Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.13 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HỒNG PHÚC

CÁC HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI

NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG
1

LUẬT HÌNH Sự VIỆT NAM






Chun ngành : Luật Hình sự và Tơ tụng Hình sự
Mã số: 8380101.03

LUẬN VÀN THẠC sĩ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Quốc Toản


Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xỉn cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết

quả nêu trong Luận vãn chưa được công hố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cá các mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quổc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi cỏ thể bảo

vệ Luận văn.

Tôi xỉn chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Hồng Phúc

1


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i


DANH MỤC CÁC TÙ’ VIẾT TẮT............................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................... V

MỞ ĐÂU......................................................................................................................... 1

Chuông 1: MỌT SĨ VÁN ĐÈ CHUNG VÈ HÌNH PHẠT ĐĨI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUÔI PHẠM TỘI.........................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội.......................................................................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội...................................... 7
1.1.2. Đặc điểm hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội...................................... 12
1.1.3. Mục đích cùa hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội................................ 14
1.2. Một số yếu tố bảo đảm hiệu quả của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội........................................................................................................................ 16

1.2.1. Sự hồn thiện của hệ thống chính sách và quy định pháp luật............................... 16
1.2.2. Năng lực trình độ và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

18

1.2.3. Cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm việc triển khai áp dụng hình phạt................ 19
>

r

1.3. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam vê các hình phạt đôi với người 18 tuôi
phạm tội từ cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 2015 sửa


đổi, bổ sung năm 2017.................................................................................................. 19
1.3.1. Quy định của pháp luật hình sự tù’ Cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi ban
hành BLHS 1985...........................................................................................................20

1.3.2. Quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985............................................................... 22
1.3.3. Quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009................... 26
1.4. Hình phạt đối với người dưới 18 tuối trong pháp luật hình sự một số nước............ 31

1.4.1. Quy định tại Bộ luật hình sự liên bang Nga......................................................... 31
1.4.2. Quy định tại Bộ luật hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa.............................. 32
1.4.3. Quy định tại Bộ luật hình sự Thụy Điển.............................................................. 33

1.4.4. Quy định tại Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Đức........................................ 33
1.4.5. Quy định tại Bộ luật hình sự Nhật Bản................................................................ 34


Tiêu kêt chương 1........................................................................................................... 36

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH sự NĂM 2015 SỦA
ĐƠI, BỐ SUNG NẢM 2017 VÈ HÌNH PHẠT ĐƠI VỚI NGÌ DƯỚI 18
TUỔI PHẠM TỘI VÀ THỤC TIỄN ÁP DỤNG................................................ 37
2.1. Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bồ sung năm 2017 về hình phạt
đối với người dưới 18 tuối phạm tội............................................................................... 37

2.1.1. Cảnh cáo...............................................................................................................39
2.1.2. Phạt tiền................................................................................................................ 40

2.1.3. Cải tạo khơng giam giữ........................................................................................ 42
2.1.4. Tù có thời hạn....................................................................................................... 44

2.2. Thực tiễn áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội..................... 47

2.2.1. Tình hình người dưới 18tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội.................. 47
2.2.2. Kết quả thực tiễn xét xử vàáp dụng hình phạt củaTòa án đối vớingười dưới 18

tuổi phạm tội tại Hà Nội.................................................................................................. 52
2.2.3. Tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuồi và

nguyên nhân................................................................................................................... 58

Tiểu kết chương 2........................................................................................................... 71
Chương 3: MỘT SÓ GĨẢI PHÁP TĨÉP TỤC HOÀN THĨỆN VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TI
PHẠM TỘI................................................................................................................... 73

3.1. Sự cần thiết hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các hình phạt đối

với người dưới 18 tuổi phạm tội..................................................................................... 73

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với
người dưới 18 tuồi phạm tội......................................................................................... 79
3.2.1 Giải pháp tiêp tục hồn thiện các hình phạt đôi với người dưới 18 tuôi phạm tội.. 75
3.2.2 Giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người dưới 18
phạm tội......................................................................................................................... 85

Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 94
KÉT LUẬN.................................................................................................................. 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 97


•••
ill


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

TÙ’ viết tắt

Ngun nghĩa

1

BLHS

Bơ• lt
• hình sư•

2

HĐTP

Hội đồng thẩm phán

3

KSND


Kiểm sát nhân dân

4

TAND

Tịa án nhân dân

5

UBTVQH

ủy ban thường vụ Quốc hội

6

VKS

Viên
• kiểm sát

IV


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ câu các loại tội phạm do người dưới 18 tuôi thực hiện đà được xét xử trên

địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến 2020........................................................ 51
Bảng 2.2: Thống kê số vụ án/bị cáo dưới 18 tuổi bị đưa ra xét xử................................. 53


giai đoạn 2016-2020....................................................................................................... 53
Bảng 2.3: Thống kê số lượng bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tổng số bị cáo bị xét xử
từ năm 2016 đến 2020 tại Thành phố Hà Nội................................................................ 54
9

Bảng 2.4: Các vụ án hình sự sơ thâm có bị cáo là người chưa thành niên và việc áp dụng
các biện pháp tha miễn trách nhiệm hình sự và hình phạt của Tịa án nhân dân trên địa

bàn thành phố Hà Nội các năm 2016 - 2020 [38].......................................................... 57

V


MỞ ĐÂU

1. Tính câp thiêt của đê tài
Thế hệ trẻ là niềm tin, là tương lai và kỳ vọng của đất nước. Trong mọi chù
trương, đường lối mũi nhọn, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao nhiệm vụ giáo dục

đạo đức, phát triển trí tuệ của trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam, coi nhiệm vụ giáo
dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, ngày nay, cùng với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một bộ phận
không nhở thanh thiếu niên đã bị lôi kéo, sa ngà vào các tệ nạn xà hội, thói hư tật
xấu, trái với đạo đức thuần phong mỹ tục cùa dân tộc. Điều này dẫn tới sự gia tăng

nhanh chóng tỷ lệ người phạm tội là người dưới 18 tuổi (hay người chưa thành niên)
phạm tội, số lượng các vụ án tăng cao, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tính chất
phức tạp, thủ đoạn tinh vi, côn đồ, chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ cao được thực

hiện bởi các đối tượng bị can, bị cáo có tuổi đời rất trẻ. Từ đó đặt ra nhiều khó khăn,

thách thức mới với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trinh xử lý, nhất là trong hoạt

động xét xử của Tòa án đế vừa đảm bảo tính cơng bằng và ngun tắc nhân đạo, khoan
hồng của pháp luật Việt Nam.

