Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

giới thiệu khái quát về công ty cổ phần bibica về quá trình hình thành , phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.97 KB, 85 trang )

Phan tich bao cao tai chinh
TÓM TẮT NỘI DUNG
Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Bibica về quá trình hình thành , phát triển
và vị thế của công ty trên thị trường hiện nay và một số thông tin khác về cơ cấu tổ
chức, hệ thống phân phối….
Đưa ra các thông tin của báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty cổ phần
bánh kẹo Bibica năm 2011 và 2012.
Dựa vào báo cáo tài chính để phân tích sự biến động về giá trị, kết cấu của tài sản,
nguồn vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, sự lưu chuyển của các luồng tiền, phân tích
các chỉ số tài chính để từ đó so sánh giữa năm 2012 so với năm 2011 .
Từ đó nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty và biện pháp khắc phục để
công ty ngày càng phát triển .
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
PHẦN A. Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài.
Nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển theo hướng thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, và Việt Nam cũng là một trong số đó. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO thì
đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để duy trì sự ổn định của quá
trình sản xuất , kinh doanh và ngày càng phát triển hơn.
Các doanh nghiệp càng muốn mở rộng phạm vi kinh doanh để tăng thêm lợi
nhuận và thị phần của mình, do đó họ cần một nguồn vốn rất lớn từ các nhà đầu tư
bằng cách lên sàn giao dịch chứng khoán hoặc vay vốn từ các ngân hàng.
Các nhà đầu tư hoặc các ngân hàng trước khi đầu tư vào công ty hoặc cho vay thì
họ đều phải xem xét đến tình trạng kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian
gần đây để xem khả năng sinh lợi và thu hồi vốn của số tiền, của cải mình đầu tư để từ
đó có quyết định đúng đắn. Và báo cáo tài chính là một trong những công cụ cung cấp
thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tương đối đầy đủ và chính
xác. Do vậy, việc phân tích báo cáo tài chính là nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Bibica cũng không ngoại lệ, là một trong 5 công ty hàng đầu
trong ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam, kinh doanh có hiệu quả và chiếm một thị
phần lớn trên thị trường Việt Nam.


1
Phan tich bao cao tai chinh
Thêm vào đó, ngày 17/12/2001 chính thức niêm yết cổ phiếu tại trung tâm chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Do vậy, phân tích báo cáo tài chính là việc tất
yếu và cần thiết đối với doanh nghiệp này.
II. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi.
1. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica
để từ đó phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty. Gồm có:
a) Bảng cân đối kế toán
Là bảng tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại một thời điểm
nào đó thường là cuối năm hoặc cuối quý. Phản ánh số liệu tại một thời điểm; Tài sản
liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần; Nguồn vốn được xếp theo thứ tự chi phí sử
dụng vốn tăng dần .
BCĐKT được chia thành 2 phần (có thể xếp dọc hoặc xếp ngang) theo mẫu đầy đủ
hoặc mẫu rút gọn theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành
nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau. BCĐKT phản ánh vốn
và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của
kỳ hạch toán.
b) Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản
doanh thu , chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cho một
năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả kinh doanh( hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ, hoạt động tài chính) và các hoạt động khác.
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin
phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh
giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt
động của doanh nghiệp.

d) Thuyết minh báo cáo tài chính.
2
Phan tich bao cao tai chinh
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời,
bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế- tài chính chưa thể hiện trên cáo báo cáo tài chính
trên. Bản thuyết minh này cũng cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của công ty
Bibica, phân tích ngành, chiến lược của công ty,các hệ số đo lường rủi ro, các chỉ số
tài chính quan trọng.
Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica trong vòng 3 năm trở
lại đây 2010 – 2012.
3. Ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ của nghiên cứu
a) Ý nghĩa
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động
thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động
của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo
định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh
nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin đó. Tuy nhiên, nhu cầu sử
dụngthông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau, phụ
thuộc vào mục đích của họ:
Đối với nhà quản lý:
Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh saocho
hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình. Dựa trên cơ sở phântích
nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra tình hình
thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt.

Đối với chủ sở hữu:
3
Phan tich bao cao tai chinh
Chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của vốn bỏ ra,
thông qua phân tích họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng
điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự thích hợp.
Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài:
Mối quan tâm của nhà tài trợ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thanh
toán của đơn vị. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác dụng giúp họ
đánh giá được mức độ rủi ro và có các quyết định về tài trợ.
Đối với các nhà đầu tư tương lai:
Các nhà đầu tư tương lai quan tâm trước tiên là sự an toàn của lượng vốn đầutư,
tiếp đến là khả năng sinh lời khi đầu tư, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần các thông
tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng củadoanh
nghiệp, họ tiến hành phân tích để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn .
Đối với cơ quan chức năng:
Các cơ quan chức năng như cơ quan thuế tiến hành phân tích tình hình tài
chínhdoanh nghiệp để xác định được mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ quan
thống kê, thông qua phân tích tình hình tài chính để tổng hợp thành số liệu thống kê,
chỉ số thống kê.
b) Mục đích
Thông qua việc phân tích, rút ra được những kiến thức thực tiễn, phục vụ cho môn
học Tài chính Doanh nghiệp cũng như chuẩn bị những hành trang ban đầu cho việc
công tác sau này.
Việc tính toán và phân tích các chỉ số tài chính, giúp sinh viên củng cố và nâng
cao kiến thức của các môn học như tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài
chính, phân tích hoạt động kinh doanh.
Ứng dụng kĩ năng phân tích cũng như sử dụng các mô hình tài chính doanh nghiệp
đã học.
Nâng cao khả năng tư duy, khả năng làm việc theo nhóm, giúp chúng ta hiểu thêm

