Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Chuyên ngành đấu thầu và quản lý dự án hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đấu thầu tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2019 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 79 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: VŨ NGỌC DIỆU HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

TÊN ĐỀ TÀI:
HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU THẦU
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Hà Nội, năm 2022


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Việt Hưng

Sinh viên thực hiện


: Vũ Ngọc Diệu Hương

Mã sinh viên

: 5093101511

Lớp

: Đấu Thầu 9

Hà Nội, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đấu
thầu tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021” là công trình nghiên cứu
của cá nhân em, cùng với sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn là Th.S Nguyễn
Việt Hưng. Các kết quả, số liệu được đề cập trong khóa luận là trung thực, đảm
bảo tính chính xác, tin cậy. Những kết quả của khóa luận chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác trước đây.
Sinh viên thực hiện

Vũ Ngọc Diệu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tồn thể q Thầy/Cơ
khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng bổ ích,

nhiệt tình hướng dẫn, chia sẻ những kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm quý giá
cho công việc sau này, đặc biệt là các Thầy/Cô trong Bộ môn Đấu thầu và Quản
lý dự án đã tận tâm dìu dắt, chỉ bảo, động viên thúc đẩy niềm đam mê và giúp
đỡ em trong suốt q trình thực hiện Khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn
Việt Hưng đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
q trình làm và hồn thiện Khóa luận.
Với kiến thức chun mơn và kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên nội
dung của khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của q Thầy/Cơ để khóa luận này được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2
5. Nội dung, kết cấu của khóa luận ............................................................... 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU ....................... 3
1.1. Lý luận chung về hoạt động Đấu thầu ................................................... 3
1.1.1. Khái niệm Đấu thầu ........................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm của Đấu thầu ................................................................... 7
1.1.3. Vai trò của Đấu thầu ....................................................................... 9
1.1.4. Quy trình Đấu thầu và Nguyên tắc trong Đấu thầu ...................... 12
1.1.5. Các loại hình đấu thầu ................................................................... 17
1.1.7. Phương thức lựa chọn nhà thầu..................................................... 25
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về Đấu thầu và
tiêu chí đánh giá hoạt động Đấu thầu.......................................................... 28
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về Đấu thầu
................................................................................................................. 28
iii


1.2.2. Tiêu chí đánh giá hoạt động Đấu thầu .......................................... 30
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU
THẦU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2019-2021............... 34
2.1. Tổng quan về Thành phố Đà Nẵng ...................................................... 34
2.2. Tình hình hoạt động đấu thầu trên thế giới .......................................... 35
2.3. Khái quát công tác đấu thầu tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021 ....... 37
2.3.1. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu trên cả nước giai đoạn 2019 –
2021 ......................................................................................................... 37
2.3.2. Đánh giá tỷ lệ tiết kiệm cả nước giai đoạn 2019 – 2021 .............. 39
2.4. Hoạt động đấu thầu của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 - 2021.. 42
2.4.1. Phân loại theo hình thức đấu thầu ................................................. 42
2.4.2. Phân loại theo lĩnh vực đấu thầu ................................................... 44
2.4.3. Tình hình đấu thầu qua mạng tại Thành phố Đà Nẵng ................. 49
2.5. Đánh giá hoạt động Đấu thầu của Thành phố Đà Nẵng ...................... 53
2.5.1. Đánh giá hoạt động Đấu thầu của Thành phố Đà Nẵng so với cả

nước ......................................................................................................... 53
2.5.2. Kết quả đạt được ........................................................................... 57
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU THẦU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG
THỜI GIAN TỚI........................................................................................... 61
3.1. Hướng phát triển hoạt động đấu thầu của Thành phố Đà Nẵng .......... 61
3.2. Khuyến nghị đối với công tác quản lý đấu thầu tại Thành phố Đà Nẵng
trong thời gian tới. ....................................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt

