Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

giáo án bài 20 chiến sự lan rộng ra cả nước. cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1973 đến năm 1884. nhà nguyễn đầu hàng - lịch sử 11 - gv.ng.t.duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.12 KB, 19 trang )

Bài 20
chiến sự lan rộng ra cả nước.
Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ - phong trào kháng chiến của nhân
dân ta từ năm 1873 đến năm 1884
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Giúp học sinh nắm được:
- Từ 1873 Pháp mở rộng xâm lược cả nước, những diễn biến chính trong q
trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ, kết
quả, ý nghĩa.
2. Về tư tưởng
- Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp.
- Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
3. Về kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với
hiện tại.
- Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện.
II. Thiết bị, tài liệu dạy - học
- Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2.
- Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ.
- Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học.
- Văn thơ yêu nước đương thời.
III. Gợi ý tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
1. Tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Trương Định.
2. Hoàn cảnh, nội dung của điều ước Nhâm Tuất.
3. Em hãy nhận xét, so sánh tinh thần chống Pháp của triều đình và của nhân



dân ta từ năm 1858 - 1873.
2. Dẫn dắt vào bài mới
- Giáo viên nhận xét phần học sinh trả lời miệng câu hỏi số 3, từ đó dẫn dắt vào
bài mới. Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 - 1873 triều đình đã tổ
chức kháng chiến, nhưng thiếu kiên quyết, nặng về phòng thủ, ảo tưởng với thực
dân Pháp, lúng túng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, không phát động
nhân dân kháng chiến. Trái lại nhân dân chủ động kháng chiến, tinh thần chiến đấu
anh dũng, thái độ kiên quyết, sẵn sàng hy sinh, xuất hiện nhiều tấm gương quên
mình như: Trương Định, để khỏi rơi vào tay giặc ông đã rút gươm tự sát; Nguyễn
Trung Trực khẳng khái tuyên bố: bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết
người Nam đánh Tây; khí khái Phạm Văn Nghị chỉ là một đốc học đã đứng ra mộ
các học trò hành quân vào Huế xin đi giết giặc (29 ngày đêm từ Nam Định vào
Huế). Từ khi Pháp mở rộng xâm lược cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn
ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy - trò
Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân
- Giáo viên: Trước hết chúng ta tìm hiểu tình
hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần
1.
- Giáo viên thông báo: Sau khi chiếm 6 tỉnh
Nam Kỳ 1867 - 1873 tình hình kinh tế, xã hội
nước ta càng lâm vào khủng hoảng nghiêm
trọng (vốn trước đây đã khủng hoảng).

Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ
lần thứ nhất (1873) kháng chiến lan
rộng ra Bắc Kỳ.
1. Tình hình Việt Nam trước khi

Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ
(1867 tình hình nước ta càng khủng
hoảng nghiêm trọng.

- Giáo viên: tiếp tục yêu cầu học sinh theo dõi
sách giáo khoa những biểu hiện của khủng
hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa những biểu
hiện trầm trọng về kinh tế, chính trị xã hội của
Việt Nam, trình bày trước lớp.
- Giáo viên bổ sung, kết luận:

- Về chính trị, nhà Nguyễn tiếp tục
+ Về chính trị, nhà Nguyễn tiếp tục chính sách chính sách bảo thủ “bế quan tỏa
bảo thủ “bế quan tỏa cảng”, khơng tính đến việc cảng”. Nội bộ quan lại phân hóa
bước đầu thành 2 bộ phận chủ chiến,
lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ.
chủ hòa.
Nội bộ quan lại bước đầu có sự phân hóa giữa
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.


bộ phận chủ chiến và chủ hòa.
+ Về kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày
càng bị kiệt quệ vì triều đình huy động tiền để
trả chiến phí cho Pháp.

-Xã hội: nhân dân bất bình đứng lên
đấu tranh chống triều đình ngày càng

nhiều.

+ Xã hội: Đời sống ngày càng khó khăn, mâu
thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất
bình đứng lên chống triều đình ngày càng
nhiều.
+ Một số quan lại có tư tưởng tiến bộ đã đề nghị
cải cách, song triều đình khơng chấp nhận. Tiêu
biểu là Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn dâng
lên triều đình bản điều trấn, bày tỏ ý kiến cải
cách duy tân, ông đã nhiều lần gửi điều trấn đề
nghị cải cách, chấn hưng kinh tế, ngay cả khi
phải nằm trên giường bệnh ông vẫn thiết tha về
công cuộc cải cách. Nhưng do bảo thủ, cố chấp - Nhà Nguyễn cự tuyệt những chủ
nên triều Nguyễn đã cự tuyệt những đề nghị của trương cải cách.
ông. Nguyễn Trường Tộ xứng đáng được coi là
nhà tư tưởng đổi mới, có hành động thức thời ở
nửa sau thế kỷ XIX đầy biến động của Việt
Nam.
+ Khơng những cự tuyệt cải cách, nhà Nguyễn
cịn tỏ ra lúng túng trước nguy cơ Pháp mở rộng
xâm lược. Trong suốt những năm Pháp xâm
lược Nam Kỳ nhà Nguyễn lúng túng trong việc
phòng thủ đề phòng Pháp mở rộng xâm lược
Bắc Kỳ, việc tổ chức trang bị, huấn luyện quân
đội hầu như khơng có cải tiến gì đáng kể.
- GV tiểu kết: sau năm 1867 tình hình đất nước
khơng có gì đổi mới, kinh tế khơng được trấn
hưng, qn đội khơng được cải tiến, khả năng
phịng thủ đề phịng Pháp mở rộng tấn công

không được tăng cường. Sự khủng hoảng trầm
trọng kinh tế, xã hội càng làm tăng nguy cơ mất
nước tạo cơ hội cho Pháp mở rộng đánh chiếm
cả nước.
* Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân

2. Thực dân Pháp đánh chiếm, Bắc
Kỳ lần thứ nhất 1873.


- Giáo viên đặt câu hỏi đến 1867 Pháp đánh
chiếm được những vùng nào? Theo em Pháp có
dừng lại khơng?
- Học sinh trả lời: Năm 1867 Pháp chiếm được
6 tỉnh Nam Kỳ, và tất yếu Pháp khơng dừng lại
vì mục tiêu của Pháp lúc đầu là cả Việt Nam,
nên Pháp mới đánh Đà Nẵng để làm bàn đạp
đánh thốc lên Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng,
vì vậy sau khi chiếm xong Nam kỳ Pháp tất yếu
sẽ mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.
- Giáo viên đặt vấn đề vậy nơi tiếp theo chúng
đánh chiếm là đâu? Bắc Kỳ? hay Trung Kỳ?
Giáo viên trực tiếp trả lời: Nơi tiếp theo Pháp
đánh không phải là Huế mà là Bắc Kỳ? Ngay
sau khi Pháp chiếm Nam Bộ Pháp âm mưu xâm
lược Bắc Kỳ.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Tại sao Pháp xâm lược
Bắc Kỳ mà chưa phải là kinh đô Huế?
- Học sinh dựa vào những kiến thức đã học và
suy nghĩ trả lời:

- Giáo viên nhận xét, kết luận: Vì nước Pháp
vừa ra khỏi chiến tranh Pháp - Phổ 1870; tình
hình kinh tế chính trị chưa ổn định vì vậy Pháp
chưa thể kết thúc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Nhưng bọn thực dân Pháp ở Nam Kỳ nơn
nóng muốn hành động chúng ln nhịm ngó
Bắc Kỳ nhất là từ khi Nam Kỳ được củng cố, vì
Bắc Kỳ là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng
sản, mà nhu cầu nguyên liệu của Pháp càng lớn
do trong nước đã mất 2 tỉnh giàu nguyên liệu
về tay Đức đó là tỉnh Andát và Lozen. Hơn nữa
thực dân Pháp ở Nam Kỳ biết chắc, triều đình
Huế lúc này đã suy yếu sẽ khơng có phản ứng
gì đáng kể như chúng đánh Bắc Kỳ.
* Hoạt động 2: Cả lớp:
- Giáo viên nêu câu hỏi: Pháp đã làm gì để dọn
đường cho đội quân xâm lược Bắc Kỳ? Yêu cầu

- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở
Nam Kỳ. Pháp âm mưu xâm lược Bắc
Kỳ.


học sinh theo dõi SGK để trả lời.
- Học sinh đọc sách giáo khoa để thấy được
những hành động chuẩn bị xâm lược Bắc Kỳ
của thực dân Pháp sau đó trả lời:
Trước khi đánh Bắc Kỳ: Pháp đã cho người do
thám chúng truy ra Bắc bọn gián điệp đội lốt
thầy tu để điều tra tình hình về bản đồ các vị trí

bộ phịng của ta. Giáo dân lầm đường, làm nội
ứng.
- Giáo viên bổ sung: Chúng còn tổ chức những
đạo qn, chúng cịn bắt liên lạc với lái bn
Đuypuy. (Tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng
đường sông Hồng chở hàng hóa vũ khí qua
miền Bắc chuyển lên Trung Quốc) để tạo cớ
xâm lược Bắc Kỳ.

- Pháp cho gián điệp do thám tình
hình Miền Bắc

- Tổ chức các đạo quân nội ứng.

Trong khi tư bản Pháp còn dè dặt với Bắc Kỳ
thì Đuypuy đã tự mình hành động. Y tự đi
Hương Cảng và Thượng Hải (Trung Quốc) để
sắm pháo, thuyền, mua vũ khí đạn dược, mộ
quân lính kéo tới Bắc Kỳ tháng 11/1872. ỷ thế
nhà Thanh, Đuypuy tự tiện cho tầu ngược sông
Hồng lên Vân Nam (Trung Quốc) mặc dù chưa
được phép của triều đình Huế. Hắn cịn ngang
ngược địi đóng qn bên bờ sơng Hồng, có
nhượng địa ở Hà Nội, được cấp than đá để đưa
sang Vân Nam. Lính Pháp và Thổ phỉ dưới
trướng Đuy-puy còn cướp gạo của Triều đình,
bắt quan lính và dân đem xuống tầu, khước từ
lời mời tới thương thuyết của tổng đốc Nguyễn
Tri Phương.
Quan hệ giữa Triều đình và Pháp trở nên căng

thẳng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy” đang gây - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang
gây rối ở Hà Nội thực dân Pháp đem
rối ở Hà Nội bọn thực dân hiếu chiến Pháp ở
quân ra Bắc.
Sài Gòn đã đem quân ra Bắc. Đội quân do Đại
úy Gác-ni-e đứng đầu, bề ngoài với danh nghĩa
giải quyết tại chỗ vụ Đuy-puy, nhưng bên trong
chính là để kiếm cớ can thiệp sâu vào vấn đề
Bắc Kỳ.


