Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Luận văn thạc sĩ VNUA sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 140 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM HỒNG TUẤN

SỰ THAM GIA CỦA HỘI NÔNG DÂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Phú Thọ, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Tuấn

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh
tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, bên cạnh sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, tôi cịn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo,
các cơ quan, ban ngành trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, đặc biệt là
Quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Phát triển nông thôn - những thầy,
cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Quyền Đình Hà - người đã dành nhiều
thời gian, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, các phòng, ban, ngành
huyện Phù Ninh; lãnh đạo, cán bộ Hội Nông dân huyện Phù Ninh và đặc biệt là 3 xã: xã
Tiên Du, xã Phú Lộc và xã Gia Thanh đã tạo nhiều điều kiện, cung cấp những số liệu,
thông tin cần thiết, giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu tại địa bàn.

Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ
và giúp đỡ tơi hồn thành q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Phú Thọ, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Hoàng Tuấn

ii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... xi
Thesis astract.................................................................................................................. xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 4

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 4

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.1.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi về không gian ....................................................................................... 5

1.4.3.


Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 5

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của hội nông dân trong
phát triển kinh tế hộ gia đình .......................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 6

2.1.1.

Các khái niệm ..................................................................................................... 6

2.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức, bộ máy của Hội Nơng dân Việt
Nam .................................................................................................................. 10

2.1.3.

Vai trị của Hội Nơng dân trong tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình ......... 12

2.1.4.

Nội dung sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia
đình ................................................................................................................... 13


2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển
kinh tế hộ gia đình ............................................................................................ 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 24

iii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2.1.

Kinh nghiệm của một số địa phương về sự tham gia của Hội Nông dân
trong phát triển kinh tế hộ gia đình................................................................... 24

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu sự tham gia của Hội Nông dân trong
thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình ..................................... 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 30


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................................... 33

3.1.3.

Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển KT-XH của huyện ................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP)....................................................... 39

3.2.3.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................... 39

3.2.4.


Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ........................................................ 40

3.2.5.

Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 40

3.2.6.

Phân tích ma trận SWOT .................................................................................. 40

3.2.7.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 42
4.1.

Thực trạng sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ ................................................ 42

4.1.1.

Thực trạng tham gia xác định nhu cầu, định hướng, hỗ trợ và truyên
truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân trong phát triển kinh tế ........................ 42

4.1.2.

Thực trạng tham gia xây dựng phương án thực hiện ........................................ 46

4.1.3.


Thực trạng tham gia trong công tác tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ
thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh .................................................... 48

4.1.4.

Thực trạng tham gia trong công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân
dân trong phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương ............................. 53

4.1.5.

Thực trạng tham gia hỗ trợ nguồn vốn, tạo điều kiện cho hộ gia đình phát
triển kinh tế ....................................................................................................... 56

4.1.6.

Thực trạng tham gia phối hợp tổ chức mở lớp dạy nghề, giới thiệu việc
làm .................................................................................................................... 64

4.1.7.

Tham gia của Hội Nông dân huyện Phù Ninh trong hưởng lợi và quản lý,
đánh giá............................................................................................................. 68

iv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4.1.8.


Đánh giá chung về kết quả tham gia của Hội Nơng dân huyện trong phát
triển kinh tế hộ gia đình .................................................................................... 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hội nông dân trong phát triển
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ ......................... 82

4.2.1.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ............................................................. 82

4.2.2.

Tổ chức hoạt động của Hội Nông dân .............................................................. 85

4.2.3.

Nhận thức và nhu cầu tự thân phát triển kinh tế hộ của hội viên ..................... 90

4.2.4.

Hiệu quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị ...................................................... 92

4.2.5.

Kinh phí hoạt động của Hội Nông dân ............................................................. 93

4.2.6.


Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của địa phương ............................................... 95

4.2.7.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) về sự tham
gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ............................................................................................................. 96

4.3.

Giải pháp tăng cường sự tham gia của hội nông dân trong phát triển kinh
tế hộ gia đình trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ ................................. 99

4.3.1.

Định hướng phát triển và căn cứ xác định giải pháp ........................................ 99

4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân trong phát
triển kinh tế hộ gia đình .................................................................................. 100

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 106
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 106

5.2.


Kiến nghị ........................................................................................................ 108

5.2.1.

Đối với Đảng và Nhà nước ............................................................................. 108

5.2.2.

Đối với địa phương ......................................................................................... 109

5.2.3.

