Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

bo 30 de thi hoc ki 1 tieng viet lop 4 nam 2022 2023 co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.84 KB, 48 trang )

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi mơn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề 1)

A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)
Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học
(GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần
11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học
sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1
câu hỏi do GV yêu cầu.)

II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng
tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục,
pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây
dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương),
sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh,
mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột
gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân
là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những
chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo
bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng
quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà khơng đi lấy được rau
thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng khơng dễ gì
đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau


tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm
không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.


Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):
Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?
A. Cuối năm
B. Giữa năm
C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ
Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?
A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
B. Rau diếp, bột nếp
C. Lá gai, bột nếp
Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?
A. Thơm, có màu trắng
B. Sánh như nước, màu xanh nhạt
C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.
Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?
Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu
năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây
tầm khúc.”
- Chủ ngữ là: …………………………
- Vị ngữ là: …………………………..
Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”
- Động từ: ………………………
- Tính từ: …………………………
Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở
trường.



Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?
“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được khơng?”

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết)
Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)
(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)

II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng :
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1
điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng
từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)
Câu 1: C (0.5 điểm)
Câu 2: A (0.5 điểm)
Câu 3: C (1 điểm)
Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối
giã nhuyễn. (1 điểm)
Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm
khúc; (1 điểm)
Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;



+ TT: sạch, chín; (1 điểm)
Câu 7:VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)
Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết):
- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ;
trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (khơng mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ
hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm tồn bài

II. Tập làm văn
- Mở bài: 1 điểm
- Thân bài: 4 điểm
+ Nội dung: 1,5 điểm ;
+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài: 1 điểm
- Chữ viết: 0,5 điểm
Sáng tạo: 1 điểm
Bài mẫu:
Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi.
Nào là thú bơng, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất
là cơ búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái
tên nghe rất tây.
Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái mơi thì đỏ chon chót chúm
chím cười. Nước da của cơ búp bê này trắng hồng và được làm bằng
nhựa cứng. Khn mặt trịn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng

ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc,


với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ
nghĩnh và dễ thương. Li sa được khốc trên mình một chiếc váy dạ hội
màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.
Dưới chân cơ là một đơi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều
hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con
búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi
được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.
Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên ln giữ gìn và
chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh
nhật lúc nào cũng như mới.
.......................................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề 2)

A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Thưa chuyện với mẹ
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 85)
Đọc diễn cảm toàn bài.
Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 86.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)
Bài đọc: Điều ước của vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)


Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu.
Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì?
A. Xin được hạnh phúc.
B. Xin được sức khỏe.
C. Xin mọi vật vua chạm đến đều hóa thành vàng.
D. Các ý trên đều sai.
Câu 2: Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
A. Vua bẻ cành sồi thì cành sồi đó biến thành vàng; vua ngắt một quả táo
thì quả táo đó biến thành vàng.
B. Vua rất giàu sang, phú quý.
C. Vua rất vui sướng, hạnh phúc.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước?
A. Vua đã quá giàu sang.
B. Vua đã được hạnh phúc.
C. Vua rất đói khát vì biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp: các
thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra được điều gì?
A. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
B. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng điều ước.
C. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng tiền của.
D. Các ý trên đều sai.
Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ “ước muốn”?
A. Ước mơ.



B. Mơ màng.
C. Mong ước.
D. Mơ tưởng.

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Sau trận mưa rào
(trích)
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ
dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khơ như đơi má em bé.
Khơng gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo,
lúc ấy trơng nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cành trao đổi
hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chịe hun
náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên
vỏ …
V. Huy Gơ
(trích Những người khốn khổ)

II. Tập làm văn: (5 điểm)
Tả chiếc áo sơ mi của em.

Đáp án
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3
đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10
tiếng: không cho điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2
dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm;
không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: khơng có điểm).



- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm;
đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: khơng có điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng
diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc
trả lời sai ý: khơng có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1
điểm.
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: B

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (5 điểm)
- Bài viết khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn
văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần,
thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình
bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm tồn bài.
Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)
- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm
Bài mẫu:
Tơi có một người bạn đồng hành q báu. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tơ
Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba, nhờ bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành
chiếc áo xinh xinh, trơng rất ốch của tơi. Những đường khâu đều đặn


như khâu máy, thống nhìn qua khó mà biết được đây chỉ là một chiếc
áo may bằng tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt
binh. Cái cổ áo trông như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn
may hai cái cầu vai y như một cái áo quân phục thật sự. Cái măng – sét
ôm khít lấy cổ tay tơi, khi cần, tơi có thể mở khuy và xắn tay áo lên một
cách gọn gàng. Mặc áo vào, tơi có cảm giác như vịng tay ba mạnh mẽ và
yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của
ba… Lúc tôi mặc chiếc áo này đến trường, các bạn và cơ giáo tơi đều gọi
tơi là chú bộ đội. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?.
“Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tơi chững
chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ may lại từ cái áo quân phục
cũ của ba.
Chiếc áo vẫn còn y nguyên như ngày nào, mặc dù cuộc sống của tơi
đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tơi và
cả gia đình tơi.
.......................................................
Phịng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề 3)

A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng : Đọc một trong hai đoạn văn của bài “Ơng

Trạng thả diều”.
Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn có thì giờ để chơi diều.
Đoạn 2: Từ “Sau vì nhà nghèo quá,……vượt xa các học trò của thầy”

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:


Đọc thầm bài tập đọc “Ông Trạng thả diều” (Sách Tiếng Việt 4 tập I, trang
104) và trả lời các câu hỏi sau:
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thơng minh của Nguyễn Hiền.
A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó, có trí nhớ lạ thường.
B. Có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ
chơi diều.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 2. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ơng Trạng thả diều” ?
A. Vì chú bé Hiền nhờ thả diều mà đỗ Trạng nguyên.
B. Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn cịn là một chú bé
ham thích chơi diều.
C. Vì chú bé hiền tuy ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi.
Câu 3. Trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”, từ nào bổ sung ý nghĩa thời
gian cho động từ trút ?
A. rặng đào
B. đã
C. hết lá
Câu 4. Trong câu “Chú bé rất ham thả diều” từ nào là tính từ ?
A. rất
B. ham
C. thả diều
Câu 5. Từ “trẻ” trong câu “Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.”

thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Động từ


C. Tính từ

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết):
Bài: “Chiếc xe đạp của chú Tư” (trang 179)

II. Tập làm văn
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.

Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): Đọc một trong hai đoạn văn của
bài “Ông Trạng thả diều”.
Đoạn 1: Từ đầu đến vẫn có thì giờ để chơi diều.
Đoạn 2: Từ “Sau vì nhà nghèo q,……vượt xa các học trị của thầy”

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: B
Câu 4: B
Câu 5: C

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết):

Bài: “Chiếc xe đạp của chú Tư” (trang 179)

II. Tập làm văn
Đề bài: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.


Bài mẫu:
Trong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cơ giáo em có phần
thưởng riêng của cơ dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được
phần thưởng cơ tặng. Mỗi bạn được một món, khơng bạn nào giống bạn
nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.
Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả
bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai
mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp
được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một
mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút
của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp
bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành
để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành trịn đó. Ở
một góc của hộp viết có ngăn ơ dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút
chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, khơng cần gài vào các vành may sẵn.
Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón
năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm
lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em
học tập. Em giữ gìn hộp bút cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào
cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.
Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ
ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho
em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập
hơn nữa để các thầy cơ giáo ln tự hào về chúng em.

.......................................................
Phịng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề 4)

A. Kiểm tra Đọc


I. Đọc thành tiếng :
Cho văn bản sau:
VĂN HAY CHỮ TÔT
Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay
vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hơm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp
cho lá đơn, có được khơng?
Cao Ba Qt vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lịng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho
bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu q, quan đọc khơng được nên thét lính
đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá
Qt vơ cùng ân hận. Ơng biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ
cũng chẳng ích gì. Từ đó, ơng dốc sức luyện chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp.
Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã
tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện
nhiều kiểu chữ khác nhau.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi
danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản.
Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng
Đoạn 2: Lá đơn. . . . cho đẹp
Đoạn 3: Sáng sáng . . . chữ tốt.
Trả lời câu hỏi do giáo viên nêu

II. Đọc thầm và làm bài tập bài “Văn hay chữ tốt”
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:


Câu 1 (0,5 điểm): Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém?
A.Văn dở – chữ xấu
B. Văn hay
C. Văn hay – chữ xấu
Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận ?
A. Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện
đường.
B. Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện
đường.
C. Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện
đường.
Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang
khẩn khoản.
A. Bà cụ
B. Hàng sang
C. Khẩn khoản
Câu 4(0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ?:
A. Chín trang.

