dụng khí đốt cũng cần yêu cầu việc bảo dưỡng phải
thường xuyên.


7


Tiếng ồn
- Ưu điểm lớn của các loại xe điện là tạo ra tiếng ồn ở mức thấp. Đối với những môi
trường làm việc cần yên tĩnh như nhà kho, khu lưu trữ hàng hóa, nơi làm việc của xe gần nơi
sản xuất, trong nhà kín, thì việc giảm thiểu tiếng ồn là điều rất quan trọng. Đây cũng là một ưu
thế lớn của xe nâng điện.
2.1.2 Nhược điểm

Về khí thải
- Hầu như khơng sinh ra trong q trình vận hành, nhưng cũng có chút ít trong q trình
nạp acquy, thay acquy cần xử lý theo quy định
Nhiên liệu
- Thời gian nạp nhiên liệu lâu (mất khoảng 6 đến 8h), Sau thời gian khoảng 3-5 năm
phải thay acquy, giá cũng tương đối cao
Tuổi thọ
- Khi vận hành xe trong môi trường ẩm ướt, khí bụi, hóa chất liên tục sẽ không tốt cho
các mạch điều khiển của xe
Bảo dưỡng
- Chú ý theo dõi thường xuyên bộ phận acquy
Tiếng ồn
- Tạo biển cảnh báo, hệ thống còi khi xe hoạt động trong khu vực có người thường
xuyên qua lại

8


2.2 Xe nâng tay

2.2.1 Ưu điểm

Thiết kế nhỏ gọn: Như đã nói ở trên, thiết kế của xe nhỏ gọn, ít chiếm diện tích. Vậy
nên có thể sử dụng ở hầu hết các kho bãi, công trường, siêu thị, nhà xưởng…
Giá thành thấp: Nếu so với các loại xe nâng khác, loại xe này có giá thành rẻ hơn rất
nhiều. Hiện tại, mỗi chiếc có giá dao động từ 3-5 triệu tùy hãng sản xuất. Những loại xe được
nhập khẩu từ Nhật bản và Châu Âu sẽ có giá cao hơn.
Có tính linh hoạt cao: Nhờ kích thước nhỏ gọn mà xe nâng pallet có thể đưa hàng hóa
đến những vị trí mà các loại xe nâng khác như xe nâng điện, xe nâng cao, xe forklift.. không
làm được.
2.2.2 Nhược điểm

Việc sử dụng tay là một điểm trừ cho loại xe nâng này. Khi phải nâng hạ một số lượng
hàng hóa lớn, người dùng sẽ phải bơm kích liên tục, làm tốn nhiều thời gian và sức lực.
Di chuyển hàng hóa bằng cách kéo hoặc đẩy tay chưa bao giờ là một giải pháp tốt. Với
những hàng hóa có khối lượng nhẹ thì khơng sao. Nhưng với những hàng hóa năng thì cơng
việc sẽ trở nên rất vất vả.
Một điểm yếu nửa của xe nâng pallet đó là mặt nền. Nếu nền quá gồ ghê, sẽ làm giảm
hiệu quả di chuyển. Đồng thời khiến bánh xe dễ bị hư hỏng.

2.3 Pallet
2.3.1 Pallet gỗ loại mềm





Giá thành: rẻ
Cơng năng sử dụng: thấp
Độ bền: trung bình

Tiêu hủy: trung bình

9


2.3.1.1

Ưu điểm

Pallet gỗ mềm thường được các doanh nghiệp nhỏ sử dụng vì giá thành rẻ, thích hợp
cho hàng hóa dùng pallet một lần hoặc xuất khẩu.
Khi hết hạn sử dụng thì pallet gỗ mềm khó có thể tái sử dụng với mục đích khác, thường
sau đó chúng trở thành rác thải.
Về công năng, loại pallet này thường chịu lực thấp và chỉ có thể nâng xúc từ hai chiều.
Vì thế người ta chỉ sản xuất hàng loạt với kích thước nhỏ (800x600 hoặc 800×800, đơn vị mm)
và khơng đặt làm theo kích thước yêu cầu.
2.3.1.2

Nhược điểm

Giống gỗ thường
2.3.2 Pallet gỗ tạp





2.3.2.1

Giá thành: trung bình

Cơng năng sử dụng: trung bình
Độ bền: trung bình
Tiêu hủy: trung bình
Ưu điểm

Thường được làm bằng gỗ thông cứng cáp, pallet gỗ tạp chịu lực tốt hơn pallet gỗ mềm.
Đây cũng là loại pallet phổ biến nhất ở nhiều quốc gia, ví dụ như Việt Nam.
Ưu điểm của pallet gỗ tạp là được thiết kế với nhiều kích thước đa dạng. Các kích thước
phổ biến bao gồm (WxL) như là:
• 1200 x 1000 mm (kích thước EUR 2, tiêu chuẩn châu Âu ISO 2, tiêu chuẩn châu
Á)
• 800 x 1200 mm (kích thước EUR 1, tiêu chuẩn châu Âu ISO 1)
• 1000 x 1200 mm (kích thước EUR 3, tiêu chuẩn châu Âu)
Hoặc có thể đặt hàng pallet có kích thước theo u cầu của khách hàng.
10


