Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

giai sgk khoa hoc tu nhien 6 bai 40 chan troi sang tao luc ma sat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.44 KB, 18 trang )

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực ma sát
Mở đầu trang 172 SGK KHTN lớp 6:
Để di chuyển tủ gỗ trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gỗ về phía trước. Tuy nhiên,
việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó. Tại sao lại như vậy?

Lời giải:
- Việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó vì khi đẩy sẽ xuất hiện lực
cản ở bề mặt tiếp xúc giữa tủ và mặt sàn làm cản trở chuyển động của tủ.
Hình thành kiến thức mới 1 trang 172 SGK KHTN lớp 6:
Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực
không tiếp xúc?

Lời giải:
Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc vì tay ta tác
dụng vào tủ gỗ một lực đẩy và mặt sàn tác dụng lên bề mặt tủ gỗ tiếp xúc
với sàn một lực làm cản trở chuyển động của tủ.


Hình thành kiến thức mới 2 trang 172 SGK KHTN lớp 6:
Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao
giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?

Lời giải:
- Giá trị đo được của lực kế lại khác nhau vì tính chất của bề mặt sàn mà tủ
gỗ tiếp xúc khác nhau nên đã tạo ra lực ma sát khác nhau.
- Khi bề mặt sàn gồ ghề thì lực ma sát sinh ra sẽ lớn cịn khi bề mặt sàn
nhẵn thì lực ma sát sinh ra sẽ nhỏ.
Hình thành kiến thức mới 3 trang 173 SGK KHTN lớp 6:
Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên
nhân xuất hiện của lực ma sát.



Lời giải:
Nhìn vào hình 40.1, 40.2 ta thấy bề mặt của khối gỗ sần sùi, lồi lõm: Khi bề
mặt sàn gồ ghề thì lực ma sát sinh ra sẽ lớn cịn khi bề mặt sàn nhẵn thì
lực ma sát sinh ra sẽ nhỏ.
=> Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do tính chất của bề mặt tiếp
xúc giữa hai vật.
Hình thành kiến thức mới 4 trang 173 SGK KHTN lớp 6:
Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào?
Tại sao?

Lời giải:
- Sau khi rời tay khỏi khối gỗ, khối gỗ chuyển động trượt trên mặt
bàn một lúc rồi dừng lại.
- Bởi vì xuất hiện lực ma sát ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn làm
cản trở chuyển động của khối gỗ.


Hình thành kiến thức mới 5 trang 173 SGK KHTN lớp 6:
Trong thí nghiệm 2, vì sao khi kéo khối gỗ bằng một lực mà nó vẫn nằm
yên trên mặt bàn?

Lời giải:
Khi kéo khối gỗ một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn vì lực kéo cân
bằng với lực ma sát trên mặt phẳng nằm ngang, lực ma sát tác dụng vào
khối gỗ làm khối gỗ không chuyển động.

Hình thành kiến thức mới 6 trang 174 SGK KHTN lớp 6:
Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?
Lời giải:

- Lực ma sát có các tác dụng khi vật chuyển động là:
+ Lực ma sát thúc đẩy vật chuyển động.
Ví dụ: Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân giúp cho người có
thể tiến về phía trước.


+ Lực ma sát giúp xe đi đoạn đường khúc cua mà khơng bị trượt ngã.
Ví dụ:

+ Lực ma sát giúp xe dừng lại được khi đang chuyển động.
Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi má phanh ép sát và trượt trên vành
bánh xe đạp có tác dụng làm xe chuyển động chậm dần và dừng lại.

