Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nguyên tắc tự do ý chí trong bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.65 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUÒC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THU HẰNG

NGUYÊN TẮC TỤ DO Ý CHÍ
TRONG Bộ LUẬT DÂN sự NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 8380101.04

LUẬN VĂN THẠC sĩ LUẬT HỌC

CÁN Bộ HƯỚNG DẢN: PGS. TS NGÔ HUY CƯƠNG

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thu Hằng


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài và tinh hình nghiên cứu........................................ 1
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................. 2

3. Tình hình nghiên cứu.................................................................................... 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 5

7. Cơ cấu của luận văn...................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Tự DO Ý CHÍ................... 6
1.1. Học thuyết tự do ý chí và khái niệm về tự do ý chí................................. 6
1.2. Nguyên tắc tự do ý chí............................................................................ 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG I................................................................................ 23

CHƯƠNG 2: sự THẾ HIỆN NGUYÊN TẮC Tự DO Ý CHÍ_TRONG
Bộ LUẬT DÀN Sự NẢM 2015.................................................................... 24

2.1. Mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do ý chí và tự do họp đồng.................. 24
2.2. Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định về chủ thể của họp đồng............ 27
2.3. Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định giao kết họp đồng...................... 34

2.3.1. Giao kết hợp đồng................................................................................. 36

2.3.2 Tự do ý chí trong đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ
luật Hình sự năm 2015.................................................................................... 37


2.3.3. Chấp nhận đề nghị giao kết họp đồng................................................... 43
2.4. Nguyên tắc tự do ý chí trong quy định về thỏa thuận nội dung của

họp đồng.........................................................................................................47
2.5. Tự do ý chí trong lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp............... 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................... 54


CHƯƠNG 3: THựC TIỄN THI THÀNH CÁC QUY ĐỊNH CÙA BỘ
LUẬT DÂN Sự NĂM 2015 LIÊN QUAN TỚI NGUYÊN TẮC Tự DO

Ý CHÍ VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN........................................................ 55
3.1. Thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên
quan tới nguyên tắc tự do ý chí....................................................................... 55

3.1.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về nguyên tắc tự do ý chí trong
giao kết họp đồng............................................................................................ 55

3.1.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về nguyên tắc tự do ý chí trong
thỏa thuận nội dung hợp đồng......................................................................... 61

3.1.3. Thực tiễn thực hiện các quy định về nguyên tắc tự do ý chí trong
thỏa thuận các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng......................... 73

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc tự
do ý chí............................................................................................................ 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 78

KẾT LUẬN..................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 80


MỎ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài và tình hình nghiên cứu

Học thuyết “pháp luật tự nhiên ” đã đưa ra những tư tưởng, nguyên tắc
chù đạo để bảo vệ quyền cá nhân của con người trước quyền lực của nhà

nước. Quyền tự do của con người dưới quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin

là khái niệm mang tính lịch sử, quyền tự do của con người phản ánh mối quan
hệ giữa nhà nước và cá nhân, nó được nhà nước ghi nhận và bảo vệ bằng pháp

luật. Hiến pháp năm 2013 của nước ta cũng nhấn mạnh: “Ớ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị,

dân sự, kinh tế, văn hỏa, xã hội được công nhận, tôn trọng, báo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy mỗi cá nhân có quyền tự do và bình

đẳng trước pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng chủ đạo xuyên

suốt hệ thống pháp luật, trong tất cả các ngành, lĩnh vực pháp luật, các chế
định pháp luật, trong toàn bộ cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Như vậy các

nguyên tắc cơ bàn của pháp luật dân sự theo quy định ờ Bộ luật Dân sự năm


2015 không chỉ áp dụng cho các vấn đề nêu trong Bộ luật Dân sự mà còn áp
dụng cho các vấn đề khác được nêu trong văn bản thuộc pháp luật dân sự.