* Hoạt động 3: Cả lớp/cá nhân
- GV yêu cầu học sinh theo dõi tiếp SGK để
thấy được quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
lần 1 (1873).
- Học sinh theo dõi SGK, trình bày tóm tắt q
trình Pháp xâm lược Bắc Kỳ.
+ Ngày 5/11/1873 đội tầu chiến của Gácniêra
đến Hà Nội. Ngay ở Sài Gòn bọn thực dân hiếu
chiến ở Nam Kỳ đã giao cho Gác-ni-e-ra toàn
quyền hành động, nên sau khi đội quân vời
được Đuy-puy quân Pháp liền giở trị khiêu
khích. Ngày 16/11/1873 sau khi có viện binh
Gác-ni-e mở cửa sông Hồng, áp dụng thuế quan
mới. Sáng ngày 19/11 gửi tối hậu thư cho
Nguyễn Tri Phương (tổng đốc thành Hà Nội)
yêu cầu phải giải tán quân đội, nộp khí giới...,
không đợi trả lời, sáng ngày 20/11/1873 quân
Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, với sức mạnh
quân sự lớn hơn hẳn qn Triều đình, qn

Pháp nhanh chóng chiếm đoạt thành Hà Nội,
sau đó mở rộng xâm lược các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng, Hưng Yên (23-11), Phủ ý (26-11),
Hải Dương (3/12); Ninh Bình (5/12), Nam Định
(12/12/1873).
- Giáo viên dẫn dắt: Trước cuộc xâm lược trắng
trợn của thực dân Pháp nhân dân Bắc Kỳ đã
kháng chiến như thế nào? Vào phần 3, Phong
trào kháng chiến ở Bắc Kỳ trong những năm
1873 – 1874.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Khi Pháp đánh Bắc Kỳ,
triều đình nhà Nguyễn đối phó ra sao? Yêu cầu
học sinh theo dõi SGK để trả lời câu hỏi:
- Học sinh theo dõi SGK: sau đó trả lời câu hỏi:
- Giáo viên nhận xét, bổ sung:
+ Khi pháp nổ súng đánh thành Hà Nội: 100

- Ngày 5/11/1873 đội quân Tàu chiến
của quân Pháp do Gác-ni-e chỉ huy ra
đến Hà Nội, giở trò khiêu khích quân
ta.
- Ngày 19/11/1873 Pháp gửi tối hậu
thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
- Không đợi trả lời 20/11/1873 Pháp
tấn cơng thành Hà Nội → chiếm được
thành sau đó mở rộng đánh chiếm các
tỉnh đồng Bằng Sông Hồng.

3. Phong trào kháng chiến ở Bắc

Kỳ trong những năm 1873 - 1874.


nghĩa binh triều đình đã chiến đấu anh dũng và
hy sinh đến người cuối cùng tại Ô Quan
Trưởng. Giáo viên cung cấp thêm tư liệu về Ơ
- Triều đình:
Quan Trưởng. Đây là một trong những cửa Ơ
cịn sót lại của tòa thành Thăng Long cũ, được
Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100
xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749)
binh lính đã chiến đấu và hi sinh anh
đến năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và
dũng tại ô Quan Trưởng.
giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. (Giáo viên
có thể cho học sinh xem ảnh của Ô Quan
Trưởng hoặc trình chiếu powerpoint). Hiện ở
cửa ơ cịn ngun cửa chính và hai cửa phụ 2
bên. Bên trên cửa lớn có ghi ba chữ Hán “Đông
Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà, tên gọi một
phường thời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu,
Thanh Hà, Đào Duy Từ. Sở dĩ cửa ơ cịn có tên
gọi là Ơ Quan Chưởng vì ngày 20/11/1873 khi
Pháp đánh thành Hà Nội, chúng đã kéo quân từ
dưới tàu chiến dưới bến sông Hồng lên, khi đến
cửa ô Đông Hà chúng đã vấp phải sức kháng cự
quyết liệt của 100 binh sĩ triều đình do một viên
quan chưởng cơ chỉ huy anh dũng chặn giặc,
kết cục viên chưởng cơ cùng toàn thể 100 binh
sĩ đều anh dũng hy sinh, để tỏ lòng ngưỡng mộ

người chưởng cơ anh dũng nhân dân đổi gọi
cửa ô là ô Quan Chưởng. Từ bấy đến nay người
ta vẫn chưa xác minh được tên gọi của vị
chưởng cơ anh hùng. Vì vậy tên Ơ Quan
Chưởng vẫn cịn đó như di tích lịch sử.
+ Trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã
đối thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.
- Giáo viên dừng lại cung cấp cho HS tư liệu về
Nguyễn Tri Phương: Nguyễn Tri Phương đã
được nhắc đến nhiều lần ở bài trước. Ông từng
được triều đình cử chỉ huy chống Pháp tại mặt
trận Đà Nẵng, kế sách vườn không nhà trống,
xây thành, đắp lũy của ơng lúc đó đã khiến thực
dân Pháp sa lầy tại Đà Nẵng.
Lần thứ hai, ơng được triều đình cử vào Gia

- Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri
Phương chỉ huy quân sỹ chiến đấu
dũng cảm → Nguyễn Tri Phương hi
sinh, thành Hà Nội thất thủ, qn
triều đình nhanh chóng tan rã.