+ Lực ma sát giúp xe không bị trơn trượt hay sa lầy khi đi trên những đoạn
đường trơn hay sa lầy khi đi trên đoạn đường bùn lầy,…


Hình thành kiến thức mới 7 trang 174 SGK KHTN lớp 6:
Khi đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?
Lời giải:
Khi đi bộ trên đường trơn, ta dễ bị trượt ngã. Vì lực ma sát giữa chân và
mặt đường nhỏ, chân ta khó bám được với đường khiến ta dễ bị trượt ngã.
Hình thành kiến thức mới 8 trang 174 SGK KHTN lớp 6:
Khi người lái xe bóp phanh, điều gì xảy ra nếu má phanh bị ăn mịn?
Lời giải:
Khi người lái xe bóp phanh nếu má phanh bị mịn thì xe khơng dừng lại
được và có thể gây tới tai nạn giao thơng. Vì khi đó, khơng có lực ma sát
hoặc lực ma sát q nhỏ không đủ khiến cho xe dừng lại được, khiến
ta không làm chủ được tốc độ, dễ bị ngã xe hoặc gây tai nạn giao thơng.
Hình thành kiến thức mới 9 trang 175 SGK KHTN lớp 6:



Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mịn đi?
Lời giải:

Sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi là do ma
sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của dép, lốp xe với mặt đường làm mịn
dần bề mặt dép và lốp xe.
Hình thành kiến thức mới 10 trang 175 SGK KHTN lớp 6:
Hãy nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao
thơng.
Lời giải:
- Ảnh hưởng có lợi của ma sát trong giao thông là:
+ Khi ta đi ô tô xuống dốc, ta dùng phanh để làm cho ô tô đi chậm lại hoặc
dừng hẳn tránh tai nạn khi tham gia giao thông.
+ Khi chúng ta đạp xe đạp thì bánh xe có tác dụng của lực ma sát giúp
chúng ta chuyển động dễ dàng.
- Ảnh hưởng có hại của ma sát trong giao thông là:
+ Lực ma sát làm mịn lốp xe các phương tiện giao thơng.
+ Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục xe và làm mịn trục.
Hình thành kiến thức mới 11 trang 175 SGK KHTN lớp 6:


Quan sát hình 40.9 và cho biết vì sao các vận động viên đua xe thường cúi
khom thân người gần như song song với mặt đường.

Lời giải:
Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song
với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng vào người giúp
xe đi được nhanh hơn.

Hình thành kiến thức mới 12 trang 176 SGK KHTN lớp 6:
Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào chạm đất trước? Tại sao?
Thí nghiệm 3: Tìm hiểu lực cản của khơng khí.
Dụng cụ: Hai tờ giấy giống nhau.
Tiến hành thí nghiệm:
- Vo trịn 1 tờ giấy; 1 tờ giấy giữ nguyên.
- Thả hai tờ giấy từ cùng một độ cao.
- Quan sát sự rơi của hai tờ giấy.
Lời giải:


- Tờ giấy vo trịn sẽ chạm đất trước.
- Vì tờ giấy giữ ngun có diện tích mặt tiếp xúc với khơng khi lớn cịn tờ
giấy vo trịn có diện tích mặt tiếp xúc với khơng khí là nhỏ nhất. Nên lực
cản của khơng khí tác dụng lên tờ giấy giữ ngun lớn hơn lực cản của
khơng khí tác dụng lên tờ giấy vo trịn.
=> Do đó, tờ giấy vo tròn sẽ chạm đất trước.
Luyện tập 1 trang 173 SGK KHTN lớp 6:
Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.
Lời giải:
- Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát.


- Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện
ma sát làm xe nhanh chóng dừng lại.

- Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trược
có lực ma sát.



Luyện tập 2 trang 173 SGK KHTN lớp 6:
Lấy một ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống.
Lời giải:
Khi giáo viên viết phấn lên bảng, xuất hiện lực ma sát trượt giữa viên phấn
và bảng.

Luyện tập 3 trang 174 SGK KHTN lớp 6:
Lấy một ví dụ về ma sát nghỉ trong cuộc sống.
Lời giải:
Ví dụ về ma sát nghỉ trong cuộc sống là:


- Ơ tơ đậu được trên mặt đường nghiêng là nhờ có ma sát nghỉ.