Trong pháp luật hình sự nước ta, người dưới 18 tuổi phạm tội là chủ thề pháp

lý đặc biệt với đặc điểm chưa hồn thiện về tâm sinh lý, hạn chế về trình độ, nhận
thức và kỳ năng sống, dễ bị lôi kéo, tác động nhưng ngược lại cũng dễ cảm hóa, cải

tạo. Do đó, nhằm trùng trị, trấn áp tội phạm kết hợp với giáo dục cải tạo người dưới
18 tuồi phạm tội, các bộ luật hình sự Việt Nam ln khơng ngừng thay đổi, hoàn

thiện nội dung và điều kiện áp dụng hệ thống hình phạt riêng biệt đối với nhóm đối

tượng này. Trải qua nhiều lần pháp điển hóa, quy định về hình phạt với người dưới
18 tuổi phạm tội dần được xây dựng ổn định hơn, có hệ thống hơn trong các bộ luật

hình sự, đặc biệt là bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 - bộ luật

hình sự hiện hành. Theo đó, vấn đề này được quy định là nội dung nòng cốt trong
Chương XII “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” với mục đích
đảm bảo hiệu quả mục đích của hình phạt và giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội

1


có thê nhìn nhận, sửa chữa sai lâm, sơng lành mạnh, trở lại thành cơng ích có ích

cho xã hội, cho cộng đồng. Tuy nhiên, quá trình áp dụng vào thực tiền đà minh

chứng vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế xuất phát từ nhiều phía, dẫn tới chưa đạt
hiệu quả tối ưu về đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới và xu thế hội

nhập toàn cầu. Việc nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống các vấn đề lý
luận và thực tiễn về các hình phạt được áp dụng với người dưới 18 tuồi có ý nghĩa

quan trọng trong tiến trình hồn thiện quy định pháp luật và nâng cao chất lượng,
hiệu quả của hình phạt, góp phần giáo dục, cải tạo người phạm tội sống có ích cho

xã hội, tn thủ pháp luật, phịng ngừa tội phạm. Đó cũng là vấn đề cấp thiết cần đặt
ra trong giai đoạn hiện nay, khi quan điểm của Đảng và nhà nước ta là đẩy mạnh cải

cách tư pháp toàn diện, lấy hoạt động xét xử của Tòa án là trọng tâm.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "‘Các hình phạt áp
dụng đối với người dưới 18 tuôi phạm tội trong luật hình sự Việt Nam’" là đề tài
luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, trong khoa học pháp lý hình sự ờ nước ta, hình phạt đối với người
phạm tội nói chung và hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội nói riêng là
vấn đề pháp lý hình sự không mới, đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với

những bản sắc riêng.

Thứ nhất, về giáo trình, sách chuyên khảo, các ấn phẩm này chủ yếu có nội

dung tập trung phân tích vấn đề lý thuyết cơ bản xoay quanh các quy định của Bộ


luật hinh sự về hình phạt và các loại hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
theo hướng giải thích, bình luận về quan điểm của nhà làm luật đối với các vấn đề

liên quan: PGS. TS Trịnh Quốc Toản, cuốn Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần
chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001; GS. TS Nguyễn Ngọc Hịa,

cuốn Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), NXB Công an nhân dân, năm
2018; GS. TSKH. Lê Cảm, cuốn Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay —
Lịch sử và thực tại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018; PGS. TS Trịnh

Quốc Toản, sách chuyên khảo Nghiên cứu về hình phạt trong luật hình sự Việt Nam

2


dưới góc độ bảo vệ quyên con người, NXB Đại học Qc gia Hà Nội, năm 2015;

PGS.TS Trịnh
Tiến Việt,
hình sự••
và loại trừ trách nhiệm
hình sự,

• X cuốn Trách nhiệm


• /
NXB Chính trị Quốc gia sự thật, năm 2019.
Thứ hai, về các bài viết trên các tạp chí, sách báo chuyên ngành, một số tác

giả nghiên cứu về vấn đề này trên khía cạnh nhỏ đưa ra các vướng mắc pháp luật

trong thực tiễn và giải pháp tháo gờ: PGS. TS Dương Tuyết Miên, bài viết Quyết

định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Luật học số
04/2002; ThS. Đặng Thanh Sơn, bài viết Pháp luật Việt Nam về tư pháp người chưa
thành niên, số chuyên đề của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp tháng 12/2008;
TS.Trịnh Tiến Việt, bài viết Những khỉa cạnh pháp lỷ hình sự về các hình phạt và

biện phảp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Tòa án
nhân dân số 7,8/2010; Võ Văn Thể, bài viết Vướng mắc trong thực tiễn xét xử người

dưới 18 tuổi phạm tội - Một số kiến nghị, đề xuất, Tạp chí Tịa án nhân dân ngày

31/1/2020; Phùng Văn Hồng, bài viết Nguyên tắc xử lỷ đối vó’i người dưới 18 tuổi
phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 - Một số bất cập và kiến nghị
hoàn thiện, Tạp chí Tịa án nhân dân ngày 13/3/2020; Đinh Thành Long, bài viết
Hồn thiện pháp luật về áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội,

Tạp chí Tòa án nhân dân ngày 28/5/2020.
Thử ba, về các đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án có liên quan, ở nhóm

cơng trình nghiên cứu này, các tác giả quan tâm xây dựng rất nhiều các nội dung
pháp lý đa dạng liên quan đến trách nhiệm hình sự, hình phạt, áp dụng hình phạt,
quyết định hỉnh phạt đối với người chưa thành niên, người dưới 18 tuổi phạm tội.
Đặc biệt trong những năm gần đây, các chủ đề này ngày càng được quan tâm, đầu
tư nghiên cứu: Nguyễn Thu Huyền, Luận văn thạc sĩ luật học Hình phạt đối với

người chưa thành niên phạm tội, Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; Hoàng Minh


