Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HSG văn 8 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.64 KB, 11 trang )

UBND HUYỆN YÊN THÀNH

ĐỀ THI HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN N THÀNH

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2019-2020
MƠN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

I. Đọc hiểu: ( 4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tơi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong
một lần tơi đạp xe ra cơng viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ
thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và
mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tơi... Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tơi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người
anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hồn tồn nằm ngồi dự đốn của tơi.
- Ước gì tơi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ
rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ
tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? (1,0 điểm)

1



Câu 3. Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa gì?
(1,0 điểm)
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thơng điệp gì? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 ĐIỂM)
Câu 1. (6,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi từ câu
chuyện trên.
Câu 2 (10,0 điểm):
“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”
(T.Sêkhốp)
Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- của Nam Cao, em hãy chứng minh.

---------------Hết--------------( Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:..................

2


UBND HUYỆN YÊN THÀNH

HDC ĐỀ THI HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2019-2020
MƠN: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian
giao đề)


I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (1,0 điểm)
Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 1,0 điểm)
Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:
Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.
Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
Các câu trả lời tương tự...
Câu 3. Theo anh (chị) câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm”có ý
nghĩa gì ? ( 1,0 điểm)
HS có thể trả lời 1 trong các cách sau:
Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé:
trở thành người anh đáng tự hào.
Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến ước mơ của mình thành hiện
thực.
Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em
tật nguyền.
Các câu trả lời tương tự...

3


Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? ( 1,0 điểm)
Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể rút ra một bài học nào đó miễn là hợp lí, có sức thuyết
phục. Chẳng hạn như: Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhất
là với những người bất hạnh, tật nguyền để họ có được sự bình đẳng như mọi người...
II. Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: Nghị luận xã hội (6,0 điểm)
Viết bài nghị luận xã hội


4


1. Yêu cầu về kỹ năng:
Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách
lơgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, khơng có q 3 lỗi
dùng từ, diễn đạt…
2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể khai thác vấn đề theo nhiều hướng, nhưng cần làm rõ
các ý cơ bản sau:
b. Yêu cầu về kiến thức :
* Giải thích ý nghĩa câu chuyện : ước mơ của cậu bé khơng phải cũng có được một chiếc
xe như vậy cho mình mà cậu ước mơ có được chiếc xe lăn để tặng cho đứa em bé bỏng tật
nguyền. Cậu trăn trở và quyết tâm “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em
chiếc xe lăn lắc tay nhé”. Lời hứa là sự chia sẻ, tình yêu thương sâu sắc, sự hy sinh của
người anh muốn bù đắp cho đứa em tật nguyền.

* Bàn luận
- Câu chuyện ngợi ca tình yêu thương, sự sẻ chia đối với người ta yêu thương. Tình yêu
thương của người anh thể hiện bằng việc làm cụ thể, để tạo động lực cho người em vươn
lên số phận hoàn cảnh.
- Câu chuyện cho người đọc bài học về tình cảm gia đình. Khi chúng ta rơi vào hồn cảnh
khó khăn, bất hạnh thì khơng ai khác chính là những người thân u, ruột thịt cưu mang,
đùm bọc.
- Khi ta được yêu thương và yêu thương người khác thì ta sẽ thấy hạnh phúc.
- Bên cạnh đó trong cuộc sống nhiều gia đình anh em tranh giành quyền lợi, sống thờ ơ,
thiếu quan tâm......
* Bài học nhận thức và hành động:
- Bài học đáng quý cho tuổi học trò, đừng đòi hỏi người khác quan tâm, chăm sóc mình mà
mỗi người cần quan tâm đến mọi người trong gia đình.


5


- Biết yêu thương là người giàu lòng nhân ái, lối sống cao đẹp.
Câu 2: (10,0 điểm).
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết cách chọn lọc
dẫn chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt (có suy nghĩ,
đánh giá, cảm xúc...)
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; bố cục rõ ràng, mạch lạc, khơng mắc lỗi về
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
Nội dung cần đạt
Dẫn dắt, nêu ý kiến
1.Giải thích ý kiến:
- Người nghệ sĩ chân chính: là người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, tác phẩm của họ sinh
ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
- Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy: có nghĩa là người nghệ sĩ phải có lịng nhân ái, yêu
thương con người. Tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm
bút. Đó là tình cảm có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ khơng chỉ là tình cảm nơng cạn, hời
hợt, mơ hồ.
-> Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng
nhân ái, yêu thương đối với con người.
- Trong truyện ngắn “Lão Hạc” , tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả Nam Cao chính là
sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca những con người lao động nghèo khổ trong xã
hội phong kiến, thực dân đầu thế kỉ XX.