tình hình phát triển của công ty.
4
Phan tich bao cao tai chinh
c) Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trênnhững nguyên
tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng
hoạt động tài chính của công ty cổ phần bánh kẹo Bibica, vạch rõ những mặt tích cực
và tồn tại còn mắc phải, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sảnxuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Là quá trình tiến hành điều tra, thu thập những tài liệu để sử dụng trong quá trình
nghiên cứu, phân tích và khảo sát thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh , vị thế của
công ty trên thị trường dựa vào các cách như: giá cổ phiếu của công ty đang lưu hành ,
lập bảng hỏi để thu thập thông tin từ người tiêu dùng, phỏng vấn ban giám đốc, và thu
thập các báo cáo tài chính của công ty để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá
về công ty .
b) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là sử dụng tài liệu đã thu thập , điều tra được đọc kĩ và lọc ra những thông tin
quan trọng có thể sử dụng vào công việc , liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Tìm ra được hướng phân tích và giải quyết chúng để hoàn thiện quá trình nghiên
cứu.
c) Phương pháp thu thập số liệu.
Là một công việc quan trọng trong quá trình nghiên cứu một đề tài, tìm kiếm và
thu thập những số liệu từ quá trình điều tra, khảo sát để sử dụng trong bài báo cáo.
Mục đích của thu thập số liệu là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng
minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu. Có 3 phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu. Thu thập số liệu từ những thực nghiệm
(tiến hành khảo sát, xử lí để có được số liệu) và thu thập số liệu phi thực nghiệm (lập

bảng câu hỏi điều tra, thông qua quá trình phỏng vấn).
d) Phương pháp xử lí số liệu.
5
Phan tich bao cao tai chinh
Là phương pháp sử dụng các số liệu đã thu thập được để xử lí chúng thông qua
excel, các bảng biểu, biểu đồ để có những con số , thông tin có ý nghĩa dùng để đưa ra
nhận xét, kết luận đối với kết quả nghiên cứu, và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
e) Phương pháp phân tích
Thông qua các BCTC và các tỷ số tính được để phân tích tổng quát tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
f) Phương pháp toán học
Dựa trên số liệu thu thập được tiến hành sử dụng các công thức toán học để tính
tỷ trọng của các chỉ tiêu trên BCTC, và tính toán các tỷ số. Ngoài ra sử dụng một số
mô hình để tính hệ số Z và chấm điểm tín dụng doanh nghiệp.
g) Phương pháp so sánh
So sánh tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tốc độ phát triển của công ty qua
các năm 2011 - 2012. Đồng thời, so sánh vị thế của công ty với các công ty cùng
ngành được niêm yết trên sàn chứng khoán.
5. Các giả định
Giả sử công ty hoạt động liên tục.
Các số liệu thu thập được có tính chính xác
PHẦN B. Nội dung và kết cấu.
Chương 1. Phân tích báo cáo tài chính.
I. Tổng quan về công ty
1. Vài nét về công ty cổ phần Bibica
a) Khái quát về công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA
Tên tiếng Anh: BIEN HOA CONFECTIONERY CORPORATION
Tên giao dịch: BIBICA
Mã chứng khoán: BBC

Trụ sở chính: khu công nghiệp Biên Hòa I, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84-61) 836576 . 836240
Fax: (84-61) 836950
Địa chỉ email:

6
Phan tich bao cao tai chinh
Website:www.bibica.com.vn
Nơi mở tài khoản:
Tài khoản đồng Việt Nam:
710A.00305 tại ngân hàng Công Thương chi nhánh khu công nghiệpBiên Hòa
0.12.100.000098.5 tại ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Đồng Nai.
Tài khoản ngoại tệ:
710S.00305 tại ngân hàng công thương chi nhánh khu công nghiệp Biên Hòa
0.12.700.000098.5 tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Đồng Nai.
Vốn điều lệ: 90.000.000.000 (chín mươi tỷ đồng chẵn)
Thời gian hoạt động: kể từ ngày công ty được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh
doanh
Giấy phép thành lập: quyết định thành lập số 234/1998/QĐ-TTg của Thủ Tướng
ChínhPhủ cấp ngày 01 tháng 12 năm 1998.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 059167 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai
cấp ngày 16/01/1999.
Mã số thuế: 3600363970
b) Lịch sử hình thành và phát triển.
Vào năm 1993, công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất: dây
chuyền kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu, dây chuyền bánh Biscuits theo công nghệ
APV của Anh, dây chuyền mạch nha với thiết bị đồng bộ dùng công nghệ thủy phân
bằng Enzyme và trao đổi ion lần đầu tiên có ở Việt Nam được nhập khẩu từ Đài Loan.
Sản phẩm bánh kẹo của công ty nhanh chóng được phân phối đến tất cả các tỉnh thành
trong cả nước và đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Năm 1996, công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với thiết bị
và công nghệ của Hoa Kỳ để đa dạng hóa sản phẩm và kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng
nhanh của sản phẩm bánh ngọt trong nước.
Năm 1998, công ty tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất kẹo dẻo được nhập khẩu từ Úc.
Năm 1999, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất thùng carton và khay nhựa để phục
vụ sản xuất. Đồng thời dây chuyền sản xuất kẹo mềm cũng được đầu tư mở rộng và
nâng công suất lên đến 11 tấn/ ngày.
7
Phan tich bao cao tai chinh
Ngày 16/01/1999, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa với thương hiệu Bibica
được thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng : bánh, kẹo và mạch nha của Công
ty Đường Biên Hoà. Ngành nghề chính của công ty là sản xuất và kinh doanh các sản
phẩm: bánh kẹo, nha, rượu và vốn điều lệ công ty vào thời điểm ban đầu là 25 tỉ đồng.
Bắt đầu từ năm 2000, công ty phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới.
Các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt được
thành lập để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng trong cả
nước. Đồng thời, công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất snack với công suất 2
tấn/ngày bằng thiết bị được nhập từ Indonesia.
Tháng 2 năm 2000, công ty vinh dự là Công ty đầu tiên trong ngành hàng bánh
kẹo Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI
Anh Quốc.
Tháng 3 năm 2001, Đại hội đồng cổ đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỉ đồng
lên 35 tỉ từ nguồn vốn tích lũy có được sau 2 năm hoạt động dưới pháp nhân Công ty
cổ phần.
Tháng 9 năm 2001, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh trung thu và cookies
nhân với công suất 2 tấn/ngày và tổng mức đầu tư là 5 tỉ đồng.
Ngày 16/11/2001, được Ủy Ban Chứng Khoán nhà nước cấp phép niêm yết trên
thị trường chứng khoán và chính thức giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 12/2001.
Cuối năm 2001, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh Bông Lan kem cao cấp

với công suất 1,5 tấn/năm với tổng mức đầu tư lên đến 19,7 tỉ đồng.
Tháng 4 năm 2002, nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa II được khánh thành tại khu
công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội.
Tháng 10 năm 2002, công ty chính thức đưa vào vận hành dây chuyền chocolate
với công nghệ hiện đại của Anh Quốc. Sản phẩm Chocobella của Bibica nhanh chóng
trở nên thân thiết với người tiêu dùng trong nước và được xuất khẩu sang các thị
trường như: Nhật Bản, Bangladesh, Singapore…
Vào năm đầu năm 2005, với sự tư vấn của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam cho ra đời
dòng sản phẩm dinh dưỡng : Bánh dinh dưỡng Mumsure dành cho phụ nữ có thai và
8
Phan tich bao cao tai chinh
cho con bú, bột dinh dưỡng dạng bánh Growsure dành cho trẻ em ở độ tuổi ăn dặm.
Với sự thấu hiểu tâm lý thèm ăn bánh kẹo ngọt của người ăn kiêng, chúng tôi trở thành
nhà sản xuất đầu tiên ở Việt Nam cho ra đời dòng sản phẩm “Light” với nguyên liệu
cao cấp có thể sử dụng cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường như: bánh trung thu,
bánh bông lan kem, chocolate, mứt tết ….
Cũng trong năm 2005, công ty đã thực hiện một số dự án đầu tư tài chính: đầu tư
vào cổ phiếu của công ty Gilimex, hợp tác sản xuất với công ty cổ phần công nghiệp
thực phẩm Huế với 27% vốn cổ phần và phối hợp sản xuất nhóm sản phẩm Custard
cake với thương hiệu Paloma.
Bước vào năm 2006, bắt tay vào xây dựng hệ thống nhà máy mới tại khu công
nghiệp Mỹ Phước thuộc tỉnh Bình Dương để sản xuất các sản phẩm chủ lực mà công
suất sản xuất hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, công ty cũng
đang tập trung đầu tư xây dựng phân xưởng kẹo cao cấp đạt tiêu chuẩn HACCP, đầu ta
dây chuyền sản xuất kẹo cao cấp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và phục phụ
xuất khẩu.
Với mong muốn ngày càng trở nên gần gũi và năng động hơn trong mắt người tiêu
dùng, công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công Ty Cổ
Phần Bibica" kể từ ngày 17/1/2007.
Trong giai đoạn từ 2008-2011, Bibica đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình

22%/ năm và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình 31%/năm.
Công ty đã liên tục cơ cấu lại các sản phẩm, mở rộng năng lực sản xuất, phát triển
hệ thống phân phối với các điểm bán lẻ. đồng thời, khả năng bán hàng và thương hiệu
cũng liên tục được nâng cao với sự hỗ trợ của Lotte (từ năm 2008), là cổ đông chiến
lược của công ty.
Vị thế Công ty:
Công ty CP Bánh kẹo Biên Hoà là 1 trong 5 công ty bánh kẹo lớn nhất trong
ngành với sản phẩm kẹo dẫn đầu trong cả nước chiếm 7.2% thị phần, dòng bánh khô
của Bibica cũng chiếm khoảng 20% thị phần bánh buiscuit.
Hiện nay công ty có 3 nhà máy tại Biên Hòa, Bình Dương, Hưng Yên (đang triển
9
Phan tich bao cao tai chinh
khai). Tổng công suất thiết kế các dây chuyền khoảng 19.000 tấn sản phẩm các
loại/năm.
Hệ thống phân phối của Bibica trải khắp 64/64 tỉnh thành trên toàn quốc thông
qua kênh bán lẻ, là kênh phân phối chủ yếu của Bibica .
Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đài Loan,
Trung Quốc, Campuchia, Malaysia.
Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Bibica cho hay, năm 2013 công ty sẽ
mở rộng kênh phân phối trong nước lên 90.000 cửa hàng và tăng xuất khẩu lên
140%.
Chiến lược phát triển và đầu tư: Tập trung phát triển dòng sản phẩm cao cấp kẹo
Deposite, bánh Pie và thực phẩm dinh dưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động marketing cho
các dòng sản phẩm mới nhằm tạo vị thế dẫn đầu trong ngành hàng bánh kẹo.
Phát triển thị trường nội địa của Bibica.
Phát triển thị trường xuất khẩu.
Triển vọng công ty: Các sản phẩm bánh kẹo cao cấp ngày càng được tiêu thụ
mạnh do thu nhập và mức sống ngày càng được cải thiện, xu thế biếu tặng các loại
bánh kẹo trong các dịp lễ tết ngày càng tăng.
Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có uy tín về mặt vệ sinh an

toàn thực phẩm đảm bảo sức khoẻ.
2. Những dòng sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm để phục vụ, cung cấp cho dịp tết
Hura
Bánh Pie
Biscuits & cookies
Các loại kẹo
Chocolate
Sản phẩm dinh dưỡng
Sản phẩm trung thu
Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác.
3. Thành tựu nổi bật mà công ty đạt được.
10
Phan tich bao cao tai chinh
STT NỘI DUNG
CƠ QUAN KHEN
THƯỞNG
THỜI
GIAN
1
Bảng Vàng Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao 5 Năm Liền (1997 – 2001)
Ban Biên Tập Báo Sài
Gòn Tiếp Thị Chứng
Nhận
2001
2
Bằng Khen xuất sắc trong phong trào
“Xanh-Sạch- Đẹp, Bảo Đảm An Toàn,
Vệ Sinh Lao Động” năm 2001

Ban Chấp Hành Tổng
Liên Đoàn Lao Động Việt
Nam
2002
3
Giấy chứng nhận CERTIFICATE
HACCP
Trung tâm Chứng nhận
QUACERT
2003
4
Huy Chương Vàng Thực Phẩm Chất
Lượng An Toàn Vì Sức Khỏe Cộng
Đồng
Cục An Toàn Vệ Sinh
Thực Phẩm- Bộ Y Tế - Hà
Nội
2004
5
Cúp Vàng Thương Hiệu An Toàn Vì
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cục Trưởng Cục An Toàn
Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ
Y Tế - Hà Nội
2005
6
Chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu:
Thực Phẩm Chất Lượng An Toàn Vì
Sức Khỏe Cộng Đồng
Cục Trưởng Cục An Toàn

Vệ Sinh Thực Phẩm – Bộ
Y Tế - Hà Nội
2005
7
Chứng Nhận” Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao 2005 do người tiêu dùng
bình chọn
Báo Sài Gòn Tiếp Thị 2005
8 Tiêu Chuẩn ISO 9001:2000
CERTIFICATION
AUTHORITY OFFICE –
TP.HCM
2007
9
Chứng Nhận:Thương Hiệu Dẫn Đầu
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
Báo Sài Gòn Tiếp Thị 2007
10
Đạt danh hiệu TOPTEN Thực Phẩm
Chất Lượng An Toàn 2009
Liên Hiệp Các Hội Khoa
Học & Kỹ Thuật Việt
Nam
2009
11
Phan tich bao cao tai chinh
11
TOP 20 Doanh Nghiệp Lớn Giải Vàng
Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực
Phẩm Năm 2009

Bộ Y Tế- Cục An Toàn
Vệ Sinh Thực Phẩm
2009
12
Đạt Danh Hiệu Hàng Việt Nam Chất
Lượng Cao 2009 Do Người Tiêu Dùng
Bình Chọn
Báo Sài Gòn Tiếp Thị 2009
13 Tiêu Chuẩn ISO 9001:2008
CERTIFICATION
AUTHORITY OFFICE –
TP.HCM
2009
14 Top 100 Sao Vàng đất Việt
Hội Doanh Nhân Trẻ Việt
Nam
2010
15 Top 100 Thương hiệu Việt Hàng đầu
Tạp Chí Thương Hiệu
Việt
2010
16 Sao Vàng Đất Việt
Tạp Chí Thương Hiệu
Việt
2011 –
2012
17 Thành Viên Thương Hiệu Việt
Tạp Chí Thương Hiệu
Việt
2012