Đức, Luận án tiến sĩ luật học Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội ở Việt Nam hiện nay, Học viện Khoa học xã hội, năm 2016; Lương Ngọc

Trâm, Luận án tiến sĩ luật học Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi từ
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Học viện khoa học xã hội, năm 2017; Trần Minh

3


Thảo, Luận văn thạc sĩ luật học Ap dụng hình phạt đôi với người dưới 18 tuôi phạm

tội từ thực tiễn Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương, Học viện khoa học xã hội, năm
2019; Trần Minh Phương, Luận văn thạc sĩ luật học Tỉnh nhân đạo của các quy

định về người dưới 18 tuổi phạm tội trong phần chung Bộ luật hình sự Vỉệt Nam
năm 2015, cơ sở thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc

gia Hà Nội, năm 2019; Nguyễn Thị Minh Yen, Luận văn thạc sĩ luật học Hình phạt

đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: Khía cạnh lý luận và pháp luật hình sự Việt

Nam, Học viện khoa học xã hội, năm 2019; ...

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hình phạt đối với người dưới 18
tuổi này đều được các tác giả dày công nghiên cứu. Một số bài viết, nghiên cứu chỉ
tập trung phân tích các kiến thức cơ bản, quy định chung của pháp luật đối với vấn
đề này, cũng có những bài viết đã trực tiếp nghiên cứu đến nội dung các loại hình
phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội, đặc biệt là một số luận vàn thạc sĩ trong

thời gian gần đây. Trong đó, các tác giả đều đưa ra được những vướng mắc, hạn chế


của pháp luật và đề xuất được một số kiến nghị, đề xuất, xây dựng được một nền
tảng nhất định về cơ sở lý luận đối với vấn đề này. Tuy nhiên, các cơng trình này

chưa tập trung phân tích các quy định của bộ luật hình sự hiện hành về các loại hình
phạt. Bên cạnh đó, có những luận văn đã chạm tới nội dung cụ thể về hình phạt thì

lại được viết cách đây khá lâu, chưa cập nhật được quy định cùa bộ luật hình sự
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, số liệu xét xử thực tiễn mới nhất để đánh giá một

cách tổng thể, khách quan về hiệu quả áp dụng pháp luật.

Kế thừa có chọn lọc tri thức từ các cơng trinh nghiên cứu trước đó, kết hợp
việc khảo sát, phân tích số liệu từ thực tiễn xét xử trên địa bàn Hà Nội, tác giả hy
vọng đề tài nghiên cứu của mình sẽ góp phần hồn thiện hơn hệ thống tri thức khoa

học pháp lý về hình phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận văn hướng đến làm sáng tị, hồn thiện, củng cố cơ sở lý luận về các
hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam,

đặc biệt là Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 trên nền tảng phân
4


tích, đánh giá thực tiễn áp dụng tại địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó phát hiện
những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn và đề ra kiến nghị, giải pháp hoàn thiện


pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, Luận văn đề ra các nhiệm vụ cụ thể sau:






Z









- Xây dựng khái niệm, cơ sở lý luận về người dưới 18 tuối phạm tội, hình
phạt và mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật

hình sự Việt Nam.

- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt nam về các hình phạt đối

với người dưới 18 tuổi phạm tội trong các bộ luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ,

trong đó, tập trung nhấn mạnh nội dung trọng tâm vào Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi
bổ sung 2017. Khảo sát số liệu kết quả áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18

tuổi phạm tội trong thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đánh giá thực
trạng (kết quả, tồn tại, hạn chế) trong t hực tiễn xét xử.

- Xây dựng hệ thống giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng

pháp luật về các hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cúư nhũng vấn đề lý luận, pháp luật thực định về
các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt

Nam và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận vàn nghiên cứu trên cơ sở lý luận về các hình phạt áp dụng đối với

người dưới 18 tuối trong luật hình sự Việt Nam và phân tích, đánh giá thực tiễn áp
dụng trên phạm vi không gian tại địa bàn thành phố Hà Nội, dự kiến khảo sát số liệu
trong phạm vi thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. Ngồi ra, có một phần số liệu

từ năm 2018 đến năm 2021 nhằm nhấn mạnh hiệu quả của Bộ luật hình sự năm




JL








2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
5


vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác xít, tư tưởng Hơ Chí Minh vê Nhà

nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp
quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các

Nghị quyết Đại hội Đảng... kết hợp với các phương pháp: Hệ thống; logic; phân
tích; tổng hợp; so sánh; khảo sát thực tế để chọn lựa tri thức khoa học, kinh nghiệm

thực tiễn liên quan đến các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong luật hình sự
Việt Nam, từ đó làm sáng tở nội dung của luận văn.

6. Những đóng góp mới của đề tài

về lý luận: Hoàn thiện củng cố cơ sở pháp lý, lý luận các quy định về hình
phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội và các vẩn đề khác có liên quan. Phân tích,
so sánh và chỉ ra các tiến bộ, hạn chế trong kỹ thuật lập pháp hình sự Việt Nam đối


với quy định về các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong tiến trình
triển của các quy
Jphát
L
A J định
♦ tại
• các Bộ• luật
• hình sự,
• 7 đặc
• biệt
• là Bộ• luật
• hỉnh sự• năm

2015, sửa đổi bố sung năm 2017.
về thực tiễn: Cung cấp nguồn số liệu khảo sát tin cậy về quá trình áp dụng

hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong phạm vi địa bàn thành phố Hà

Nội trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020. Đưa ra các phân tích, đánh giá
khách quan kết quả áp dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội trên

địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó xác định được các kết quả, tồn tại, hạn chế và đề
xuất các kiến nghị, giải pháp, phương hướng thiết thực hoàn thiện chế định này.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội


Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 sửa đơi, bổ
sung năm 2017 về hình phạt đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Giải phủp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ảp dụng các hình

phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

6


Chương 1: MỘT SỚ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ HÌNH PHẠT ĐĨI VỚI
NGƯỜI DƯỚI 18 TI PHẠM TỘI

1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi

phạm tội

1.1.1. Khải niệm hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trên bình diện pháp lý, khồng có quy phạm pháp luật cụ thể nào định nghĩa

về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tuy nhiên trên bình diện lý luận và

khoa học, khái niệm này được nhiều người nghiên cứu, thảo luận thống nhất xây
dựng định nghĩa xuất phát từ khái niệm “Người dưới 18 tuổi phạm tội”. Vì vậy,

trước khi phân tích, định nghĩa về hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội,

cần tìm hiểu về khái niệm “ Người dưới 18 tuồi phạm tội”.

