Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE VA DAP AN HSG VAN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.31 KB, 3 trang )

T liệu số : 06
Ngày 9/10/2010
Đề Thi HSG Văn 8
Thời gian : 120 phút
*******
C âu1 ( 2điểm): Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
" Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?..."
( Trích " Chinh phụ ngâm khúc" - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm )
Câu 2 (8điểm):
Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tợng tiêu biểu cho phẩm
chất và số phận của ngời nông dân Việt Nam trớc cách mạng tháng Tám
Qua văn bản Tức nớc vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ), Lão Hạc ( Nam Cao), em hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.
-------------------------------------------------
hớng dẫn chấm thi HSG ngữ văn 8
*******
Câu1( 2đ):
1. Yêu cầu
Học sinh có thể trình bày theo những cách cảm nhận khác nhau, nhng bài làm cần đạt đợc
các ý cơ bản sau:
* Về kỹ năng:- Có bố cục rõ ràng, tổ chức thành văn bản khá hoàn chỉnh.
-Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, văn viết có cảm xúc.
- Không có lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Về kiến thức:
- Ba câu đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp ngữ: cùng, thấy, ngàn dâu... tạo nên âm
điệu nhịp nhàng, gợi ra sự triền miên vô tận nh một dòng chảy không có điểm dừng. Từ láy
toàn bộ " xanh xanh"gợi ra màu xanh mờ mờ, nhạt nhoà. Tất cả làm nên một bức tranh
cảnh vật với không gian rộng lớn trải dài một màu xanh man mác. Ngời đọc nh thấy hiển


hiện sự nhỏ nhoi, lac lõng, cô đơn; sự bất hạnh vô vọng tới tột cùng của nhân vật trữ tình .
- Với câu hỏi tu từ, câu thơ cuối nh một tiếng thở dài ngao ngán. Nỗi buồn tủi, bất
hạnh; nỗi sầu thảm đã dồn nén kết thành khối. Đó là nỗi buồn thơng, bất hạnh của tuổi
xuân không đợc hởng hạnh phúc, nỗi xót xa cho hanh phúc dang dở...
-Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc, bốn câu thơ đã để lại ấn tợng sâu
sắc trong lòng ngời đọc về tâm trạng sầu thơng, buồn nhớ và oán hận chiến tranh của ngời
vợ trẻ có chồng đi chinh chiến. Đồng thời đó cũng là tiếng nói cất lên từ trái tim tan vỡ vì
đau khổ; bày tỏ khát vọng đợc sống trong hoà bình, tình yêu và hạnh phúc...
2. Thang điểm:
- Điểm 2: Bài làm cơ bản đạt đợc những yêu cầu trên.
- Điểm 1: Bài làm đạt đợc những yêu cầu về kiến thức, về kỹ năng có thể còn mắc một vài
sai sót.
Câu1( 8đ):
I. Yêu cầu
- Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lu loát, ít sai
chính tả. Bài làm đúng thể loại
- Yêu cầu về nội dung :
1/ Mở bài :
Học sinh dẫn dắt và nêu đợc vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình t-
ợng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của ngời nông dân Việt Nam trớc cách mạng tháng
tám.
2/ Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tợng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của ngời nông
dân Việt Nam trớc cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của ngời phụ nữ nông thôn Việt
Nam thời kì trớc cách mạng : có phẩm chất của ngời phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của
ngời phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một ngời vợ giàu tình thơng : ân cần chăm sóc ngời chồng ốm yếu giữa vụ su thuế.
- Là ngời phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng
* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất ngời nông dân thể hiện ở :

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng).
- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng)
b. Họ là những hình tợng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của ngời nông dân Việt
Nam trớc cách mạng :
* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột su thuế, chồng ốm và có thể bị đánh,
bị bắt lại.
* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm
phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo
đợc món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.
c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của
hai tác phẩm. Nó bộc lộ cách nhìn về ngời nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có
sự đồng cảm, xót thơng đối với số phận bi kịch của ngời nông dân ; đau đớn, phê phán xã
hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy ngời nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi
kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con
ngời. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hớng nhìn ngời
nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức
tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con ngời Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của
nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất
3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.
II. Thang điểm:
Giáo viên cần linh hoạt, tùy vào từng bài viết của học sinh để cho điểm hợp lý; Trân
trọng những em biết sắp xếp ý hợp lý, lập luận chặt chẽ. Học sinh cần nắm vững đặc điểm
bài văn nghị luận: phải có các luận điểm, luận chứng, luận cứ rõ ràng, chi tiết. Sau đây là
vài gợi y về thang điểm:
- Điểm 7-8: đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn
lọc, phong phú, diễn đạt trong sáng ( có thể còn có vài sai sót nhỏ).
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng cha thật phong
phú nhng phải làm nổi bật đợc trọng tâm, diễn đạt tơng đối tốt, còn mắc vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: đáp ứng đợc 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng cha thật đầy đủ, phong phú
nhng vẫn làm rõ đợc các y; Diễn đạt còn hạn chế, còn mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp .

- Điểm 1-2: Tỏ ra không hiểu đề, chỉ bàn luận chung chung không đúng tinh thần của
đề bài.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×