Trong đó nguyên tắc tự do ý chí được quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật
Dân sự năm 2015 cụ thể: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấp dứt
quyền, nghĩa vụ dãn sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa

thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái
đạo
có hiệu lực thực hiện đoi với các bên và /phải được
• đức xã hội
•••••
• chủ thê

khác tơn trọng

Như vậy sự tự do ý chí là nền tảng cơ bản, có vai trị quan

trọng đối với hợp đồng, thương mại không thể phát triển nếu các thỏa thuận

được lập ra một cách tự do mà khơng được thi hành một cách bình thường.
Với các lý do trên đây tôi lựa chọn đề tài: "Nguyên Tấc tự do ỷ chí
trong Bộ luật Dân sự năm 2015" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỳ luật


học với mong mn sẽ góp phân nghiên cứu một cách toàn diện cả vê lý luận

và thực tiễn quy định pháp luật của Việt Nam về tự do ý chí trong quan hệ

pháp luật dân sự thể hiện ở nguyên tắc tự do ý chí trong Bộ luật Dân sự năm


2015 và việc áp dụng nhằm phát huy tối đa quyền tự do của các chủ thể bên

cạnh đó có những đóng góp thích hợp khắc phục những hạn chế còn tồn tại

nhằm đảm phát huy tối đa hiệu quả của các quy định về quyền tự do ý chí góp
phần bảo đảm sự cơng bằng và trật tự công cộng, đạo đức xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về
tự do ý chí trong đó bao gồm Học thuyết về tự do ý chí, pháp luật của một số
nước trên thế giới về tự do ý chí, sự thể hiện của ngun tắc tự do ý chí trong
Bộ• luật
• Dân sự• năm 2015,7 thực
• tiễn thi hành các quy
± định
• của bộ• luật
• dân sự•

năm 2015 liên quan tới nguyên tắc tự do ý chí và kiến nghị hồn thiện.

- Phạm vi nghiên cứu: Mặc dù đề tài luận văn là “Nguyên tắc tự do ý

chí trong Bộ luật Dân sự năm 2015” , nhưng trong phạm vi giới hạn của luận
văn này, tác giả xin được đi sâu nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực

tiễn của nguyên tắc tự do ý chí trong quan hệ pháp luật hợp đồng.
3. Tình hình nghiên cứu

Mặc dù được ghi nhận là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

dân sự, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều cơng trình khoa học cũng như bài

viết nghiên cứu về đề tài này. Chúng ta chủ yếu nghiên cứu dựa trên các cơng
trình khoa học, các bài viết:

- “Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam”, của tác giả PGS. TS. Ngô

Huy Cương (Chủ nhiệm) (2007), Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội, Mã số QG: 0738;

- “Luật Hợp đồng Việt Nam”, của tác giả PGS. TS. Đồ Văn Đại, Nhà
xuất bản Hồng Đức, năm 2017;

2


- “Bình luận khoa học những điêm mới của Bộ luật Dân sự năm
2015”, của tác giả PGS. TS. Đỗ Văn Đại (chủ biên), Nhà xuất bản Hồng

Đức, năm 2016;

- “Bình luận khoa học Bộ luật Dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam sự năm 2015”, của tác giả TS. Nguyễn Minh Tuấn, Nhà xuất bản

Tư pháp, năm 2016;

- “Bình luận
khoa học
Bộ• luật
Dân sự• năm 2015 của nước Cộng

hịa xã



*
hội chủ nghĩa Việt Nam”, của tác giả PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ và PGS. TS.
Trần Thị Huệ (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2017

- “Những nguyên tắc cơ bản của các Bộ luật Dân sự trên thế giới và kinh
nghiệm cho Việt Nam năm 2005”, của tác giả Lê Nguyễn Gia Thiện và Lê
Nguyễn Gia Phúc, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 13; Tháng 7 năm 2014;

- “Khái niệm họp đồng và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật
hợp đồng Việt Nam”, của tác giả TS. Trần Kiên và Nguyễn Khắc Nhu, Tạp

chí nghiên cứu Lập pháp số 2+3 (378+379), tháng 1 năm 2019;

Luận văn, luận án, khóa luận tốt ngiệp:
- Phạm Thị Thúy Kiều (2017), Tự do ý chi giao kết hợp đồng trong Bộ
luật Dân sự 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật -Đại học Quốc gia Hà

Nội;
- Nguyễn Thị Hường (2011), Tự do giao kết họp đồng -Những vẩn đề lý
luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Trần Hồi Thanh (2014), Ỷ chí của chủ thê trong giao địch dân sự
theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học
Quốc gia Hà Nội.

