Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo án bài thực hành phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt – địa lý 12 - gv.trần thanh nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.19 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành
trồng trọt.
I. Mục tiêu.
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về trồng trọt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệ, vẽ biểu đồ, rút ra nhận xét.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết.
II. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Giáo án, biểu đồ vẽ mẫu.
2. Chuẩn bị của trò:
- SGK, thước kẻ, máy tính
III. Tiến trình bài học.
` 1. Ổn định:
Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Khởi động: Ở bài học trước, các em đã được tìm hiểu về ngành trồng trọt, biết
được cơ cấu sản xuất cũng như xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành trồng trọt. Bài
học mới ngày hôm nay sẽ giúp cho các em củng cố kiến thức về ngành trồng trọt
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân / cả lớp
- GV đặt câu hỏi: Em hãy đọc và xác
định yêu cầu của bài thực hành?


- HS: Đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV: Gọi đại diện học sinh phát biểu,
các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Đánh giá chung, chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm
- GV cho HS làm việc theo nhóm với
yêu cầu: Từ bảng số liệu 23.1 -> hãy
tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
ngành trồng trọt theo từng nhóm cây
trồng (lấy năm 1990 = 100%) ?
- HS: Làm việc theo nhóm: Suy nghĩ,
tính toán.
- GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết
quả tính toán, các nhóm nhận xét, bổ
sung cho nhau.
- GV: Đánh giá chung và đưa ra bảng
đáp án đã chuẩn bị sẵn trên giấy khổ
lớn.
* Hoạt động 3: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS trên cơ sở bảng số
liệu đã tính vẽ biểu đồ vào vở.
- HS làm việc cá nhân.
- GV lưu ý cho học sinh một số vấn đề
cần thiết khi vẽ biểu đồ:
I. Yêu cầu
- Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành
trồng trọt
+) Phân tích các bảng số liệu -> trả lời các
câu hỏi kèm theo.
+) Vẽ biểu đồ

+) Nhận xét.
II- Tiến hành:
1. Bài tập 1:
a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng
(lấy năm 1990 = 100%).
Bảng: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng,
thời kì 1990-2005.
(Đơn vị: %)
( Xem phần phụ lục)
b. Vẽ biểu đồ:
- Xác định dạng biểu đổ cần vẽ: Biểu đồ
dạng đường.
- Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
- GV: Đưa ra đáp án đã chuẩn bị sẵn
trên khổ giấy lớn.
* Hoạt động 4: Nhóm HS.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi
sau: Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy
nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ
tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá
trị sản xuất ngành trồng trọt?
- GV: Hướng dẫn học sinh cách nhận
xét ngắn gọn, nêu các ý chính, bám sát
các thông tin khai thác từ bảng số liệu
và biểu đồ.
- HS: Trên cơ sở hướng dẫn của giáo

viên, thảo luận nhóm -> đưa ra nhận
xét.
- GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết
quả thảo luận. Các nhóm nhận xét, bổ
sung cho nhau.
Hoạt động 5: Cặp/ Nhóm.
- GV chia lớp ra làm 4 nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+) Tổ 1 + 3: Thảo luận phần a
+) Tổ 2 + 4: Thảo luận phần b
- HS: Thảo luận nhóm.
c. Nhận xét:
* Tốc độ tăng trưởng của các cây trồng:
- Từ năm 1990-2005, tốc độ tăng trưởng của
các cây trồng khá ổn định;
+ Cây CN có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng
282% trong vòng 15 năm, tăng hơn mức
chung, giai đoạn tăng nhanh nhất là từ 1995-
2000.
+ Cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng nhanh
thứ 2 trong các cây trồng, sau 15 năm tăng là
156,8%.
+ Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác
có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức chung.
* Cơ cấu giá trị trồng trọt:
- Cây CN, cây rau đậu tỉ trọng có xu hướng
tăng.
- Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác tỉ
trọng có xu hướng giảm.
* Mối quan hệ: giữa tốc độ tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt
chẽ.
=> Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành
TT chứng tỏ:
+ Trong sx lương thực-thực phẩm có xu
hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được
đẩy mạnh sản xuất.
+ Các thế mạnh của NN nhiệt đới, đặc biệt là
đất đai, khí hậu được phát huy ngày càng có
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
- GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết
quả thảo luận. Các nhóm có cùng
nhiệm vụ thảo luận sẽ nhận xét, bổ
sung cho nhau.
- GV: Đánh giá chung và chuẩn kiến
thức.
hiệu quả.
2. Bài tập 2.
a) Phân tích xu hướng biến động diện tích
gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu
năm trong khoảng thời gian (1975 - 2005).
- DT cây công nghiệp hàng năm và lâu năm
đều tăng.
- Nhóm cây công nghiệp hàng năm tăng
chậm hơn cây CN lâu năm (Từ 1975 – 2005
tăng lên 651,4 nghìn ha; tăng gấp 4,1 lần); từ
năm 1985-1990 giảm, sau đó tăng mạnh
trong giai đoạn 1990-1995, (tăng 174,7 ha,
tăng gấp 1,32 lần).
- Nhóm cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh

hơn (từ 1975 – 2005 tăng 1460,8 nghìn ha,
tăng gấp 9,5 lần). Đặc biệt trong giai đoạn
1995-2000, tăng gấp 1,6 lần.
b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây
công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay
đổi trong phân bố cây công nghiệp và sự
phát triển hình thành các vùng chuyên canh
cây công nghiệp, chủ yếu là cây công nghiệp
lâu năm.(bảng 2).
4. Đánh giá:
- GV kiểm tra vở thực hành một số HS, nhận xét, tổng kết kết quả làm việc của
các nhóm, cá nhân, cả lớp trong giờ thực hành.
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học, nhấn mạnh những kiến thực cơ bản.
5. Hoạt động nối tiếp:
- Về nhà:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
+) Hoàn thành bài thực hành vào vở thực hành.
+) Đọc và chuẩn bị trước bài mới.
* Phụ lục:
Bảng1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây
trồng,
thời kì 1990-2005. (Đơn vị: %)
Năm Tổng số L.thực Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác
1990 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0
2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1
2005 217,5 191,8 256,8 382,3 158,0 142,3
Bảng2 cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp, thời kì 1975-2005 của nước ta
( Đơn vị: %)
Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm

1975 54,9 45,1
1980 59,2 40,8
1985 56,1 43,9
1990 45,2 54,8
1995 44,3 55,7
2000 34,9 65,1
2005 34,5 65,5

×