6



Bài mẫu
Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX
của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân
trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc
qua truyện ngắn Lão Hạc.
Luận điểm 1: Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng
đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm.
Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân.
Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có
những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hồn cảnh vô cùng bi đát.
Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già,
bệnh tật, cái đói và sự cơ đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ơng giáo trong tác phẩm đã
không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc
cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh khơng lấy được người con gái mình u.
Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng
beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc
cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ơng giáo,
một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời
"sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lịng thương, sự đồng cảm
với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.
Nhưng sống trong nghèo đói mà khơng bị cái bần hàn bài mịn nhân phẩm, đó là một đặc
điểm đáng q của người nơng dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị
nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca
phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.
Luận điểm 2: Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình
thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp
nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão

7


chỉ cịn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc u con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn
gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó khơng đơn giản bởi lão là
người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ơng giáo: con chó ấy là của cháu nó để
lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã
dồn tồn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng
ậng nước".... Khơng chỉ vậy, lão thậm chí cịn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái
đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn cịn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền
ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái
chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng
trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ơng giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no
nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...
Luận điểm 3: Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay
quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng
tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ khơng chịu ăn không dù
chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói
nhưng lão khơng làm vậy vì nhất quyết khơng ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con
đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến
lúc chết vẫn cịn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ơng giáo tiền làm ma.
Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi
nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gị, già nua
của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!
Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng
của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân
Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong
đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.


8


2. Bài mẫu tham khảo: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc
Lịch sử 4000 năm chống lại thiên tai và chống giặc ngoại xâm đã tạo cho con người
Việt Nam những đức tính quí báu như sự bền bỉ, kiên trì, lịng dũng cảm nhưng điều làm
nên cốt cách, nét bao qt hơn cả đó chính là tinh thần nhân đạo. Nhân đạo là truyền thống
của dân tộc Việt Nam.
Nhân đạo hiểu theo nghĩa hẹp là lòng yêu thương giữa con người với con người.
Nhân đạo hiểu theo nghĩa rộng được biểu hiện cụ thể trong các tác phẩm văn học ở các nội
dung như: Lên án tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con
người; Bày tỏ thái độ cảm thơng, tình cảm xót thương với nỗi bất hạnh của con người; Ca
ngợi những phẩm chất cao đẹp, trong sáng của tâm hồn con người; Thể hiện ước mơ, khát
vọng về một XH công bằng, bác ái, tôn trọng phẩm giá và hạnh phúc của con người.
Đối với truyện ngắn sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán 1930 - 1945 thì
chủ đề nhân đạo càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Có thể nói: hiện thực đất nước thực dân
nửa phong kiến khi ấy là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn sáng tác theo khuynh hướng
hiện thực phê phán như Nam Cao khai thác triệt để và đạt đến độ bậc thầy khi phản ánh
cuộc đời, số phận bi thảm của người nông dân; về tình người, tình cha con; để từ đó lên
tiếng cảm thông và bênh vực quyền sống của con người. Truyện ngắn "Lão Hạc" - Một
truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời
cô đơn bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật Lão Hạc đã để
lại trong lòng ta bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt
Nam trong xã hội cũ.
Nhà văn Biêlinxki nói: Nhân đạo là tình u thương mênh mơng của con người. Bản
thân nhà văn Nam Cao cũng đã từng khẳng định một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm "
phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lịng thương, tình bác ái, sự cơng bình....Nó làm cho người gần người hơn". Như vậy, trong
quan niệm của Nam Cao, chủ nghĩa nhân đạo được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với
những tác phẩm. Bới thế, trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện lại một cách

chân thực cảnh sống cơ cực, bế tắc, đầy bi kịch của người nông dân Việt Nam trước Cách
9