Ký tự viết tắt

1

Bên mời thầu

BMT

2

Chủ đầu tư


CĐT

3

Nhà thầu

NT

4

Đấu thầu qua mạng

ĐTQM

5

Hồ sơ mời thầu

HSMT

6

Hồ sơ dự thầu

HSDT

7

Hồ sơ yêu cầu


HSYC

8

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

KHLCNT

9

Thành phố

TP

10

Trung ương

TW

v


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
STT

Tên hình vẽ, sơ đồ

Trang


1

Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức đấu thầu cơ bản

12

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1

2

3

4

5

6

Tên viết tắt
Biểu đồ 2.1. Kết quả lựa chọn nhà thầu của cả nước giai
đoạn 2019 – 2021
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tiết kiệm của cả nước giai đoạn 2019 –
2021
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng về tổng giá gói thầu phân chia theo

mục đích sử dụng vốn của cả nước giai đoạn 2019 - 2021
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng về tổng giá trúng thầu phân chia theo
mục đích sử dụng vốn của cả nước giai đoạn 2019 – 2021
Bảng 2.1. Kết quả lựa chọn nhà thầu của Thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2019-2021
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ tiết kiệm phân loại theo hình thức đấu
thầu của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021

Trang
37

38

39

40

42

42

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ tiết kiệm phân loại theo lĩnh vực đấu
7

thầu đối với gói thầu sử dụng vốn đầu tư phát triển của

45

Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ tiết kiệm phân loại theo lĩnh vực đấu

8

thầu đối với gói thầu sử dụng vốn mua sắm thường xuyên

48

của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021
Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu
9

qua mạng và đấu thầu truyền thống tại Thành phố Đà Nẵng

50

năm 2019
Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu
10

qua mạng phân loại theo lĩnh vực đấu thầu tại Thành phố
Đà Nẵng năm 2019
vii

50


Biểu đồ 2.10. Tỷ trọng số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu
11

qua mạng và đấu thầu truyền thống tại Thành phố Đà Nẵng


51

năm 2020
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu
12

qua mạng phân loại theo lĩnh vực đấu thầu tại Thành phố

51

Đà Nẵng năm 2020
Biểu đồ 2.12. Tỷ trọng số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu
13

qua mạng và đấu thầu truyền thống tại Thành phố Đà Nẵng

52

năm 2021
Biểu đồ 2.13. Tỷ trọng số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu
14

qua mạng phân loại theo lĩnh vực đấu thầu tại Thành phố

52

Đà Nẵng năm 2021
15

16


Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ tiết kiệm đấu thầu qua mạng tại Thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2021 (%)
Biểu đồ 2.15. Tỷ lệ tiết kiệm của Đà Nẵng và trên cả nước
giai đoạn 2019-2021

viii

53

54


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đấu thầu là phương thức khách quan, tạo ra môi trường cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng giữa các nhà thầu, mang lại hiệu quả cao trên thị trường xây
dựng, mua sắm hàng hóa, trang thiết bị. Thông qua đấu thầu, các nhà thầu đảm
bảo đáp ứng được những yêu cầu từ phía bên mời thầu, chủ đầu tư sẽ được lựa
chọn để tham gia thực hiện gói thầu.
Đấu thầu mang lại lợi ích to lớn đối với nền kinh tế nói chung. Việc công
khai minh bạch trong Đấu thầu cũng sẽ giúp thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ
thuật, đổi mới công nghệ để hội nhập với thế giới. Ngoài ra, Đấu thầu cũng là
công cụ để quản lý việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước một cách hiệu quả.
Thành phố Đà Nẵng là một trong số những tỉnh/thành phố có hoạt động
đấu thầu đạt tỷ lệ tiết kiệm cao nhất cả nước trong giai đoạn 2019-2021. Bên
cạnh đó, Đà Nẵng cũng là thành phố áp dụng tốt công tác đấu thầu qua mạng,
tiết kiệm cho nguồn ngân sách nhà nước.
Qua quá trình tìm hiểu, nhận thấy những kết quả mà Đấu thầu đem lại và
những tồn tại, hạn chế mà các địa phương, đặc biệt là Thành phố Đà Nẵng còn

gặp phải trong q trình làm việc, trong bối cảnh Thơng tư 08/2022/TTBKHĐT được ban hành về lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng từ năm
2022, em quyết định lựa chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước
về đấu thầu tại Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021” để nghiên cứu và
đưa ra một số khuyến nghị đối với công tác Đấu thầu tại địa phương này trong
thời gian sắp tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về hoạt động Đấu thầu.
- Đánh giá hoạt động đấu thầu và công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại
Thành Phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2019-2021.
- Chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
1


- Đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị đối với công tác đấu thầu của Thành
phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cơng tác quản lý Nhà nước về đấu
thầu tại Thành phố Đà Nẵng, qua đó đưa ra một số khuyến nghị về cơng tác
Đấu thầu tại địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu thông
qua báo cáo đấu thầu từ năm 2019 đến năm 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu và dưới đây là một số phương pháp được sử dụng chủ yếu:
‒ Phương pháp thống kê: thu thập, trình bày, tổng hợp số liệu.
‒ Phương pháp phân tích: Dựa vào những số liệu đã thu thập tiến hành
phân tích và xử lý để đánh giá thực trạng, đưa ra kết quả, nguyên nhân.
‒ Phương pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm, các tỉnh, thành phố

để đưa ra đánh giá.
‒ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nguồn tài liệu, các nghiên cứu về
hoạt động đấu thầu.
5. Nội dung, kết cấu của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơng tác đấu thầu.
Chương 2: Tình hình cơng tác quản lý Nhà nước về Đấu thầu tại Thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2019-2021.
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với công tác quản lý Nhà nước về Đấu thầu
tại Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
1.1. Lý luận chung về hoạt động Đấu thầu
1.1.1. Khái niệm Đấu thầu
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (Trung tâm biên soạn từ điển Bách
khoa Việt Nam, xuất bản năm 1995), “Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc
biệt, người muốn xây dựng một cơng trình (người gọi thầu) cơng bố trước các
u cầu và điều kiện xây dựng cơng trình để người nhận xây dựng cơng trình
(người dự thầu) cơng bố giá mà mình muốn nhận. Người gọi thầu sẽ lựa chọn
người chủ nào phù hợp với điều kiện của mình và giá thấp hơn. Phương thức
Đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm tài sản và xây
dựng các cơng trình tư nhân và nhà nước. Có hai loại: Đấu thầu trong nước và
Đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là hình thức tương đối phổ biến thực hiện
ở các nước đang phát triển, do thiếu khả năng kỹ thuật để tự đảm nhiệm các
cơng trình xây dựng cơ bản lớn”.
Theo điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 (sau đây gọi là Luật Đấu
thầu), “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng

cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa
chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức
đối tác cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
Ngoài ra, Luật Đấu thầu cũng quy định một số khái niệm cơ bản trong Đấu
thầu như sau:
- Bên mời thầu:
Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chun mơn và năng lực để thực
hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
c) Đơn vị mua sắm tập trung;
3


d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền lựa chọn.
- Nhà thầu:
Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự
thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có
thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được
ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công
việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ
sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài
hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.
Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam
hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.
- Chủ đầu tư:

Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở
hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
- Đấu thầu qua mạng:
Đấu thầu qua mạng (ĐTQM) là đấu thầu được thực hiện thông qua việc
sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.
- Đấu thầu quốc tế:
Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước
ngoài được tham dự thầu.

4


- Đấu thầu trong nước:
Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước
được tham dự thầu.
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển:
Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các
yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để
bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách
nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan
tâm.
- Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển:
Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu
tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ
mời sơ tuyển.
- Hồ sơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi,
đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để
nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh
giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Hồ sơ yêu cầu:
Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua
sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói
thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời
thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất:
Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập
và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Hợp đồng:

5


Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa
chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được
lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc
giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập
trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh
nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.
- Giá gói thầu:
Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn
nhà thầu.
- Giá dự thầu:
Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm
tồn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ
sơ yêu cầu.
- Giá đánh giá:
Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các

yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vịng đời sử dụng của hàng
hóa, cơng trình. Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu
rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế.
- Giá đề nghị trúng thầu:
Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu
sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu,
hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
- Giá trúng thầu:
Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn
nhà thầu.
6


- Giá hợp đồng:
Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng,
thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng.
1.1.2. Đặc điểm của Đấu thầu
Thứ nhất: Cạnh tranh cao, số lượng người bán tham dự đông.
Bất cứ hoạt động mua bán nào cũng là sự lựa chọn của người mua và người
bán. Tuy nhiên, sự lựa chọn trong hoạt động đấu thầu đặc biệt ở chỗ, người
mua sẽ đưa ra yêu cầu và tổ chức một “cuộc thi” để những người bán nào có
khả năng tới tham dự và cạnh tranh với nhau. Đấu thầu là quá trình mua bán
phức tạp, tất cả những người tham gia phải tuân theo một quy trình gồm nhiều
bước được quy định bởi một chính phủ hay một tổ chức nào đó. Vì vậy, số
lượng người bán tham dự trong hoạt động đấu thầu lớn hơn hẳn các hoạt động
mua bán khác.
Thứ hai: Hàng hóa trong hoạt động đấu thầu thường có giá trị lớn, số
lượng nhiều hoặc có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
Để có thể tổ chức một “cuộc thi” cho nhiều người bán tham dự thì thơng

thường, người mua phải đem lại lợi ích cho họ bằng đơn đặt hàng với số lượng
lớn hoặc giá trị hàng hóa cao trong tương lai. Hoặc một lý do khác khiến người
mua buộc phải tổ chức đấu thầu là nếu áp dụng hình thức mua bán thơng
thường, họ sẽ rất khó tìm kiếm những người bán có thể cung cấp những hàng
hóa hay dịch vụ có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật. Khi tổ chức đấu thầu, người
mua đăng yêu cầu trên các phương tiện thông tin đại chúng để người bán hàng
phù hợp sẽ tìm đến mình.
Thứ ba: Trong đấu thầu có nhiều mức giá khác nhau mà các bên tham gia
phải phân biệt được.
Ban đầu, bên mời thầu (BMT) đưa ra một mức ngân sách có thể để người
bán dựa vào đó giới thiệu những sản phẩm đạt đủ yêu cầu với mức giá thấp hơn
hoặc bằng mức ngân sách. Mức ngân sách khơng phải là giá mua, nó là giá trần
7


của sản phẩm thường gọi là giá gói thầu. Mỗi người bán sẽ đưa ra các mức giá
khác nhau theo khả năng của mình. Mức giá cuối cùng của sản phẩm sẽ là mức
giá của nhà thầu (NT) trúng thầu và được đưa vào ký kết hợp đồng chính thức.
Thứ tư: Đối tượng mua sắm trong đấu thầu thường chưa xác định chính
thức.
Bên mua đưa ra yêu cầu về sản phẩm dựa theo nhu cầu của mình nhưng
họ khơng chỉ định rõ ràng sản phẩm đó phải là của nơi nào sản xuất, thương
hiệu gì,… Bên dự thầu sẽ dựa vào những yêu cầu đó để xây dựng phương án
cung cấp sản phẩm cụ thể. Đối tượng mua sắm chỉ được xác định khi hoạt động
đấu thầu kết thúc.
Thứ năm: Trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng có rất nhiều các khoản
đặt cọc.
Thông thường, trong mua bán, người ta hay sử dụng việc đặt cọc để đảm
bảo cho việc mua hàng và người mua là người chi trả các khoản đặt cọc. Tuy
nhiên, khi tham gia đấu thầu, các NT (người bán) phải thực hiện nhiều lần đặt