Đối với các cấp Hội Nông dân ....................................................................... 109

5.2.4.

Đối với người dân ........................................................................................... 110

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 111
Phụ lục ........................................................................................................................ 114

v

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BCH

Ban chấp hành

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

GTNT, GTNĐ

Giao thơng nơng thôn, giao thông nội đồng

HND

Hội Nông dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

Ngân hàng CSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

UBND


Ủy ban nhân dân

vi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất và sử dụng đất của huyện Phù Ninh qua ba năm (20152017) ............................................................................................................ 31
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Phù Ninh ................................ 33
Bảng 3.3. Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế huyện Phù Ninh ................................... 34
Bảng 3.4. Tình hình dân số của huyện Phù Ninh ......................................................... 35
Bảng 3.5. Tình hình lao động của huyện Phù Ninh ..................................................... 36
Bảng 4.1. Nhu cầu của hộ điều tra ............................................................................... 43
Bảng 4.2. Kết quả công tác tuyên truyền của Hội Nông dân huyện Phù Ninh ............ 45
Bảng 4.3. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tuyên truyền của Hội .......... 46
Bảng 4.4. Các văn bản ban hành của Hội Nông dân huyện Phù Ninh ......................... 47
Bảng 4.5. Công tác tập huấn của Hội Nông dân huyện Phù Ninh ............................... 49
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tập huấn của Hội ................. 52
Bảng 4.7. Kết quả hội viên nông dân đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở ..................... 54
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá về hoạt động tham gia của Hội Nông dân trong vận
động xây dựng hạ tầng cơ sở ở địa phương ................................................. 55
Bảng 4.9. Tỷ trọng nguồn vốn ủy thác Ngân hàng chính sách..................................... 58
của Hội nơng dân huyện .............................................................................. 58
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng nguồn vốn ủy thác Ngân hàng chính sách của Hội
Nơng dân huyện ........................................................................................... 59
Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của các hộ về hoạt động nhận ủy thác vốn của Hội........... 61
Bảng 4.12. Tình hình Quỹ hội viên Hội Nơng dân huyện Phù Ninh ............................. 64
Bảng 4.13. Kết quả hoạt động tổ chức dạy nghề của Hội Nông dân các cấp ................. 65

Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về hoạt động dạy nghề ........................ 67
Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra, giám sát các cấp Hội Nông dân huyện Phù Ninh ............ 72
Bảng 4.16. Kết quả xóa đói, giảm nghèo trong hội viên ................................................ 74
Bảng 4.17. Kết quả phát triển kinh tế của các hộ điều tra .............................................. 75
Bảng 4.18. Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế của hộ .............................................. 77
Bảng 4.19. Đánh giá của Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện nhiệm kỳ 20132018 về sự tham gia phát triển kinh tế hộ .................................................... 78

vii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 4.20. Đánh giá của lãnh đạo Đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch các tổ chức
chính trị xã hội tại địa phương ..................................................................... 80
Bảng 4.21. Trình độ cán bộ Hội Nông dân các cấp huyện Phù Ninh ............................. 83
Bảng 4.22. Trình độ cán bộ Hội Nơng dân tại 03 điểm điều tra ..................................... 84
Bảng 4.23. Tình hình tổ chức cơ sở Hội nông dân huyện Phù Ninh .............................. 86
Bảng 4.24. Đánh giá của lãnh đạo địa phương về hoạt động của tổ chức hội ................ 87
Bảng 4.25. Đánh giá của người dân về hoạt động của tổ chức hội................................. 89
Bảng 4.26. Tình hình cơ bản của hộ điều tra .................................................................. 92
Bảng 4.27. Kinh phí phân bổ cho hoạt động Hội ........................................................... 94
Bảng 4.28. Bảng SWOT sự tham gia của Hội Nơng dân trong phát triển kinh tế hộ
gia đình......................................................................................................... 98

viii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1. Hoạt động phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật......... 48
Sơ đồ 4.2. Hệ thống tổ chức Hội Nông dân huyện Phù Ninh ......................................... 85

ix

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của hội viên tham gia tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật
do Hội Nông dân tổ chức ............................................................................. 53

Hộp 4.2.

Ý kiến của lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện về vốn vay
phát triển kinh tế cho hội viên nông dân ...................................................... 62

Hộp 4.3.

Ý kiến của lãnh đạo Hội Nông dân huyện về tham gia hưởng lợi từ sự
phát triển kinh tế của hội viên ...................................................................... 70

Hộp 4.4.