Những bài viết, cơng trình nghiên cứu nêu trên dựa đã có sự nghiên cứu

tương đối tồn diện về vấn đề tự do ý chí trong pháp luât dân sự nói chung
cũng như trong việc thỏa thuận, giao kết họp đồng nói riêng. Tuy nhiên, giai

đoạn hiện nay, chưa thực sự có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện nguyên
3


tăc tự do ý chí trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó việc nghiên cứu đê tài

một cách tổng thể và chi tiết là việc hết sức cần thiết.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để đề tài: " Nguyên Tắc tự do ý chí trong Bộ luật Dãn sự năm 2015"
có thế đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu, tác giả có nhiệm vụ:

Thứ nhất, tìm hiểu những vấn đề lý luận về khái niệm và nộ
i dung của tự do ý chí, Học thuyết tự do ý chí, quy định nguyên tắc tự do ý chí
trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản luật khác, từ đó có cái nhìn

tồn diện về nguyên tắc tự do ý chí trong pháp luật dân sự ở nước ta.

Thứ hai, tìm hiểu về sự thể hiện nguyên tắc tự do ý chí trong Bộ luật

Dân sự năm 2015 và thực tiễn thi hành nguyên tắc.
Thứ ba, Từ thực tiễn thi hành chỉ ra các bất cập và nguyên nhân thực

tiễn và kiến nghị khắc phục.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đe thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu tác


giả sử dụng nhiều phương pháp:

Phương pháp phân tích, tồng hợp, phương pháp này được sử dụng khá
phổ biên mục đích để làm rõ khái niệm của vấn đề tự do ý chí.

Phương pháp đánh giá, phương pháp phân tích lịch sử sử dụng nham
tìm hiểu tổng quát quá trình lịch sử của nguyên tắc tự do ý chí ở Việt Nam và

Học thuyết tự do ý chí của pháp luật thế giới. Đồng thời việc sử dụng phương

pháp này cũng nhằm mục đích đưa ra ý kiến nhận xét các quy định của pháp
luật hiện hành có hợp lý hay khơng, nhìn nhận trong mối tương quan so với
các quy định có liên quan hoặc so với quy định trong pháp luật các nước

khác.
Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch được áp dụng triển khai
hiệu quả các vấn đề liên quan đến nguyên tắc tự do ý chí, đặc biệt là các kiến
nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cơ sở đưa ra kiến nghị mang tính khái quát,
4


súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến

nghị. Bên cạnh đó phương pháp luận nghiên cửu khoa học duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác -Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam cũng được tác giả áp dụng
để phân tích, triển khai các vấn đề trong luận văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


Luận văn tập trung nghiên cứu có hệ thống các khái niệm các học
thuyết về tự do ý chí, qua đó thấy được các đặc điểm của nguyên tắc tự do ý

chí, tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự. Theo

đó, tác giả luận giải các vấn đề, bàn về nguyên tắc tự do ý chí trong quy định
của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Đồng thời việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các hạn chế, bất cập

của việc áp dụng nguyên tắc này trong thực tiễn. Từ những phân tích, lý luận,
tìm hiểu thực tiễn các quy định của pháp luật để đưa ra các định hướng, giải

pháp góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật trong vấn đề đang
nghiên cún.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự do ý chí.

Chương 2: Sự thể hiện nguyên tắc tự do ý chí trong Bộ luật Dân sự
năm 2015.
Chương 3: Thực tiễn thi hành nguyên tắc tự do ý chí và những kiến
nghị hồn thiện.

5



CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ Tự DO Ý CHÍ
1.1. Học thuyết tự do ý chí và khái niệm về tự do ý chí

Từ xưa tới nay, con người chúng ta luôn hướng đến sự tự do, quan
điểm tự do vận động không ngừng và phát triển qua từng tời kỳ với tư cách là

một phạm trù của triết học. Tự do ý chí có cốt lõi từ hoạt động tinh thần của
mỗi cá nhân, khả năng cá nhân đó quyết định một vấn đề khi đứng trước
nhiều sự lựa chọn khác nhau. Sự lựa chọn đó khơng bị áp lực hay bị sự bắt