cọc khác nhau trong cả quá trình tham dự đấu thầu và thực hiện hợp đồng như
bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo đảm tạm ứng vốn. Vì việc
tổ chức đấu thầu diễn ra phức tạp và đòi hỏi nhiều chi phí như lập hồ sơ mời
thầu, thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, tổ thẩm định, tổ chức lễ mở thầu và đảm
bảo việc tham dự thầu và thực hiện hợp đồng của NT là nghiêm túc, có trách
nhiệm,…nên những khoản đặt cọc này nhằm đảm bảo cho cuộc thầu thành công
và BMT không bị thiệt khi NT bỏ cuộc giữa chừng.
Thứ sáu: Tiêu chí lựa chọn.
Trong hoạt động đấu thầu, tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất là kỹ thuật,
chất lượng và tiến độ. Trong các hoạt động mua sắm khác, đơi khi tiêu chí lựa
chọn là giá cả, mối quan hệ,… tùy theo mục tiêu hướng tới của các bên tham
gia. Nhưng trong đấu thầu, kỹ thuật, chất lượng, tiến độ là tiêu chí tiên quyết
cho mọi đánh giá. Vì BMT ln đưa ra mức giá trần cho NT nên giá cả không
phải là yếu tố quan tâm đầu tiên và duy nhất, chỉ cần nhỏ hơn và bằng mức giá
8


trần cho phép. Tất cả các hồ sơ dự thầu đều được đánh giá kỹ càng về kỹ thuật,
chất lượng, tiến độ, những NT nào vượt qua được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng,
tiến độ mới xem xét tới giá cả. Như vậy, bản thân hoạt động đấu thầu đã thể
hiện chất lượng của hoạt động mua bán trao đổi.
Thứ bảy: Hoạt động đấu thầu là đối tượng điều chỉnh của nhiều pháp luật:
Luật đấu thầu, Ngân sách, Đầu tư cơng, Xây dựng, Thương mại, Thuế, Dân sự,
Hình sự, Phịng chống tham nhũng, Cán bộ công chức,…
Thứ tám: Nhiều công việc nhạy cảm, địi hỏi trình độ chun mơn cao
(tính chuyên nghiệp), là đối tượng được kiểm toán, thanh tra, kiểm tra thường
xuyên.
Thứ chín: Việc đấu thầu – mua sắm phải hồn tồn cơng khai dưới sự giám
sát chặt chẽ của cơng chúng và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và cử tri.
Thứ mười: Quy định nghiêm ngặt, gị bó trong việc đấu thầu – mua sắm

khiến cho việc đấu thầu – mua sắm “đúng” quan trọng ngang với “hiệu quả”.
1.1.3. Vai trò của Đấu thầu
Thứ nhất: Hoạt động đấu thầu mang lại lợi ích cho bên mời thầu – người
mua.
Đấu thầu giúp cho người mua mua được hàng hóa, dịch vụ mình cần một
cách tốt nhất hay nói cách khác là sử dụng đồng tiền của mình một cách hiệu
quả nhất. Chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí tìm hiểu thơng tin về sản phẩm và
người cung cấp thông qua việc đăng tải thông tin yêu cầu của mình trên các
phương tiện thơng tin đại chúng. Vì vậy, thơng qua hình thức tổ chức đấu thầu,
chủ đầu tư đạt được mục đích của mình khi thực hiện đầu tư là nhận được kết
quả lớn hơn những gì mình bỏ ra và khai thác được tối đa kết quả đầu tư. Không
những thế, trong một dự án, nguồn vốn đầu tư thường là của Nhà nước hoặc
một tổ chức tài chính nào đó cung cấp hoặc cho vay nên việc quản lý nguồn
vốn và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cho dự án luôn được đặt lên hàng đầu, địi
hỏi phải có sự cơng khai, minh bạch. Đấu thầu tạo điều kiện cho những người
bán được cạnh tranh một cách công bằng, công khai, minh bạch. Điều này được
9