Ý kiến của hội viên về trình độ, năng lực của cán bộ Hội Nơng dân .......... 90

Hộp 4.5.


Ý kiến về công tác phối hợp với Hội Nông dân .......................................... 93

x

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tác giả: Phạm Hồng Tuấn
Tên đề tài: Sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là trên cơ sở đánh giá thực trạng sự tham gia
của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ; từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân
trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như thu thập số liệu sơ cấp và
thứ cấp; phương pháp thống kê mô tả; và phương pháp thống kê so sánh nhằm thực hiện
các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Kết quả chính và Kết luận
Hiện nay, Hội Nơng dân huyện Phù Ninh có 15.815 hội viên tương ứng với 12.825
hộ, trong đó hộ nghèo chiếm 3,55%. Hàng năm đã giúp từ 40 đến 50 hộ thoát nghèo. Kết
quả nghiên cứu về thực trạng Hội Nông dân tham gia vào phát triển kinh tế hộ gia đình
trong thời gian qua ở huyện Phù Ninh cho thấy Hội Nông dân các cấp huyện Phù Ninh

tham gia 07 nội dung nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình cho hội viên, nơng dân:
(1) Trong tham gia xác định nhu cầu, định hướng, hỗ trợ và truyên truyền cho cán
bộ, hội viên, nhân dân trong phát triển kinh tế.
(2) Tham gia trong xây dựng phương án thực hiện cịn yếu kém, hình thức tham
gia cũng như nội dung tham gia không phong phú.
(3) Tham gia trong công tác tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ
trong sản xuất, kinh doanh đạt được nhiều kết quả cao.
(4) Tham gia trong công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân trong phát
triển hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương thời gian qua đã góp phần hiện đại hóa hệ
thống hạ tầng cơ sở, thiết chế văn hóa xã hội ở địa phương.
(5) Tham gia hỗ trợ nguồn vốn, tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển kinh tế
qua việc nhận ủy thác nguồn vốn tín chấp của Ngân hàng CSXH huyện cho hội viên thuộc

xi

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đối tượng chính sách với 09 chương trình vay. Ngồi ra có 02 nguồn vốn quan trọng khác là
nguồn Quỹ hội viên đóng góp và Quỹ hỗ trợ nơng dân của huyện Phù Ninh.
(6) Tham gia phối hợp tổ chức mở lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm cho từ 200
đến 300 người tham gia với từ 11 đến 18 lớp. Tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm cho
trên 80 lượt hội viên, nông dân hàng năm.
(7) Tham gia trong hưởng lợi và quản lý, đánh giá thể hiện được vai trò của tổ
chức Hội trong sự phát triển của hộ.
Các nội dung tham gia cơ bản đều mang lại kết quả cao, giúp hộ phát triển kinh tế
gia đình, thốt nghèo và giảm nghèo một cách bền vững. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế
như: là thiếu nguồn lực; một số khâu tham gia cịn hình thức; một số đơn vị còn yếu
kém trong thực thi nhiệm vụ, triển khai hoạt động; số lượng hộ nghèo, cận nghèo còn ở
mức cao.

Các yếu tổ ảnh hưởng cản trở sự tham gia của Hội, cản trở sự phát triển của hộ
trên địa bàn huyện Phù Ninh là: (i) Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ; (ii) Tổ chức
hoạt động của Hội Nông dân; (iii) Nhận thức và nhu cầu tự thân phát triển kinh tế hộ
của hội viên; (iv) Hiệu quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị; (v) Kinh phí hoạt động
của Hội Nơng dân; (vi) Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của địa phương.
Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới gồm:
(i) Củng cố, hoàn thiện đội ngũ cán bộ làm công tác hội từ huyện đến cơ sở, chú trọng
xây dựng đội ngũ kế cận đảm bảo trình độ, năng lực; (ii) Chủ động phối hợp thực hiện
có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ cơng tác Hội; (iii) Đẩy mạnh tuyên truyền, định
hướng cho hội viên nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên cơ sở bám sát,
nắm bắt tình hình kinh tế hội viên, nhu cầu phát triển của hộ; (iv) Cải thiện công tác xây
dựng kế hoạch, phương án tham gia trong phát triển kinh tế hộ gia đình; (v) Tăng cường
hoạt động đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân nhằm
phát triển kinh tế; (vi) Tăng cường số lượng, chất lượng nguồn vốn hỗ trợ hội viên nông
dân phát triển kinh tế hộ; và (vii) Phát triển và nhân rộng các mô hình hộ nơng dân sản
xuất kinh doanh giỏi.

