Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

chuyen co nuoc minh tac gia bo cuc tom tat noi dung chinh dan y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.98 KB, 3 trang )

Tác giả tác phẩm Chuyện cổ nước mình - Ngữ văn lớp 6
I. Tác giả
- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949.
- Quê quán: huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Bà làm việc tại Ty văn hóa Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du.
Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sơng Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ
thuật Thừa Thiên – Huế).
- Lâm Thị Mỹ Dạ là ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên
Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khóa V.
- Hiện bà đang sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chồng bà – Hoàng Phủ Ngọc
Tường cũng là một nhà văn, nhà thơ có tiếng ở Việt Nam.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Hồ Thế Hà đã viết: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giàu ý tứ. Tứ thơ
bao giờ cũng là bất ngờ. Hình như khơng tạo được tứ lạ thì bài thơ vẫn cịn trong dự tưởng.".
+ Nhà thơ Ngô Văn Phú cũng nhận định: "Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở những chỗ bất thần, ngơ
ngác và những rung cảm đầy nữ tính."
- Tác phẩm chính:
+ Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
+ Bài thơ khơng năm tháng (thơ, 1983)
+ Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)
+ Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
+ Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
+ Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)


+ Nhạc sĩ Phượng Hoàng (truyện thiếu nhi, 1989)
+ Mẹ và con (thơ, 1994)
+ Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
+ Cốm non (thơ, 2005)
+ Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006)


+ Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)
+ Khoảng trời – Hố Bom (thơ, 1972)

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Thể thơ lục bát gồm các cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dịng 8 tiếng.
2. Xuất xứ và hồn cảnh sáng tác: Năm 1979, rút từ Bài thơ không năm tháng (NXB Tác
phẩm mới, 1983)
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
4. Bố cục (2 phần):
- Phần 1 (Từ đầu đến …chẳng ra việc gì): Bài học cha ơng để lại qua câu chuyện cổ.
- Phần 2 (Còn lại): Ý nghĩa của những câu chuyện cổ.
5. Giá trị nội dung: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm
thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn
dạy.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển mang âm hưởng dân ca, chứa nhiều câu chuyện cổ.
- Những biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, điệp từ,…
- Sử dụng các từ láy với mật độ dày đặc.

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm


1. Những bài học được ông cha gửi gắm trong truyện cổ
- Bài học:
+ Nhân hậu, thương người không ngại cách trở, khó khăn.
+ Ở hiền gặp lành.
+ Cơng bằng, thơng minh, độ lượng, giàu tình cảm, lo lắng quan tâm đến mọi người xung
quanh.
- Những câu chuyện cổ được nhắc đến:
+ Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà: Truyện cổ tích Tấm

Cám.
+ Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì: Truyện cổ tích Đẽo cày giữa
đường.
+ Đậm đà cái tích trầu cau/Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người: Sự tích Trầu cau.
2. Ý nghĩa của những câu chuyện cổ
- Nhận mặt cha ông cho dù các thế hệ có cách trở như con sơng với chân trời đã xa.
- Đó là lời cha ơng dạy để lại cho đời sau.
- Tuy ra đời đã lâu nhưng bài học vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.



×