1.1.1.1. Khải niệm Người dưới 18 tuổi phạm tội

“Người dưới 18 tuổi phạm tội” là một thuật ngữ luật học khá mới mẻ đối với

pháp luật hình sự nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thuật ngữ này xuất hiện
lần đầu tiên tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với vai trò

thay thế cho thuật ngữ “Người chưa thành niên phạm tội”. Các nhà làm luật khơng

giải thích cụ thể lý do có sự thay đổi này, tuy nhiên có thể thấy thuật ngữ “Người
dưới 18 tuồi phạm tội” có ý nghĩa tường minh, dễ hiểu hơn, có tính chun mơn cao
hơn, phù hợp với quan điểm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu
theo độ tuổi ở Việt Nam. Mặt khác, về lý luận, hai thuật ngữ này có ý nghĩa đồng
nhất với nhau, không làm thay đổi bản chất của nhau. Điều này được thể hiện qua

nhiều văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam định nghĩa cụm từ gốc “Người chưa
thành niên”:

- Điều 1 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Đại hội đồng liên hợp quốc
(United Nations Convention on the Rights of the Child) thông qua ngày 20/11/1999
ghi nhận: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em cỏ nghĩa là người dưới 18 tuổi trừ

trường họp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định về tuổi thành niên sớm hơn
- Kế thừa nội dung Công ước, tại Quy tắc 2.2 mục a Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu
của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên hay Quy tắc Bắc
7


Kinh (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile

Justice /Beijing Rules) ngày 29/11/1985 qua các quy định cũng thừa nhận: "Người
chưa thành niên là trẻ em hay người ít tuổi tùy theo tùng hệ thống pháp luật cụ thế bị

xét xử vỉ phạm phảp theo một phưong thức khác vói việc xét xử người lỏn "[18, trl].
- Tại Quy tắc 2.1 mục a Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên họp quốc về bảo
vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự’ do thông qua ngày 14/12/1990 xác định:

Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuồi dưới mức này cần phải

pháp luật xác định và không được tước quyền tự do của người chưa thành niên ".
- Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTPBLĐTBXH hướng dẫn thi hành bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố
tụng là người chưa thành niên có nêu: "Người chưa thành niên là người chưa phát

triên đầy đủ về thể chất, tâm thần, những đối tượng dễ bị tôn thương.
- Khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng xác định: "Người chưa

thành niên là người chưa đủ 18 tuổi".
- Quy định này cũng được thống nhất trong các Bộ luật chuyên ngành khác,
ví dụ Khoản 1 Điều 143 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Lao động chưa

thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi".

Khái niệm chỉ ra đây là nhóm đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất,
tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống cịn hạn chế, ln có xu hướng

muốn tự khẳng định, muốn được tôn trọng nhưng lại dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu
kiên nhẫn dễ bị kích động, bị lơi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ
bị tốn thương, nhưng lại dễ thay đồi thích nghi với hồn cảnh mới, dễ giáo dục, cải
tạo,..[32,trl0J. Tuy nhiên người dưới 18 tuổi phạm tội hay người chưa thành niên

phạm tội không đơn thuần là người có độ tuổi chưa đủ 18 (từ 0 đến dưới 18 tuổi).
Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, người dưới 18 tuổi phạm tội phải là


người đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 Bộ luật
hình sự năm 2015 sửa đổi bồ sung năm 2017 (BLHS 2015):

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội

phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

8


2. Người từ đủ 14 tuôi trở lên, nhưng chưa đủ 16 ti chỉ phải chịu trách nhiệm

hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật
này ”.

Như vậy người từ đủ 14 tuồi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự với
một số loại tội (28 tội danh), người từ đủ 16 tuổi trờ lên chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm. Điều 90 Chương Xĩĩ BLHS 2015 về Những quy định đối với người

dưới 18 tuổi phạm tội cũng xác định: “ Người từ đủ 14 tuồi đến dưới 18 tuổi phạm

tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này... ”. Do đó,
người dưới 14 tuồi phạm tội khơng phải chịu trách nhiệm hinh sự, không thuộc sự

điều chỉnh của pháp luật hình sự liên quan đến người dưới 18 tuối phạm tội. BLHS
2015 loại trừ trách nhiệm hình sự cùa người dưới 14 tuổi khi họ thực hiện các hành









^2





vi nguy hiểm cho xà hội, đối tượng này chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động nên
họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiếm cho xã hội mà họ thực hiện. Một

hành vi được coi là khơng có lỗi cũng tức là khơng đủ yếu tố cấu thành tội phạm

nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, người từ đủ 14 tuồi trở lên
nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình

sự. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm nhất định xâm Xphạm





JL












JL





tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; xâm phạm sở hữu; xâm phạm trật tự

quản lý hành chính, trật tự cơng cộng, tội phạm về ma túy và tội phạm xâm phạm an

ninh quốc gia [14, trl 6].
Giải thích về thuật ngữ tương tự, GS.TSKH Lê Cảm có viết: “Người chưa

thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có lồi (cố ỷ hoặc vơ

ỷ) thực hiện hành vi tội phạm cụ thể được quy định trong Phần riêng, cũng như
hành vi cố ỷ cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm với người đồng phạm được

quy định trong phần chung Bộ luật này ”[2, tr 626].
Bên cạnh đó, có quan điểm định nghĩa người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:

“Người dưới 18 tuổi phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện


9


hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm và bị truy cứu

trách nhiệm hình sự”[44, tr ỉ ỉ].
Ngồi đặc điểm nhận biết về độ tuổi, người dưới 18 tuổi phạm tội trước hết

phải là chủ thể của tội phạm, cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
xâm phạm
đến các quan
hệ••••
xã hội được luật hình sự• bảo vệ• (theo
Khoản 1 Điều 8
1

1
\

BLHS). Tuy nhiên, năng lực trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuồi do đặc
trưng về tâm sinh lý lứa tuổi nên chưa đầy đủ, còn bị hạn chế. Sự nhận thức của người

chưa thành niên cịn hạn chế, trình độ học vấn chưa hồn thiện, vốn kinh nghiệm và
hiểu biết xã hội cịn ít, sự thông hiểu và chấp hành các chuẩn mực hành vi, chuẩn mực

xã hội và pháp luật chưa cao. Họ dễ bị kích động, khơng kìm chế được cảm xúc, dễ

mất binh tĩnh nên dễ phạm sai lầm, dễ bị thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng
cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục thành người có ích cho xã hội.