xii

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


THESIS ASTRACT
Author: Pham Hoang Tuan
Thesis title: Participation of Farmers Association in household economic development
in Phu Ninh district, Phu Tho province
Major : Economic Management

Code: 8340410


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research objective of this thesis is to assess the current status of Farmer
Association participation in household economic development in Phu Ninh district, Phu
Tho province. It then suggested some measures to increase the participation of the
Farmers' Association in household economic development in the study area.
Materials and Methods
Thesis uses a number of research methods, such as primary and secondary data
collection; Descriptive statistics method; and comparative statistical methods for the
achievement of research objectives.
Main findings and conclusions
At present, Phu Ninh Farmers' Association has 15,815 members, equivalent to
12,825 households, of which 3.55% are from poor households. Every year, 40 to 50
households escape poverty. The results of the study on the status of the Farmers
'Association participating in household economic development in Phu Ninh last time
showed that the Farmers' Association at all levels of Phu Ninh district participated in
seven issues to develop the household economy Family members, farmers:
(1) Participating in identifying needs, orienting, supporting and communicating to
officials, members and people in economic development.
(2) Participation in the implementation of the implementation is weak; the form of
participation as well as the content is not rich.
(3) Participate in the training, transfer of science, technology and technology in
production and business to achieve high results.
(4) Participating in mobilizing members, members and people in the socioeconomic development of the local area has contributed to the modernization of
infrastructure, socialize in the local.
(5) Contribute capital to create favorable conditions for the household to develop
its economy through the entrusted trust fund of the Social Policy Bank for policy

xiii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


beneficiary members with 09 loan programs. In addition, two other important sources of
funds are the Contributing Membership Fund and the Farmer Assistance Fund of Phu
Ninh District.
(6) Participating in organizing vocational training classes, introducing jobs for
200-300 participants from 11 to 18 classes, organizing job training, introducing jobs for
over 80 members, farmers every year.
(7) Participation in the benefits and management, evaluation of the role of the
association in the development of the household.
However, participation in management and assessment is not yet deep. The basic
contents are highly effective, helping households develop their family economy, escape
poverty and reduce poverty in a sustainable way. Although there are still many
shortcomings such as lack of resources; some stages take shape; some units are weak in
performing tasks, deploying activities; the number of poor and near-poor households
remains high.
The factors influencing and affecting the participation of the Association,
hindering the development of households in the area of Phu Ninh are: (i) Qualification
and capacity of the staffs; (ii) organization of the Farmer's Association; (iii) Awareness
and self-development needs of members; (iv) Effective coordination with agencies and
units; (v) Funding for activities of the Farmers' Association; (vi) Natural conditions,
geographic location of the locality.
Some solutions to enhance the involvement of Farmers Association in household
economy development in Phu Ninh district, Phu Tho province in the coming time
include: (i) Consolidation and improvement of cadres To work from the district to
grassroots level, attaching importance to building the contingent team to ensure the
capability and capability; (ii) take initiative in coordinating the implementation of the
Association's undertakings and tasks; (iii) Strengthening the propaganda and orientation

for farmers 'members in the development of household economy on the basis of close
monitoring of members' economic status and development needs; (iv) Improved
planning and participatory planning for household economic development; (v)
Strengthening training and technical training for farmers' members in order to develop
the economy; (vi) Strengthening the quantity and quality of funds to support farmer
members to develop their household economy; and (vii) development and replication of
good household business models.

xiv

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được
phát triển ở nhiều nước trên thế giới, nó đóng góp quan trọng trong sự phát triển
của một nền kinh tế, nhất là đối với các nước đang phát triển. Kinh tế hộ gia đình
tại Việt Nam được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ năm 1988, trải qua gần 30
năm phát triển đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế hộ
gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nơng dân,
ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công, thường sản xuất, kinh doanh đa dạng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như nông nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại
dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh kết hợp trồng trọt với
chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ (Mai Thị Thanh
Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013). Mặc dù khơng đóng vai trị trụ cột như kinh
tế nhà nước, vai trò động lực như kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình là chỉ là
một đơn vị sản xuất nhưng với lực lượng lao động đông đảo thì vị trí của mơ
hình kinh tế này đang chuyển dịch mạnh mẽ. Kinh tế hộ gia đình hiện đang chiếm
vị trí đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nơng thơn, đóng