B. Mười quyển
C. Mười trang
Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ?
A. Cần cù
B. Quyết chí
C. Chí hướng
Câu 6 (0,5 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa
của câu chuyện Văn hay chữ tốt?


A. Tiếng sáo diều.
B. Có chí thì nên.
C. Cơng thành danh toại.
Câu 7 : Hãy viết lại động từ có trong câu sau: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.”
(0,5 điểm)
Câu 8: Hãy đặt câu hỏi cho câu: “Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là
người văn hay chữ tốt” là: (0,5 điểm)

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe – viết ) (2,0 điểm)
Bài viết: Cánh diều tuổi thơ
(SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146)
(Viết đoạn: tuổi thỏ....đến những vì sao sớm.)

II. Tập làm văn (3,0 điểm)
Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích .

Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng:

Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm
Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. 0,25 điểm
Đọc diễn cảm 0,25 điểm
Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm
Chú ý
- Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm.


- Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm.

II. Đọc thầm (4 điểm) Học sinh khoanh đúng mỗi câu cho 0,5
điểm.
Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C


A

C

C

B

B

Câu 7 (0,5 điểm): Động từ là từ: Viết
Câu 8 (0,5 điểm): Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?
Hay: Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người thế nào?

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả ( 2,0 điểm)
- Khơng mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch sẽ.( 2 điểm).
- Sai 4 lỗi trừ 0,25 điểm
- Bài viết khơng rõ ràng, trình bày bẩn, không đạt yêu cầu về chữ viết trừ
0,5 điểm toàn bài.

II: Tập làm văn (3,0 điểm)
1. Mở bài: Giới thiệu bài: Giới thiệu được đồ vật định tả, tên gì? Gặp trong
trường họp nào ? (0,5 điểm)
2. Thân bài
a. Tả bao quát (hình dáng, màu sắc. . .) (1,5 điểm)
b. Tả từng bộ phận (chi tiết từng bộ phận mà đồ vật định tả) (0,75điểm)
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đồ vật được tả. (0,25 điểm)
Bài mẫu:

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen
thuộc như búp bê, gấu bơng, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng
về đồ chơi. Với tơi, món đồ chơi mà tơi thích nhất đó là chú gấu bơng đấy.


Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món q trong chiếc hộp kín.
Tơi rất hồi hộp khơng biết đó là gì. Khi mở hộp ra tơi reo lên vì sung
sướng: "Ơi, chú gấu bơng dễ thương q!” Đó là một chú gấu nhồi bơng
mà tơi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lơng trắng mịn và mượt như nhung,
khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát
rượi. Gấu ta khốc một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp
la lấp lánh. Cái đầu chú trịn trịn như trái bưởi, đơi tai cũng trịn trịn
vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, trịn xoe như hạt
nhãn. Thân hình chú ơm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi
ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như
thể địi tơi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng
yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trơng u
ơi là u. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông.
Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tơi ơm chú vào lịng và thơm lên đơi
má mịn màng của Daddy trơng chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tơi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là
người bạn thân thiết nhất của tơi. Tơi ln giữ gìn chú cẩn thận vì đó là
món q bố tặng tơi: người ln muốn con mình được vui vẻ và thoải
mái.
.......................................................
Phịng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề 5)

A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng :
Cho văn bản sau, đọc một trong ba đoạn của văn bản.


KÉO CO
1. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục
kéo co mỗi vùng một khác,nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức
giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình
nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
2. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức
thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua,
vui ở những tiếng hị reo khuyến khích của người xem hội.
3. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo
co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên khơng hạn
chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp
kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng
nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen
những chàng trai thắng cuộc.
(Theo Toan Ánh)

II. Đọc thầm và làm bài tập:
Dựa vào bài tập đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng
nhất:
Câu 1 : Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện điều gì? (0,5 điểm)

A. Sự đấu trí.
B. Tinh thần thượng võ.
C. Tài ứng xử.
Câu 2: Trị chơi kéo co ở mỗi vùng, mỗi đia phương có điểm gì giống
nhau? (0,5 điểm)
A. Đó là cuộc thi giữa nam và nữ.
B. Đó là cuộc thi giữa những thanh niên cường tráng.
C. Đó là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai đội.