A



J






buộc họ theo một hướng nào. Quyền cá nhân được khẳng định ý chí của mình

chính là tự do ý chí.
Trong triết học cùa Hegel -Nhà triết học lớn nhất của Đức, ông là người
phát triển phương pháp luận biện chứng là một trong những yếu tố quan trọng
của triết học Marx -Lenin sau này đã cho rằng, tự do ý chí của cá thế khơng

thể thốt ly khỏi tiến trình chung của sự phát triển xã hội (lịch sử toàn thế
giới). Khái niệm ý chí tự do là khái niệm cơ bản trong toàn bộ triết học pháp
quyền của Hegenl và được ông coi là cơ sờ, xuất phát điểm của pháp luật.

Hegel đã viết: “Cơ sở của pháp luật là cái tinh thần nói chung, cịn vị trí gần
nhất và xuất phát điểm của nó là ý chí tự do, vì tự do tạo thành thực thể và

tính quy định của ý chí, cịn hệ thống pháp luật là vương quốc của tự do đã

được thực hiện, là thế giới của tinh thần do bản thân tinh thần tạo ra như một
thế giới tự nhiên thứ hai”. Theo đó, ý chí tự do là công cụ cần thiết cho việc
hiện thực hóa bản thân ý niệm về pháp luật.

Như vậy có thể thấy rằng thuyết tự do ý chí đã xuất hiện từ thế kỷ
XVIII và nằm trong hệ thống các quan điểm của trào lưu triết học ánh sáng.
Nội dung của thuyết này xuất phát từ quan điểm cho ràng, ý chí của con

người là tối thượng và tự chủ. Chỉ các hành vi xuất phát từ ý chí tự chủ của
một người có hiệu lực ràng buộc đối với người đó. Một người chỉ bị ràng
buộc khi người đó muốn như vậy và ràng buộc theo cách mà người đó muốn.


[9]. Như vậy, về mặt triết học học thuyết tự do ý chí dựa trên nền tảng của sự
6


tự do cá nhân, cá nhân không thê bị ai đó ép buộc phải làm hay khơng làm

một việc gì đó trái với ý chí của mình. Học thuyết này cho rằng pháp luật thể
hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, nên các quy định của pháp luật

có giá trị thúc buộc chung mà các cá nhân đã gián tiếp ưng thuận. Học thuyết
này nhằm tới mục đích cơng bằng giữa các cá nhân thơng qua tự do thương

thuyết, và phát triển kinh tế thông qua tự do cạnh tranh. Có nghĩa là “để cho
muốn là gì thì làm”. Tư tưởng này được người ngày nay hiểu rằng, chủ nghĩa

tự do kinh tế thời đó là một chế độ tự do không giới hạn mà tại đó sự cơng
bằng là kết quả tự nhiên có được từ luật nghĩa vụ thích hợp được xây dựng

trên nền tảng đặc biệt của sự bình đẳng thích hợp [9]. Hệ quà các lý thuyết về

luật tư ở thế kỳ XIX đều lấy tiền đề từ sự thống trị của quyền tự do cá nhân vô

giới hạn. Như vậy, về giá trị đạo đức học thuyết tự do ý chí dựa trên quan
niệm khơng ai có thể bị ép buộc phải thực hiện hay không thực hiện công việc

mà cá nhân đó khơng muốn, khơng xuất phát vì lợi ích của cá nhân đó. Vì
vậy, hợp đồng chính là sản phấm của ý chí cá nhân, hình thành từ lợi ích của
chính các bên tham gia.


Chế định hợp đồng với tư cách là chế định cốt lõi vô cùng quan trọng
của luật tư cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật, tại chế định này học thuyết

tự do hợp đồng có vai trị vơ cùng quan trọng. Được hình thành từ rất lâu

đời, hợp đồng chính là cơng cụ pháp lý thể hiện sự phân cơng lao động và
hình thức trao đối hàng hóa xuất hiện thì cùng với đó là sự hình thành của hợp

đồng, chế định này giữ một vị trí quan trọng trong quan hệ tài sản chính là
điều tiết các quan hệ này. Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát
triển đa dạng của quan hệ hợp đồng với tính chất và các loại hợp đồng ngày

càng đa dạng hơn, tuy nhiên dù tính chất và loại hình có thay đổi nhưng bản
chất của quan hệ hợp đồng vẫn là sự tự do thỏa thuận giữa các bên, các bên tự
do quyết định ý chí của mình khi tham gia giao kết hợp đồng.