góp vào thu Ngân sách tại địa phương, kích thích, thúc đẩy mở rộng và phát triển thị
trường hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho
người lao động, góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững trên cả nước. Theo kết
quả chính thức Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2016, tại
thời điểm 01/7/2016 cả nước có 15,99 triệu hộ nơng thơn, hiện có 8,61 triệu hộ nơng
- lâm - thủy sản, chiếm 53,9%; 3,22 triệu hộ công nghiệp – xây dựng, chiếm
20,1%; 3,11 triệu hộ dịch vụ, chiếm 19,4% và 1,05 triệu hộ khác, chiếm 6,6%
(Tổng cục Thống kê, 2017). Với vai trị đó, kinh tế hộ gia đình ln được Đảng,
Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển.
Phát triển kinh tế hộ gia đình cần có sự tham gia của rất nhiều bên có liên
quan trong đó, sự tham gia mang tính định hướng, giúp đỡ của các tổ chức chính
trị-xã hội là cần thiết mà gắn liền với nông nghiệp-nông dân-nông thôn là các cấp
tổ chức Hội Nông dân trên cả nước. Thời gian qua, Hội Nơng dân các cấp trên cả
nước đã có nhiều đổi mới trong phương pháp, cách thức hoạt động, tham gia
ngày càng sâu rộng trong phát triển kinh tế hộ gia đình cán bộ, hội viên, nơng

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


dân. Từ những kinh nghiệm đã rút ra trong quá trình thực hiện, cần thiết những
giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia của tổ chức này trong sự phát
triển kinh tế hộ gia đình và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Huyện Phù Ninh là huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Phú Thọ,
tình hình kinh tế-xã hội của huyện thời gian qua đã đạt được các kết quả đáng ghi
nhận, một số chỉ tiêu cụ thể năm 2017: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt
8,94%; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 19,94%; công nghiệp - xây
dựng 55,07%; dịch vụ 24,99%; Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 40,7
triệu đồng; Tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 3,38%; số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới 03

xã (UBND huyện Phù Ninh, 2017). Đặc biệt, nhờ sự tích cực của cấp ủy Đảng,
chính quyền từ huyện đến cơ sở, hệ thống hạ tầng cơ sở, đường giao thơng, hệ
thống thủy lợi,... trên địa bàn cơ bản hồn thiện đã góp phần phát triển kinh tế-xã
hội chung của cả huyện, tạo điều kiện, là động lực để các hộ gia đình phát triển
kinh tế. Tuy nhiên phần lớn dân số vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thủ
cơng; giá trị sản xuất cịn chưa cao; loại hình kinh tế hộ có quy mơ nhỏ, rải rác,
cịn tình trạng theo phong trào, tự phát, chưa thật sự được quan tâm, định hướng
nên thực trạng phát triển còn chưa phù hợp với tiềm năng. Quán triệt sâu sắc
quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, thời gian qua cả hệ thống chính trị
của huyện đã có nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, đưa các chính sách vào
cuộc sống được cán bộ, hội viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân tại địa
phương hưởng ứng, giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần vào sự
phát triển chung của cả nước (Hội Nông dân huyện Phù Ninh, 2015-2017).
Thực hiện tốt Nghị quyết số 20-NQ/TU của Tỉnh ủy Phú Thọ về “Tiếp tục
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân đến năm 2015” và nay là Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày 04/11/2016
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị-xã hội đến năm
2020”, Hội Nơng dân huyện Phù Ninh đã chỉ đạo cơ sở tích cực đổi mới nội
dung, cách thức hoạt động, phương thức vận động quần chúng, đạt được nhiều
thành tích cao trong hoạt động phong trào; tham gia góp phần xóa đói, giảm
nghèo, phát triển kinh tế cho đoàn viên, hội viên và nhân dân (Tỉnh ủy Phú Thọ,
2011-2016). Tuy nhiên, qua tổng kết, đánh giá kết quả các phong trào thi đua,
các chương trình hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình có sự tham gia
của Hội Nơng dân tại một số đơn vị còn bề nổi, dàn trải, mang tính thành tích,

