Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.57 KB, 5 trang )

Mục lục
1. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 2
1.1. Khái niệm về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 2
1.2. Đánh giá cơ bản về điểm yếu của Vietnam Airlines 2
1.3. Đánh giá cơ bản về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong nghành hàng không 2
1.3.1. Các hãng hàng không vừa và nhỏ 3
1.3.2. Các hãng hàng lớn trên thế giới 4
1.4. Chiến lược hạn chế các đối thủ tiềm ẩn 4
Pháp trị Hàn Phi Tử
1.
1.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
1.1.
1.1.
Khái niệm về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Khái niệm về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành hoặc
mới có mặt trong nghành nhưng chưa cung cấp dịch vụ và nó có thể ảnh hưởng tới ngành
trong tương lai. Việc ra nhập của các doanh nghiệp mới sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, tuy nhiên mức độ cạnh tranh này sẽ phụ
thuộc vào các yếu tố, điều kiện ra nhập nghành như sau:
• Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh
lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
• Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một
ngành khó khăn và tốn kém hơn như:
 Kỹ thuật, công nghệ.
 Yêu cầu về vốn
 Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách
hàng
 Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng


cấp, phát minh sáng chế,
• Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ.
• Kênh phân phối.
1.2.
1.2.
Đánh giá cơ bản về điểm yếu của Vietnam Airlines
Đánh giá cơ bản về điểm yếu của Vietnam Airlines
Hiện nay Vietnam Airlines là hãng hàng không lớn nhất tại Vietnam tuy nhiên xét trên bình
diện thế giới hãng còn những điểm yếu và hạn chế như sau:
• Về cơ bản năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines vẫn còn rất hạn chế với một
mạng đường bay chủ yếu là nội địa, đường bay quốc tế khai thác thiếu ổn định
(Hiện Vietnam Airlines đang khai thác 70 đường bay tới 20 điểm trong nước và 26
điểm đến quốc tế với 320 chuyến bay mỗi ngày)
• Chất lượng dịch vụ mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình (theo
Skytrax đánh giá thì Vietnam Airlines chỉ đứng ở mức 3 sao).
• Do được sự hỗ trợ nhiều của nhà nước, thiếu sự cọ sát nên kinh nghiệm quản lý,
điều hành và khả năng phản ứng với biến động cạnh tranh còn nhiều nhiều bất
cập.
• Mặc dù được nhà nước đầu tư rất nhiều nhưng khả năng tài chính của Vietnam
Airlines vẫn thua xa các hãng lớn trên thế giới.
1.3.
1.3.
Đánh giá cơ bản về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong nghành
Đánh giá cơ bản về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong nghành
hàng không
hàng không
Với nghành hàng không, một đối thủ khi muốn ra nhập sẽ gặp phải một số khó khăn đặc
thù như sau:
• Để kinh doanh vận chuyển hàng không đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tiềm lực
tài chính lớn, đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau về an toàn và an ninh hàng