Từ những lập luận trên, có thế rút ra khái niệm sau: “Người dưới 18 tuổi phạm

tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời điếm họ thực hiện hành vỉ phạm tội,
có năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ do hạn chế về đặc điểm tâm sinh lỷ, có

loi trong việc thực hiện hành vi trải pháp luật hình sự”.

1.1.1.2. Khái niệm Hình phạt đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội
Hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội là một trường hợp cụ thế, đặc
biệt, phái sinh trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự nói chung. Do đó, khái

niệm Hình phạt đơi với người dưới 18 tuôi phạm tội cũng phái sinh từ khái niệm vê
hình phạt nhưng mang đặc điếm riêng biệt về đối tượng áp dụng.
Trong khoa học pháp luật hình sự Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã xây
dựng những định nghĩa khác nhau về hình phạt. Chẳng hạn:

Theo PGS.TS Trịnh Qc Toản: “Hình Phạt là biện pháp cưỡng chê nghiêm
khắc nhất của Nhà nước được luật quy định, do Tòa án áp dụng đổi vói người bị kết án
và được thế hiện ở sự tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lọi ích của họ nhằm giảo dục, cải
tạo họ và phòng ngừa tội phạm, bảo đảm cho luật hình sự thực hiện được nhiệm vụ

bảo vệ và đấu tranh phòng, chống tội phạm ” [35, tr 2].
Theo GS. TS Nguyễn Ngọc Hịa: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà

10


nước nghiêm khăc nhât được quỵ định trong luật hình sự do Tỏa án áp dụng cho
chỉnh người đã thực hiện tội phạm, nhằm trừng trị và giáo dục họ, góp phần vào
việc đấu tranh phịng và chống tội phạm, bảo vệ chế độ và trật tự xã hội cũng như


các quyền và lợi ích họp pháp cơng dân ”[9, tr 155].
Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm: “Hình phạt - Biện pháp cưỡng chế nghiêm

khắc nhất của Nhà nước được áp dụng trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật

của Tòa án theo các quỵ định của BLHS nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và tự do
của cả nhân bị kết án cũng như lợi ích của pháp nhân bị kết án ” [2, tr 557].
Dù có thể có những cách hiểu khác nhau nhưng các tác giả vẫn thống nhất về

mặt bản chất và nội hàm của hình phạt, bám sát quy định về hình phạt trong Bộ luật
hình sự Việt Nam. Đến Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 217, khái niệm
hình phạt được quy định tại Điều 30 với sự bố sung đối tượng là pháp nhân thương

mại phạm tội như sau: 'Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của

Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối

với người hoặc pháp nhăn thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền,
lợi ích của người, pháp nhân thương mại phạm tội”.
Hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội có đầy đủ các đặc trưng của
hình phạt. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng của hình phạt này được áp dụng chính sách

pháp luật đặc biệt khoan hồng và nhân đạo hơn, mang đặc trưng lứa tuổi sâu sắc với
mục đích chủ yếu hướng đến giáo dục, cải tạo người phạm tội, giúp họ có cơ hội
sửa chữa sai lầm [14, tr31J. Người dưới 18 tuổi phạm tội đặc điềm tâm sinh lý đặc

thù, chưa đủ nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà minh gây
ra, dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi các yếu tố môi trường, xã hội nhưng cũng dễ thay


đồi, cải tạo. Họ có tuối đời cịn ít; thiếu kinh nghiệm sống, trình độ văn hóa, học
vấn, hiểu biết và nhận thức pháp luật; chưa hoàn thiện nhân cách; phải đối mặt với
thời kỳ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì: xu hướng thích khẳng định
bản thân, bộc lộ cá tính, khó kiềm chế cảm xúc, dễ bị kích động, tác động ảnh

hưởng bởi mơi trường bên ngồi,... Do đó, hình phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội thường thiên về giáo dục, cải tạo nhiều hơn trừng trị, chế tài được xây

11


dựng có tính nhân đạo, khoan hơng và ít nghiêm khăc hơn so với người đủ 18 tuôi

phạm tội. Không phải mọi hình phạt được quy định trong bộ luật hình sự đều được

áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngồi ra, trong q trình áp dụng hình
phạt, người dưới 18 tuổi phạm tội cũng được áp dụng các chế tài riêng về hình phạt.
Từ những phân tích trên, có thế định nghĩa hình phạt đối với người dưới 18

tuổi như sau: “Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của nhà nước được quy định trong bộ luật hình sự, do Tịa án

quyết định áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vì

phạm tội thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi ích của người đó nhằm trừng
trị, giáo dục, cải tạo họ, góp phần vào cơng CUỘC đấu tranh phịng chống tội phạm

1.1.2. Đặc điếm hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Từ khái niệm đã xây dựng ở phần trên, có thể xác định nội hàm của vấn đề
hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội như sau:


Thứ nhất, hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là biện pháp cưởng

chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưởng chế của Nhà nước được

áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội: so với các chế tài xử lý khác (hành chính,
dân sự,...), hình phạt được coi là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà

nước đối với người dưới 18 tuổi, người bị áp dụng hình phạt phải gánh chịu hậu quả

pháp lý bất lợi hơn. Tính nghiêm khắc thể hiện ở chồ người dưới 18 tuổi bị kết án

có thể bị tước bở hoặc hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị. Tuy
nhiên, theo pháp luật hình sự Việt Nam, người dưới 18 tuồi phạm tội được đối xử
nhân đạo, khoan hồng hơn so với người đủ 18 tuổi phạm tội. Họ khơng bị áp dụng

hình phạt tử hình (khơng bị tước đi quyền được sống) hoặc tù chung thân. Việc áp
dụng các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi chỉ được coi là biện pháp trừng trị

cuối cùng sau khi cơ quan chức năng đã thực hiện hết các biện pháp khác nhưng

khơng đảm bảo tính răn đe, trừng trị.
Thứ hai, hình phạt đối với người dưới 18 tuối chỉ và chỉ được quy định trong

chế định riêng Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, quy định chung
về hình phạt tại Phần chung và các quy định tại điều luật về tội danh cụ thể ở Phần

12



các tội phạm của Bộ luật hình sự. Theo đó, các nhà làm luật xây dựng các quy phạm

đặc biệt dành riêng cho nguời dưới 18 tuổi phạm tội với chính sách, ngun tắc xử

lý và các loại hình phạt áp dụng thể hiện sự ưu tiên, giảm nhẹ hơn so với người đủ
18 tuổi phạm tội. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các

tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân người phạm tội, quy

định pháp luật, Tòa án là chủ thể duy nhất nhân danh nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuồi phạm tội. Khi
xem xét áp dụng hình phạt, Tịa án phải tn thủ chặt chè các thủ tố tụng hình sự và

các chế tài hình sự hình sự áp dụng riêng cho người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thử ba, chủ thể bị áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ

có thể là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp
luật hình sự mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm (Các tội phạm phải thuộc

phạm vi người dưới 18 tuối phải chịu trách nhiệm hình sự). Đây là chủ thể đặc biệt

của pháp luật hình sự Việt Nam có đặc trưng riêng về lứa tuổi mà ở lứa tuổi này,
các nhà làm luật xác định người phạm tội bị hạn chế về mức độ nhận thức, hiểu biết

xã hội, tâm sinh lý chưa phát triển đầy đủ, ổn định dẫn đến dễ bị lôi kéo, sa đà vào
các tệ nạn xà hội hoặc vi nhận thức không đầy đủ về quy định của pháp luật, suy

nghĩ bồng bột, thiếu chín chắn mà thực hiện các tội phạm được quy định tại Bộ luật
hình sự. Nhưng ngược lại, các đối tượng có đặc trưng lứa tuối này có khả năng tiếp

thu nhanh, dễ cảm hóa, dễ hồn lương và tái hòa nhập với cộng đồng hơn so với

người đủ 18 tuồi phạm tội. Mặt khác, với chính sách chăm sóc, giáo dục và bảo vệ
trẻ em, pháp luật các quốc gia về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hầu
hết đều thiên về hướng về hướng nhân đạo, khoan hồng hơn nên hình phạt đối với

họ được quy định và áp dụng riêng. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người

dưới 18 tuổi phạm tội cũng hẹp hơn so với người đủ 18 tuổi phạm tội và được phân
hóa theo nhóm tuổi cụ thể: từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi,

Theo đó, việc áp dụng loại và mức hình phạt đối với hai nhóm tuối này cũng được

phân hóa cụ thể.
Thứ tư, hình phạt đối với người dưới 18 tuổi là công cụ tước bở hoặc hạn chế

13


một sơ qun, lợi ích của người phạm tội, tuy nhiên hình phạt đơi với người dưới 18

tuổi phạm tội ngoài mục tiêu nhằm trừng trị, răn đe người phạm tội còn tập trung

chủ yểu vào việc giáo dục, cải tạo họ, giúp họ sửa chữa lỗi lầm. Nếu như đối với

người phạm tội đủ 18 tuổi, mục đích hướng đến của hình phạt phải là sự kết hợp của
hiệu quả trừng trị và giáo dục người phạm tội, trong đó, đơi khi chức năng trừng trị,

răn đe có vai trị nổi bật hơn nhằm góp phần vào hiệu quả đấu tranh, phịng chống
tội phạm thì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các hình phạt áp dụng chủ yếu có


thiên hướng giáo dục, cải tạo, giúp người phạm tội sửa chữa sai lầm, làm lại cuộc

đời [7,tr413]. Bởi lẽ, như đã phân tích ở trên, người dưới 18 tuổi phạm tội là đối
tượng dễ bị tác động cũng dễ bị cảm hóa, uốn nắn, khả năng tái hịa nhập cộng đồng
cao. Người dưới 18 tuổi phạm tội có tuồi đời còn rất trẻ, sau thời gian bị áp dụng hình

phạt (có thể bị tước tự do), họ cần được trở lại với cuộc sống đời thường, lao động có
ích và tạo dựng giá trị cho xã hội. Do đó, nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài của cơng tác

đấu tranh và phịng chống tội phạm, hình phạt áp dụng với các đối tượng này mang đặc
trưng của chính sách nhân đạo, khoan hồng thiên về giáo dục, cải tạo, hướng thiện.

1.1.3. Mục đích của hình phạt đối vói người dưới 18 tuổi phạm tội
Trong khoa học pháp lý hình sự, sự hình thành của hình phạt gắn liền với

hiện tượng tội phạm và quan điểm xử lý của hệ thống chính trị về tội phạm. Do đó,
mục đích của hình phạt đều hướng đến đích đến cuối cùng là đảm bảo hiệu quả đấu
tranh phòng, chống tội phạm. Mục đích của hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng
mà Nhà nước mong muốn đạt được klii xác định trách nhiệm hình sự và áp dụng

hình phạt đối với người phạm tội. Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017: “Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị người, phảp nhân

thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và quy tắc của
cuộc sổng, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục người, pháp nhân thương mại
khác tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
Mục đích của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội về cơ bản phải

đáp ứng các tiêu chí của mục đích hình phạt nói chung trên hai bình diện: Mục đích

phịng ngừa riêng và Mục đích phịng ngừa chung . Trong đó tồn tại hai yếu tố giá

14


trị côt lõi: trừng trị và giáo dục, cải tạo[14, trl9]. Thơng qua hai chức năng này,
hình phạt sẽ đạt được mục đích phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Căn cứ

vào kết quả nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và quan điểm của các nhà làm
luật hình sự Việt Nam trong hệ thống các nguyên tắc xử lý, có thể nhận thấy việc áp
dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuối chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi chú trọng

việc giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ sớm hồn lương, khơng tái thực hiện

hành vi phạm tội.

