Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án bài vấn đề phát triển nông nghiệp – địa lý 12 - gv.trần thanh nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.94 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
Bài 22-VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP.
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm cơ cấu ngành NN ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng
phân ngành.
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây LT, thực phẩm và cây CN, các
vật nuôi chủ yếu.
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích biểu đồ, bản đồ, lược đồ.
II. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ nông nghiệp VN
2. Chuẩn bị của trò:
- Lược đồ trống chuẩn bị trước ở nhà.
- Át lát địa lí 12, sgk, vở ghi
III. Tiến trình bài học.
` 1. Ổn định:
Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng
12A1
12A2
12A3
2. Kiểm tra bài cũ:
Đề kiểm tra viết 15 phút:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
* Câu 1: (5 điểm) So sánh nền NN cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa?
* Câu 2: (5 điểm)Cho bảng số liệu sau đây:
Số lượng các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu
Long, năm 2006.
Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ Đ= sông Cửu
Long


Tổng số 11.3730 1.404 54.425
Trang trại trồng cây hàng
năm
3.2611 1.509 24.425
Trang trại trồng cây lâu
năm
1.8206 8.188 175
Trang trại chăn nuôi 1.6708 3.003 1.937
Trang trại nuôi trồng thủy
sản
3.4202 747,0 25.147
Trang trại thuộc các loại
khác
1.2003 607,0 2.741
Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và 2
vùng trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở
Đông Nam Bộ và Đ= sông Cửu Long, năm 2006?
Đáp án chấm:
* Câu 1: Đặc điểm nền NN cổ truyền và NN hiện đại.
Đặc điểm nền NN hiện nay:
- Có sự tồn tại song song nền NN tự cấp, tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền NN
hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.
- Chuyển từ nền NN tự cấp tự túc sang nền NN hàng hóa.
Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. - Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
- Năng suất lao động thấp.
- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là
chính.
- Người sx quan tâm nhiều đến sản

lượng.
- Còn phổ biến ở nhiều vùng lãnh
thổ nước ta.
- Năng xuất lao động cao.
- Sản xuất hàng hóa, cmh, Liên kết nông – công
nghiệp.
- Người sx quan tâm nhiều đến lợi nhuận.
- Ngày càng PT, đặc biệt ở những nơi có điều kiện
thuận lợi: Vùng có truyền thống SX hàng hóa, gần
các trục GT, các thành phố lớn.
• Câu 2: a. Xử lí số liệu: chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.
Bảng: Cơ cấu các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và đ= sông Cửu
Long, năm 2006 (Đơn vị: %)
Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ Đ= sông Cửu Long
Tổng số 100,0 100,0 100,0
TT trồng cây hàng năm
T trại trồng cây lâu năm
Trang trại chăn nuôi
TT nuôi trồng thủy sản
TT thuộc các loại khác
b. Nhận xét và giải thích:
- Đông Nam Bộ : Trang trại trồng cây CN lâu năm chiến tỉ trọng lớn nhất, do đây có
điều kiện thuận lợi cho phát triển cây CN lâu năm.Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, phát
triển dựa trên điều kiện nguồn thức ăn thuận lợi và nhu cầu thực phẩm rất lớn của các
trung tâm công nghiệp và thành phố lớn.
- đ= sông Cửu Long : Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có
nhiều điều kiện cho nuôi trồng thủy sản (sông ngòi, kênh rạch, bãi triều….). Tiếp đến là
trang trại trồng cây hàng năm, phát triển dựa trên các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí
hậu và nhu cầu.
3. Giảng bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS đọc
sgk, hiểu biết, dựa vào H 22 trả lời:
+ Hãy cho biết đặc điểm chủ yếu
của cơ cấu ngành NN nước ta hiện
nay?
+ Hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất
ngành TT và xu hướng chuyển dịch
cơ cấu của ngành này?
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
- GV ghi ý kiến lên góc bảng. Sau
đó gọi các HS khác nhận xét, bổ
sung ý kiến. GV chốt lại ý.
* Hoạt động 2: Nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, trả lời
các câu hỏi theo phiếu sau:
+ Nhóm chẵn:
Vai trò của sản xuất lương thực ở
Việt Nam?
. Tình hình sản xuất LT có những
thuận lợi và khó khăn gì?
. Những thành tựu của sản xuất LT,
TP?
. Tình hình sản xuất cây thực
phẩm?
. Xác định vùng trọng điểm sản
xuất LT, TP?
+ Nhóm lẻ:

