Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chọn nhân viên theo phong thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.1 KB, 6 trang )

Nội Dung
1. Tổng quan 2
2. Khái niệm âm dương ngũ hành 2
2.1 Thuyết Âm – Dương 2
2.2 Thuyết Ngũ hành 2
3. Quan điểm lựa chọn nhân viên theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành 3
3.1 Thuyết Âm Dương Ngũ Hành 3
3.2 Ứng dụng vào quản trị nhân sự 3
4. Ví dụ về việc lựa chọn nhân viên theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành 4
5. So sánh với phương pháp nhận dạng nhân sự theo Nhân tướng học 4
5.1 Nhân tướng học là gì 4
5.2 Sự giống nhau của Nhân tướng học và Âm dương ngũ hành 4
5.3 Sự khác nhau của Nhân tướng học và Âm dương ngũ hành 4
6. Tính triết học trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành 4
7. Kết luận 6
1/6
1. Tổng quan
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là một học thuyết về vũ trụ của người phương Đông. Học
thuyết này được hình thành từ rất lâu đời và vẫn còn được ứng dụng rất nhiều trong thời đại
này. Tuy nền tảng khoa học của học thuyết vẫn còn chưa thật sự sáng tỏ và thuyết phục,
nhưng những ứng dụng của nó thì từ lâu đã trở thành quen thuộc. Không chỉ ứng dụng trong
việc bói toán, chọn nhà cửa, xem và giải hạn nó còn được ứng dụng trong việc thiết lập và
quản lý nhân sự.
2. Khái niệm âm dương ngũ hành
2.1 Thuyết Âm – Dương
Âm Dương (chữ Hán 陰陽 (阴阴) bính âm: yīn yáng) là hai
khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn
bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối
tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại đối lập nó là Dương thể
hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng
rắn Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên Âm và Dương được


gọi là triết lý âm dương (theo Wikipedia).
Có thể hiểu âm dương là những cặp đối lập, có thể áp dụng cho tất cả những sự vật, hiện
tượng lẫn các khái niệm trong vũ trụ. Ví dụ như về nhiệt độ thì có “lạnh - nóng”, về phương
hướng có “nam – bắc”, về thời tiết có “đông – hè”, về màu sắc có “đen – đỏ” Nhưng khái
niệm cặp đối lập không phải là bản chất chính của thuyết âm dương, khi tìm hiểu sâu và kỹ
hơn thì cần phải tìm ra bản chất và quan hệ của hai khái niệm này, đó mới là triết lý gốc rễ
của thuyết âm dương.
2.2 Thuyết Ngũ hành
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát
sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm
trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy
(tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水; bính âm: Mù, huǒ, tǔ,
jīn, shuǐ). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行),
không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo
nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách
quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối
tương tác và quan hệ của vạn vật.
Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn
gọi là Tương Sinh và (克 - Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác và quan hệ của
chúng.
 Luật tương sinh: Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh
Mộc. Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì
thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ
hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó
và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
 Luật tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim
khắc Mộc Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân
bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong
tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật
2/6

tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là
khắc không nổi mà bị phản phục lại).
3. Quan điểm lựa chọn nhân viên theo thuyết Âm Dương
Ngũ Hành
3.1 Thuyết Âm Dương Ngũ Hành
Đây là học thuyết kết hợp 2 học thuyết khác học thuyết về Âm dương và học thuyết về Ngũ
hành.Nói lên quan điểm Phương Đông về vũ trụ và vạn vật. Âm Dương là quy luật bao trùm
vũ trụ, mọi thứ sinh ra đều có thuộc tính âm hoặc dương. Ngũ hành, gồm Kim, Thuỷ, Mộc,
Hoả, Thổ cũng là như thế, mỗi thứ đều có thuộc tính ngũ hành.
Quan hệ giữa năm hành là quan hệ sinh khắc. Tính theo thứ tự Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ
thì 2 hành kề nhau là tương sinh, 2 hành cách nhau là tương khắc. Quan hệ này cũng chỉ
diễn ra theo chiều thuận, tức Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ,
Thổ sinh Kim. Khắc là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả
khắc Kim.
Ngũ hành nạp âm: Mỗi một niên giáp gồm có 2 thành tố: thiên can và địa chi. Thiên can
gồm Giáp Ất (Mộc), Bính Đinh (Hoả), Mậu Kỷ (Thổ), Canh Tân (Kim), Nhâm Quý (Thuỷ).
Địa chi gồm Dần Mão (mộc), Thìn (Thổ), Tỵ Ngọ (Hoả), Mùi (Thổ), Thân Dậu (Kim), Tuất
(Thổ), Hợi Tý (Thuỷ). Phối hợp của 10 can và 12 chi thành 60 hoa giáp, từ Giáp Tý đến Quý
Hợi là 60 năm.
Sự phối hợp của Thiên can và Địa chi lại ra một ngũ hành mới, gọi là ngũ hành nạp âm.
Nguyên lý của ngũ hành nạp âm của cổ nhân vẫn có nhiều điều chưa rõ, chỉ biết là nó được
chia theo các cung của nhạc lý cổ (Cung Thương Cốc Chuỷ Vũ), nên gọi là nạp âm. Sự phối
hợp này dẫn đến như tuổi 1972 là Nhâm (Thuỷ) Tý (Thuỷ) lại là Mộc, còn 1975 Ất (Mộc)
Mão (Mộc) lại là Thuỷ.
Mỗi nạp âm còn có một "tượng" đi theo, như Mộc thì có Bình địa Mộc, Tùng bách Mộc,
Tang đố Mộc , Thuỷ thì có Giản hạ Thuỷ, Đại hải Thuỷ, Trường lưu Thuỷ
3.2 Ứng dụng vào quản trị nhân sự
Theo quan niệm Phương Đông, mỗi con người là một tiểu vũ trụ, nên chịu chi phối bởi các
quy luật vũ trụ, trong đó hiển nhiên là bị chi phối bởi quy luật sinh khắc của Âm Dương Ngũ
hành.