4. Hệ thống phân phối của công ty
12
Phan tich bao cao tai chinh
5. Chức năng, tầm nhìn và sứ mệnh, nhiệm vụ của công ty .
a) Chức năng hoạt động
Sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực về công nghệ chế biến bánh kẹo và phân
13
Công ty có mạng lưới phân
phối sản phẩm rộng khắp các
tỉnh trên toàn quốc, trải dài từ
Bắc đến Nam.
Và trụ sở chính của công ty
đặt ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà máy sản xuất của công ty
có mặt ở quận Long Biên, thủ
đô Hà Nội và thành phố Biên
Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai.
Phan tich bao cao tai chinh
phối ở thị trường trong và ngoài nước.
Xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo và các loại hàng hóa khác ra nước ngoài.
Nhập khẩu các thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công
ty.
b) Tầm nhìn và sứ mệnh
Với nhận thức "KHÁCH HÀNG LÀ TRỌNG TÂM TRONG MỌI HOẠT
ĐỘNG CỦA CHÚNG TÔI" Bibica nổ lực để thực hiện được mục tiêu và sứ mệnh
đó:
Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự ưa thích của
khách hàng.
Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

để có được sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất.
Duy trì mối quan hệ cùng có lợi với các đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng và
các đối tác kinh doanh khác.
Có trách nhiệm với xã hội, đóng góp tích cực cho xã hội, bảo vệ môi trường vì
chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường làm việc
và cơ hội phát triển bình đẳng cho người lao động
Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và tiêu chuẩn HACCP Code: 2003
Định vị thương hiệu: trở thành công ty hàng đầu về cung cấp các sản phẩm thực
phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn.
Tầm nhìn thương hiệu: “Trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam”
Bảo vệ thương hiệu: Bibica đã đăng ký bản quyền các nhãn hiệu sản phẩm
14
Phan tich bao cao tai chinh
chính như: HURA, EXKOOL, VOCANO, LOTTE PIE, các sản phẩm bánh trung thu
cao cấp…
Bibica cũng đã tham gia vào các hiệp hội bảo vệ người tiêu dung nhằm đấu tranh
chống hàng nhái, hàng giả nhằm bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng
Trách nhiệm với xã hội là bổn phận của Bibica: Bibica đã có hơn 10 năm được
bình chọn là thương hiệu dẫn đầu trong hàng Việt Nam chất lượng cao. Bibica
thường xuyên tham gia tài trợ cho các chương trình xã hội – từ thiện trong cả nước.
Thương hiệu Bibica được gắn liền với các hoạt động xã hội như xây dựng trường
học cho các vùng sâu – vùng xa, các chương trình “Tiếp sức đến trường”. Bibica
cũng đã tài trợ cho các chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng nhằm giúp phát
triển nhân cách cho thế hệ trẻ như “Hành trình kết nối những trái tim” và “Lữ khách
24 giờ” của đài HTV và HN.
Nổ lực cải tiến chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm để đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Mở rộng quy mô doanh nghiệp, áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất để

nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài gia tăng
lợi nhuận , làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, củng cố và nâng cao vị thế
của doanh nghiệp trên thị trường .
Có những chiến lược đúng đắn để có thể cạnh tranh với các đồi thủ cạnh tranh
khác trong ngành.
6. Đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, trên thị trường nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo là rất lớn, do vậy có nhiều
doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực này. Bibica vì vậy cũng có
nhiều đối thủ cạnh tranh .
a) Một số đối thủ cạnh tranh trong nước.
Công ty xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô: cạnh tranh với công ty về các
sản phẩm bánh cracker tại các tỉnh phía Nam. Sản phẩm của Kinh Đô được phân phối
trên khắp thị trường Việt Nam, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh. Kinh Đô rất chú
15
Phan tich bao cao tai chinh
trọng đến các hoạt động tiếp thị với nhiều biện pháp như quảng cáo, khuyến mãi, tỷ
lệ chiết khấu cho các đại lí và đặc biệt là thiết lập hệ thống các bakery tại thành phố
Hồ Chí Minh, thị trường chính của công ty.
Công ty bánh kẹo Hải Hà: công ty có thế mạnh chủ yếu ở các sản phẩm kẹo,
phục vụ cho thị trường bình dân với giá thấp tập trung ở khu vực miền Bắc và miền
Trung. Chủ trương của công ty là đa dạng hóa sản phẩm đồng thời đảm bảo ổn địh
chất lượng sản phẩm hiện hành.
Công ty bánh kẹo Hải Châu: thị trường chính là các tỉnh phía Bắc, phục vụ cho
thị trường bình dân, chiếm khoảng 3% thị trường bánh kẹo.
Công ty đường Quảng Ngãi: bắt đầu tham gia vào thị trường bánh kẹo từ
năm 1994, thị trường chính của công ty là khu vực miền Trung, tuy nhiên bánh
kẹo chỉ là một trong nhiều ngành hàng của công ty.
Ngoài ra còn có một số công ty khác như: công ty đường Lam Sơn, xí nghiệp
bánh kẹo Lubico, công ty bánh kẹo Tràng An …
b) Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài như công ty liên doanh Vinabico-
Kotobuki, công ty liên doanh sản xuất kẹo perfetti…các doanh nghiệp này đều có lợi
thế về công nghệ.
Bên cạnh các công ty sản xuất lớn, các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ cũng chiếm
một thị phần lớn tổng sản lượng bánh kẹo sản xuất trong nước.
7. Bộ máy tổ chức công ty cổ phần bánh kẹo Bibica.
16
Phan tich bao cao tai chinh
17
Phan tich bao cao tai chinh
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của công ty bao gồm những người có
cổ phần trong công ty đó, do chủ tịch đại hội đồng cổ đông đứng đầu, cơ cấu cổ đông:
Lotte Confectionery Co.Ltd chiếm 38,6%, Quỹ Tầm nhìn SSI chiếm 10,66% và một số
cổ đông khác.
Có các chức năng như:
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp điều lệ công ty
có quy định khác Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban
kiểm soát.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
Xem xét và xư lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty
và cổ đông công ty.
Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
- Hội đồng quản trị: do ông JUNG WOO LEE làm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
và ông Trương Phú Chiến làm Phó chủ tịch Hội Đồng Quản Trị. Ngoài ra còn có một
số thành viên của hội đồng quản trị.
Chức năng chủ yếu của hội đồng quản trị:
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng
năm của công ty;
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp

đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy
định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó;
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều
hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
18
Phan tich bao cao tai chinh
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
Tổng giám đốc: do ông Trương Phú Chiến làm phó chủ tịch hội đồng quản trị
kiêm tổng giám đốc công ty. Chức năng: là người đề ra những chiến lược, hoạch định
chính sách của công ty trong phạm vi giới hạn cho phép, dưới sự giám sát của hội
đồng quản trị, thực hiện các yêu cầu , chỉ thị của hội đồng quản trị đề ra.
- Ban kiểm soát: do ông Lê Hoài Nam làm trưởng ban và ông Trần Quốc Việt là
thành viên của ban kiểm soát.
Chức năng:
Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty:
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo
cáo tài chính.
Và dưới tổng giám đốc là các khối chức năng khác như khối kinh tế & đầu tư, khối
tài chính kế toán, khối hành chính sự nghiệp….do phó tổng giám đốc sản xuất và phó
tổng giám đốc kinh doanh hoặc chính tổng giám đốc trực tiếp điều hành. Mỗi khối có
những nhiệm vụ với mục đích khác nhau nhưng có sự hỗ trợ, tương tác qua lại với
nhau tạo thành một hệ thống logic và phù hợp .

II. Phân tích khái quát báo cáo tài chính.
1. Phân tích bảng cân đối kế toán.
a) Biến động giá trị
19
Phan tich bao cao tai chinh
Bảng 1: Phân tích biến động về phần tài sản.
Đơn vị: VNĐ
TÀI SẢN Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch 2012/2011
Giá trị %
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
486.943.133.607 506.689.260.461 (19.746.126.854)
(
3,90)
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 214.950.842.642 221.238.957.839
(6.288.115.197)
(
2,84)
Tổng cộng tài sản
701.893.976.249 727.928.218.300 (26.034.242.051) (3,58)

Tổng tài sản năm 2012 giảm 26.034.242.051 đồng hay giảm 3.58% so với năm
2011. Do đầu tư vào tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm 19.746.126.854 hay 3.9 % và
đầu tư vào tài sản dài hạn giảm 6.288.115.197 tương ứng với 2.84% so với năm 2011.
Điều đó cho thấy quy mô của công ty giảm so với năm 2011.
20
Phan tich bao cao tai chinh
Bảng 2: Các khoản mục ảnh hưởng đến biến động giảm của tài sản ngắn hạn.
Đơn vị: VNĐ
TÀI SẢN Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch 2012/2011
Giá trị %
A. Tài sản ngắn hạn
486.943.133.60
7 506.689.260.461 (19.746.126.854)
(3,
90)
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 49.128.864.490 60.205.056.669 (11.076.192.179)
(18,
40)
1.Tiền
27.128.864.490 13.205.056.669 13.923.807.821
105,
44
2. Các khoản tương đương tiền
22.000.000.000 47.000.000.000 (25.000.000.000)
(53,
19)
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 2.851.249.601

2.851.249.601
1. Đầu tư ngắn hạn
8.957.906.315

8.957.906.315
2. Dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn (*) (2) (6.106.656.714)


(6.106.656.714)
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
342.351.100.64
4
349.029.814.68
8 (6.678.714.044)
(1,
91)
1. Phải thu khách hàng
308.900.998.62
8
314.750.102.37
1 (5.849.103.743)
(1,
86)
2. Trả trước cho người bán
3.825.095.643 5.225.553.238 (1.400.457.595)
(26,
80)

5. Các khoản phải thu khác
35.581.498.897 32.706.235.283
2.875.263.614
8,
79
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi (*) (5.956.492.524) (3.652.076.204) (2.304.416.320)
63,
10
IV. Hàng tồn kho