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



chưa thực sự tạo được động lực cho hội viên, các hình thức tham gia cùng với hội
viên, nơng dân trong phát triển kinh tế chưa phong phú (Hội Nông dân huyện
Phù Ninh, 2015-2017). Cần thiết có những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả
hoạt động tham gia của Hội Nơng dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa
bàn huyện Phù Ninh trong thời gian tới, để cùng hội viên trong phát triển kinh tế,
góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tóm lại, vai trị tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia
đình hội viên, nơng dân đã được khẳng định ngay từ khi tổ chức Hội được thành
lập. Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển, sự tham gia của Hội Nông dân vẫn
là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công trong phát triển kinh tế
hộ gia đình, tuy nhiên ngày càng nhiều các yếu tố tác động khách quan, chủ quan
đã tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng xấu đến sự tham gia của Hội, làm suy giảm
vai trò của Hội đối với giai cấp nơng dân trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Những thách thức đã đặt ra yêu cầu Hội Nông dân phải tăng cường hơn nữa
sự tham gia, sự hiện diện của tổ chức trong sự phát triển kinh tế hộ gia đình cho
hội viên, nơng dân. Mặt khác, cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên
quan đến vai trò, sự tham gia, các hoạt động của các tổ chức đoàn thể và các vấn đề
phát triển kinh tế hộ ở những khía cạnh và phạm vi khác nhau. Ví dụ, Luận văn thạc
sĩ kinh tế (2012): “Sự tham gia của Hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới tại
huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang” của tác giả Lại Thành Dương, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội; Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (2013): “Nghiên cứu sự tham gia
của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Hải Dương” của tác giả
Nguyễn Văn Lâm, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;... Ngồi ra, cịn có nhiều
bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các bài tham luận tại các hội thảo
trong và ngồi nước. Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau về sự tham gia của Hội Nông dân, về nội dung phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn... Tuy nhiên hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu về sự tham
gia của tổ chức Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là chưa
có nghiên cứu nào được thực hiện tại các địa phương của tỉnh Phú Thọ. Do vậy,

học viên chọn đề tài “Sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế
hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” sẽ có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng góp phần đánh giá, phân tích thực trạng và định hướng, đưa ra
các giải pháp góp phần thúc đẩy sự tham gia của tổ chức Hội Nông dân trong
phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ thời gian tới.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Sự tham gia của Hội Nông dân
trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú
Thọ” để nghiên cứu làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sự tham gia của Hội Nông dân trong phát
triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề
xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển
kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của Hội
Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình;
(2) Đánh giá thực trạng sự tham gia của Hội Nơng dân trong phát triển kinh
tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của Hội Nông dân trong
phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ;
(4) Đề xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân trong
phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự
tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung nghiên cứu vai trị của đội ngũ cán bộ Hội
Nông dân cấp huyện, cấp xã trong triển khai, tổ chức các hoạt động hỗ trợ hội
viên, nơng dân phát triển kinh tế gia đình.
- Đối tượng điều tra, khảo sát: là cán bộ các cấp Hội Nông dân và các hộ là
hội viên tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu sự tham gia của đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp
trong triển khai, thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình cho
hội viên, nơng dân trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hiện nay, đề tài không nghiên cứu sự tham gia của toàn bộ tổ chức Hội (bao gồm
cán bộ hội và hội viên).
1.4.2. Phạm vi về không gian
Đề tài sự tham gia của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình
được nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, tác giả
chọn 03 xã, thị trấn làm điểm nghiên cứu từ 03 vùng trong huyện đó là: xã Tiên
Du, xã Phú Lộc và xã Gia Thanh đại diện cho 03 vùng có tình hình kinh tế-xã hội
phát triển, trung bình và kém phát triển so với mặt bằng chung của huyện.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
- Về thời gian thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015-2017.
Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2017.
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2018-2020.

- Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng, bắt đầu từ tháng 04/2017 đến tháng
04/2018.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia
của Hội Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình, trên cơ sở tổng quan có
chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học trên thế giới, một
số Tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, kết hợp đúc rút thực tiễn
tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của Hội
Nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
HỘI NÔNG DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về Hội Nông dân
Hội Nông dân Việt Nam là đồn thể chính trị- xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt
Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Hội
Nông dân Việt Nam, 2013).
Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp năm 2013 chỉ rõ Hội nơng dân Việt Nam là tổ
chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình (Quốc
Hội, 2013).
Do đó, theo quan điểm của tác giả, Hội Nơng dân là tổ chức chính trị-xã hội