Định. Ơng đã cho xây dựng đại đồn Chí Hịa để
chặn giặc. Nhưng lần này đại đồn của ông
không chịu nổi sức cơng phá bởi vũ khí đại bác
của Pháp. Vì vậy đại đồn thất thủ.
Lần thứ 3 vào năm 1872, ơng được triều đình
điều đi giữ chức Tun sát đổng sứ đại thần,
thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc

Kỳ, làm tổng đốc thành Hà Nội, lúc này ơng đã
73 tuổi, lần này liệu ơng có giữ được thành Hà
Nội không? Khi Pháp tới Hà Nội khiêu chiến,
quan quân triều đình tỏ ra lúng túng, bị động,
vũ khí thơ sơ. Thành cao, hào sâu giờ đây
khơng cịn là biện pháp phịng thủ tối ưu nữa,
nó chỉ phù hợp với thời Trung đại khi mà vũ khí
của đối phương cịn thơ sơ (cung tên, giáo mác)
vì vậy mặc dù chiến đấu anh dũng, Nguyễn Tri
Phương đã lên cửa Thành phía Nam trực tiếp
chỉ huy cuộc chiến đấu; song thành Hà Nội vẫn
thất thủ, Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn ở
bụng. Thực dân Pháp đã dùng thuốc Tây của
chúng để chữa trị hịng mua chuộc ơng nhưng
ơng đã xé băng, nhịn ăn gần một tháng và mất,
thọ 73 tuổi. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi
sinh tại trận địa, qn triều đình nhanh chóng
tan rã.
Qn triều đình khơng thiếu lịng dũng cảm
song do vũ khí thơ sơ, cách tổ chức đánh giặc
nặng về phòng thủ, kém linh hoạt cho nên
nhanh chóng thất bại. Vậy phong trào kháng
chiến của nhân dân diễn ra như thế nào?
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân:
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK phong
trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ.
- Học sinh theo dõi SGK, trả lời câu hỏi
- Giáo viên nhận xét, bổ sung: Nhân dân không
được triều đình kêu gọi, trong suốt cuộc kháng
chiến chống Pháp, nhà Nguyễn không một lần



hiệu triệu nhân dân (liên hệ sau này Bác Hồ kêu
gọi toàn quốc kháng chiến) nhân dân tự động
kháng chiến.
+ Ngay từ khi Pháp chưa đánh thành Hà Nội
nhân dân Hà Nội đã bất hợp tác với giặc, bỏ
thuốc độc xuống giếng nước ăn, đốt kho đạn
của địch ở ven sông Hồng, không bán lương
thực, thực phẩm cho giặc.
+ Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội
tiếp tục kháng chiến. Các sỹ phu văn thân yêu
nước đã lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống
Pháp. Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh,
nhân dân các tỉnh anh dũng chiến đấu (phần chữ
nhỏ SGK trang 120) → buộc Pháp phải rút về
cố thủ tại các tỉnh lỵ. Cùng lúc đó quân Pháp tại
Hà Nội quân ta bao vây uy hiếp buộc Pháp phải
bỏ Nam Định về ứng cứu cho Hà Nội, bị quân
ta phục kích tại Cầu Giấy, giết chết Gácniê làm
nên chiến thắng Cầu Giấy vang dội 21/12/1873.
- Giáo viên dùng lược đồ trận Cầu Giấy để
tường thuật diễn biến trận phục kích (phần chữ
nhỏ SGK trang 121). Chiến thắng Cầu Giấy có
ý nghĩa lớn, khiến cho nhân dân ta vơ cùng
phấn khích, ngược lại làm cho thực dân Pháp
hoang mang lo sợ, chúng tìm cách thương
lượng với triều đình Huế. Tình hình đó mở ra
một cơ hội để quân ta tấn công tiêu diệt địch
buộc chúng rút khỏi Bắc Kỳ bằng tấn cơng qn

sự. Song triều đình lại một lần nữa ký hiệp ước
với Pháp chịu nhiều thiệt thòi.
* Hoạt động 3: Cả lớp / cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung cơ
bản của hiệp ước trong sách giáo khoa, và đánh
giá về hiệp ước. Giáo viên cung cấp thêm thông
tin sau hiệp ước 1874: Triều đình cịn ký với
Pháp một bản thương lượng gồm 29 khoản cho
phép thực dân Pháp xác lập những đặc quyền
kinh tế của chúng trên khắp đất nước Việt Nam.

- Phong trào kháng chiến của nhân
dân:
+ Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ
động kháng chiến, không hợp tác với
giặc.

+ Khi thành Hà Nội thất thủ nhân dân
Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu
→ buộc Pháp phải rút về các tỉnh lỵ
cố thủ.
+ Ngày 21/12/1873 quân ta phục kích
địch ở Cầu Giấy, Gácniê tử trận →
Thực dân Pháp hoang mang chủ động
thương lượng với triều đình.