thực hiện thông qua một nguyên tắc lựa chọn công khai, rộng rãi nên tránh được
tiêu cực và giúp chủ đầu tư yên tâm khi lựa chọn NT.
Đối với người mua, khi tổ chức đấu thầu, họ còn được tư vấn một cách
miễn phí về sản phẩm bởi NT phải đưa ra những giải pháp thực hiện công việc
khác nhau cho các sản phẩm khác nhau mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của bên
mua. Qua các bản chào hàng (hay hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất), bên mua có rất
nhiều thơng tin như cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, những sản phẩm có thể
thay thế với sản phẩm cần mua. Điều này tạo cơ hội để BMT phát hiện và có
thể sử dụng sản phẩm mới. Sau khi xem xét các góp ý của tất cả những NT,
BMT chọn ra những góp ý về kỹ thuật và tài chính phù hợp nhất để tiếp tục
hồn chỉnh hồ sơ mời thầu cho việc đấu thầu ở giai đoạn hai. Trong xây lắp,

đôi khi nhờ đấu thầu, chủ đầu tư được hưởng dịch vụ tư vấn miễn phí về ý
tưởng để xuất của các NT.
Ngoài ra bên mua cịn có điều kiện phát hiện và tiếp cận được với những
người cung cấp mới. Bằng cách tổ chức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi, BMT có
thể tìm được những NT cung cấp tiềm năng tốt hơn những đối tác truyền thống,
giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
Khi tham gia đấu thầu, BMT có cơ hội hiểu biết và nắm vững những quy
định, điều luật trong lĩnh vực mua sắm. Bởi tổ chức hoạt động đấu thầu đòi hỏi
BMT phải làm đúng quy trình, quy định của Chính phủ hay tổ chức tài trợ. Tại
Việt Nam, các hoạt động đấu thầu phải tuân thủ quy định của Luật đấu thầu.
Muốn làm được đúng, BMT buộc phải có những hiểu biết nhất định về những
quy định của Nhà nước trong đấu thầu.
Tổ chức đấu thầu là một hình thức thể hiện quyền lực và trách nhiệm của
người mua, vì vậy có thể làm tăng uy tín của BMT trong mơi trường kinh doanh.
Nếu thực hiện đấu thầu một cách nghiêm túc sẽ tạo được sự tin tưởng đối với
NT và do đó NT cũng sẽ tham gia một cách nghiêm túc và với số lượng ngày
càng đông đảo.
Thứ hai: Đấu thầu mang lại lợi ích cho bên dự thầu.
10


Nếu mục đích của BMT khi tổ chức đấu thầu là mua được sản phẩm đáp
ứng yêu cầu với giá hợp lý nhất thì mục địch của các NT là bán được sản phẩm
với giá mình muốn với số lượng lớn. Đấu thầu cũng là động lực để NT phải
phát huy tối đa khả năng cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng
sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới hay hạ giá sản phẩm.
Đối với nhà cung cấp mới hoặc chưa có tiếng tăm trên thị trường thì đấu
thầu là cách giúp họ tự khẳng định mình và sự thành công sẽ mang lại cho các
NT cơ hội để phát triển. Đây cũng là một hình thức xây dựng thương hiệu.
Thơng thường những gói thầu, dự án được đưa ra đấu thầu là những gói thầu,

dự án lớn, nhiều người biết tới, việc trúng thầu là một cách quảng cáo tốt nhất,
tạo niềm tin cho khách hàng khác.
Một tác dụng khác của đấu thầu đối với các NT là cơ hội làm quen với các
NT khác, từ đó có thể học hỏi lẫn nhau hoặc nảy sinh những mối quan hệ hợp
tác để cùng phát triển trong tương lai.
Thứ ba: Đấu thầu mang lại lợi ích cho nền kinh tế - xã hội.
Xét về mặt kinh tế - xã hội, đấu thầu đã đem lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực,
đó là:
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới kinh tế từ cơ chế tập trung
bao cấp, có chế “xin - cho” sang cơ chế cạnh tranh, thi đua. Điều này có được
bởi đặc tính nổi bật nhất của đấu thầu chính là cạnh tranh để đem lại hiệu quả
cao nhất.
+ Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của
những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo.
+ Tạo động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự cơng khai, cơng bằng,
bình đẳng, hiệu quả và thúc đẩy cạnh tranh các hoạt động mua sắm bằng nguồn
vốn của Nhà nước cho các cơng trình cơng cộng.
+ Lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động công
theo đúng luật pháp của Nhà nước.
11