Câu 3 : Trò chơi nào dưới đây được gọi là trị chơi dân gian? (0,5 điểm)
A. Đấu vật
B. Bóng chuyền
C. Đá bóng
Câu 4: Từ nào sau đây là danh từ? (0,5 điểm)
A. Kéo co
B. Cái co
C. Co chân
Câu 5: Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “khuyến khích”? (0,5
điểm)
A. Khích lệ
B. Khúc khích
C. Động viên
Câu 6: Dòng nào dưới đây là những trò chơi rèn luyện sức mạnh? (0,5
điểm)
A. vật, kéo co
B. nhảy dây, đá cầu
C. cờ tướng, xếp hình
Câu 7: Em hãy đặt một câu kể Ai làm gì ? (0,5 điểm)
Câu 8:Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? (0,5 điểm)


B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết):
Chiếc áo búp bê
Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy
mỏng. Tôi xin chị Khánh được mảnh vải xa tanh màu mật ong, khâu chiếc


áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực.Tà
áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh,
rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo.Chắc bé sẽ
thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tơi đã may cho bé.
(Theo Ngọc Ro)

II. Tập làm văn
Đề bài : Hãy tả một món đồ chơi mà em u thích nhất.

Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng :
II. Đọc thầm và làm bài tập:
Học sinh trả lời đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm
Câu

1

2

3


4

5

6

Ý đúng

B

C

A

B

B

A

Câu 7: Học sinh đặt được câu kể Ai – làm gì? 0,5 điểm.
Ví dụ: Cơ giáo đang giảng bài.
Câu 8: Học sinh giới thiệu được cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn
ra giữa hai đội, một bên là nam và một bên là nữ.… 0,5 điểm.

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết):
- Bài viết khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn
văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh,

không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.


II. Tập làm văn
- Viết được bài văn tả đồ chơi đúng với yêu cầu của bài, đảm bảo các yêu
cầu sau thì được 3 điểm:
+ Viết được bài văn miêu tả một đồ chơi đủ các phần (mở bài, thân bài,
kết bài) đúng yêu cầu đã học.
+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, khơng mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ về sai sót ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức
điểm:
2,75 ; 2,5; 2 ; 1,75 ; 1,5; 1.
Bài mẫu:
Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi.
Nào là thú bơng, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất
là cơ búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái
tên nghe rất tây.
Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái mơi thì đỏ chon chót chúm
chím cười. Nước da của cơ búp bê này trắng hồng và được làm bằng
nhựa cứng. Khuôn mặt trịn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng
ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đơi mắt to trịn, xanh biếc,
với hàng lơng mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ
nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội
màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.
Dưới chân cô là một đơi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều
hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con
búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi
được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.
Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên ln giữ gìn và

chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh
nhật lúc nào cũng như mới.
.......................................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....


Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2021 - 2022
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề 6)

A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:
- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò
của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.
- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành
một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B
- Trang 41.
- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.
- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7
điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách
mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hồn thành tốt.
Một hơm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tịng, một tên Việt

gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm
tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày
chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu,
vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường
ra pháp trường, chị đã ngắt một bơng hoa cịn ướt đẫm sương đêm cài


lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình
tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bơng hoa từ mái tóc của mình tặng cho
người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la
và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ:
“ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tiếng hô: “Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5
điểm)
A. Mười lăm tuổi
B. Mười sáu tuổi
C. Mười hai tuổi
D. Mười tám tuổi
Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)
A. Ở đảo Phú Quý
B. Ở đảo Trường Sa
C. Ở Côn Đảo
D. Ở Vũng Tàu
Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế

nào? (0,5điểm)
A. Bình tĩnh.
B. Bất khuất, kiên cường.
C. Vui vẻ cất cao giọng hát.


D. Buồn rầu, sợ hãi.
Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong
hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
A. Trong lúc chị đi theo anh trai
B. Trong lúc chị đi ra bãi biển
C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tịng.
Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
A. Yêu đất nước, gan dạ
B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù
D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai
hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
A. Vào năm mười hai tuổi
B. Sáu đã theo anh trai
C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng
D. Sáu
Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi,
tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
A. Hồn nhiên
B. Hồn nhiên, vui tươi
C. Vui tươi, tin tưởng
D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)


……………………………………………………………………………………
Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ
trong câu (1 điểm)
………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng
hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen
thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi
thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám,
tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh
rậm rạp thơm nồng nàn.

II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7
điểm)
Câu 1.(0,5đ) Ý C.
Câu 2.(0,5 đ) Ý C.
Câu 3.(0,5 đ) Ý B.

Câu 4. (0,5 đ) Ý D
Câu 5. (1 đ) Ý D


×