- Học sinh đánh giá về hiệp ước Giáp Tuất 1874
- Giáo viên nhận xét, bổ sung:


- Năm 1874 triều đình ký với thực
dân Pháp điều ước Giáp Tuất, dâng
Đây là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà
Nguyễn phải ký với thực dân Pháp, nhà Nguyễn toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp.
đã đánh mất một phần quan trọng chủ quyền
độc lập của Việt Nam. Nam Kỳ trở thành thuộc
địa của Pháp, Việt Nam trở thành thị trường
riêng của Pháp. Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ
thái độ nhu nhược của triều Nguyễn trước cuộc
xâm lược của thực dân Pháp. Đi ngược lại
quyền lợi của nhân dân, vì vậy vấp phải những
phản ứng quyết liệt từ phía các sĩ phu đương
thời. Từ đây nội dung chống phong kiến ngày
càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của nhân
dân ta nhất là trong cuộc khởi nghĩa của Trần
Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh.
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”
Hiệp ước đánh dấu q trình đi từ “thủ để hịa”
sang chủ hịa vơ điều kiện của nhà Nguyễn.
- Giáo viên dẫn dắt: Sau hiệp ước 1874 Pháp rút
khỏi Bắc Kỳ, gần mười năm sau chúng mới mở
cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần hai để hiểu được quá
trình Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần hai và cuộc
kháng chiến của nhân dân ta. Chúng ta cùng tìm
hiểu phần II.
Hoạt động 1: Cả lớp
- Giáo viên cung cấp kiến thức: cuộc xâm lược
lần này của Pháp kịch bản tương đối giống lần

một. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XIX nước Pháp
đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu
cầu thuộc địa trở nên cấp thiết → thực dân Pháp
ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt
Nam.

→ Hiệp ước gây nên làn sóng bất
bình trong nhân dân → Phong trào
kháng chiến kết hợp giữa chống thực
dân với chống phong kiến đầu hàng.

II. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa Kỳ lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở
để thấy được quá trình Pháp xâm lược Bắc Kỳ
Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những


lần thứ hai:
- HS theo dõi SGK quá trình Pháp xâm lược
Bắc Kỳ lần hai, trình bày trước lớp.
- Giáo viên bổ sung kết luận:

năm 1882 - 1884
1. Quân Pháp đánh Hà Nội và các
tỉnh Bắc Kỳ lần thứ hai 1882

+ Trước khi xâm lược, Pháp phái người ra điều
tra tình hình Bắc Kỳ. Năm 1882 Pháp vu cáo
triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874 đế lấy cớ
- Năm 1882 Pháp vu cáo triều đình

kéo quân ra Bắc.
Huế vi phạm hiệp ước 1874 để lấy cớ
+ Ngày 3 - 4 - 1882 quân Pháp do Đại tá Hải
kéo quân ra Bắc
Quân Rivie chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội.
Ngày 25 - 4 sau khi được tăng viện binh, chúng
gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, u
cầu triều đình hạ vũ khí, giao thành trong ba
tiếng đồng hồ.
- Ngày 3 - 4 - 1882 Pháp bất ngờ đổ
- Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm
bộ lên Hà Nội
thành. Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc, châu
báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, - Ngày 25 - 4 - 1882 Pháp nổ súng
chiếm thành Hà Nội.
vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung
làm đại bản doanh.
- Giáo viên dừng lại khai thác hình 56: Qn
Pháp chiếm thành Hà Nội xây dựng lơ cốt trên
nền điện Kính Thiên để học sinh thấy được kinh
đô xưa ngàn năm văn hiến đã bị thực dân Pháp
dày xéo. Chúng đã xây dựng lô cốt trên nền
điện Kính Thiên uy nghi của Thăng Long
thành. Qn Pháp cịn chiếm sở thương chính,
dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai
quản thành Hà Nội.
- Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang
mang, lơ là mất cảnh giác. Rivie đã cho quân
chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam
Định (3 - 1883). Giáo viên phân tích: khác với

lần một sau khi chiếm thành Hà Nội, Pháp đánh
chiếm các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ, lần này sau
khi chiếm được thành Hà Nội, Pháp đã chiếm
mỏ than Quảng Ninh là vì nhu cầu nguyên liệu
của nước Pháp lúc này cấp thiết.


- Giáo viên dẫn dắt: Khi Pháp đánh chiếm Bắc
Kỳ lần hai nhân dân ta đã kháng chiến như thế
nào? Kết quả ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu
phần 2.
* Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân
- Giáo viên: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
chống thực dân Pháp xâm lược lần hai kịch bản
tương tự như lần đầu giáo viên yêu cầu học sinh
đọc SGK để thấy được quan quân triều đình
kháng chiến ra sao, nhân dân kháng chiến như
thế nào?
- Tháng 3 - 1883 Pháp chiếm mỏ than
Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa trả lời
- Giáo viên bổ sung, kết luận:
- Vừa đặt chân đến Hà Nội (4/1882) Rivie đã
giở trị khiêu khích, địi đóng qn trong thành
và phá hủy các cơng sự phịng thủ trên mặt
thành. Mờ sáng ngày 25/4, Rivie gửi tối hậu thư
cho tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp thành. Hạn
trả lời thư chưa hết, chúng đã nổ súng đánh
thành, quan qn triều dình do Hồng Diệu chỉ
huy kiên quyết chống lại, Hồng Diệu xơng lên

thành chỉ huy quân sỹ chống cự. Cuộc chiến
đấu đang diễn ra quyết liệt thì bỗng dưng kho
thuốc đạn trong thành bốc cháy (do có nội gián)
làm cho quan qn Hồng Diệu dao động, hàng
ngũ rối loạn, thừa cơ đó, quân Pháp đội nhập
chiếm thành, đại quân tan rã. Hoàng Diệu chạy
vào hành cung thảo di biểu gửi triều đình, rồi
dùng khăn lụa tuẫn tiết trong vườn Văn Miếu
(dưới chân cột cờ Hà Nội ngày nay) nêu cao
tinh thần yêu nước một lòng sống chết với
Thành.
Giáo viên cung cấp thêm những tư liệu về
Hồng Diệu (giới thiệu chân dung Hồng Diệu
(hình 57 SGK trang 123). Hoàng Diệu là người
Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam. Sinh ra trong
một gia đình nho học, có tài văn chương, đỗ đạt