mạng tháng Tám năm 1945 với một tấm lòng thương cảm sâu sắc. Ngòi bút hiện thực
dường như lạnh lùng của nhà văn đã nhìn sâu vào ngõ ngách cuộc đời lão Hạc.
"Lão Hạc" trước hết là một câu chuyện cảm động, day dứt về một lão nông dân
nghèo khốn khổ. Vợ chết, nhà nghèo không đủ tiền lo cưới vợ cho con nên anh con trai đã
phẫn chí mà bỏ đi phu đồn điền cao su. Lão sống cuộc sống cơ đơn thui thủi một mình. Gia
tài chỉ có ba sào vườn, một túp lều và con chó Vàng làm bạn. Lão sống bế tắc, mòn mỏi
trong hy vọng mỏng manh, bị cái đói dồn đuổi, khơng lối thốt, tủi nhục như một kiếp chó.
"Lão làm thuê kiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc
mẩm thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc". Nhưng rồi lão ốm.
"Một trận đúng hai tháng mười tám ngày...đã khơng làm ra được một xu, lại cịn thuốc, lại
cịn ăn..". Rồi còn chuyện "làng mất vé sợi, lão mất việc làm thuê". Rồi bão, "hoa màu bị
phá sạch. Gạo thì cứ kém mãi đi..".Lão rơi vào cảnh "đói deo đói dắt...". Và rồi lão đành
phải quyết định bán chó.
Con chó Vàng đối với lão khơng chỉ là con vật ni (định bụng lúc cưới thằng con sẽ
thịt), nó chẳng những là tài sản (lão lẩm bẩm quy ra tiền) mà còn là kỷ vật của đứa con trai,
một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão với đứa con vắng mặt. Song điều đặc biệt hơn nó được
xem như là một thành viên trong gia đình lão. Nó cho ta thấy một nhu cầu rất tự nhiên của
lão là được làm cha, được làm ơng nội. Vì thế bao tình cảm chất chứa trong lịng, lão dồn tất
cả cho con vật. Song cuộc đời thật trớ trêu, thậm chí thật tàn ác, tình thế buộc lão phải bán
nó đi. Và bán chó, lão rơi vào bi kịch. Lão đau đớn, giằng xé tâm can. "Lão cố làm ra vui
vẻ...trong lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước... Mặt lão đột nhiên co rúm lại.
Những vết nhăn xô lại với nhau, ép nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái
miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc...". Lão coi đó là sự lừa
gạt, một sự phản phúc ghê gớm. Có thể nói: Bán chó vì lão tuyệt vọng, vì khơng thể chờ
con trai; bán chó là việc khơng thể khơng làm, nhưng bán chó là lão tự thiêu cháy một phần
cuộc đời mình.

Nhà văn Nam Cao đã đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của người nhà quê để
khám phá những phẩm chất tốt đẹp ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài lam lũ tầm thường. Một
10


lão Hạc "mình hạc xương mai" ít học, quẩn quanh trong cái làng quê bé nhỏ ấy lại là một
nhân cách cao đẹp tuyệt vời. Đặt lão Hạc cạnh Binh Tư, cạnh Chí Phèo mới càng thấy hết
được tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ đến thanh khiết của lão. Đối với lão, sống dường như chỉ
có một nghĩa: sống vì con, hy sinh cả cuộc đời cho con. Có thể nói lão Hạc đã tự thiêu cháy
mình để nhường phần sống lại cho con. Hoàn cảnh nghiệt ngã đẩy lão đến một lựa chọn:
Muốn sống phải lỗi đạo làm cha, cịn muốn trọn đạo làm cha thì phải chết. Và tất nhiên, một
người cha yêu thương con, giàu đức hy sinh, nhân hậu giàu lịng tự trọng thì lão đã chọn sự
quyên sinh. Vừa để bảo toàn phần người tốt đẹp, để trọn đạo làm cha, để chuộc tội với cậu
Vàng lão đã tự chọn cho mình cái chết thê thảm của một con chó - lão tự đánh bả chình
mình!
Chẳng những thế trong cuộc sống bế tắc, cũng quẫn ấy, lão Hạc vẫn ln tự ý thức.
Khi nói về gia tài, lão ln tự xóa mình đi: vườn là của vợ tậu, con chó Vàng là của con trai
mua. Khi bán hoa màu ở vườn: lão cũng không tiêu một xu. Khi bán chó: lão đã khóc vì trót
lừa một con chó. Bán chó rồi: lão gửi tiền làm ma, bởi khơng muốn lụy hàng xóm. Lão sống
ép xác khổ hạnh. Làm văn tự gửi ông giáo mảnh vườn cho con... Nhà văn Nam Cao phải
yêu quý "lão Hạc" lắm mới thể hiện thành công về nhân vật như vậy! Đó cũng là thơng
điệp, là quan niệm văn chương "Nghệ thuật vị nhân sinh" của nhà văn: Hãy tin tưởng vào
nhân phẩm của con người, tin vào thiên lương đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng và người nơng dân Việt Nam nói chung. Dù bề
ngồi có vè như gàn dở nhưng bên trong họ là triết lý sống vô cùng cao đẹp: Thà chếtchứ
không chịu ăn cắp, không làm điều sằng bậy, không để phiền luỵ đến những người xung
quanh. "Thà chết trong, còn hơn sống đục".
Xin cảm ơn nhà văn Nam Cao, nhà văn đã giúp ta nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn và nhân
cách cao đẹp của người nông dân Việt Nam và quan trọng hơn là nhà văn đã đem đến cho ta
một niềm tin sâu sắc vào con người, một "đơi mắt" để nhìn đời, nhìn người nhân ái hơn,

người hơn!

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×