không theo quy định của Luật HKĐ và Nghị định số 76/2007/NĐ-CP về kinh doanh
vận chuyển hàng không.
2/4
Pháp trị Hàn Phi Tử
• Để kinh doanh dịch vụ khai thác cảng hàng không, sân bay, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có tiềm lực vốn và điều kiện kĩ thuật theo quy định của Nghị định
83/2007/NĐ-CP về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay.
• Chính sách bảo hộ đối với quyền kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa theo
cam kết WTO và Luật HKĐ là một lợi thế cạnh tranh của các hãng hàng không Việt
Nam.
• Hạ tầng sân bay Việt Nam cũng chưa cho phép có nhiều hãng hàng không tham
gia thị trường. Các hãng hàng không Việt Nam đều để máy bay đậu lại qua đêm tại
2 sân bay trung tâm là Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Trong khi đó, năng lực chỗ đậu
qua đêm của 2 sân bay này đến 2015 cũng mới chỉ đạt 92 chỗ mà theo kế hoạch,
đến năm 2015, Việt nam sẽ có đội bay 149 chiếc. Đó là chưa kể các dịch vụ sửa
chữa, bảo dưỡng máy bay trong nước cũng còn rất hạn chế.
• Khó khăn cho việc xây dựng lòng tin đối với khách hàng (khách hàng thường có xu
hướng trung thành những hãng hàng không đã được kiểm chứng độ an toàn qua
một thời gian dài, họ không dễ phó mặc số phận mình cho một hãng còn non trẻ).
Ngoài những khó khăn khi ra nhập thị trường như đã nêu ở trên thì các hãng có thể lợi
dụng một số ưu thế khác nhau để cạnh tranh với Vietnam Airlines như:
• Rút được kinh nghiệm từ những hãng hàng không đi trước.
• Cạnh tranh bằng tiềm lực tài chính mạnh (các hãng lớn trực tiếp khai thác hoặc
thông qua việc liên kết, hợp tác với một hãng hàng không trong nước).
• Cạnh tranh bằng thế mạnh công nghệ cũng như đội ngũ quản lý, nhân lực.
• Cạnh tranh bằng dịch vụ (nhiều đường bay hấp dẫn, phục vụ nhiệt tình )

Ta có thể phân chia các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Vietnam Airlines ra làm 2 nhóm
chính gồm: nhóm các hãng hàng vừa và nhỏ trong khu vực, nhóm các hãng hàng không
trong lớn trên thế giới. Sau đây là phân tích chi tiết cho từng nhóm

1.3.1.
1.3.1.
Các hãng hàng không vừa và nhỏ
Các hãng hàng không vừa và nhỏ
Đây chủ yếu là các hãng hàng không mới thành lập trong nước hoặc các hãng hàng không
nhỏ trong khu vực mới mở các đường bay tại Việt Nam, nhóm các hãng này thường tận
dụng các lợi thế như sau để cạnh tranh:
• Quy mô vừa và nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ dẫn đến chi phí thấp.
• Công nghệ kỹ thuật tiên tiến giúp giảm chi phí (tận dụng Internet cho việc bán vé,
sử dụng các loại máy bay thế hệ mới linh hoạt hơn). Ví dụ: Air Mekong sử dụng
loạt máy bay phản lực Bombardier CRJ 900, nhờ đó đã làm những việc chưa có
tiền lệ như bay thẳng Hà Nội – Phú Quốc, Pleiku, Côn Đảo
• Chọn các đường bay ngắn, tích cực xây dựng đường bay mới chưa được Vietnam
Airlines khai thác.
• Chia chặng bay dài thành các chặng ngắn một cách hợp lý ( Ví dụ: Với lộ trình
HCM-Bangkok thì một hãng hàng không của Campuchia có thể mở một đường bay
HCM-Siemrep-Bangkok để tận dụng nhóm khách hàng thích du lịch với mong
muốn một chuyến có thể đến 2 nơi).
• Thành lập theo mô hình hãng hàng không giá rẻ (tối thiểu hóa chi phí bằng nhiều
cách như: đồng nhất các hạng ghế, chỉ dùng một loại máy bay, loại bỏ các dịch vụ
ăn uống, báo chí miễn phí, muốn được phục vụ thì tự trả thêm tiền ) Ví dụ một
số hãng đã được thành lập: Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VietJetAir) hoặc
Air Mekong
3/4
Pháp trị Hàn Phi Tử
1.3.2.
1.3.2.
Các hãng hàng lớn trên thế giới
Các hãng hàng lớn trên thế giới
Vì thị trường hàng không Việt Nam khá nhỏ nên nhóm các hãng hàng không lớn này