của giai cấp nơng dân, ở đó là tập hợp những người có chung mục tiêu về chính
trị, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng mục tiêu xây dựng
Tổ quốc Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời có cùng đặc
điểm xã hội, đặc điểm giai cấp. Do đó, để tổ chức Hội Nơng dân bao gồm 02 bộ
phận một là đội ngũ cán bộ Hội từ Trung ương đến cơ sở tham gia các nhiệm vụ
chính trị của Đảng, Nhà nước giao cho; hai là lực lượng hội viên, nông dân tập
hợp để sinh hoạt trong tổ chức Hội.
2.1.1.2. Khái niệm về sự tham gia của Hội Nơng dân trong phát triển kinh tế
hộ gia đình
Tham gia là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó.
Cách hiểu này tương đối đơn giản nhưng không khái quát được bản chất, nội
dung của tham gia trong tổng thể các mối quan hệ của nó, đặc biệt là trong phát
triển cộng đồng.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia (Participation)
là một triết lý đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng đồng. Theo
Oakley P. (1989), tham gia là một quá trình tạo khả năng nhạy cảm của người
dân và làm tăng khả năng tiếp thu vào năng lực của người dân nhằm đáp ứng các
nhu cầu phát triển cũng như khích lệ các sáng kiến địa phương. Quá trình này

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiểm soát các nguồn lực và tổ chức điều
hành trong những hoàn cảnh nhất định. Tham gia bao hàm việc ra quyết định,
thực hiện, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát triển của người dân
(dẫn theo Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phát triển theo định hướng cộng
đồng từ những năm 1970 thì các khái niệm như “sự tham gia” hay “tăng cường

quyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các tài liệu về các biện
pháp xố đói giảm nghèo và cải thiện hiệu quả và tính bền vững của các biện
pháp thúc đẩy sự phát triển. Tuy vậy khơng có một định nghĩa duy nhất về “sự
tham gia” để có thể áp dụng cho tất cá các chương trình hay dự án phát triển, việc
diễn giải bản chất cũng như quá trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triển
của mỗi tổ chức (dẫn theo Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
Hiện nay tham gia 05 nội dung (bước) để nghiên cứu: Tham gia trong xác
định nhu cầu (1), tham gia trong xây dựng phương án thực hiện (lập kế hoạch) (2),
tham gia trong tổ chức thực hiện (3), tham gia hưởng lợi (4) và tham gia trong
quản lý, đánh giá (5). Sự tham gia, không chỉ là một mục đích tự thân, góp phần cải
thiện các kết quả phát triển. Bằng cách làm cho các bên liên quan hiểu rõ hơn và
tham gia vào các quyết định, phân bổ nguồn lực và các hoạt động có ảnh hưởng đến
cuộc sống của họ, sự tham gia còn đảm bảo người tham gia đạt được lợi ích từ sự
tham gia này ( dẫn theo Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
Như vậy, theo quan điểm của tác giả, với phạm vi nghiên cứu của đề tài về
sự tham gia của Hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình cũng mang đầy
đủ những nội dung và tính chất của sự tham gia nói chung. Bên cạnh đó, trong
nghiên cứu này, sự tham gia của Hội nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia
đình trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ được hiểu là sự tham gia của đội
ngũ cán bộ Hội Nông dân từ huyện đến xã (không nghiên cứu sự tham gia của
các đối tượng là hội viên trong tổ chức Hội) vào các hoạt động hỗ trợ phát triển
kinh tế hộ gia đình của hội viên.
2.1.1.2. Khái niệm về hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế hộ
gia đình
a. Hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình
Luật Đất đai quy định “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ
hơn nhân, huyết thống, ni dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và

7


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển
quyền sử dụng đất” (Quốc hội, 2013).
Còn trong Bộ Luật dân sự, khái niệm Hộ gia đình khơng được định nghĩa
một cách chính thức, mà chỉ khẳng định Hộ gia đình có thể là chủ thể trong quan
hệ pháp luật dân sự “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng
góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể
khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” (Quốc hội, 2005).
Theo Luật hơn nhân và gia đình “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với
nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định” (Quốc hội, 2013).
Từ các quan niệm trên cho thấy hộ được hiểu như sau:
- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có
chung huyết thống (cũng có trường hợp ngoại lệ).
- Hộ là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao động và phân
cơng lao động chung; có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh
chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân
phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ không phải là một thành
phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân,
tập thể, Nhà nước...
Kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình,
trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động
kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu
dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác nhằm phát
triển sản xuất, nâng cao mức sống. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình là khơng có

tư cách pháp nhân; chủ hộ là người sở hữu, nhưng cũng là người lao động trực
tiếp, tùy điều kiện cụ thể họ có thể thuê mướn thêm lao động. Do đặc thù hộ kinh
doanh có quy mơ nhỏ, vốn ít, ngành nghề khơng ổn định… nên tính ổn định của
kinh tế hộ không cao (Nguyễn Thị Thùy Vân, 2016).
Năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW về “Đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nơng