2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng
bằng Bắc Kỳ kháng chiến (1882)
- Quan quân triều đình và Hồng
Diệu chỉ huy qn sỹ chiến đấu anh
dũng bảo vệ thành Hà Nội → thành
mất, Hoàng Diệu hy sinh. Triều đình
hoang mang cầu cứu nhà Thanh.


cao (Năm 1851 đỗ phó bảng, được bổ nhiệm
làm quan). Suốt cuộc đời làm quan, ông nổi
tiếng là người thanh liêm, thẳng thắn, hết lịng
vì dân vì nước. Dân thời ấy thường truyền tụng

rằng đời riêng ông hết sức thanh bạch, trong
nhà khơng có tiền bạc và với ơng khơng ai dám
đến của công để kêu xin việc tư. Khi được cử
làm tổng đốc thành Hà Nội, ông đã lo chỉnh đốn
lại thành trì và qn ngũ để đề phịng. Trước đó,
ơng đã dâng sớ lên vua Tự Đức đề nghị việc
phịng chống giặc vì theo ơng Hà Nội là yết hầu
của Bắc Kỳ và cũng là nơi then chốt của nước
ta, nếu Hà Nội mất thì các tỉnh sẽ mất theo,
nhưng vua Tự Đức đã làm thinh. Đến khi Hà
Nội bị uy hiếp, ông đã một mặt xin triều đình
Huế viện binh, một mặt ra lệnh giới nghiêm và
thơng báo các tỉnh đề phòng, nhưng trong khi
Hà Nội đang dầu sơi, lửa bỏng thì triều đình lại
u cầu triệt binh “để người Pháp khỏi nghi
ngờ” nhưng ông đã quyết tâm sống chết với
thành. Đến khi không giữ được thành ông đã
tuẫn tiết để giữ trọn khí tiết. Trong di biểu ơng
viết trước khi chết vẫn tỏ lịng khâm phục
Nguyễn Tri Phương một tấm gương sáng chói
của người từng giữ thành.
“Lịng có trung thề với Long thành
Xin đi theo hương hồn Tri Phương dưới đất”
+ Trong khi triều đình nhu nhược, qn đội
nhanh chóng tan rã, thì phong trào đấu tranh
của nhân dân vẫn tiếp tục. Ngay từ đầu đến Hà
Nội. Đội quân của Rivie đã vấp phải tinh thần
quyết chiến của nhân dân Hà Nội. Họ tự tay đốt
các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc,
khi mất thành Hà Nội nhân dân tiếp tục kháng

chiến với nhiều hình thức.
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo
khoa các hoạt động chống Pháp của nhân dân
(phần chữ nhỏ trang 123).


* Hoạt động 2: Cả lớp
- Giáo viên dùng lược đồ trận Cầu Giấy lần hai
tường thuật về chiến thắng Cầu Giấy (theo
SGK).
- Giáo viên khắc sâu ý nghĩa của chiến thắng
Cầu Giấy: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai
làm cho nhân dân cả nước vơ cùng phấn khởi,
nếu có lệnh là nhất tề nổi dậy đánh đuổi quân
địch ra khỏi bờ cõi, giặc Pháp ở Hà Nội vô cùng
hoang mang lo sợ. Hai trăm tên địch sống sót
sau trận đánh chạy thục mạng về cố thủ tại Đồn
Thủy, run sợ chờ đợi những đòn sấm sét của
quân ta. Một tên trong số bọn chúng đã ghi lại
như sau: “Thực là một cuộc sống kinh khủng
đối với một dúm người từng đêm chờ đợi kết
liễu cuộc đời”. Bộ chỉ huy Pháp đã có lệnh
chuẩn bị rút khỏi Hồng Gai, Nam Định. Chiến
thắng Cầu Giấy đã tỏ rõ quyết tâm và tinh thần
sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt hết quân địch giải
phóng Hà Nội và Bắc Kỳ của nhân dân ta.
Nhưng triều đình vẫn ảo tưởng có thể thu hồi
Hà Nội như mười năm về trước bằng con đường
thương thuyết hòa bình. Vì vậy đã khơng cho
qn tấn cơng, nhưng lúc này tình hình đã khác

trước. Lần trước do khơng có điều kiện nên
Pháp chủ động hòa, còn lần này - nhu cầu thuộc
địa ngày càng cấp thiết, trong điều kiện cho
phép Pháp đã hạ quyết tâm thơn tính tồn cõi
Việt Nam. Chúng gửi viện binh sang, vạch kế
hoạch đánh kinh đô Huế.
- Giáo viên dẫn dắt: Thực dân Pháp tấn cơng
Thuận An như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu
phần III.
* Hoạt động 1: Cả lớp
- Giáo viên dùng lược đồ cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược giới thiệu về cửa biển
Thuận An: cách kinh đô Huế khoảng 20km, từ
cửa biển có thể theo dọc sơng Hương đánh thốc

- Nhân dân dũng cảm chiến đấu
chống Pháp bằng nhiều hình thức:
+ Các sỹ phu khơng thi hành mệnh
lệnh của triều đình tiếp tục tổ chức
kháng chiến.
+ Nhân dân Hà Nội và các tỉnh tích
cực kháng chiến bằng nhiều hình thức
sáng tạo.
+ Tiêu biểu có trận phục kích Cầu
Giấy lần hai 19 - 5 - 1883 → Rivie bỏ
mạng, cổ vũ tinh thần chiến đấu của
nhân dân.