Về cơng năng, pallet gỗ tạp loại tốt có thể chịu lực cao, thích hợp cho cả vận chuyển và
lưu kho bãi. Thiết kế của pallet này có thể theo kiểu đố (stringer) hay theo kiểu gù (block), có
thể xúc nâng theo 4 chiều linh hoạt.
2.3.2.2

Nhược điểm

Giống gỗ thường
2.3.3 Pallet gỗ thường được sử dụng trong các ngành:







2.3.3.1

thương mại điện tử (e-commerce)
FMCG
bán lẻ (retail)
xuất khẩu (export)
logistics
Ưu điểm

Tuổi thọ của pallet gỗ ở mức trung bình, thường là kéo dài 2 – 3 năm. Pallet gỗ hết khấu
hao có thể tái sử dụng cho những mục đích khác như làm nội thất quán ăn hay kê giường
đệm…
2.3.3.2

Nhược điểm

Pallet gỗ cần có chứng chỉ Kiểm dịch thực vật và Vật liệu sử dụng
Bên cạnh chất liệu gỗ, độ bền còn phụ thuộc vào loại đinh đóng
Pallet gỗ nói chung dễ ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm, mối mọt, làm giảm tuổi thọ
Pallet gỗ khó làm sạch, ko chịu được cho hóa chất.
Lưu kho hàng hóa bằng pallet gỗ dễ rơi vãi mùn gỗ, cần làm sạch kho thường xuyên.

2.3.4 Pallet nhựa



Giá thành: trung bình
Cơng năng sử dụng: tốt

11





2.3.4.1

Độ bền: tốt
Tiêu hủy: khó
Ưu điểm

Pallet nhựa thường được làm từ nhựa HDPE mới hoặc nhựa PET tái chế hoặc nhựa PP
như pallet nhựa Inabata. Ưu điểm lớn nhất của pallet nhựa là độ bền cao, tuổi thọ vài trăm năm
và hàng trăm vịng ln chuyển hàng hóa.
Pallet nhựa có công năng sử dụng cao, chịu lực tốt, độ bền, độ đàn hồi tốt; có thể xúc
nâng theo 4 chiều linh hoạt.
Pallet nhựa được sử dụng ở hầu hết các ngành hàng, trong đó nhiều nhất là:





Sản xuất (manufacturing)
hàng tiêu dùng (consumer durables)
hóa chất (chemical)
phụ trợ tự động (auto ancillary) …
Về kích thước, pallet nhựa có đầy đủ các kích thước phổ biến như pallet gỗ; các loại

pallet nhựa đúc có thể cấu hình lại kích thước đến từng 1 cm để phù hợp với yêu cầu của khách

hàng.
Ngoài ra pallet cịn có thể thay thế các tấm ván nhựa bằng 1 tấm lót nhựa PP liền, tránh
để lại vết hằn trên thùng hàng hóa.
Giá thành của pallet nhựa cao hơn pallet gỗ không nhiều, nếu sử dụng lâu dài đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn pallet gỗ.
2.3.4.2

Nhược điểm

Nhược điểm của loại pallet này là khả năng tiêu hủy kém, nếu thải ra môi trường như
các loại pallet gỗ sẽ gây ô nhiễm. Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp thường áp dụng
chính sách thu mua lại pallet nhựa khơng cịn sử dụng, vừa bảo vệ môi trường vừa thuận tiện
hơn nhiều cho doanh nghiệp.

12


2.3.5 Pallet giấy





2.3.5.1

Giá thành: trung bình
Cơng năng sử dụng: tốt
Độ bền: kém
Tiêu hủy: tốt
Ưu điểm


Pallet giấy sử dụng chủ yếu cho xuất khẩu hàng hóa quốc tế, theo một báo cáo từ box
around the world thì 94% hàng hóa vận chuyển đường biển đều sử dụng pallet giấy. Bởi ưu
điểm lớn nhất của pallet giấy là có trọng lượng nhẹ nhất trong các loại pallet.
Loại pallet này có giá giao động từ 7$ – 40$ hoặc có thể cao hơn tùy vào chất liệu giấy
và mức độ hoàn thiện. Mức giá này tương đương hoặc cao hơn pallet gỗ và pallet nhựa. Theo
giá thành đó mà cơng năng của loại pallet cũng sẽ tăng từ trung bình đến tốt.
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng một số loại pallet giấy có thể chịu được trọng lượng tương
đương hoặc cao hơn cả pallet gỗ tạp.
2.3.5.2