. Phân tích thuận lợi, khó khăn
1. Ngành trồng trọt.
- Ngành trồng trọt hiện nay chiếm gần 75% giá
trị sản xuất NN.
- Ngành trồng trọt có xu hướng: Tăng tỉ trọng
của cây công nghiệp và rau đậu, giảm tỉ trọng
cây lương thực, cây ăn quả và các cây khác.
a. Sản xuất lương thực:
* Vai trò:
- Phục vụ cho hơn 80 triệu dân, cho chăn nuôi,
phuch vụ xk
* Tình hình sản xuất, thành tựu:
- DT gieo trồng tăng mạnh.
- NS tăng nhanh do thâm canh, sử dụng nhiều
giống lúa mới.
- Sản lượng tăng, đặc biệt lúa, nay ≥ 36 triệu tấn,
là nước XK gạo hàng đầu thế giới.
- Đ= sông Hồng, Cửu Long là 2 vùng trọng điểm
về sản xuất lương thực.
b. Sản xuất thực phẩm:
- Rau được trồng khắp nơi, quanh khu công
nghiệp, đô thị, thành phố lớn.
- Diện tích trồng rau, đậu liên tục tăng tập trung
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
trong phát triển, phân bố cây công
nghiệp?
. Cơ cấu cây công nghiệp?
. Tình hình phân bố và phát triển
các loại cây công nghiệp và cây ăn
quả?

. Tại sao các cây công nghiệp lâu
năm ở nước ta lại đóng vai trò quan
trọng nhất trong cơ cấu sản xuất
cây công nghiệp?
- Hs thảo luận, trình bày ý kiến.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý
kiến.
- GV chuẩn kiến thức.
ở 2 đồng bằng, Đông nam bộ, Tây Nguyên.
c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:
* Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
- Có nhiều loại đất thích hợp
- Vùng trồng cây công nghiệp tập trung
- Lao động dồi dào
- Cơ sở phát triển công nghiệp chế biến
* Khó khăn:
- Thị trường thế giới không ổn định
- Chất lượng sản phẩm chưa cao
=> Cây công nghiệp lâu năm chiém ưu thế hơn
so với cây công nghiệp hàng năm do giá trị kinh
tế cao thu hút nhiều lao động…
Phân bố:
+ Cây công nghiệp lâu năm:
Cà phê: trồng ở đất bazan Tây Nguyên, Đông
nam bộ, Bắc trung bộ.
Cao su: Tây Nguyên, Đông nam bộ, duyên hải
miền trung.
Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông nam bộ,
Dừa: Đồng bằng Sông Cửu Long

Chè:Trung du miền núi phíaBắc, Tây Nguyên.
+ Cây công nghiệp hàng năm:
Mía: Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông nam bộ,
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
* Hoạt động 3: Cả lớp.
- HS trả lời câu hỏi :Xu hướng
phát triển của ngành chăn nuôi?
Thuận lợi, khó khăn để phát triển
chăn nuôi
- Hoạt động nhóm làm việc theo
phân công của GV:
Nhóm 1: Tình hình chăn nuôi lợn
và gia cầm?
Nhóm 2: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
phát triển như thế nào?
HS trả lời
GV chuẩn kiến thức
duyên hải miền trung.
Lạc: Đồng bằng Thanh, Nghệ Tĩnh, Đông nam
bộ, Đắc Lắc.
Đay: Đồng bằng Sông Cửu Long, ven biển Ninh
Bình, Thanh Hoá.
+ Cây ăn quả: phát triển mạnh phân bố ở Đồng
bằng Sông Cửu Long, Đông nam bộ, tương lai
phục vụ xuất khẩu.
2. Ngành chăn nuôi:
a. Xu hướng phát triển của chăn nuôi
- Phát triển sản xuất hàng hoá
- Chăn nuôi trang trại công nghiệp
- Sản phẩm trứng sữa chiếm tỷ trọng cao

b. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:- Cơ sở thức ăn được đảm bảo
- Các dịch vụ giống, thú y phát triển
* Khó khăn:- Năng suất, chất lượng chưa cao.
- Dịch bệnh -> hiệu quả chưa cao, thiếu ổn định.
c. Chăn nuôi lợn và gia cầm:
Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu:
Lợn: 27 triệu con (75% lượng thịt)
Gia cầm: 220 triệu con
Phân bố: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng
Sông Cửu Long.
*. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 12
Dựa vào nguồn cỏ tự nhiên
Đàn trâu: 2,9 triệu con
Đàn bò: 5,5, triệu con
Phân bố: Trâu được nuôi nhiều miền núi phía
Bắc.
Bò nhiều ở Bắc Trung Bộ
Bò sữa phát triển mạnh ven TP Hồ Chí Minh
Chăn nuôi dê cừu phát triển mạnh.
4. Củng cố:
- Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng háo nông
nghiệp?
- Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp
phần phát huy
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị các dụng cụ học tập liên quan đến bài 23.

×