lên Huế, đây là một vị trí phịng thủ trọng yếu

của Huế, được mệnh danh là cổ họng của kinh
thành Huế, mất Thuận An coi như mất Huế.
- Học sinh theo dõi lược đồ, thấy được vị trí
quan trọng của Thuận An đối với Huế.
- Giáo viên giảng giải: trước thái độ ảo tưởng
của triều đình Huế thực dân Pháp càng củng cố
quyết tâm xâm lược toàn bộ Việt Nam. Nhân
cái chết của Rivie thực dân Pháp lớn tiếng kêu
gọi “trả thù”, vạch kế hoạch đánh chiếm kinh
đô buộc triều Nguyễn đầu hàng.

III. Thực dân Pháp tấn công Thuận
An, hiệp ước 1883 và 1884
1. Quân Pháp tấn công cửa biển
Thuận An

* Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK để
thấy được hồn cảnh lịch sử và q trình Pháp
đánh chiếm Thuận An.
- Học sinh theo dõi SGK trình bày trước lớp.
+ Nhân lúc Tự Đức qua đời (17 - 7 - 1883)
Triều đình cịn đang bận rộn chọn người kế vị
(vì Tự Đức khơng có con) thực dân Pháp đã
quyết định đánh thẳng vào Huế.
+ Ngày 18 - 8 - 1883 hạm đội Pháp do đô đốc
Cuốc Bê chỉ huy đã tiến vào cửa Thuận An “Cổ
họng kinh đô Huế”. Cuốc Bê gửi tối hậu thư địi
triều đình phải giao tồn bộ các pháo đài trong
vòng 2 giờ. Đến 4 giờ chiều hơm đó Pháp nổ

súng cơng phá các pháo đài ở Thuận An trong 2
ngày đêm. Chiều ngày 20 - 8 - 1873 đổ bộ lên
bờ, quân ta chống trả quyết liệt các trấn thủ
Thuận An như Lê Sỹ, Lê Chuẩn, Lâm Hồnh,
Nguyễn Trung và nhiều binh sỹ vơ danh khác
đã hy sinh trong chiến đấu, tối 20/8/1873, Pháp
làm chủ được các pháo đài ở Thuận An, sau đó
buộc nhà Nguyễn ký những Hiệp ước đầu hàng.

+ Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình
lục đục → Pháp quyết định đánh Huế.
- Ngày 18 - 8 - 1883 Pháp tấn công
Thuận An.

* Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo
khoa. Hoàn cảnh ký kết và nội dung của Hiệp

- Chiều ngày 20 - 8 - 1873 Pháp đổ
bộ lên bờ.


ước 1883 và 1884?
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa trả lời.

- Tối 20 - 8 - 1873, chúng làm chủ
Thuận An.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, kết luận:
+ Nghe tin Pháp tấn cơng Thuận An triều đình

Huế vô cùng bối rối, bèn cử đại diện là Nguyễn
Văn Tường xuống Thuận An xin đình chiến.
Tranh thủ thái độ mềm yếu của triều đình, Cao
ủy Pháp Hác Măng (đại diện cao cấp của Pháp)
đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ước
mới. Triều đình Huế cử Trần Đình Túc và
Nguyễn Trọng Hợp đứng ra thương thuyết,
nhưng thực ra là để nhận các điều kiện do Hác
Măng đưa ra 25 - 8 - 1883 bản Hiệp ước mới
được đưa ra buộc triều đình Huế phải ký kết.

2. Nhà nước phong kiến Nguyễn
sụp đổ. Hai Hiệp ước 1883 và 1884.
* Hồn cảnh lịch sử:
- Nghe tin Pháp tấn cơng Thuận An
triều đình Huế vội xin đình chiến.

+ Giáo viên có thể yêu cầu 1 học sinh đọc to nội - Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình
dung Hiệp ước Hác Măng, hoặc trình chiếu trên Cao ủy Pháp Hác Măng tranh thủ đi
Papoi nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác Măng. ngay lên Huế đặt điều kiện cho một
Hiệp ước mới.
Giáo viên phân tích thêm: Theo các nội dung
của Hiệp ước Việt Nam mất quyền tự chủ trên
phạm vi tồn quốc, triều đình Huế đã chính
- Ngày 25 - 8 - 1883 bản Hiệp ước
thức nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công
mới được đưa ra buộc đại diện triều
việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam Nguyễn phải ký kết.
đều do Pháp nắm. ở Trung Kỳ do triều đình cai
quản, song trên thực tế đại diện của Pháp, khâm

sứ ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở
* Nội dung Hiệp ước Hác Măng:
Trung Kỳ, viên này có quyền gặp nhà vua bất
+ Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp
kỳ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.
trên toàn cõi Việt Nam.
* Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hiệp ước Hác Măng
chứng tỏ điều gì? Em hãy nhận xét, đánh giá?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Với bản Hiệp
ước Hác Măng, phong kiến nhà Nguyễn đã đi
sâu hơn một bước trên con đường đầu hàng
thực dân Pháp. Việt Nam thực sự trở thành một
nước thuộc địa nửa phong kiến. Giáo viên có



Nam Kỳ là thuộc địa



Bắc Kỳ là đất bảo hộ



Trung Kỳ là triều đình quản lý.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp
điều khiển các công việc ở Trung Kỳ.