1.1.4. Quy trình Đấu thầu và Nguyên tắc trong Đấu thầu
1.1.4.1. Quy trình Đấu thầu
Để thực hiện quá trình lựa chọn nhà thầu trúng thầu thực hiện hiện dự án
hay gói thầu thì Bên mời thầu phải tổ chức thực hiện các bước liên tiếp nhau
theo quy định của pháp luật về Đấu thầu. Tùy vào đặc thù của từng dự án, gói
thầu mà quy trình để lựa chọn được nhà thầu trúng thầu có thể có các bước khác
nhau, về cơ bản quy trình tổ chức của một hoạt động đấu thầu thông thường
được tổ chức qua 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Bước 3: Đánh giá Hồ sơ dự thầu và Thương thảo hợp đồng

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai KQLCNT

Bước 5: Hoàn thiện và Ký kết hợp đồng
Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức đấu thầu cơ bản
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu là hoạt động do bên mời thầu thực hiện công
việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể tổ chức hoạt động đấu thầu, nhằm
giúp cho cuộc đấu thầu được thành công như mong muốn. Trong bước này, bên
mời thầu cần phải thực hiện các hoạt động từ lúc bắt đầu lựa chọn danh sách
ngắn (nếu thấy cần thiết, thông qua việc sơ tuyển, mời quan tâm hoặc lựa chọn
trực tiếp), lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu tới thời điểm có thể mời thầu hay
12


phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Tùy theo tính chất của gói thầu, bên
mời thầu có thể quyết định việc sơ tuyển hay không để xác định danh sách ngắn
các nhà thầu. Từ đó, bên mời thầu lập hồ sơ mời thầu theo yêu cầu của gói thầu,
dự án. Hồ sơ mời thầu sau khi được thẩm định và phê duyệt sẽ là căn cứ pháp
lý để tất cả các cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện cơng việc của mình.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu là các hoạt động liên quan đến việc thực hiện
công tác tổ chức đấu thầu. Bước này bắt đầu từ việc mời thầu, phát hành hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết thúc khi đã mở thầu xong. Khi bên mời thầu
thông báo mời thầu theo quy định trên báo Đấu thầu, mạng thơng tin đấu thầu

quốc gia (có thể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng khác), các nhà thầu
quan tâm sẽ tới mua (hoặc nhận) hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Họ sẽ có một
thời gian nhất định để chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nộp cho bên
mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu ln có một bộ phận tiếp
nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Nhà nước cho
đến trước thời điểm đóng thầu.
Bước 3: Đánh giá Hồ sơ dự thầu và Thương thảo hợp đồng.
Đánh giá hồ sơ dự thầu là việc do Tổ chuyên gia đấu thầu thực hiện lần
lượt từ đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá quy
định tại hồ sơ mời thầu, thực tế hồ sơ dự thầu của các nhà thầu để đánh giá,
chấm điểm và xếp hạng các nhà thầu qua đó để lựa chọn được nhà thầu phù
hợp nhất để thực hiện gói thầu hay dự án được mời thầu.
Thương thảo hợp đồng là việc bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất,
được Tổ chuyên gia đánh giá đề xuất là nhà thầu dự kiến trúng thầu đến để
thương thảo, thống nhất nội dung của dự thảo hợp đồng sẽ ký kết giữa hai bên.
Qua đó để thống nhất các nội dung về tài chính, kỹ thuật, điều kiện bảo hành
bảo trì, tiến độ thi cơng,… Sau khi bên mời thầu chấp thuận danh sách và thứ
tự xếp hạng nhà thầu thì Tổ chuyên gia mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến
thương thảo hợp đồng.
13


Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai KQLCNT.
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia, bên
mời thầu trình chủ đầu tư về kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT), trong đó
nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của Tổ chuyên gia.
Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là việc thanh tra, kiểm tra lại xem
việc chấm thầu của Tổ chuyên gia đã tn thủ đúng theo quy định chưa, có
cơng bằng khơng, có chính xác khơng, để làm cơ sở cho việc xem xét, phê
duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bằng văn
bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt của bên mời thầu, báo cáo thẩm định kết
quả lựa chọn nhà thầu của tổ chức thẩm định.
Kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Chủ
đầu tư, Bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo cho các nhà thầu tham dự thầu
theo đường bưu điện, fax trong vòng 05 ngày làm việc, đồng thời thực hiện
đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bước 5: Hoàn thiện và Ký kết hợp đồng.
Hoàn thiện hợp đồng là việc bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thực hiện
hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở các nội dung đã thống nhất trong quá trình
thương thảo hợp đồng. Cụ thể, Bên mời thầu mời đại diện Nhà thầu đã trúng
thầu, có tên trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến để thực
hiện các hoạt động trao đổi hoàn thiện lần cuối nội dung hợp đồng ký kết giữa
hai bên để ký kết và triển khai thực hiện hợp đồng. Tại bước này, chủ đầu tư,
bên mời thầu thực hiện nốt những cơng việc cịn lại của cuộc thầu. Tại đây, nhà
thầu trúng thầu được mời tới thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
1.1.4.2. Nguyên tắc trong Đấu thầu
Nguyên tắc trong Đấu thầu là những tư tưởng chỉ đạo được rút ra từ những
quy định pháp luật về Đấu thầu. Để đạt được mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả
trong Đấu thầu, cần phải đảm bảo các quy tắc sau:
14


 Cạnh tranh
“Cạnh tranh” là một nguyên tắc cơ bản trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Nguyên tắc này xuất hiện là do gói thầu mua sắm cơng về cơ bản thường sử
dụng nguồn ngân sách nhà nước, được đóng góp từ tiền thuế của nhân dân. Do
đó, khơng cá nhân hay tổ chức nào được phép thao túng quá trình lựa chọn nhà
thầu để làm lợi cho riêng mình hay nói cách khác, mọi cá nhân hay tổ chức đáp
ứng yêu cầu của gói thầu đều được phép nộp hồ sơ dự thầu.

Để đảm bảo được tính cạnh tranh trong đấu thầu, thơng tin về gói thầu cần
phải được phổ biến một cách rộng rãi để thu hút được càng nhiều nhà thầu tham
gia càng tốt và không được lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khơng
cạnh tranh hoặc ít tính cạnh tranh (như chỉ định thầu, đấu thầu hạn chế).
Theo đó, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP
chú trọng vào việc đảm bảo tính cạnh tranh của cuộc thầu bằng những quy định
như kế hoạch lựa chọ nhà thầu, thông báo mời thầu phải được đăng tải công
khai trên Báo Đấu thầu và/hoặc Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia; hồ sơ mời
thầu phải được phát hành cho tới thời điểm đóng thầu, hồ sơ mời thầu không
được đưa ra các điều kiện, yêu cầu nhằm tạo lợi thế cho một hay một số nhà
thầu nhất định, nhà thầu chưa mua hồ sơ mời thầu vẫn được đến nộp hồ sơ dự
thầu,...
 Công bằng
Công bằng là mục tiêu quan trọng trong đấu thầu. Trong q trình thực
hiện cơng tác đấu thầu, phải hết sức tơn trọng quyền lợi của các bên có liên
quan. Mọi thành viên từ chủ đầu tư, bên mời thầu đến các nhà thầu, các tổ chức
tư vấn được thuê thực hiện một phần cơng việc trong đấu thầu đều bình đẳng
với nhau trước pháp luật. Mỗi bên có quyền và trách nhiệm được quy định. Chủ
đầu tư, bên mời thầu khơng được phép cho rằng mình là người có quyền cao
nhất muốn làm gì thì làm, muốn cho ai trúng thầu thì cho. Nhà thầu khơng được
lợi dụng quan hệ thân thiết, hoặc có những tác động đối với các thành viên tổ
15


×