86.263.191.579 91.203.796.827 (4.940.605.248)
(5,
42)
1. Hàng tồn kho
88.516.546.980 92.825.867.690 (4.309.320.710)
(4,
64)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn
kho (*) (2.253.355.401) (1.622.070.863) (631.284.538)
38,
92
V. Tài sản ngắn hạn khác
6.348.727.293 6.250.592.277 98.135.016
1,
57
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
1.019.169.965 1.342.332.382 (323.162.417)
(24,
07)
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3.990.300.525 3.208.208.861 782.091.664
24,
38
3. Thuế và các khoản khác phải
thu Nhà nước 685.573.763 388.931.810 296.641.953
76,
27
5. Tài sản ngắn hạn khác
653.683.040 1.311.119.224 (657.436.184)
(50,

14)
21
Phan tich bao cao tai chinh
Lượng tiền và các khoản tương đương tiền của năm 2012 giảm 18,4 % hay giảm
11.076.192.179 đồng so với năm 2011 vì do tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên
một lượng đáng kể gần 14 tỷ đồng do hiện nay phần lớn các công ty khi tiến hành
mua bán, trao đổi và thanh toán tiền ở các nghiệp vụ đều thông qua ngân hàng, vừa an
toàn lại tiện lợi nên công ty có nhu cầu mở thêm tài khoản thanh toán, nhưng các
khoản tương đương tiền lại giảm vì công ty hạn chế đầu tư ngắn hạn dưới 3 tháng , các
khoản đầu tư này ít đem lại lợi ích nên các nhà đầu tư không muốn tiếp tục, để vốn đầu
tư vào các lĩnh vực khác kinh doanh có lãi hơn, hoặc để dành vốn cho việc sản xuất
kinh doanh.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 2.851.249.601 đồng hay , đây là ngành
thu hút nhiều nhà đầu tư trên thị trường hiện nay, nếu biết phân tích tình hình của các
doanh nghiệp hiện tại và dự đoán được tình hình phát triển trong tương lai để đầu tư
thì sẽ đem lại thu nhập rất lớn cho doanh nghiệp và các cổ đông. Mặt khác đây là một
ngành đầu tư có sự linh hoạt trong việc mở rộng hoặc thu hẹp về vốn đầu tư nên các
nhà đầu tư rất ưa thích.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 6.678.714.044 đồng, gần 1,91% so với năm
2011, công ty đã giảm số tiền có thể bán chịu cho khách hàng xuống 5.849.103.743 để
giảm số vốn bị khách hàng chiếm dụng xuống và giảm rủi ro nợ xấu, bên cạnh đó công
ty cũng giảm số tiền trả trước cho người bán , giảm 26,8% so với năm 2011 gần một
phần tư giá trị và ảnh hưởng lớn nhất là việc trích lập thêm các khoản dự phòng phải
thu khó đòi tăng so với năm 2011 là 63,1%, trong đó trích lập dự phòng đối với công
ty cổ phần Bông Bạch Tuyết chiếm tăng 100% , từ 2,5 tỷ lên đến 5 tỷ đồng, do công ty
này đã quá hạn nợ nhưng vẫn chưa thanh toán cho công ty.
Hàng tồn kho giảm 4.940.605.248 hay giảm 5,42% so với năm 2011, tuy số lượng
giảm tuyệt đối lớn nhưng tỷ lệ giảm tương đối vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng giá trị
của hàng tồn kho vì là công ty sản xuất bánh kẹo nên khối lượng hàng tồn kho tương
đối lớn. Các yếu tố ảnh hưởng gồm: hàng tồn kho giảm 4.309.320.710 hay giảm

4,64% so với năm 2011, trong đó hàng gửi bán giảm mạnh nhất, gần 10 tỷ đồng, đều
này chứng tỏ công ty đã giảm một số lượng lớn hàng ký gửi ở các đại lý, sự sụt giảm
này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: tiết kiệm chi phí môi giới, bán hàng hoặc
22
Phan tich bao cao tai chinh
hàng bán không chạy, mặt khác lượng hàng hóa của công ty lại tăng lên nhiều gần 8 tỷ
đồng, tăng gần 100% so với năm 2011, đây là dấu hiệu tốt nếu công ty có những đơn
đặt hàng lớn và công ty đang trích trữ để có thể cung cấp cho khách hàng, còn nếu do
hàng hóa bị ứ đọng không bán được do thị hiếu khách hàng thay đổi và toàn những
hàng hóa kém chất lượng thì là một dấu hiệu xấu, đem lại rủi ro cao, bên cạnh đó công
ty trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm 2012 lớn hơn năm 2011 là
631.284.538 đồng , tăng lên 38,92%, do hàng tồn kho của công ty (bánh kẹo, nguyên
vật liệu chế biến, hàng hóa mua về….) là loại hàng hóa có chu kỳ sống ngắn hạn và dễ
bị mất giá theo thời gian, do đó công ty phải trích lập dự phòng thêm để đảm bảo tuân
thủ nguyên tắc thận trọng của kế toán. Điều này là xấu nếu trong thời gian tới công ty
có những đơn đặt hàng lớn như vậy sẽ không có đủ hàng để cung cấp theo yêu cầu
của khách hàng.
Tài sản ngắn hạn khác tăng 98.135.016 đồng hay tăng 1,57% so với năm 2011 do
ảnh hưởng của :
Chi phí trả trước ngắn hạn giảm 323.162.417 đồng ứng với 24,07%, công ty đã
phân bổ cho các chi phí trong năm như chi phí cho tài sản cố định, công cụ dụng cụ…
Thuế GTGT được khấu trừ tăng so với năm 2011 là 24,38% tương ứng với
782.091.664 đồng, do công ty mua nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu …trong năm 2011
nhiều hơn so với năm 2012 nên thuế được khấu trừ cũng tăng lên.
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước cũng tăng lên một tỷ lệ tương đối lớn
76,27% hay tăng so với năm 2011 là 296.641.953đồng.
Các tài sản ngắn hạn khác giảm 50,14%, giảm hơn một nửa so với năm 2011.
23
Phan tich bao cao tai chinh
Bảng 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của tài sản dài hạn.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Giá trị %
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210
+ 220 + 240 + 250 + 260) 214.950.842.642 221.238.957.839
(6.288.115.197) (2,84)
I. Tài sản cố định 145.135.782.634 146.181.911.235 (1.046.128.601) (0,72)