- về mục đích phịng ngừa riêng: Đối với người phạm tội là người dưới 18
tuổi, trừng trị, răn đe khơng phải mục đích chính mà phải kết hợp chặt chè với giáo

dục, cải tạo, ưu tiên hơn mục đích giáo dục, cải tạo. Bởi lẽ, đối với đối tượng đặc

biệt là người dưới 18 tuổi, mục đích trừng trị của hình phạt chỉ là mục đích thứ yếu
mà quan trọng hơn là hướng tới việc giáo dục, cảo tạo họ, giúp họ nhận ra sai lầm,

cố gắng sửa chữa để hồn lương và khơng tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội
mới. Theo đó, bên cạnh việc buộc người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý
bất lợi mà hành vi phạm tội của mình gây ra thì hơn hết cần hướng tới việc cải tạo,

giúp đờ người phạm tội nhận thức sai lầm, sửa chữa, hoàn lương. Một trong những
nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là “phải bảo đám lợi ích tốt


nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm, phát triền lành mạnh, trở thành cơng dân cỏ ích cho xã hội”. Khi xem
xét hình phạt, Tịa án thường đặt u cầu giáo dục, cải tạo lên hàng đầu nhằm tạo

điều kiện cho người phạm tội có cơ hội sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập cộng đồng

cao hơn. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng
nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân

và điều kiện gây ra tội phạm. Do đó, mục đích giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội
chủ yếu là nhằm hướng tới quá trình áp dụng hình phạt phù họp, có sự nhân đạo, khoan

hồng ưu tiên áp dụng các Biện pháp giám sát giáo dục và biện pháp tư pháp đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội làm thay đối nhận thức người phạm tội, khiến họ hiếu

hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đáng bị trừng phạt, biến người phạm tội trở
thành người có ích cho xã hội. Giáo dục họ về giá trị tốt đẹp của cuộc sống, tránh xa

15


các vi phạm và tội phạm, không tiêp tục tái phạm. Đôi với hâu hêt các quôc gia trên thê

giới, đây cịn là chính sách nhân đạo, khoan hồng, bảo vệ quyền của trẻ em.

- về mục đích phịng ngừa chung: Hỉnh phạt đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội cịn thể hiện mục đích giáo dục cải tạo nhằm vào đối tượng là cá nhân

khác, ngăn ngừa họ thực hiện hành vi phạm tội, cho họ thấy trước hậu quả của việc

thực hiện hành vi phạm tội đề họ từ bỏ ý định phạm tội nếu có. Bởi lẽ, khi áp dụng
hình phạt đối với người phạm tội, Tịa án không chỉ tước bỏ hoặc hạn chế quyền của
người phạm tội, tác động trực tiếp đến tinh thần của người phạm tội mà cịn có sức

ảnh hưởng tinh thần tới các đối tượng khác trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng
cùng nhóm.Theo đó, thơng qua hoạt động xử lỷ, giải quyết nghiêm các trường hợp

người dưới 18 tuổi phạm tội bằng hình phạt, nhà nước tác động tâm lý đến những cá
nhân khác là người dưới 18 tuối có ý định phạm tội, răn đe, giáo dục họ từ bỏ ý định

phạm tội nhằm tránh phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp luật

quy định. Với đối tượng là người dưới 18 tuổi, mục đích phịng ngừa chung càng
phát huy hiệu quả răn đe, giáo dục cải tạo, bởi lẽ người dưới 18 tuổi có đặc thù chưa
vững vàng về tâm sinh lý, dễ bị tác động, dễ bị cảm hóa và giáo dục.

1.2. Một số yếu tố bảo đảm hiệu quả của hình phạt đối với người dưói 18 tuổi
phạm tội
Hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội là vấn đề chịu nhiều tác động

và chi phối bởi các yếu tố xã hội. Các yếu tố này một mặt có thể làm ảnh hưởng đến
hiệu quả của các loại hình phạt, mặt khác có thể làm gia tãng, bảo đảm nhừng điều
kiện
• thuận
• lợi
• cho việc
• đạt
• được
• những mục
• đích xã hội

• mà hình phạt
1 • đề ra

[ 16,tr20]. Khoa học pháp lý hình sự gọi tên những yếu tố này là các yếu tố bảo đảm
hiệu quả cùa hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội. Trong phạm vi luận
văn, tác giả chi tập trung vào một số yếu tố bảo đảm hiệu quả cơ bản sau:

1,2,1, Sự hồn thiện của hệ thống chính sách và quy định pháp luật
Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thực chất là một vấn đề pháp

lý được quy định tại Bộ luật hình sự và là sự thể chế hóa, cụ thể hóa tập trung nhất

quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật hình sự quốc gia về việc xử lý trách

16


nhiệm hình sự đơi với người dưới 18 ti phạm tội.

Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam và các quy định cụ thế của Bộ luật
hình sự, các văn bản dưới luật đã trực tiếp chi phối đến việc xây dựng và áp dụng

các hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Cụ thể: Quan điểm xây dựng
chính sách của Đảng và nhà nước đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là nhân đạo,

khoan hồng. Do đó, các hinh phạt với đối tượng này đều hướng tới phục vụ mục

đích nhân đạo, đảm bảo tơn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18
tuối phạm tội nhằm mục đích giáo dục, thúc đẩy sự hòa nhập của họ vào cộng
đồng. Khi người dưới 18 tuổi có hành vi phạm tội thì bao giờ cũng phải đặt vấn đề


trách nhiệm pháp lý của các đối tượng đó trong mối quan hệ với trách nhiệm chăm

sóc, bảo vệ, giáo dục của xã hội, của gia đình và nhà trường. Việc xử lý người dưới
18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đờ họ sửa chữa sai lầm,
phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội.

