Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.35 KB, 31 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội
tập hợp đồn kết nơng dân, xây dựng giai cấp nơng dân vững mạnh về mọi mặt
nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Hội Nơng dân Việt Nam hoạt
động trên ba mặt công tác cơ bản sau: (1) Công tác tuyên truyền, vận động; (2)
công tác xây dựng tổ chức;(3) tổ chức các phong trào hành động cách mạng của
nơng dân. Trong đó, cơng tác tun truyền, vận động có vị trí, vai trị rất quan
trọng, ln được xác định là vị trí hàng đầu trong ba mặt cơng tác đó. Bởi vì, Hội
muốn đạt được sự nhất trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động, thực hiện
được các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ từ cán bộ, hội viên, nông dân, để có
điều đó, việc đầu tiên là phải tuyên truyền, giải thích, phổ biến cho mọi cán bộ, hội
viên, nơng dân hiểu rõ, hiểu đúng và đầy đủ về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ.
Chỉ như vậy, họ mới có thể nhận thức đúng, hành động đúng và công tác tuyên
truyền, vận động sẽ đạt hiệu quả cao.
Xây dựng NTM nâng cao là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà
nước, hợp với lòng dân trong thời kỳ đổi mới. Mục tiêu là xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định , giàu bản
sắc văn hoá dân tộc…đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được lên. Trong
xây dựng NTM, công tác tuyên truyền là một trong những nhân tố quyết định của
1


sự thành công. Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp đông đảo người dân hiểu rõ ý
nghĩa, mục tiêu, nội dung, cách làm trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ
xây dựng NTM nâng cao tại địa phương từ đó tạo sự đồng thuận, chung tay của cả


hệ thống chính trị và người dân. Vì vậy, tun truyền được xem là giải pháp có vai
trị quan trọng, cần đi trước trong xây dựng NTM nâng cao.
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khố X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn và các Quyết định: số
1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình
MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 25/2018/QĐ-UBND
vê Ban hành tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, cơng nhận và công bố
xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2018-2020;
Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc Hội về Phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Ngay từ
những ngày đầu và xuyên suốt quá trình triển khai thực hiện Chương trình, để làm
chuyển biến sâu sắc về nhận thức cho nơng dân đồng lịng chung sức xây dựng
NTM nâng cao. Hội Nông dân xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hoá đã rất quan tâm
nâng cao chất lượng tuyên truyền cho cán bộ Hội và coi đó là một trong những
nhiệm vụ trọng yếu để cùng với hệ thống chính trị của xã thực hiện thành cơng mục
tiêu xây dựng NTM nâng cao vào cuối năm 2022.
Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền cho
nông dân trong xây dựng NTMnâng cao của cán bộ Hội đã đạt được những kết quả
quan trọng, góp phần thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Chương trình NTM nâng cao
hàng năm mà tỉnh Hội đề ra. Tuy nhiên, trong q trình tổ chức thực hiện, cơng tác
tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đối với việc chuyển biến và nâng
cao nhận thức của một bộ phận nơng dân về Chương trình xây dựng NTM nâng cao
trong giai đoạn mới (có biểu hiện thỏa mãn, bằng lịng với những kết quả đạt được,
khơng tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí; cịn có biểu hiện trơng
2


chờ, ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ của cấp trên,…). Nguyên nhân từ năng lực công tác
tuyên truyền của một bộ phận cán bộ Hội, chưa chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong
tiếp cận các chủ trương mới của Đảng, Nhà nước và Hội cấp trên, chưa kịp thích

ứng với công cuộc đổi mới xây dựng NTM đặc biệt là NTM nâng cao hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên,đồng thời thông qua những kiến thức được học
ở lớp TCLLCT-HC và từ nhận thức thực tế của công việc, em lựa chọn đề tài "Giải
pháp nâng cao công tác tuyên truyền cho hội viên, nông dân tham gia xây dựng
nông thôn mới nâng cao của cán bộ Hội nơng dân xã Thiệu Viên, huyện Thiệu
Hóa" làm khóa luận tốt nghiệp.
2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tuyên truyền cho
hội viên, nông dân trong xây dựng NTM của cán bộ Hội nơng dân xã Thiệu Viên,
huyện Thiệu Hố.
- Phân tích, tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyên truyền xây
dựng NTM nầng cao của cán bộ Hội nông dân xã Thiệu Viện hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao công tác tuyên truyền cho hội
viên, nông dân tham gia xây dựng NTM nâng cao của cán bộ Hội nông dân xã
Thiệu Viên thời gian tới.
3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyên truyền xây dựng NTM nâng cao của cán
bộ Hội nông dân xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hoá.
- Thời gian nghiên cứu: 2019-2021.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá những dữ liệu thơng
qua các báo cáo. Phương pháp điều tra; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
3


5. Kết cấu của khóa luận: Ngồi phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được
chia làm 3 phần chính:
- Phần I: Nhận thức chung về cơng tác tun truyền; xây dựng nông thôn
mới.
- Phần II: Thực trạng công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nâng

cao của cán bộ Hội nông dân xã Thiệu Viên.
- Phần III: Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn
mới nâng cao cho cán bộ Hội nông dân xã Thiệu Viên trong thời gian tới.