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiệp, nông thôn chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác cho hộ nông
dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nơng dân đã trở thành những đơn vị tự
chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ
sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó các hộ gia đình tự chủ trong sản xuất kinh
doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật
tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra (dẫn theo Mai Thị
Thanh Xuân và Đặng Thị Hiền, 2013).
Kinh tế hộ gia đình là một phận quan trọng của nền kinh tế, nó có các đặc
trưng chủ yếu:
- Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ
đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các tài sản khác
của hộ.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ trong nơng
hộ, mọi người thường gắn bó với nhau theo quan hệ huyết thống, kinh tế hộ được
tổ chức với quy mơ nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp khác (Mai Thị Thanh
Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
b. Phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển là một q trình, là “tổng hịa các hiện tượng được quan niệm

như chuỗi nhân quả kế tiếp nhau diễn tiến”. Như vậy có thể hiểu, phát triển kinh
tế là quá trình chuyển biến mọi mặt của nền kinh tế trong thời gian xác định, nó
bao gồm sự tăng thêm về sản lượng và sự tiến bộ cơ cấu kinh tế, xã hội. Phát
triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm
sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh
tế. Phát triển kinh tế là sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao
hơn của nền kinh tế (Nguyễn Thị Thùy Vân, 2016).
Như vậy, theo tác giả, phát triển kinh tế hộ gia đình có thể hiểu là sự
chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn về các mặt: Về thu nhập,
quy mô sản xuất, cơ cấu ngành nghề, việc làm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Mục tiêu cuối cùng là đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên trong hộ
được nâng lên.
c. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ gia đình
Ngay từ những năm đầu đổi mới, Đảng ta đã xác định kinh tế gia đình có vị
trí rất quan trọng, tồn tại lâu dài và là bộ phận hợp thành của kinh tế xã hội. Cùng

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


với các thành phần kinh tế khác, kinh tế gia đình góp phần khai thác mọi tiềm
năng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Quyết định 146-HĐBT
ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) về việc phát triển
kinh tế gia đình đã khẳng định “Kinh tế gia đình có vị trí rất quan trọng, tồn tại
lâu dài và là bộ phận hợp thành của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cùng với kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể, kinh tế gia đình góp phần khai thác mọi tiềm năng
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hố xã hội chủ nghĩa” (Hội đồng Bộ trưởng, 1986). Các ngành nghề được

khuyến khích phát triển trong kinh tế gia đình: trồng trọt, về chăn nuôi, sản xuất
tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Đảng và Nhà nước luôn chú trọng
giao đất, có các chính sách khuyến khích hộ gia đình phát triển kinh tế. Mặt trận
Tổ quốc và các đồn thể như trong đó có Hội đồng nơng dân tập thể (nay là Hội
Nơng dân Việt Nam) có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các địa phương, các
cơ sở trong việc động viên, hướng dẫn quần chúng phát triển kinh tế gia đình
mạnh mẽ, đúng hướng.
Đến nay, những nhận định đó vẫn cịn ngun giá trị, tuy nhiên được thay
đổi, hoàn thiện qua từng thời kỳ lịch sử, qua từng bước tiến bộ của khoa học kỹ
thuật để đảm bảo kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh mẽ và bền vững, để đóng
góp vào sự phát triển chung của cả nước.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức, bộ máy của Hội Nông dân
Việt Nam
Theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam được thông qua tại Đại hội Hội Nơng
dân Việt Nam khóa VI nhiệm kỳ 2013 – 2018.
a. Chức năng, nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam
* Chức năng của Hội nông dân Việt Nam:
Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Đại diện giai cấp nông
dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chăm
lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nơng dân; tổ chức các hoạt
động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống
(Hội Nông dân Việt Nam, 2013).
* Theo Hội Nông dân Việt Nam (2013), Hội nơng dân Việt Nam có 06

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×