Việc xét sinh khắc có thể chia nhỏ thành 2 quy tắc như sau:
 Quy tắc 1: Trong quan hệ tương sinh, hành được sinh (sinh nhập) hưởng lợi, hành bị
sinh (sinh xuất) sẽ bị hao. Trong quan hệ tương khắc, thì hành khắc (khắc xuất) sẽ
vất vả, còn hành bị khắc (khắc xuất) sẽ lao đao.
 Quy tắc 2: Quan hệ ngôi thứ bên ngoài phải phản ánh đúng quan hệ sinh khắc. Đây
cũng chính là nguyên lý "chính danh" mà ta thấy từ Nho giáo. Theo quy tắc này, thì
việc lựa chọn đối tác, vợ chồng, cấp trên, cấp dưới phải đúng ngôi thứ.
Kết hợp 2 nguyên tắc trên trong vấn đề về quản trị nhân sự, có thể rút ra được một số điểm
cơ bản sau:
- Chọn bản mệnh chủ đạo của công ty theo bản mệnh người có quyền hành cao nhất
như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc.
- Khi chọn các nhân viên cấp dưới mà có thể nắm giữ những vị trí quan trọng trong
công ty hay trong tổ chức không được xung khắc với bản mệnh của người đứng đầu.
Trong trường hợp có thể tương sinh với bản mệnh của người đứng đầu là tốt nhất,
nhưng cần phải theo chiều vượng cho người đứng đầu.
3/6
- Với những nhân viên có vị trí thấp, không quá ảnh hưởng trong tổ chức có thể giảm
nhẹ yếu tố xung khắc với người đứng đầu.
- Các nhân viên dưới quyền của các cấp quản lý cũng cần phải xem xét và so sánh với
bản mệnh của người quản lý trực tiếp.
- Khi phân chia nhóm để làm việc cũng cần xem xét bản mệnh của các thành viên
trong nhóm để việc hợp tác được diễn ra suôn sẻ, đặc biệt với những tác vụ cần sự
phối hợp các thành viên trong một thời gian dài và kết quả của tác vụ có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển của công ty hay tổ chức đó.
4. Ví dụ về việc lựa chọn nhân viên theo thuyết Âm Dương
Ngũ Hành
Với một công ty có Tổng giám đốc mạng mệnh Hỏa, cụ thể là Lô Trung Hỏa (lửa trong lò),
thì những thành viên trong đội ngũ quản lý cấp cao đặc biệt không nên chọn những người
mang mệnh Thủy. Bên cạnh đó, nếu có những người mang mệnh Mộc có thể bổ trợ rất tốt
cho sự phát triển của công ty. Nhưng nếu xét sâu hơn nếu Tổng giám đốc sinh năm Bính