7


Vê mặt kinh tê, học thuyêt tự do ý chí dựa trên nhận định răng, lợi ích

cá nhân là động lực để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Tự do ý chí được đề cao để
con người vì lợi ích của mình trong xã hội tự do cạnh tranh mang lại những

lợi ích chung. Tự do hợp đồng dưới góc độ kinh tế được chia thành hai thời
kì: Thời kỳ tự do kinh tế từ thế kỷ XVIII đến những năm 20 của thế kỷ XX và
từ sau khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đến nay. Trong thời đầu, tự do hợp
đồng là nền tảng của pháp luật hợp đồng trong nền kinh tế cổ điển. Tự do hợp
đồng trong thời kỳ này gần như là tuyệt đối, pháp luật thời kỳ tôn trọng và


thừa nhận mọi sự thỏa thuận của các bên. Cùng với sự ra đời của nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa, học thuyết tự do ý chí trong thời kì này chủ

trưong tự do theo ý chí của cá nhân. Học thuyết này cho ràng, cá nhân hồn
tồn có đầy đủ lý trí và năng lực để làm chủ bản thân và quyết định tất cả

hành vi của mình, do đó cá nhân được hoàn toàn tự do trong mọi hành động,
miễn là hành động cùa cá nhân này không làm tổn hại đến cá nhân khác. Đến

thể kỷ XIX, tự do ý chí của mồi cá nhân khơng cịn là tuyệt đối nữa mà lợi ích
xã hội được đặt lên hàng đầu, lý thuyết tự do đã có sự thay đổi. Điển hình
trong lĩnh vực kinh tế, sự tự do cạnh tranh dẫn đến những cuộc khủng hoảng

kinh tể nghiêm trọng cần có sự quy định chặt chẽ mới có thể giãi quyết được.
Nói cách khác, tự do ý chí và hệ quả của nó là tự do giao kết hợp đồng chưa
đủ để đảm bảo sự công bằng về mặt kinh tế, xã hội. Từ đó địi hỏi phải có sự

can thiệp của Nhà nước và pháp luật nhằm lập lại thế cân bằng và khôi phục
lại các điều kiện đảm bảo sự tự nguyện trong cam kết của các bên và khơng đi

ngược lại lợi ích chung của tồn xã hội. Từ đó ngun tắc tự do hợp đồng

khơng cịn mang tính tuyệt đối mà bị giới hạn bới pháp luật, đạo đức và lợi

ích xã hội. Giải pháp chung là tơn trọng quyền tự do hợp đồng nhưng có tính
đến các lợi ích xã hội. Từ đó, hợp đồng vẫn là kết quả của tự do ý chí và
thống nhất ý chí của các bên nhưng phải chịu sự giám sát chật chẽ của pháp

luật thông qua việc quy định những giới hạn cụ thế mà các bên phải tuân thủ
khi tham gia giao kết họp đồng [24]. “Tự do hợp đồng là một tư tưởng mà

8


theo đó các cá nhân được quyên tự do thỏa thuận giữa họ với nhau vê các điêu
kiện của hợp đồng, khơng có sự can thiệp của chính quyền. Bất kể những gì
khác hon quy định tối thiểu và thuế có thể xem là sự vi phạm nguyên tắc. Nó

là trụ cột cả học thuyết kinh tế tự do (the theory of laissez -faire economics).
Các nhà kinh tế học xem xét nó như một lợi ích đối với xã hội bởi làm tăng

sự lựa chọn và làm giảm thất nghiệp gây ra bởi các qui định chắng hạn như

tiền lương tối thiểu”. Triết lý này được đề xuất bời Adam Smith và Thomas
Hobbes nhàm ủng hộ cho các cá nhân sử dụng xã hội như một công cụ để

thụ đắc tài sản. Các ông xem nhà nước thông thường như một phương tiện
để đạt mục đích, chứ khơng phải là “người quy định”, và phản đối sự kiềm

chế nhân định đối với ý chí tự do của cá nhân trong việc theo đuổi lợi ích
riêng của anh ta. Hobbes đã gọi tự do ý chí là luật tự nhiên tự do (liberal