B. NỘI DUNG
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TUYÊN TRUYỀN; XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
1. Một số khái niệm
1.1. Khái niệm Tuyên truyền
Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng: “Tun truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân
theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó thì tun truyền thất bại”. Theo từ
điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển
Bách Khoa - 2002) thì "Tun truyền là giải thích một cách rộng rãi để thuyết phục
mọi người tán thành, ủng hộ làm theo”; Theo giáo trình Trung cấp Lý luận chính trị
(Mơn: Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở cơ sở) Thì khái niệm tuyên truyền được tiếp cận theo hai nghĩa:
1) Tun truyền là hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằm truyền bá
những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những tri thức, giá trị

4


tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành
động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
2) Theo nghĩa hẹp: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá những quan điểm lý
luận, đường lối, chiến lược, sách lược nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới
quan về nhân sinh quan nhất định và thuyết phục quần chúng hành động phù hợp
với thế giới quan, nhân sinh quan ấy.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu, cơng tác tun truyền của cán bộ Hội Nơng

dân là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm phổ biến, giải thích những chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nhiệm vụ
của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, làm cho hội viên, nông dân hiểu rõ, cổ
vũ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác Hội đề ra.
Đồng thời, công tác tuyên truyền của Hội còn giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối
sống, nếp sống mới, văn minh, tiến bộ, về truyền thống cách mạng của giai cấp
nông dân; bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật và các kiến thức cần thiết khác
cho cán bộ, hội viên, nông dân nhằm xây dựng thành công người nông dân văn hóa,
người nơng mới; tham gia xây dựng làng, xã (thơn, ấp, bản) văn hóa, góp phần tích
cực vào sự nghiệp CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn.
1.2. Vai trị của cơng tác tun truyền
Cơng tác tun truyền có vai trị rất to lớn trong sự nghiệp cách mạng. Công
tác đầu tiên mà Bác Hồ tiến hành sau khi tìm thấy hệ tư tưởng cách mạng của thời
đại chính là cơng tác tuyên truyền. Năm 1925, khi về đến Quảng Châu (Trung
Quốc), Người đã mở những lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt
Nam. Nội dung chủ yếu của chương trình huấn luyện, đào tạo cán bộ lúc bấy giờ là
truyền bá những vấn đề cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác - Lênin, về lý luận và
phương pháp cách mạng, về đạo đức cách mạng. Vai trò quan trọng đó thể hiện ở
một số nội dung sau:
5


- Truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, trước hết là trong
các lực lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tính sáng tạo cách mạng của quần chúng,
động viên lực lượng quần chúng tham gia sự nghiệp cách mạng, góp phần tổ chức
các phong trào cách mạng, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, lý luận và con người cho
các cuộc cách mạng. Công tác tun truyền, vì vậy trở thành cơng tác cách mạng và
là công tác cách mạng đầu tiên của các giai cấp cách mạng và tổ chức cách mạng.
- Là một bộ phận của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc xây dựng Đảng vững mạnh.

Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kêt hợp chủ nghĩa Mác - Lênin
thâm nhập vào quần chúng lao động, giúp họ giác ngộ về con đường cách mạng lật
đổ chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ mới, về vai trò, sứ mệnh, mục tiêu, lý tưởng
của Đảng, tự nguyện đi theo Đảng, gia nhập Đảng làm cho đội ngũ của Đảng ngày
càng mở rộng.
- Thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của
Đảng, cơng tác tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức,
hình thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồi
dưỡng phương pháp, kỹ năng công tác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân.
- Góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị của Đảng, đấu
tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch đối
với cách mạng nước ta, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những
quan điểm sai trái bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; góp phần xây dựng con
người mới, cuộc sống mới.
- Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, xây dựng con người Việt Nam có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân;

6


có tri thức và sức khỏe; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lịng u nước và tinh
thần quốc tế trong sáng.
1.3. Nội dung tuyên truyền, Phương pháp tuyên truyền cho nông dân
1.3.1. Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhiệm vụ của Hội
Công tác tuyên truyền ở cơ sở làm nhiệm vụ phổ biến, giải thích cho hội
viên, nông dân hiểu rõ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến

nông dân, nông nghiệp, nông thôn, như: Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp
hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết
số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực,
hiệu quả việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại
ngành nông nghiệp; các Quyết định: số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 20102020; số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Quyết định số
1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch tổ
chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 25 ngày 28/7/2021 của Quốc Hội về phê duyệt
Chủ trương đầu tư chương trình MTQG xây dựng NTM...và các văn bản chỉ đạo,
điều hành của Tỉnh ủy,HĐND, UBND tỉnh; các chủ trương công tác của cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương và nhiệm vụ của Hội để hội viên, nông dân hiểu
đúng và tự giác thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, thơng qua cơng tác tun truyền
nhằm phổ biến, giải thích để nơng dân hiểu rõ về tổ chức Hội, để họ tự nguyện xin
vào Hội, tự giác tham gia sinh hoạt và thực hiện các chương trình cơng tác của Hội.
7


- Tuyên truyền, cổ vũ hội viên, nông dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương
Công tác tuyên truyền ở cơ sở Hội cần tổ chức phổ biến các chương trình, kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, của Hội các cấp; phát động
phong trào nông dân thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng nông thôn mới; vận động hội viên, nông dân định canh, định cư, thi đua sản
xuất, kinh doanh giỏi, xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; bảo vệ môi
trường sinh thái như trồng rừng, không chặt phá rừng, giữ vệ sinh chung…, vận
động hội viên, nơng dân tích cực tham gia xây dựng trường học, trạm xá, điện,
đường giao thông... Cán bộ cơ sở Hội cần phải phổ biến, giải thích cho hội viên,
nơng dân hiểu rõ ý nghĩa những việc họ phải làm và tạo điều kiện cho họ tham gia

bàn bạc, kiểm tra, giám sát. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, liên
tục trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Hội. Đặc biệt, cán bộ Hội cần
gương mẫu, tự giác thực hiện và cổ vũ, động viên mọi người cùng thực hiện.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, cơng
nghệ và kiến thức quản lý kinh tế cho hội viên, nơng dân
Trong q trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế thế
giới, việc nâng cao dân trí, tiếp thu khoa học cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, trình độ
quản lý tiên tiến đã trở thành một nhu cầu tất yếu, cấp bách. Do vậy, tùy theo điều
kiện của mỗi vùng, miền, mỗi địa phương cần tuyên truyền, hướng dẫn hội viên,
nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tiếp thu tri thức mới về công nghệ
sinh học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, về công nghệ chế biến, bảo quản nông sản;
kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sao cho phù hợp, có hiệu quả. Trước hết, cơ
sở Hội cần tập trung tham gia tích cực vào việc xoá mù chữ và chống tái mù chữ
cho hội viên, nơng dân. Tích cực vận động hội viên, nông dân cho con em đến
trường, không được để trẻ em thất học, mù chữ.
8


- Tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân phát huy truyền thống cách
mạng của dân tộc, của Đảng, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam
Giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, của
Đảng, của giai cấp nông dân và Hội Nông dân là một nội dung rất quan trọng trong
công tác tuyên truyền của Hội Nông dân Việt Nam. Giai cấp nơng dân Việt Nam
nói chung, nơng dân ở mỗi vùng, miền, mỗi dân tộc nói riêng đều có truyền thống
cách mạng vơ cùng q báu. Đó là lịng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng
kiên cường, lòng tự tơn, ý chí tự cường dân tộc; là đức tính cần cù lao động, tinh
thần đồn kết, u thương, đùm bọc lẫn nhau. Do vậy, cán bộ Hội cần tuyên truyền
cho hội viên, nông dân hiểu rõ, đầy đủ về những truyền thống tốt đẹp đó để họ gìn
giữ, phát huy. Đồng thời, cần khơi dậy ở hội viên, nơng dân lịng biết ơn, q trọng
những người có cơng với dân, với nước, ý thức hướng về cội nguồn, về cách mạng.

Cùng với đó, Cơng tác tun truyền của Hội cần giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu
nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết, nhân ái và đạo đức, lối sống lành
mạnh cho hội viên, nông dân; đấu tranh chống những biểu hiện của đạo đức, lối
sống lạc hậu, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma t, mê tín dị đoan... góp phần
tích cực vào việc xây dựng người nơng dân văn hóa phát triển tồn diện, hài hồ, có
trí tuệ, tâm hồn cao thượng, trong sáng, có thể lực và bản lĩnh vững vàng góp phần
tích cực vào xây dựng xã, thơn, ấp, bản, làng văn hóa.
- Tun truyền cho hội viên, nơng dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch
Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phá hoại cơng cuộc đổi mới
do Đảng ta khởi xướng, nhất là ra sức lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số,
đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có đạo theo chúng để chống phá cách mạng.
Một mặt, chúng xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước. Mặt khác, chúng tiến hành bơi nhọ, nói xấu chế độ, các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho hội
9


viên, nơng dân giảm lịng tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cán bộ
cơ sở Hội phải nắm chắc tình hình hoạt động của kẻ xấu, kịp thời tun truyền, giải
thích cho hội viên, nơng dân hiểu rõ để họ không nghe, không tin, không theo và
đấu tranh chống lại chúng.
1.3.2. Phương pháp tuyên truyền
Để đạt được mục đích trong tun truyền người ta có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Công tác tuyên truyền của cán bộ Hội thường sử dụng ba
phương pháp cơ bản sau đây:
* Phương pháp thuyết phục:
Là phương pháp dùng lý lẽ, các luận cứ, luận chứng để hình thành ở mỗi cán
bộ, hội viên, nông dân một lập trường mới, có thể thay đổi quan điểm hoặc hành vi
của họ về một vấn đề nào đó.

Đây là phương pháp quan trọng nhất của hoạt động tuyên truyền. Phương
pháp này có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể tiến hành tuyên truyền cá
biệt, tuyên truyền trước đám đơng, tun truyền cho nhóm. Phương pháp này có tác
dụng rất to lớn, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hiệu quả tuyên truyền bởi thuyết
phục tốt sẽ làm cho hội viên, nông dân tự giác, phấn khởi tin theo và hành động tự
giác, đạt được hiệu quả cao.
* Phương pháp nêu gương:
Là phương pháp sử dụng những sự việc, hiện tượng điển hình trong đời sống
thực tế ở ngay địa phương, cơ sở, ở địa bàn cụ thể, đưa ra các kiểu hành vi, lối sống
để tác động đến cán bộ, hội viên, nơng dân, giúp họ hình thành những hành vi, lối
sống phù hợp theo gương điển hình.
Nói về tác dụng của các gương điển hình, V.I. Lênin chỉ rõ: “Gương sống có
sức mạnh lớn, gương sống dễ lây lan…”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định:
10


“Với các dân tộc phương Đông, một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài
diễn văn tuyên truyền”.
* Phương pháp ám thị:
Là phương pháp tác động tâm lý từ cán bộ tuyên truyền đến từng cá nhân và
nhóm hội viên, nơng dân với mục đích là làm cho họ tự giác tiếp thu một cách
không phê phán những lời lẽ, hình ảnh mà trong đó chứa đựng các tư tưởng, ý chí
cần truyền đạt của người cán bộ tuyên truyền.
Phương pháp này thường được sử dụng trong các hình thức tun truyền, cổ
động có sử dụng các hình vẽ, tranh ảnh, pa nơ, áp phích, quảng cáo… ám thị là
ngầm chỉ bảo cho biết, nên trong khi áp dụng phương pháp này, cán bộ tuyên
truyền cần chú ý sử dụng những hình ảnh, biểu tượng, biểu trưng tạo ra ấn tượng
mạnh để quần chúng dễ nhớ, dễ hiểu. Song, cần tránh các hình ảnh, biểu tượng có
tính kích động, rùng rợn thái quá, nhất là cần tránh các hình ảnh, biểu tượng thiếu
văn hóa, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Như vậy, việc sử dụng phương pháp tuyên truyền liên quan chặt chẽ đến nội
dung tuyên truyền. Các yếu tố trên luôn đặt trong mối quan hệ với những đặc điểm
tâm lý và hoạt động của đối tượng. Lựa chọn và sử dụng phương pháp tuyên truyền
hợp lý góp phần quan trọng tăng cường hiệu quả hoạt động tuyên truyền.
1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong cơng tác tun truyền.
* Tính Đảng
- Cơng tác tun truyền phải phục vụ lợi ích của cán bộ, đảng viên và nhân
dân.
- Phải hướng đến việc giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho cán bộ,
hội viên, nông dân nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn, tư tưởng cách mạng, nhiệt
tình cách mạng để cán bộ, hội viên, nơng dân thực thi tốt các nhiệm vụ.
11