Dần thuộc dương hỏa thì tương sinh tốt nhất sẽ là những người mang tính âm mộc như năm
Kỷ Tị. Tương tự với chọn nhân viên dưới quyền của các cấp quản lý khác nhau.
Ngoài ra, có những ý kiến khác khi xét sự tương sinh tương khắc, chú ý đến thể hiện bản
chất của các mệnh, ví dụ như cũng là Thủy khắc Hỏa nhưng Giản Hạ Thủy (nước dưới khe)
cũng không quá kỵ với Lô Trung Hỏa (lửa trong lò) hoặc thậm chí Tích Lịch Hỏa (lửa sấm
sét) lại còn cần phối hợp với hành Thủy thì lại càng phát huy được tính chất. Luận điểm này
lấy hình thức bề ngoài để xét đến bản chất bên trong. Chưa có nguyên lý nào ủng hộ cho
luận điểm này.
5. So sánh với phương pháp nhận dạng nhân sự theo Nhân
tướng học.
5.1 Nhân tướng học là gì
Nhân tướng học phương Đông: Được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc, Quan sát bộ vị, khí,
thần, sắc, thanh, khí phách để đoán tâm, năng lực, tính cách, thời vận của con người.
5.2 Sự giống nhau của Nhân tướng học và Âm dương ngũ hành
Cả 2 đều là những quan điểm, học thuyết được xây dựng từ rất lâu của người phương Đông,
tuy không có cơ sở khoa học chứng minh nhưng bằng thực nghiệm cho thấy những kết quả
chính xác đáng kinh ngạc khi vận dụng đúng đắn những học thuyết này.
Trong lĩnh vực quản lý nhân sự, cả Nhân tướng học và Âm dương ngũ hành đều là những
công cụ đắc lực để giúp người quản lý nhân sự có thể dễ dàng hơn khi đưa ra các quyết định
liên quan đến con người như tuyển chọn, đào tạo, khuyến khích, kiểm soát
5.3 Sự khác nhau của Nhân tướng học và Âm dương ngũ hành
Nhân tướng học được xây dựng trên những đặc điểm nhận dạng từ con người, lấy con người
làm trung tâm để nghiên cứu.
Còn Âm dương ngũ hành thì dựa trên những yếu tố cơ bản nhất của vạn vật trong vũ trụ đó
là Âm – Dương và ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ.
6. Tính triết học trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành
Việc sử dụng phạm trù âm dương ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy
khoa học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các
khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Chính vì thế, sự tìm hiểu học thuyết âm dương
ngũ hành là một việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông

4/6
Lão Tử (khoảng thế kỷ V – VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm dương. Ông nói:
“Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không những chỉ
tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định trong mỗi sự vật
đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là âm dương.
Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong “Kinh Dịch”. Tương truyền, Phục Hy
(2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng Hà mà hiểu
được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét. Đầu tiên vạch một nét liền (—)
tức “vạch lề” để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (- -) là vạch chẵn để làm phù
hiệu cho khí âm. Hai vạch (—), (- -) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của người Trung Quốc, nó
bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo thành bởi âm dương, không
vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho nhau. Các học giả từ thời thượng
cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhiên bằng trực quan, cảm tính của mình và
ký thác những nhận thức vào hai vạch (- -) (—) và tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch
quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động và biến hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm
dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong
một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến toàn thể vũ
trụ.
Theo lý thuyết trong “Kinh Dịch” thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là nguyên
nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: “Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn
tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ”. Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch” đã quan niệm vũ trụ,
vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu dương vận động đến thái dương thì trong
lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến thái âm thì trong lòng thái âm
lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá liên tục, tạo thành vòng biến hóa
không bao giờ ngừng nghỉ. Vì thế, các nhà làm Dịch mới gọi tác phẩm của mình là “Kinh
Dịch”. Ở “Kinh Dịch”, âm dương được quan nệm là những mặt, những hiện tượng đối lập.
Như trong tự nhiên: sáng – tối, trời – đất, đông – tây, trong xã hội: quân tử – tiểu nhân,
chồng – vợ, vua – tôi… Qua các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các tác giả trong “Kinh Dịch”
đã bước đầu phát hiện được những mặt đối lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định
vật nào cũng ôm chứa âm dương trong nó: “vật vật hữu nhất thái cực” (vạn vật, vật nào cũng

có một thái cực, thái cực là ầm dương). Nhìn chung , toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương
làm nền tảng cho học thuyết của mình.
Trong “Kinh Dịch”, khi nói về ngũ hành, các nhà toán học và dịch học đã lý giải nó trên hai
hình Hà đồ và Lạc thư. Theo “Kinh Dịch” thì trời lấy số 1 mà sinh thành thủ, đất lấy số 6 mà
làm cho thành, đất lấy số 2 mà sinh hành hỏa, trời lấy số 7 mà làm cho thành, trời lấy số 3
mà sinh hành mộc, đất lấy số 8 mà làm cho thành, đất lấy số 4 mà sinh hành kim, trời lấy số
9 mà làm cho thành.
Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất
trong tác phẩm “Hoàng đế Nội kinh”. Những lời bản trong bộ sách này đã khẳng định học
thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc .
Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được thực hiện qua các quy luật của ngũ hành.
Ngũ hành tương sinh: sinh có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ. Giữa các hành trong
ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát
triển. Đó gọi là ngũ hành tương sinh. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh hỏa, hỏa
sinh thổ, thổ sinh kim , kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
Ngoài quy luật tương sinh còn có quy luật tương khắc. “Khắc” có nghĩa là chế ước, ngăn trở,
loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa,
hoả khắc kim , kim khắc mộc.
Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng
ngụ có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ
5/6
có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương
khắc mà không có tương sinh thì vạn vạt không thể có sự sinh hóa. Vi vậy, tương sinh,
tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của hết
thảy mọi sự vật.
7. Kết luận
Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại.
Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành,
biến hóa của vũ trụ. Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến
một trình độ khá cao và trở thành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học

thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới
quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đã lùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản
xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có những hạn chế do những điều
kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với những thành
tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh
nghiệm. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc
đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể.
6/6

×