natural law) [7, tr24].
Bộ luật Dân sự Pháp 1804 có một vị trí quan trọng có tầm ảnh hưởng
lớn đến nền pháp luật dân sự Châu Âu lục địa (Civil Law) và được coi là hiến

pháp của pháp luật dân sự thế giới, là văn bản nền tảng cho cả hệ thống luật
tư. Bộ luật Dân sự Pháp 1804 được chia thành luật về người, về vật và hành
vi. Bên cạnh Bộ luật Dân sự Pháp 1804, Bộ luật Dân sự Đức 1900 với kết cấu

gồm năm quyển bao gồm các phần: Phần chung, Trái quyền, Vật quyền, Luật


gia đình và Luật thừa kế có nguồn gốc trực tiếp từ trường phái Pandectist. Cả

hai Bộ luật này đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết tự do ý chí.
Với Common Law -tự do hợp đồng là một học thuyết trung tâm của

luật hợp đồng cổ điển. Học thuyết này nở rộ và phát triển đầy đủ vào khoảng
nửa cuối thế kỷ XIX. Tại đây pháp luật được tạo ra bởi các thẩm phán và các

học thuyết pháp lý bị ảnh hưởng bởi ý tưởng khế ước xã hội từ thời của Locke

-với mục đích trên hết là bảo vệ các quyền tự nhiên của con người như quyền
sống, quyền tự do và quyền tư hữu; Tư tưởng kinh tế cổ điển -Đề cao sự tự do
cá nhân, các quyền cá nhân trong hoạt động kinh tế và tư tưởng; Quan niệm

9


về sự liên kết tự nguyện giữa các chù thể cùa quan hệ hợp đồng. Học thuyết
tự do hợp đồng có nguồn gốc từ Thời đại khai sáng với tư tưởng Locke được

thể hiện trong cơng trình “Hai luận thuyết về chính quyền” chống lại quyền
lực tối thượng thần thánh của các nhà vua. Theo ông xã hội vận hành tốt nhất

khi các khế ước xã hội đã được định rõ điều chỉnh hành vi của con người, và

là cách thức tốt nhất để bảo vệ đời sống, tự do và tài sản của cá nhân họ mà

được gọi là các quyền tự nhiên [7, tr21 ].
Ngày nay, Bộ luật Dân sự Nhật Bản có quy định “Một loại giao dịch


dân sự thề hiện sự thống nhất ý chí cùa hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp

đồng thơng thường làm phát sinh nghĩa vụ”, theo đó ta có thể thấy Bộ luật
Dân sự Nhật đề cao ý chí tự do cùa các bên trong việc tự do đề nghị giao kết
hợp đồng, tự do ý chí trong việc xác định nội dung và hình thức của hợp
đồng. Đối với Bộ luật Dân sự Philippin quy định tự do ý chí của chủ thể qua

quy định tại Điều 1318 “sự ưng thuận giữa các bên” và tự do ý chí của chủ thể
là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong giao kết hợp đồng. Tại Canada,

Bang Quebec nằm ngay sát nước Mỹ do chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp
và đạo Cơng giáo làm cho Quebec trở thành một vùng đặc thái nhất của

Canada, hay có thể nói là của tất cả Bắc Mỹ, các bang khác cùa Canada liền
kề với Quebec đều áp dụng hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của hệ thống

Common law, trong khi pháp luật cùa Quebec lại chịu ảnh hướng của pháp
luật Pháp (Civil Law) theo Bộ luật Dân sự của Quebec thì bản chất vốn có của
hợp đồng là ý chí của các bên trong hợp đồng cùng với nguyên nhân và mục
đích của hợp đồng. Điều 1378 Bộ luật Dân sự Quebec quy định hợp đồng là:

“một thỏa thuận của ý chí bởi một hoặc nhiều người để ràng buộc với một

hoặc nhiều người khác nhằm thực hiện một công việc”.
Học thuyết tự do ý chí đã dẫn đến một hệ quả trước tên coi hợp đồng là

một lại nguồn quan trọng nhất của nghĩa vụ pháp lý. Bởi vậy, hợp đồng có
nhiệm vụ bảo đảm sự tự do và ngay thắng của ý chí. Những người giao kết
10



họp đồng phải chín chắn để suy nghĩ và ở trạng thái minh mẫn bình thường.