Mọi sự thay đối của chính sách và quy định pháp luật hình sự đều làm ảnh
hưởng đến kết quả áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, khi hệ

thống chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội càng tiến
bộ, văn minh; quy định của Bộ luật hình sự càng hợp lý, đồng bộ với thực tiễn, có
văn bản hướng dẫn, giải thích rõ ràng thỉ hiệu quả áp dụng hình phạt với người dưới

18 tuổi càng tiệm cận với kỳ vọng của các nhà làm luật. Ngược lại, nếu chính sách
pháp luật lạc hậu, phong kiến; quy định pháp luật “cứng nhắc”, khơng có sự điều
chỉnh phù họp với điều kiện phát triển của xã hội, xu hướng của thế giới, không kịp
thời sửa đổi bồ sung những tồn tại, hạn chế và giải thỉch làm rõ các vấn đề thì cịn

bất cập thì sẽ dẫn tới trước hết là sự mất kiểm sốt về tình hình tội phạm đối với
người dưới 18 tuồi sau đó là phản ứng tiêu cực về niềm tin của người dân với Đảng
và nhà nước.

Đe đảm bảo hiệu quả của các hình phạt này, trước tiên, sự hồn thiện của hệ

thống chính sách và các quy định pháp luật là đặc biệt quan trọng. Theo đó, sự hồn
thiện được hiểu là mức độ tiến bộ, phát triển của chính sách và quy định pháp luật
về hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải đạt đến tiêu chuẩn nhất định

sao cho phù họp, đồng bộ với điều kiện thực tiễn tại từng thời điếm, bát kịp xu

17


hướng hội nhập qc tê. Hồn thiện cũng có nghĩa là sớm khăc phục, tháo gờ những

khó khăn, tồn tại, hạn chế của chính sách, văn bản pháp luật hình sự thông qua hoạt
động sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn, giải thích pháp luật bàng văn bản, bằng án lệ. Sự
hồn thiện về hệ thống chính sách và quy định pháp luật phải được diễn ra thường

xuyên, định kỳ và phải dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn thì mới đảm bảo hiệu quả

của hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội [5, tr35J.
1.2.2. Năng lực trình độ và trách nhiệm của ngưịi có thấm quyền tiến hành tố tụng

Một trong những yếu tố tác động đến kết quả áp dụng hình phạt đối với

người dưới 18 tuối đó chính là nhận thức, năng lực, trinh độ và trách nhiệm cùa đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn (điều tra, truy tố, xét xử) đặc biệt

là trong quá trình xét xử. Bời lẽ, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia

trực tiếp vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, xem xét đánh giá chứng cứ, tài liệu
để quyết định hình phạt đối với bị cáo. Đối với người phạm tội là người dưới 18

tuổi, yêu cầu về năng lực, trình độ, trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng là rất quan trọng. Bởi, người dưới 18 tuồi phạm tội là đối tượng nhạy cảm,
yếu thế, dễ bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, bản thân họ còn thiếu kiến thức

về xã hội và pháp luật, khả năng tự bảo vệ quyền của chính họ cịn hạn chế. Do đó,
các hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu khơng được thực


hiện bởi cá nhân có tố chất, năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp nhất định thì
rất dễ ảnh hưởng đến quá trình tìm ra sự thật khách quan của vụ án cũng như xét xử

đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Năng lực, trình độ và trách nhiệm trong cơng việc của người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng quyết định khả năng người đó có áp dụng đúng, hiệu quả quy định

về hình phạt đối với người dưới 18 tuối phạm tội hay khơng? Người có nhận thức

pháp luật nhạy bén, năng lực trình độ chuyện mơn nghiệp vụ cao, có kỹ năng tâm lý

học, có kinh nghiệm giải quyết các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên,
người dưới 18 tuổi thì đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, minh bạch trong quyết

định hình phạt với người phạm tội. Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ công chức không

đáp ứng được điều kiện về năng lực trình độ, trách nhiệm thì có thể dẫn tới hậu quả

18


khó lường như áp dụng sai, áp dụng bừa bãi, theo cảm tính khi qut định hình phạt
thậm chí làm oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Việc chưẩn hóa năng lực trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, cơng chức

có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án hình sự có bị can, bị cáo
là người dưới 18 tuổi ngày nay đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia quan tâm,
trong đó có Việt Nam. Thậm chí, có một số ý kiến cho rằng đối với hoạt động xét


xử của Tòa án, bên cạnh việc phát triển hình thức Tịa án gia đỉnh và người chưa
thành niên, cần xem xét đào tạo đội ngũ thẩm phán chun trách có chun mơn

sâu, giàu kinh nghiệm chỉ và chỉ thực hiện giải quyết các vụ án hình sự có bị cáo là

người dưới 18 tuồi để đảm bảo hiệu quả của hình phạt (chun biệt hóa đến cá nhân

người tiến hành tố tụng).

1.2.3. Co' sở vật chất, phương tiện bảo đảm việc triển khai áp dụng hình phạt
Hình phạt đối với người dưới 18 tuối khơng thế đảm bảo được thực hiện có

hiệu quả nếu chỉ dừng lại ở những quy định pháp luật “trên giấy” mà đòi hỏi phải

được áp dụng trong thực tiễn thi hành, được thể hiện bằng quyết định hỉnh phạt cụ
thể và chứng minh hiệu quả bằng quá trình thi hành án hình sự. Do đó, cần được

trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện đáp ứng nhu cầu của cơ chế được áp
dụng trong suốt quá trình tố tụng. Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chi

đạt hiệu quả khi quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo quyền lợi của

người phạm tội và đảm bảo tính nghiêm minh, khách quan, minh bạch. Ví dụ: hệ

thống phịng hỏi cung của các cơ quan tố tụng phải được trang bị thiết bị ghi âm,
ghi hình; phiên tịa xét xử người dưới 18 tuổi phải được bày trí thân thiện; hệ thống

cơ sở giam giữ, thi hành án hình sự phải đảm bảo vật chất,...đáp ứng nhu cầu cải
tạo, tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành án là người dưới 18 tuồi.


1.3. Khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt đối vói
ngưịi 18 tuổi phạm tội tù’ cách mạng tháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ

luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Vấn đề trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi hay người chưa thành

niên phạm tội là không mới trong lịch sử hình thành và phát triền cũa pháp luật hình

sự Việt Nam. Theo đó, các quy định về hình phạt đối với người dưới 18 tuồi cũng
19


×