1. Tài sản cố định hữu hình
97.430.268.021 111.408.242.530
(13.977.974.509) (12,55)
- Nguyên giá
280.150.328.304 278.551.640.466 1.598.687.838 0,57
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
(182.720.060.283) (167.143.397.936) (15.576.662.347) 9,32

2. Tài sản cố định vô hình
1.828.495.221 1.519.953.635
308.541.586 20,30
- Nguyên giá
4.176.795.852 3.163.177.152 1.013.618.700 32,04
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
(2.348.300.631) (2.093.223.517) (255.077.114) 12,19

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
45.877.019.392 33.253.715.070
12.623.304.322 37,96
II. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 65.294.339.551 69.940.111.851 (4.645.772.300) (6,64)


1. Đầu tư vào công ty con
65.294.339.551 65.294.339.551
-

2. Đầu tư dài hạn khác

15.398.497.149
(15.398.497.149) (100,00)
3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính dài hạn (*)

(10.752.724.849) 10.752.724.849 (100,00)
III. Tài sản dài hạn khác 4.520.720.457 5.116.934.753 (596.214.296) (11,65)

1. Chi phí trả trước dài hạn
4.520.720.457 5.116.934.753
(596.214.296) (11,65)
24
Phan tich bao cao tai chinh
Tài sản cố định năm 2012 là 145.135.782.634 đồng, giảm 1.046.128.601 đồng hay
giảm 0,72 % so với năm 2011, trong đó:
Tài sản cố định hữu hình giảm 13.977.974.509 đồng , tức giảm 12,55% so với năm
2011 do trong năm 2012 công ty đã mua thêm 1.005.746.000 đồng tài sản cố định hữu
hình, chủ yếu là máy móc, thiết bị để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
phần còn lại là nhà cửa, vật kiến trúc, thêm nữa đầu tư xây dựng cơ bản được bàn giao
trong năm là 4.673.357.273 đồng gồm thiết bị quản lí và nhà cửa, mặt khác công ty
cũng đã thanh lí những phương tiện vận tải, thiết bị quản lí và máy móc thiết bị không
còn sử dụng được, có giá trị là 4.080.415.435 đồng, tất cả các khoản mục đó làm cho
nguyên giá của tài sản cố định tăng 1.598.687.838 đồng hay tăng 0,57% so với năm
2011 trong khi đó giá trị hao mòn lũy kế năm 2012 cũng tăng thêm 15.576.662.347

đồng so với năm 2011, có tốc độ tăng lớn hơn so với nguyên giá nên làm cho giá trị tài
sản cố định hữu hình giảm.
Tài sản cố định vô hình từ 1.519.953.635 đồng năm 2011 đến năm 2012 tăng lên
thành 1.828.495.221 đồng , tăng 308.541.586 đồng hay tăng 20,3 % so với năm 2011.
Do công ty được bàn giao thêm 563.618.700 đồng từ các phần mềm máy tính làm
cho nguyên giá của tài sản cố định vô hình tăng 563.618.700 đồng và giá trị hao mòn
lũy kế tăng 255.077.114 đồng hay tăng 12,19% so với năm 2011.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2012 tăng 37,96% so với năm 2011, hay
tăng 12.623.304.322 đồng, do công ty đầu tư vào tiến hành xây dựng các dự án mới
như dự án kẹo Lolipop, dự án tăng năng suất kẹo dẻo, dự án nâng cấp phần mềm ERP
R12, trong đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án kẹo Lolipop là chiếm lớn
nhất, có giá trị 12.493.319.141 đồng, cho thấy rằng công ty cổ phần Bibica đang chú
trọng đầu tư để ngày càng phát triển hơn. Ngoài ra, công ty tiếp tục xây dựng công
trình dự án Bibica Miền Bắc còn dở dang ở năm trước.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2012 là 65.294.339.551 đồng, giảm
4.645.772.300 đồng hay giảm 6,64% so với năm 2011. Do công ty không đầu tư vốn
vào công ty con, mặt khác công ty có kế hoạch chuyển nhượng các khoản đầu tư cổ
25

×