Các trường hợp giao kết họp đồng do nhầm lẫn, do lừa dối hay do bạo lực sẽ
làm cho hợp đồng vơ hiệu. Do đó có thể nói, chế định vơ hiệu của hợp đồng
hồn tồn khơng trái với vấn đề tự do ý chí. Tuy nhiên, về sự vô hiệu của hợp

đồng cũng được các nhà lập pháp nhìn từ giác độ của trật tự cơng cộng cũng
có những khác biệt nhất định trong các nền tài phán khác nhau, ở những thời
điểm lịch sử khác nhau. Chẳng hạn: Trong Quốc Triều Hình Luật của nước
Việt Nam trước kia, mặc dù đã có những quy định buộc thi hành họp đồng (có

nghĩa là có khuynh hướng tự do ý chí) nhưng cũng đã đưa ra nhiều quy định
hạn chế tự do ý chí của các thần dân thể hiện tại Điều 41, Chương Tạp luật

với quy định “Người Kinh không được cho người Man Liêu vay nợ, trái luật

thì xử biếm hai tư; số tiền cho vay phải xung công”. Các quy định như vậy
nhằm bảo đảm đời sống chung của cộng đồng, nhưng đơi khi được giải thích

theo hai hướng khác nhau. Một khuynh hướng cho rằng, sự duy trì các quy
định như vậy nhằm hạn
chế bớt một
lợi ích lớn


JLphần của tự
• do cá nhân vì một
••



• ụ

hơn là sự tồn tại và phát triền của xã hội. Một khuynh hương khác lại lập luận,
khái niệm trật tự cơng cộng được hình thành từ thế kỷ XIX nhằm bảo đảm tự
do cá nhân và sớ hữu cá nhân trong trường hợp cần thiết. Qua các nghiên cứu

trên có thể đi đến nhận đinh: Học thuyết tự do ý chí có vai trị quan trọng

trong việc
định hoặc
kế hoạch trở thành hiện
• hồ trợ• nhằm biến các dự••
••
• thực
• -

một trong những chức năng quan trọng của pháp luật nói chung, bởi học
thuyết này giúp cho các chủ thể hợp đồng ý thức được sự cưỡng chế của tòa

án đối với các nghĩa vụ họp đồng, do đó các dự định hay kế hoạch của các
chủ thể đã được toan tính trước và thể hiện phần nào đó qua hợp đồng thực

hiện [7, tr26].
1.2. Nguyên tắc tự do ý chí

Nguyên tắc của pháp luật được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo nội

dung, quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Các nguyên tắc của

11


pháp luật tạo thành bộ khung “xương sông” đê nâng đỡ tồn bộ hệ thơng pháp

luật, làm cho các quy định pháp luật ln có sự gắn kết chặt chẽ và thống nhất
nội tại với nhau, thể hiện sâu sắc bản chất dân chủ, nhân đạo của pháp luật xã
hội chủ nghĩa. Các nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa được hình thành

và phát triến trên cơ sở Chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng của các vị lãnh
đạo ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa, do vậy, chúng là những tư tưởng chỉ đạo

mang tính khoa học, phản ánh những quy luật khách quan của công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước trong các giai đoạn phát triển. Những

nguyên tắc của pháp luật được thể hiện trong nội dung đường lối chính sách
của Đảng cộng sản, nội dung, tinh thần các chính sách pháp luật, các quy
định. Văn bàn luật, trong đó tập trung nhất là trong hiến pháp và các văn bản

pháp luật quan trọng của Nhà nước. Việc xác định và thực hiện đúng đắn,
chính xác các nguyên tắc pháp luật sẽ làm cho hệ thống pháp luật có hiệu quả

cao, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đạt được nhiều thành tích, quyền,
lợi
và đảm bảo thực
• ích cơ bản của nhân dân được
• mở rộng

