Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trưởng nhóm: Để thành công khi làm việc nhóm (1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.31 KB, 3 trang )

Trưởng nhóm: Để thành công khi làm
việc nhóm (1)
Trưởng nhóm là người hướng các thành viên vào những điều quan trọng
nhất để tạo nên thành công. Trưởng nhóm cũng luôn phải loại trừ các hoạt
động không cần thiết và là chổ dựa cho cả nhóm tránh những xao lãng từ
bên ngoài.
Trách nhiệm của trưởng nhóm là thúc đẩy cả nhóm làm việc với nhau để đạt
mục đích chung.
Để có thể lãnh đạo nhóm đạt hiệu quả cao nhất, trưởng nhóm cần có cái nhìn
vừa bao quát, vừa sâu sắc đối với các thành viên. Trong quá trình giải quyết
xung đột khi làm việc nhóm, nếu trưởng nhóm nắm bắt được tâm lý và
phong cách làm việc của các thành viên trong nhóm, đó sẽ là cơ sở cho các
bước xử lý tiếp theo.
Nắm bắt tâm lý các thành viên trong nhóm
Dưới đây là 5 kiểu tâm lý cơ bản trong xung đột khi làm việc nhóm:
- Cạnh tranh: Những thành viên này có xu hướng giữ vững quan điểm của
mình, và kết quả cuối cùng chỉ ý kiến một bên được nhóm công nhận. Kiểu
này hữu ích khi khẩn cấp, và lúc phải ra quyết định nhanh chóng, hoặc
chống lại lối suy nghĩ cá nhân, bất thường của một thành viên nào đó. Tuy
nhiên, có thể nó để lại cho người khác cảm giác không hài lòng, bực bội khi
dùng kiểu này trong nhũng trường hợp ít khẩn cấp.
- Hợp tác: Những thành viên này có thể rất quyết đoán nhưng không giống
những người theo kiểu cạnh tranh, họ có xu hướng hợp tác và cố gắng đạt
đến sự tương đồng với ý kiến những người liên quan, thừa nhận rằng mọi
thành viên trong nhóm là quan trọng. Kiểu này hữu ích khi bạn cần tham
khảo nhiều quan điểm để có được giải pháp tốt nhất, hoặc khi vừa mới có
xung đột trong nhóm, hoặc khi tình huống đó quá quan trọng không thể
dùng một thỏa hiệp đơn giản.
- Thỏa hiệp: Những người thích kiểu thỏa hiệp thường tìm giải pháp mà ít ra
có thể phần nào làm hài lòng nhiều người. Kiểu thỏa hiệp này hữu dụng khi
mọi việc đang bế tắc mà không còn đủ thời gian, hoặc khi cái giá phải trả


của việc xung đột cao hơn là việc đánh mất lập trường.
- Dễ dãi: Kiểu tâm lý này biểu hiện sự sẵn sàng đồng ý và dễ bị thuyết phục
từ bỏ quan điểm. Sự dễ dãi này phù hợp khi sự yên ổn tốt hơn là việc chiến
thắng mà phải xảy ra tranh cãi hoặc muốn người khác hài lòng với thiện cảm
từ phía mình. Tuy nhiên, xét toàn diện thì có vẻ như kiểu này không mang
đến kết quả tốt nhất.
- Trốn tránh: Những thành viên này có thiên hướng trốn tránh xung đột xảy
ra, tránh các quyết định gây tranh cãi. Kiểu này có thể phù hợp khi cuộc
tranh luận là không đáng kể, hoặc khi đã có quan điểm của ai đó đúng hơn
để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, phương cách
này không mang lại nhiều hiệu quả.
Một khi hiểu được tâm lý của người tham gia cuộc xung đột, trưởng nhóm
sẽ dễ dàng có được phương sách điều hòa thích hợp nhằm giải quyết chúng.
Ngoài ra, hiểu về phong cách làm việc của các thành viên sẽ giúp cho trưởng
nhóm trong việc phân công, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên theo từng
vị trí, công việc và tình huống thích hợp. (Xem thêm: Hiểu phong cách làm
việc của các thành viên)
Chúc bạn thành công

×