- Mỗi cán bộ Hội phải thực sự trung thành với đường lối, chính sách của
Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật trong nói và viết, khơng được lồng những quan
điểm cá nhân, trái với đường lối quan điểm của Đảng khi tuyên truyền.
* Tính khoa học và thực tiễn:
- Nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục phải luôn gắn với thực tiễn, tôn
trọng thực tế khách quan; trên cơ sở tổng kết thực tiễn xác định phương hướng và
nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong từng giai đoạn. Trên cơ sở thực tiễn để
giải đáp những vấn đề của cuộc sống đặt ra.
- Phương pháp, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với tình hình và với
từng đối tượng tuyên truyền; thực hiện tốt thông tin hai chiều. Tuyên truyền phải dễ
hiểu, dễ nhớ, dễ làm.
* Tính Chính trị - thời sự:
- Tun truyền phải có sự nhạy bén chính trị và bản lĩnh chính trị. Trong mỗi
sự việc và hiện tượng cần phân biệt đúng sai, phải trái, xác định được cái tốt cần
biểu dương, cái xấu cần phải kịp thời phê phán; Hoạt động tuyên truyền của cán bộ
Hội cần đáp ứng tính thời sự, thơng tin định hướng về mặt chính trị, tư tưởng trước

mọi sự kiện tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm quần chúng nhân dân.
1.5. Quan niệm về nơng thôn mới và xây dựng nông thôn mới
- Nông thôn:
Hiện nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định theo Thông tư
số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
- Nông thôn mới:

12


Có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm Nông thôn
mới. Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư, ngày 05/8/2008 của Trung ương Đảng,
nông thôn mới là nông thơn hiện đại, phát triển bền vững; phát triển tồn diện trên
nhiều mặt, mọi lĩnh vực với những đặc trưng cơ bản. Một là, có kinh tế phát triển,
đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Hai là, nông thôn được phát triển theo đúng quy hoạch, cơ sở hạ tầng,
kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. Ba là, trình độ dân trí
ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được bảo đảm, quản lý xã hội
dân chủ. Bốn là, chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao phù hợp với xu thế
của xã hội và đất nước.
- Xây dựng nông thôn mới:
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) ra Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày
05/8/2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông
thôn mới, nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vai trị to
lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng nơng thơn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở
nông thôn, xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xây dựng

giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh;
khơng ngừng năng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, hài hịa
giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng khó khăn; nơng dân được
đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ
bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới
II. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC TUYỄN TRUYỀN CHO HỘI VIÊN, NÔNG
DÂN THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO CỦA CÁN
BỘ HỘI NÔNG DÂN XÃ THIỆU VIÊN, HUYỆN THIỆU HÓA.
13


2.1.Khái quát đặc điểm tình hình xã Thiệu Viên
Thiệu Viên là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Thiệu Hố. Tổng diện tích tự
nhiên tồn xã là 490,50 ha. Trong đó: đất nơng nghiệp có diện tích 318,66 ha,
chiếm 64,96%, đất phi nơng nghiệp có diện tích 168,21 ha, chiếm 34,29%, đất chưa
sử dụng có diện tích 3,63ha, chiếm 0,75%. Tồn xã có 07 thơn với 1.397 hộ tương
ứng 5.077 người; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,5%/năm.
Thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới, Đảng bộ và Nhân dân xã
Thiệu Viên nói chung và Hội nơng dân xã Thiệu Viên nói riêng đã đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phát huy quyền làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn
mới, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng. Trong những năm qua,hội viên của Hội nông dân xã Thiệu Viên đã
thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, nên đã đạt những kết quả rõ nét,
đó là: Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực góp phần nâng cao
thu nhập cho người dân; trong nông nghiệp tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng
năm 2017 cơ cấu nông nghiệp đạt 29%; công nghiệp xây dựng 26%; dịch vụ
thương mại việc làm 45%. Bình quân thu nhập đầu người 29,5 triệu. Đến năm 2021
cơ cấu Nông nghiệp đạt 24% giảm 0,5%; công nghiệp xây dựng 29% tăng 3%; dịch
vụ thương mai việc làm 47% tăng 02%. thu nhập đầu người 46,02 triệu/người/năm
tăng17,5 triệu/ người . Các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm phát

triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4% năm 2017 xuống cịn 0,67% năm 2021 ( theo tiêu
chí mới).
Đời sống văn hóa – xã hội thường xuyên được quan tâm. Chất lượng giáo
dục được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được quan
tâm. Do đó đã góp phần đẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển. Cơng tác quốc
phịng– an ninh ln được giữ vững.