- Ta đi lại đường trên sàn nhà trơn là nhờ có ma sát nghỉ

Luyện tập 4 trang 174 SGK KHTN lớp 6:
Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
Lời giải:


- Ví dụ lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của vật là:
+ Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân giúp cho người có thể
tiến về phía trước. Lực ma sát nghỉ lúc này có tác dụng thúc đẩy chuyển
động của người đó.

+ Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường
khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.

- Ví dụ lực ma sát làm cản trở chuyển động của vật là:

+ Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt
có lực ma sát. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động
của ta.


+ Vì lực ma sát giữa bánh xe cao su và mặt đường nhựa rất lớn nên xe cần
tiêu hao một năng lượng lớn để xe có thể chuyển động được.

Vận dụng 1 trang 176 SGK KHTN lớp 6:
Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ
ghề?
Lời giải:
- Mặt lốp xe không làm nhẵn vì để tăng độ ma sát giữa lốp xe và mặt đường,
làm cho xe không bị trượt trên mặt đường.


- Mặt dưới của đế giày gồ ghề vì để tăng độ ma sát giữa giày và mặt đường,
làm cho người đi giày không bị ngã.
Vận dụng 2 trang 176 SGK KHTN lớp 6:
Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra lốp
xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?
Lời giải:
- Lốp xe đã mòn làm giảm lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường. Nếu
không kiểm tra và thay lốp xe thường xuyên thì xe sẽ bị trơn trượt, gây nguy
hiểm khi tham gia giao thơng.
=> Vì vậy, cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy,...) phải kiểm tra
lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn.
Bài 1 trang 176 SGK KHTN lớp 6:
Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma
sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Lời giải:
Phương án A: Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường => lực ma
sát
Phương án B: Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe =>
lực ma sát
Phương án C: Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn => lực đẩy
của dây cung tác dụng lên mũi tên.
Phương án D: Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau => lực ma
sát


→ Chọn đáp án C
Bài 2 trang 176 SGK KHTN lớp 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực
ma sát trượt?
A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
B. Khi viết phấn trên bảng.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.
Lời giải:
Phương án A: Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng: Lực ma sát nghỉ.
Phương án B: Khi viết phấn trên bảng: Lực ma sát trượt.
Phương án C: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang: Lực ma sát
nghỉ.
Phương án D: Trục ổ bi ở quạt trần đang quay: Lực ma sát lăn.
→ Chọn đáp án B
Bài 3 trang 176 SGK KHTN lớp 6: Tại sao mặt lốp ơ tơ vận tải phải có khía

sâu hơn mặt lốp xe đạp?
Lời giải:


Ôtô và xe đạp chuyển động được trên mặt đường thì giữa lốp xe và mặt
đường phải có lực ma sát để bánh xe bám đường. Xe ô tô nặng hơn xe đạp
nên cần lực ma sát lớn hơn xe đạp. => Do đó mặt lốp ơtơ vận tải phải có
khía sâu hơn mặt lốp xe đạp. Trong trường hợp này lực ma sát là có lợi, vì
nhờ có ma sát xe mới chuyển động được.
Bài 4 trang 176 SGK KHTN lớp 6: Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời
các câu hỏi sau:
- Tại sao cán dao, cán chổi khơng để nhẵn bóng?
- Tại sao người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khố và thay
dầu xe máy định kì?
Lời giải:
- Cán dao, cán chổi khơng để nhẵn bóng bởi vì nếu cán dao, chổi nhẵn
bóng thì sẽ rất trơn do lực ma sát nhỏ, sẽ rất khó cầm nên người
ra khơng làm cán dao, chổi nhẵn bóng để tăng lực ma sát, dễ cầm hơn.


- Người ta thường tra dầu mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khoá và thay dầu xe
máy định kì vì làm như vậy để giảm ma sát, giúp cho ổ trục xe đạp, ổ khóa,
động cơ xe máy khơng bị rỉ hoặc nhanh mịn, bảo quản được lâu hơn.



×