thường không xây dựng đường bay thẳng cũng như bay trong nội địa Việt Nam. Tuy nhiên
các hãng này có thể cạnh tranh với Vietnam Airlines bằng cách:
• Xây dựng đường bay đến Việt Nam có chuyển tiếp qua một nước khác có thị trường
ổn định hơn (ví dụ như Thái Lan hoặc Singapore) nhờ đó với chiều bay ngược lại từ
Việt Nam họ sẽ có thể hạ giá rất nhiều nhằm quảng bá thương hiệu, triệt hạ đối
thủ nhưng lợi nhuận cũng không ảnh hưởng quá nhiều.
• Sử dụng tiềm lực tài chính mạnh để tiến hành giảm giá mạnh nhằm xây dựng tên
tuổi, tạo lập niềm tin trong khách hàng, gây cho những đối thủ nhỏ rất nhiều khó
khăn thậm chí có thể phá sản.
• Liên kết với một hãng hàng không nội địa qua các hình thức góp vốn (Hiện nay
chính sách mới của chính phủ rất thông thoáng, không chỉ khuyến khích thành lập
hãng hàng không tư nhân, Việt Nam còn sẽ kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia liên kết với điều kiện có người đại diện pháp luật là công dân Việt Nam,
số vốn điều lệ của hãng nước ngoài không quá 49%.) Ví dụ: Qantas Airways đã
từng mua 30% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của Jetstar, nhờ có tiềm
lực rất mạnh nên Quantas Airways đã giúp Jetstar đưa ra những mức giá gần như
không tưởng
1.4.
1.4.
Chiến lược hạn chế các đối thủ tiềm ẩn
Chiến lược hạn chế các đối thủ tiềm ẩn
Qua phân tích ở trên, Vietnam Airlines muốn hạn chế, muốn cạnh tranh được với các đối
thủ tiềm ẩn, đối thủ mới ra nhập thì cần chú ý đến các điều sau:
• Cải tạo lại bộ máy tổ chức, tinh chỉnh lại để giảm chi phí hoạt động và làm việc
hiệu quả hơn.
• Áp dụng triệt để các công nghệ mới một cách hiệu quả Ví dụ: Jetstar đã từng cạnh
tranh được với Vietnam Airlines một phần là nhờ hệ thống CNTT tiên tiến, hệ thống
web portal hiện đại và rất bảo mật.
• Nâng cấp chất lượng phục vụ để có thể làm vừa lòng tất cả khách hàng cũng như
luôn đảm bảo độ an toàn cho các chuyến bay.

• Tham gia liên kết để tạo thế mạnh và hạn chế sự cạnh tranh đến từ các hãng lớn
(Ví dụ: Vietnam Airlines tham gia vào liên minh SkypeTeam là một bước đi rất
đúng đắn).
• Liên kết với một số hãng hàng không đã thành lập trong nước để tránh tình trạng
cạnh tranh bằng giá vé đến mức thấp hơn cả chi phí và tạo rào cản ngăn chặn các
hãng mới ra nhập.
• Tìm cách thôn tính các hãng hàng không tiềm năng (Vietnam Airlines mua lại cổ
phần của Saigon Tourist và SCIC ở Jetstar Pacific)
• Tận dụng sự ưu đãi của chính phủ, hệ thống chính sách pháp luật để ngăn cản và
làm khó các đối thủ cạnh tranh khác.
• Tận dụng triệt để thế mạnh về cơ sở hạ tầng, hệ thống mặt đất, sân bay, tiếp vận,
xăng dầu, kho bãi, kinh nghiệm khai thác các đường bay nội địa nhằm đưa ra các
phương án làm khó các đối thủ mới. Ví dụ: Gây khó khăn, chậm chễ trong việc
bơm nhiên liệu cho máy bay của các hãng khác tận dụng, sản xuất xăng tàu bay
trong nước tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
• Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, hướng tới tự đào tạo nhân viên và phi công ở
trong nước để giảm chi phí. Ví dụ: Vietnam Airlines sẽ sẽ xây dựng Trung tâm đào
tạo huấn luyện tại Cam Ranh hoặc Nha Trang.
4/4

×