14


Những kết quả mà Đảng bộ, hệ thống chính trị và Nhân dân xã đạt được đã
và đang tạo đà cho bước phát triển mới trong thực hiện mục tiêu xã đạt chuẩn NTM
vào cuối năm 2022.
2.2. Khái quát về Hội Nông dân xã Thiệu Viên
Hội Nông dân xã được thành lập tháng 10 năm 1930 Trải qua 07 kỳ Đại
hội, hiện nay Hội Nơng dân xã có bao nhiêu (7) chi hội với tổng số Hội viên trong
toàn xã là (821) bao nhiêu hội viên.
2.2.1 Về đội ngũ cán bộ Hội
* Về Số lượng, cơ cấu giới tính, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính
trị:
*Về số lượng: Cấp cơ sở có : Tổng số Ban chấp hành 10 đồng chí, Ban thường vụ
03 đồng chí, chủ tịch Hội 01 đồng chí,phó chủ tịch Hội 01 đồng chí;Cấp chi hội:
Tổng số Ban chấp hành 07 đồng chí, chi hội trưởng 07 đồng chí,chi hội phó 07
đồng chí.
*Về giới tính: Cấp cơ sở: Nam 07 đồng chí chiếm ,nữ 03 đồng chí ;Cấp chi hội:
Nam 09 đồng chí ,nữ 05 đồng chí .Trong đó : Tham gia HĐND xã 02 đồng
chí,tham gia BCH Đảng ủy 01 đồng chí,đảng viên 06 đồng chí.
*Trình độ chun mơn :sơ cấp 02 đồng chí,trung cấp 04 đồng chí,cao đẳng 02 đồng
chí,Đại học 01 đồng chí.
*Trình độ lý luận chính trị :Trung cấp 02 đồng chí

2.3. Thực trạng cơng tác tun truyền cho hội viên, nông dân xây dựng nông
thôn mới của cán bộ Hội nơng dân xã Thiệu Viên,huyện Thiệu Hóa.
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân:
*Những kết quả đạt được:
15


Xác định công tác tuyên truyền cho nông dân hiểu rõ đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong xây dựng NTM nhằm tạo sự
đồng thuận cao. Với tinh thần đó, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy
Đảng, sự quản lý của chính quyền,Ban chấp hành Hội nơng dân đã khơng ngừng
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm đẩy mạnh cơng tác tun truyền
cho hội viên, nơng dân góp phần tích cực vào thành cơng xây dựng nơng thơn mới
ở xã nhà.
*Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn
bản của TW Hội
Ban thường vụ Hội chủ động chỉ đạo cho các chi hội tập trung tuyên truyền
sâu rộng, mạnh mẽ cho cán bộ, hội viên, nơng dân các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện về chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nhờ nhiểu rõ các chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn bản của TW Hội và các
cấp, hội viên, nông dân hăn hái tham gia làm các cơng trình phúc lợi của thơn cũng
như xã, trong năm 2021 cũng đã có thêm 01 thơn đã hồn thành và về đích nơng
thơn mới, 01 thơn hồn thành và được công nhận là thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Hiện nay đã có 7/7 thơn đã hồn thành và được huyện cơng nhận đạt nơng thơn
mới. Trong đó có thơn 05 đã đạt nơng thơn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh đó, Hội đã có nhiều bài viết tuyên truyền về chuyên đề"Xây dựng
nông thôn mới" thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã,của thôn ;tập trung
thông tin những chủ trương ,chính sách mới,phản ánh tình hình phong trào nơng
thơn mới,giới thiệu các điển hình tiên tiến ,các mơ hình,cách làm mới trong xây
dựng nơng thơn mới.

*Tun truyền cho hội viên, nông dân tham gia thực hiện một số tiêu chí
trong nội dung Chương trình xây dựng nơng thơn mới.

16


+Tham gia thực hiện tiêu chí về giao thơng,thủy lợi(tiêu chí số 1 và số 2): đã
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hiến đất những góc cua, đoạn đường
cong để mở rộng góc cua và nắn các tuyến đường đỡ cong, được nhân dân đồng
tình cao. Trong thơn đã có 5 gia đình hiến đất, trong đó có 3 hộ hiến đất mỡ rộng
góc cua và 2 hộ hiến đất để nắn thẳng đường, tổng hiến đất là trên 120m2
Rảnh thối nước có nắp đậy khu dân cư ,đã vận động nhân dân đóng góp để
nâng cấp và xây mới 4 tuyến mương có nắp đậy khu dân cư là: 260m chi phí xây
dựng là trên 86 triệu. do nhân dân đóng góp, xã hỗ trợ 20%. Vận động hội viên
tham gia đóng góp ngày cơng lao động .
Nhiều chi hội nơng dân trong xã có cách làm hay và hiệu quả như:Chi hội
nông dân Thôn 3,Thôn 5,Thôn 6.
+Tham gia thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập,giảm nghèo (tiêu chí số 5,số
6): Hội nơng dân xã triển khai có hiệu quả phong trào nơng dân thi đua sản xuất,
kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã xuất hiện
nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi, dám nghĩ,
dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh; .
hình thành các mơ hình kinh tế hộ, một số hội viên nông dân của các chi hội, chủ
động cải tạo vườn tạp và chuyển đổi mơ hình trồng cây gấc, cây linh lăng; như hội
viên Bùi Công Thắng chi hội 5 đã mang lại hiệu quả kinh tế hộ rất cao; mơ hình
trồng cây nhãn muộn Hưng n; như hội viên Nguyễn Thị Khuê chi hội 6 hội viên
đã mang lại thu nhập hàng năm lên tới 100 triệu đồng; HND xã đề nghị vay vốn
quỹ hỗ trợ nông dân huyện với số tiền 30 triệu đồng đầu tư xây dựng mơ hình trồng
cây ăn quả và đào ao thả cá 01Hội viên Vũ Đức Nhàn,phát triển kinh tế.
Thông qua phong trào đã khích lệ động viên nơng dân trong xã đổi mới tư

duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn,

17


lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất, kinh doanh vươn lên thốt nghèo và làm giàu
chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 0,25% vào năm 2022.
+Tham gia thực hiện tiêu chí giáo dục và đào tạo(tiêu chí số 10): Hội nơng
dân xã đã phối hợp với chính quyền vận động hội viên và nông dân trong khu dân
cư đưa trẻ em trong độ tuổi đến trường và 7/7 thơn ,khơng có trẻ em bỏ học.Phong
trào khuyến học,khuyến tài được quan tâm,cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ cho
dạy và học được đảm bảo.
+Tham gia tiêu chí về y tế (tiêu chí 7): Hội nông dân phối hợp với Trạm y tế
thường xun tun truyền về cơng tác chăm sóc sức khỏe cho hội viên và nông
dân thực hiện tốt công tác phịng ,chống dịch bệnh,khơng để lây lan trên địa bàn
xã . Tuyên truyền,vận động nhân dân tham gia mua Bảo hiểm y tế.Tính đến hết
tháng 10/2021, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn toàn xã là:
4439/5077người đạt 87,43,Sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng: Ủy ban nhân dân xã
thường xuyên sửa chữa, nâng cấp Trạm y tế để đảm bảo phục vụ đầy đủ cho công
tác khám ,chữa bệnh cho nhân dân.
+Tham gia thực hiện tiêu chí về văn hóa (tiêu chí số 12):Hội nơng dân phối
hợp với các ban ngành,đoàn thể của xã triển khai các tiêu chuẩn và đăng ký xây
dựng gia đình văn hóa .Hiện nay, xã có 7/7 thơn (100%) đạt tiêu chuẩn văn hóa
theo quy định.
+ Thực hiện tiêu chí mơi trường và an tồn thực phẩm (tiêu chí số 13): Hội
nơng dân phối hợp với các ban ngành,đồn thể tun truyền, vận động nông dân
xây dựng tường rào, bồn hoa theo khn mẫu.Kết quả cụ thể đối với mơ hình xây
lại tường rào, bồn hoa và đổ bê tông hành lang đường ,tường rào được trên 1.700m,
bồn hoa được trên 600m, bê tơng hành lang đường trên 850m, ước tính kinh phí
xây dựng là trên 1.5 tỷ đồng tiếp tục duy trì và nhân rộng các mơ hình bảo vệ môi

trường trong cộng đồng dân cư ;tham gia nhiều đợt tổng dọn vệ sinh môi trường
18


,chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung,
cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định;Tỷ lệ hộ có nhà
tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt 85% trở
lên;Tỷ lệ hộ chăn ni có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt
70% trở lên.;Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ
các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%.
+Tham gia thực hiện tiêu chí về Hành chính cơng(tiêu chí số 15): Hội nơng
dân phối hợp với cấp ủy,chính quyền, các ngành, đồn thể ,phổ biến,tun truyền,
vận động hội viên, nơng dân và các tấng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ chương
của Đảng,chính sách,pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Pháp lệnh dân chủ ở
xã,phường,thị trấn nhằm phát huy dân chủ ,chấp hành tốt chủ trương,đường lối của
Đảng,chính sách pháp luật Nhà nước,xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh.
+ Cùng với đó, cán bọ Hội cịn tuyền truyền về ý nghĩa và sự cần thiết của
việc xây dựn NTM nâng cao đến nhân dân của địa phương làm ăn xã quê nhằm huy
động tốt đa nguồn lực, kết quả trong năm qua với sự đóng góp của nhân dân, con
em xa quê, các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn, nguồn ngân sách xã và nguồn kích
cầu của cấp trên, tồn xã đã làm được: 15,3km đường bê tơng nội xã, nội thơn, ngõ
xóm, giao thơng nội đồng; xây dựng 9 km kênh mương; làm mới 02 trạm biến áp;
xây dựng 4 phòng học cao tầng Trường mầm non, nâng cấp tu sửa Trạm y tế, Hội
trường xã. Nhân dân đầu tư sửa chữa, nâng cấp, làm mới hàng trăm ngôi nhà mới
kiên cố khang trang tạo nên diện mạo mới trong các khu dân cư. Kết quả huy động
nguồn lực xây dựng NTM từ năm 2011 đến nay với tổng số tiền ước tính là
116.298 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư của Tỉnh là 6.450triệu đồng, Huyện là
2.100 triệu, ngân sách xã 8.065 triệu, vốn lồng ghép là 1.150 triệu, doanh nghiệp là
350 triệu, vốn nhân dân đóng góp là 7.033 triệu, vốn nhân dân tự đầu tư xây dựng
là 91.156 triệu.

Có thể khẳng định, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và tham gia thực hiện một số
tiêu chí trong Chương trình xây dựng nơng thơn mới nâng cao, Hội Nông dân xã
19


đã góp phần cùng với cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các tổ chức CT-XH và Nhân
dân tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ và thực chất trong công cuộc xây dựng
nơng thơn mới. Đến nay, tồn xã đạt (08/15) bao nhiêu tiêu chí…Các tiêu chí đã đạt
được đến tháng 11/2021,bao gồm:Tiêu chí số 1: Tiêu chí giao thơng;Tiêu chí số 2:
Tiêu chí thủy lợi;Tiêu chí số 4: Tiêu chí nhà ở dân cư;Tiêu chí số 6: Tiêu chí hộ
nghèo;Tiêu chí số 10: Giáo dục và đào tạo;Tiêu chí số 12: Tiêu chí văn hóa;Tiêu chí
số 14: Tiêu chí an ninh trật tự;Tiêu chí số 15: Tiêu chí hành chính cơng.
* Nguyên nhân của kết quả đạt được:
Một là,có sự lãnh đạo ,chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng,sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị..
Xác định chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chủ trương lớn,
lâu dài do đó Ban chấp hành Đảng bộ xã đã ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng
NTM. Sau khi tiếp thu các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện; Đảng ủy đã triển
khai, quán triệt đầy đủ các nội dung văn bản của cấp trên đến Chi bộ, Đảng viên và
nhân dân trong xã, đồng thời ra Nghị quyết số 10/NQ-ĐU ngày 03/3/2021 của
Đảng ủy xã Thiệu Viên v/v tăng cường lãnh đạo của Đảng phấn đấu hoàn thành các
mục tiêu xây dựng NTM nâng cao năm 2022; Căn cứ Nghị quyết số 17/2021/NQHĐND ngày 17/01/2017 của HĐND xã Thiệu Viên v/v hỗ trợ kinh phí xây dựng
các hạng mục cơng trình chỉnh trang khn viên Nhà văn hóa. Đảng ủy ra quyết
định kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng NTM và chỉ đạo kiện toàn Ban quản lý xây
dựng NTM xã. Thành lập các tổ giúp việc cho BCĐ, phân công các thành viên
trong BCĐ đến từng thôn. Ở các thơn kiện tồn các tiểu Ban phát triển thôn. Hằng
năm, BCĐ xây dựng NTM xã đã tổ chức hội nghị tổng kết nhằm đánh giá kết quả
xây dựng NTM từng năm và định hướng các nhiệm vụ cho năm tiếp theo.
Đối với HĐND,UBND Hỗ trợ xây dựng mương thốt nước có nắp đậy khu
dân cư : Mức hỗ trợ 20% tổng cơng trình; Hỗ trợ xây dựng đường giao thông : Mức