Nhược điểm

Cần có chứng chỉ về Vật liệu sử dụng
Chịu ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ
Hầu hết pallet giấy có chất chống cơn trùng, mối mọt, nhưng vẫn có thể bị hư hại vì
chuột
Pallet giấy cao cấp có thể chống cháy, nhưng phần lớn thì khơng
Tuổi thọ khơng cao
2.3.6 Pallet kim loại




Giá thành: cao
Cơng năng: tốt
Độ bền: tốt
11





2.3.6.1

Tiêu hủy: Khó tiêu hủy nhưng dễ tái chế
Ưu điểm

Pallet kim loại được làm từ thép và các loại hợp kim khác thường được đặt hàng riêng
cho các loại hàng hóa siêu trường siêu trọng. Có thể ví dụ như vận chuyển các khối đá lớn vài
trăm tấn, hoặc vận chuyển mũi khoan…
Pallet kim loại thường được cấu hình chi tiết cho khách hàng. Công năng sử dụng của
pallet kim loại luôn tốt và ổn định trong nhiều điều kiện mơi trường.
Pallet kim loại có tuổi thọ vài trăm năm, có thể tái sử dụng hoặc tận dụng cho mục đích
khác sau khi hết khấu hao.
2.3.6.2

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của pallet kim loại là giá thành cao nên không phổ biến như các
loại pallet khác.
2.3.7 Xe đẩy 2 bánh
2.3.7.1

Ưu điểm

Xe đẩy hàng 2 bánh có thiết kế đơn giản, trọng lượng nhẹ: chỉ với hai bánh xe lớn được
gắn phía sau xe đẩy và dưới sàn để hàng, cho khả năng điều khiển linh hoạt trong các khu vực
có diện tích hẹp và các mặt hàng nhỏ gọn và số lượng ít.
Bánh xe cao su mềm chịu nhiệt và chịu lực tốt, đồng thời giảm xóc tối đa trong q
trình sử dụng nên di chuyển xe nhanh chóng và êm ái trên mọi địa hình kể cả những vị trí gồ

ghề.
Độ bền cao, tuổi thọ kéo dài có thể sử dụng lên đến chục năm
2.3.7.2

Nhược điểm

Với kích thước nhỏ gọn, xe khơng thể vận chuyển hàng hóa có khối lượng và kích thước
lớn đặc biệt là hàng hóa cồng kềnh, không được xếp đặt vào hộp ngăn nắp.
12


Khi sử dụng thì xe chỉ có tác dụng di chuyển hàng hóa mà khơng thể giữ thăng bằng
cho chúng, việc làm này phải nhờ đến cánh tay người điều khiển. Chính vì thế chỉ có thể di
chuyển hàng hóa trên quãng đường ngắn, bởi nếu sử dụng lâu sẽ gây mỏi tay.
2.3.8 Xe đẩy 4 bánh
2.3.8.1

Ưu điểm

Xe đẩy hàng 4 bánh có tải trọng tương đối lớn, tối đa lên đến 600kg nên có thể chở được
những hàng hóa cồng kềnh có kích thước lớn và di chuyển qng đường dài.
Mặt sàn chứa hàng có kích thước rộng, có thể xếp chồng hàng hóa nhiều và cao hơn so
với loại 2 bánh, giữ thăng bằng tốt trong quá trình vận chuyển, tiết kiệm thời gian và hiệu quả
cao.
Bánh xe cao su mềm, di chuyển êm ái, có khả năng xoay 360 độ nên dễ dàng điều chỉnh
theo nhiều hướng khác nhau theo ý muốn.
Được thiết kế với 4 bánh xe nên có độ vững vàng hơn, chịu lực tốt, người sử dụng không
cần phải dùng sức để đỡ hàng hóa mà chỉ cần đẩy đi, tiết kiệm sức lực khi làm việc, giảm mệt
mỏi hiệu quả.
2.3.8.2


Nhược điểm

Xe có thể di chuyển dễ dàng trên bề mặt phẳng nhưng sẽ khó khăn nếu địa hình gồ ghề,
sỏi đá, khó điều hướng xe.
Kích thước lớn hơn so với loại xe 2 bánh nên khơng thích hợp sử dụng cho kho hàng
nhỏ và tốn nhiều diện tích cho khơng gian cất trữ sau khi dùng xong.
2.3.9 Băng tải con lăn
2.3.9.1

Ưu điểm

Con lăn có cấu tạo chắc chắn với độ chịu lực lớn nên khá bền bỉ, chi phí bảo trì thấp, có
thể vận chuyển được các hàng hóa có trọng lượng lớn.
13