+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp
nắm giữ.
+ Quân sự: Pháp được tự do đóng


thể giải thích khái niệm thuộc địa nửa phong
kiến là một nước chính quyền phong kiến cịn,
song chủ quyền dân tộc bị mất và phải phụ
thuộc nước ngoài. Nhà Nguyễn hầu như khơng
cịn gì để mất nữa, có chăng chỉ cịn lại một
triều đình hữu danh, vơ thực.
* Hoạt động 3: Cả lớp
- Giáo viên dẫn dắt: Hiệp ước Hác Măng, triều
đình Huế coi như đã phản bội lại nhân dân cả
nước, mặc dù vậy quân dân ngoài Bắc vẫn
quyết tâm kháng chiến đến cùng. Lệnh triệt
binh của triều đình không ai nghe theo, nhiều
trung tâm kháng chiến vẫn tiếp tục hình thành,
các tốn nghĩa binh do các quan lại chủ chiến
đã phối hợp với các lực lượng quân Thanh (kéo
sang từ mùa thu 1882 liên tiếp quấy đảo, tiến
công quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại.

quân ở Bắc Kỳ và tồn quyền xử lý
qn Cơ Đen, triều đình phải nhận
các huấn luyện viên và sỹ quan chỉ
huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính
từ Bắc Kỳ về kinh đơ (Huế).
+ Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm sốt
tồn bộ các nguồn lợi trong nước.


→ Việt Nam trở thành một nước
thuộc địa nửa phong kiến.

Để chấm dứt chiến sự, tháng 12 - 1883 Pháp
buộc phải tiến hành các cuộc hành binh nhằm
tiêu diệt các ổ đề kháng cịn sót lại. Đồng thời
tiến hành thương lượng để loại trừ sự can thiệp
của nhà Thanh, Chính phủ Pháp đã cử Patơnốt
sang Việt Nam và cùng triều đình Huế ký một
Hiệp ước mới vào ngày 6 - 6 - 1884. Nội dung
chủ yếu như Hiệp ước Hác Măng song có sửa
chữa một số điều: Trả lại cho nhà Nguyễn 3
tỉnh ở phía Bắc là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam (theo Hiệp ước
Hác Măng thì Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
sát nhập vào Bắc Kỳ, cịn Bình Thuận sát nhập
vào Nam Kỳ. Nhà Nguyễn chỉ kiểm soát từ Đèo - Ngày 6 - 6 - 1884 Pháp ký tiếp với
Ngang (phía Bắc) đến Khánh Hịa (phía Nam). triều đình Huế bản Hiệp ước Patơnốt,
nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc
bọn phong kiến.


4. Sơ kết bài học
-Củng cố:
- Giáo viên có thể củng cố bài giảng bằng một số câu hỏi:
+ Tại sao Pháp phải tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam tới gần 30 năm: 1858 1884.
+ Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
+ Em hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

- Học sinh suy nghĩ, thảo luận với nhau để trả lời.
- Giáo viên bổ sung giúp học sinh nắm được những vấn đề sau:
+ Sở dĩ Pháp phải kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam là do đi đến đâu
chúng cũng luôn vấp phải sức kháng cự quyết liệt, ngoan cường của nhân dân ta.
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cuối cùng đã thất bại, triều Nguyễn đầu
hàng, thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam năm 1884.
+ Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng chênh lệch: Giáo viên có thể trình chiếu trên Papoi hoặc cho học
sinh quan sát bức tranh quân lính triều Nguyễn so sánh với những bức ảnh quân
đội Pháp. Giáo viên khắc sâu sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Lực lượng kháng
chiến của quân ta chủ yếu là: “dân ấp, dân lân”, với những vũ khí thơ sơ: ngồi cật
có một manh áo vải, trong tay cầm một gậy tầm vông, hỏa mai đánh bằng con cúi,
gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay. Cịn qn địch tinh nhuệ: Thằng Tây có đạn
nhỏ, đạn to, có tàu chiếc, tàu đồng, súng nổ.
- Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát
tự phát.



kháng chiến của nhân dân mang tính

- Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến khơng đúng đắn, khơng đồn
kết với nhân dân.
+ ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý trí chiến đấu của nhân dân ta tiếp nối truyền
thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
- Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp → khiến
Pháp phải kéo dài cuộc xâm lược Việt Nam gần 30 năm.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.



+ Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn: Có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến
cho rằng nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước việc mất nước, có ý
kiến cho rằng nhà Nguyễn chỉ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc mất
nước, có người lại cho rằng việc mất nước là tất yếu nhà Nguyễn không phải chịu
trách nhiệm gì? Theo em đánh giá như thế nào? Hồn cảnh lúc đó bị xâm lược là
tất yếu, nhưng việc mất nước có phải là tất yếu khơng? Liên hệ với Thái Lan, Nhật
Bản, họ cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược nhưng tại sao không mất nước, làm
thế nào để có một đánh giá khách quan về triều Nguyễn: Trong bối cảnh lúc đó mất
nước khơng có gì lạ, lớn như Trung Quốc cịn mất nước. ở đây chỉ đánh giá về
trách nhiệm để mất nước của nhà Nguyễn với vai trò là một triều đại điều hành đất
nước mà để mất nước, vì vậy nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và
nhân dân về việc để mất nước. GV có thể liên hệ thực tế.
- Dặn dò: Học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu về phong trào Cần
Vương



×