20


hỗ trợ 30% giá trị xây lắp cơng trình; Hỗ trợ thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu : Mức
hỗ trợ: 30 triệu đồng/thôn.
Đảng ủy, UBND xã chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ
trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn. Các bước tiến hành được tính tốn một
cách khoa học, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó
xác định các nhiệm vụ ưu tiên làm khâu đột phá, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức thực hiện. Đồng thời làm tốt việc dân chủ, công khai, minh bạch dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát,dân hưởng thụ.
Hai là,Hội Nông dân xã Thiệu Viên đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc ,các
ban, ngành, đoàn thể trong xã tuyên truyền, vận động các hội viên nông dân tham
gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước,các cuộc vận động, triển khai
nhiều mô hình "Dân vận khéo" trong xây dựng nơng thơn mới.
Hội Nơng dân xã Thiệu Viên đã tích cực tun truyền, vận động các hội viên,
nông dân và nhân dân tự nguyện hiến đất, hiện vật, đóng góp ngày cơng lao động
cùng chính quyền xã xây dựng các tuyến đường giao thơng nơng thơn,giao thơng
thủy lợi và các cơng trình cơng cộng trên địa bàn.Trong thực hiện 15 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới nâng cao, một trong những điểm
nổi bật của Hội Nông dân xã Thiệu Viên là việc tham gia có hiệu quả tiêu chí về
phát triển kinh tế gia đình, nâng cao mức sống cho hội viên. Ngoài việc vận động
hội viên, nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp cho
hiệu quả kinh tế cao, Hội Nông dân xã tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ
thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, giới thiệu vay vốn, giới thiệu việc làm và đào tạo
nghề cho các hội viên, nông dân. Nông dân xã Thiệu Viên cịn tích cực thực hiện
các tiêu chí của phong trào "Thi đua sản xuất kinh doanh giảm nghèo và làm giàu
chính đáng", "Xây dựng nơng thơn mới,đơ thị văn minh''. Ngồi ra, thực hiện tiêu
chí mơi trường, hàng năm Hội Nơng dân xã cịn xây dựng kế hoạch, phối hợp với
chính quyền và các ban, ngành có liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày

21


Mơi trường thế giới 05/6, Tháng hành động vì mơi trường với các hoạt động thiết
thực như : Nạo vét kênh mương, dọn cỏ, rác, khai thơng dịng chảy, nhặt rác, bao
bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, thường xun chăm sóc cắt tỉa bơng
hoa, chặt cây làm cỏ hai bên đường
Để hội viên, nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao một cách
đạt hiệu quả, Hội Nông dân xã Thiệu Viên đã xây dựng kế hoạch với những nội
dung thực hiện cụ thể gắn với các phong trào thi đua của tổ chức Hội và triển khai
rộng rãi trong hội viên nông dân. Thông qua các buổi sinh hoạt hàng kỳ, các Chi
hội nông dân tổ chức tuyên truyền trong hội viên, nơng dân về mục đích, ý nghĩa
của việc xây dựng nơng thơn mới nâng cao, lợi ích thiết thực của người nơng dân
và gia đình khi xã đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao; vai trị của nơng dân trong
thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.
Ba là ,phát huy được vai trò,trách nhiệm của cán bộ Hội nông dân trong
công tác tuyên truyền,vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới nâng
cao một cách có hiệu quả.
Tập thể Ban Thường vụ, ban chấp hành Hội Nông dân và các cán bộ làm
công tác của Hội nông dân ở cấp chi hội luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng ủy,
HĐND, UBND xã và Nghị quyết của Hội cấp trên, thực hiện tốt các phong trào thi
đua, đẩy mạnh hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân đạt nhiều kết quả
toàn diện.
Nhằm giúp hội viên nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, cán bộ Hội
nông dân cấp cơ sở và cấp chi hội thường xuyên quan tâm đến cơng tác tun
truyền, phổ biến, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên. Bên cạnh đó,
phát huy kết quả đã đạt được , để tiếp tục thực hiện mục tiêu về đích xã đạt chuẩn
nơng thơn mới nâng cao,Ban Chấp hành Hội đã cùng với các cấp ủy chính quyền
địa phương làm tốt cơng tác tun truyền,vận động,nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên, nêu cao sự nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu trong