2.3.9.2

Nhược điểm

Khó kiểm sốt được tốc độ băng tải do hàng hóa bị trượt theo chuyển động của các con
lăn.
Nặng, khó di chuyển.
Băng tải khơng thể làm việc hiệu quả ở những nơi địa hình gồ ghề.
Chỉ có thể vận hành tốt ở độ nghiêng tối đa khoảng 24 độ.
Trong q trình vận chuyển hàng hóa có thể bị hư hỏng bởi tác dụng của trọng lực.
Nếu muốn vận chuyển hàng hóa theo đường cong thì cần phải trang bị thêm động cơ và
khung bằng để đổi hướng.
Chỉ thích hợp để vận chuyển các loại hàng hóa kích thước lớn, có mặt đáy bằng phẳng

và cứng như thùng carton, pallet, vật liệu dạng khối hộp, …
2.3.10 Băng tải con lăn được hỗ trợ
2.3.10.1 Ưu điểm

Vận chuyển hàng hóa hiệu quả theo phương ngang với quãng đường xa hơn 50 lần với
băng tải con lăn thơng thường.
Tốc độ được kiểm sốt tốt hơn, giảm nguy cơ hư hỏng cho các bộ phận khơng liên
quan.
Nếu có một động cơ bị hư, hệ thống sẽ chỉ bị dừng ở một khu vực nhất định.
2.3.10.2 Nhược điểm

Giá thành đắt hơn các loại băng tải khác do có cấu tạo phức tạp và sử dụng nhiều động
cơ trợ lực.

14


Ồn Hơn 10 lần với các loại băng tải chuyển hàng khác do có nhiều động cơ cùng hoạt
động.
Kém linh hoạt, chỉ có thể vận chuyển các loại hàng có mặt để bằng phẳng, cứng
như thùng carton, pallet, vật liệu dạng khối hộp, ...
2.3.11 Dùng băng tải cao su
2.3.11.1 Ưu điểm

Mặt băng tải có độ đàn hồi cao, dày dặn nên chịu tải tốt.
Bền bỉ, chống mài mịn tốt, khó bị tách lớp.
Chịu được độ ẩm và nhiệt độ cao.
2.3.11.2 Nhược điểm

Nếu chạy tốc độ nhanh, rất dễ bị lệch trục, dẫn đến hư hại con lăn.

Không thể vận chuyển hàng hóa với độ dốc lớn.
Khó để vận chuyển hàng hóa theo đường cong.
2.3.12 Băng tải con lăn truyền động xích
2.3.12.1 Ưu điểm

Tính ứng dụng cao, có thể sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa nặng, cồng kềnh.
Kết cấu chắc chắn, bền bỉ, khả năng chịu lực tốt.
Dễ dàng lắp ráp, có thể vận chuyển hàng hóa theo đường thẳng hoặc đường cong.
2.3.12.2 Nhược điểm

Băng tải rất nhạy cảm với sự mất cân bằng của trục con lăn do có nhiều bánh răng và
nhơng xích trong hệ thống. Chỉ cần một chút khơng cân bằng cũng có thể ảnh hưởng đến sự
ổn định của cả hệ thống băng tải.
15


Hệ thống có bánh răng và nhiều con lăn nên phải phải bảo trì thường xuyên để băng tải
hoạt động trơn tru, khơng bị dừng đột ngột.
Chi phí vệ sinh bảo dưỡng sẽ tăng cao nếu làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn.
2.3.13 Băng tải PVC
2.3.13.1 Ưu điểm

Mặt bằng tải kháng dầu mỡ và các loại hóa chất khác, giúp đảm bảo an toàn, chống trơn
trượt tốt trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Băng tải chịu nhiệt PVC có khả năng chống ẩm,
chống nấm mốc và hạn chế gây mùi.
Mặt bằng tải có đàn hồi cao, khả năng chịu va đập tốt.
Vận hành ổn định, cho năng suất cao.
Khả năng chịu nhiệt rất tốt.
Có thể vận chuyển hàng hóa tốt theo đường cong, đường thẳng hoặc nghiêng.
Nhỏ gọn, khối lượng nhẹ, cho khả năng vận hành linh hoạt, lắp đặt nhanh chóng, giúp

tiết kiệm năng lượng tối ưu.
Bền bỉ, tuổi thọ cao, chất liệu PVC có độ bền kéo tốt, giúp mặt bằng tài không bị dãn
ra trong q trình sử dụng.
2.3.13.2 Nhược điểm

Khơng có
2.3.14 Dùng băng tải xích
2.3.14.1 Ưu điểm

Thích hợp với nhiều điều kiện mơi trường nhờ sức chịu đựng tốt từ vật liệu inox 304 có
độ bền cao, chịu được trọng lượng lớn.
16


×