22


các phong trào, xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là chương trình đúng
đắn, thiết thực, tạo được sự hưởng ứng, đồng thuận trong nhân dân.
Nhận thức của cán bộ và hội viên đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức
trách nhiệm của cán bộ, hội viên đã được nâng cao rõ rệt, chất lượng hoàn thành
nhiệm vụ của cán phụ trách công tác Hội ngày càng nâng cao; khơng có cán bộ,
hội viên nào vi phạm pháp luật. Đã phát huy được tinh thần dân chủ trong nhân
dân, thể hiện được tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong xây
dựng NTM. Hạn chế được tính thụ động, trơng chờ, ỷ lại; chính vì vậy đã phát huy
được sức mạnh của toàn dân và sự quan tâm hướng về xây dựng quê hương của con
em xa quê, sự chung tay xây dựng NTM của các doanh nghiệp và sự đầu tư kích
cầu từ ngân sách nhà nước các cấp. Đáp ứng cơ bản nhu cầu xây dựng kinh tế hạ
tầng xã hội, góp phần hồn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao ở địa
phương.
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền hội viên, nông dân xây
dựng nông thôn mới nâng cao của cán bộ Hội nông dân xã Thiệu Viên cịn bộc lộ
một số hạn chế :
- Cơng tác tham mưu cho Hội về phối hợp giữa tổ chức Hội nơng dân với
các tố chức khác có lúc chưa được kịp thời,thiếu tính tồn diện;
-Kỹ năng tun truyền của một số cán bộ Hội về chủ trương của Đảng, Nhà
nước, các văn bản của TW Hội và các cấp cịn lúng túng, chưa kịp thời, từ đó dẫn
đến nhận thức của một bộ phận hội viên, nông dân chưa thấu, chưa hiểu về trách
nhiệm của bản thân trong việc chung tay xây dựng NTM.

23



-Năng lực tuyên truyền như thái độ của cán bộ cịn hờ hững, chưa cầu thị
trong tiếp cận các thơng tin mới về kết quả xây dựng NTM ở các địa phương từ đó
kiến thức, chun mơn khơng sâu khơng giúp cho hội viên nông dân nắm bắt cập
nhật về tình hình cũng như kết quả hay mơ hình hay trong xây dựng NTM.
- Chất lượng tuyên truyền các phong trào thi đua như đáp ứng nhu cầu thiết
thực và nguyện vọng của hội viên, nơng dân, có phong trào cịn mang tính hình
thức.
* Ngun nhân của hạn chế:
- Điều kiện kinh tế xã hội của xã xuất phát điểm thấp, nhiều nội dung ở khu
vực nông thôn, với nhiều mục tiêu đề ra rất cao, trong khi nguồn lực đầu tư của nhà
nước còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch được duyệt.
- Một số ngành, cấp ủy, chi bộ chưa nhận thức đầy đủ, còn lúng túng trong
chỉ đạo, điều hành, vận dụng cơ chế, chính sách, thiếu chủ động, sáng tạo trong q
trình tổ chức thực hiện; vẫn cịn tư tưởng chơng chờ, ỷ lại. Cán bộ trực tiếp làm
công tác nông thôn mới vẫn còn hạn chế nhất định về kinh nghiệm và trình độ.
- Một số cán bộ, người dân nơng thơn chưa xác định rõ xây dựng nông thôn
mới là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình chưa nhận thức đúng về quan điểm: “Nhà
nước hỗ trợ, nhân dân làm là chính”, vai trò trách nhiệm của người hưởng lợi trong
xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy đầy đủ.
_ Một số tiêu chí, cơ chế chính sách có một số điểm chưa phù hợp, vận dụng
máy móc kém hiệu quả, thậm chí gây lãng phí nguồn lực; chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn chậm phát huy hiệu quả như
mong đợi.
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO HỘI
VIÊN, NÔNG DÂN THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG
CAO CHO CỦA BỘ HỘI NÔNG DÂN XÃ THIỆU VIÊN GIAI ĐOẠN TỚI.
24



Là một địa phương đã về đích nơng thơn mới năm 2019. Đến thời điểm hiện
tại các tiêu chí đang được giữ gìn và phát huy, đặc biệt hiện nay xã đã đăng ký xây
dựng nông thôn mới nâng cao, tiến tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Phát huy
các kết quả đạt được và khắc phục những bất cập trong triển khai thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Hội nông dân xã cần tập trung vào một số
giải pháp sau:
Một là: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, lãnh đạo Văn
phịng điều phối NTM, Hội nơng dân cấp trên đối với công tác tuyên truyền.
Trước sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của cơng nghệ, việc tiếp cận
thơng tin đa dạng, nhiều chiều khiến cho hoạt động tuyên truyền đặc biệt là tuyên
truyền miệng của đội ngũ cán bộ có phần bị “lép vế”. Ở một số đơn vị, cơng tác
tun truyền có biểu hiện “khốn trắng” cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên, cán bộ tuyên huấn. Do vậy, yếu tố tiên quyết để đem lại hiệu quả cao cho
cơng tác này chính là sự nhận thức đúng về vị trí, vai trị của cơng tác tun truyền;
lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, trách nhiệm của cơ quan cấp trên. Ban lãnh đạo Văn
phòng điều phối NTM, Hội nông dân các cấp cần đề cao trách nhiệm trong việc
nghiên cứu, khai thác nguồn thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan đến nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, xây dựng NTM theo hướng kịp thời, thiết thực để giúp cán bộ
Hội cập nhật kịp thời.
Hai là, Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội trong công tác tuyên truyền
Năng lực cán bộ được xem là thước đo chất lượng và tiến độ cơng việc mà
người đó phụ trách. Trong chương trình xây dựng NTM, rất cần những cán bộ
tuyên truyền am hiểu thực tiễn, nhạy bén, năng động, hiểu biết rõ chủ trương, chính
sách về xây dựng NTM để thực hiện công việc phát động phong trào xây dựng
NTM ngày càng mạnh mẽ hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn nâng cao
hiệu quả tuyên truyền thì người tuyên truyền phải là người hiểu biết rộng, đặc biệt
25



×