• hiện
• trên thực

• tế.
Ngược lại, nếu xác định nội dung của chúng khơng chính xác hoặc thực hiện
khơng tốt sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động xây dựng, thể hiện và bảo vệ

pháp luật và xét đến cùng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế,
chính trị - văn hóa, xã hội cùa đất nước và đời sống của nhân dân. Các nguyên

tắc của pháp luật cần được áp dụng linh hoạt trong mỗi lĩnh vực, mồi thời kì

sao cho phù họp với hoàn cảnh, điều kiện của mỗi nước.
Trước hết, có thể nhìn nhận một cách khách quan rằng sự tồn tại cùa

các nguyên tắc trong một Bộ luật Dân sự dựa trên những nguyên nhân nhất

định mà phần nhiều là căn cứ vào quan điểm của cơ quan soạn thảo, hệ thống
pháp luật của quốc gia, thời gian và không gian soạn thảo Bộ luật Dân sự
cũng như những sự tiếp nhận, học hỏi kinh nghiệm lập pháp từ các Bộ luật

Dân sự khác. Như vậy, một số nguyên tắc cơ bản mà một Bộ luật Dân sự
thường có như sau:
12


Thứ nhất là nguyên tắc Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là
không trái pháp luật, trật tự công, đạo đức và thuần phong mỹ tục. Nguyên tắc
này được đưa lên phân tích đầu tiên vì nó the hiện rõ ràng và sinh động nhất

bản chất của dân luật nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng là tính tự do định

đoạt. Điều 10 Bộ luật Dân sự Iran khẳng định rằng khế ước ràng buộc các bên

trừ trường hợp xung đột rõ ràng với quy định của luật. Bộ luật Dân sự Iran
tuyệt đối bảo vệ quyền tự do lập ước và ràng buộc nghĩa vụ lẫn nhau của các

bên, và chỉ giới hạn sự ràng buộc này khi nó trái pháp luật. Điều 7 Bộ Quy tắc
về dân luật Trung Quốc còn mở rộng hơn nữa sự hạn chế mang tính cơng
cộng và các sự kết ước của các tư nhân bằng việc phủ nhận khế ước cả khi nó

xung đột với các kế hoạch cùa Chính phũ hoặc các mục tiêu kinh tế, xã hội đã

được đề ra. Bên cạnh yếu tố là trái pháp luật, một thỏa thuận vẫn có thể bị bãi
bỏ nếu xâm phạm trật tự công cộng. Trật tự công cộng là một ý niệm rất rộng

rãi, mềm dẻo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Một cách thuần phác nhất, ý

niệm trật tự công thường đi đôi với ý niệm thuần phong mỳ tục và thường
được viện dần trong cùng một bản án. Điều này được ghi nhận tại Điều 6 Bộ
luật Dân sự Philippines, Điều 6 Bộ luật Dân sự Pháp, Điều 7 Bộ luật Dân sự
bang Louisiana -Hoa Kì. Đạo đức xã hội cũng là một lĩnh vực mà các thỏa
thuận không thể xâm phạm, vì nó là các quy tắc xử sự chung, định ra các

chuẩn mực cư xử cho nhóm cộng đồng dân cư qua một thời gian dài. Vì thế
nếu các giao dịch dân sự bị xem là phi đạo đức thì đương nhiên vơ hiệu vì nó

trái với cách hành xử mang tính luân lý đã được thừa nhận rộng rãi.
Thứ hai là Nguyên tắc trung thực, thiện chí. Nguyên tắc này là nền tảng
của mọi giao dịch dân sự, bởi lẽ một giao dịch dân sự dù đơn giản hay phức
tạp, mức độ dù lớn hay nhỏ thì khi thực hiện các quyền và thi hành các nghĩa

vụ, sự trung thực, thiện chí ln được đặt lên vị trí hàng đầu. Trung thực,
thiện chí là thực hiện hành vi với ý định tốt một cách ngay thẳng, chính trực,

nên cũng có tài liệu ghi nhận nguyên tắc này dưới tên là “nguyên tắc thẳng
13


thăn và ngay tình”. Cùng một nội hàm như nhau nhưng hai hệ thông pháp luật
thông luật và dân luật lại định nghĩa dưới hai tên gọi khác nhau là good faith
và pacta sunt servanda. Khoản 1 Điều 2 Bộ luật Dân sự Thụy Sỹ quy định
rằng các bên phải trung thực, thiện chí khi thực hiện nghĩa vụ, và sự trung

thực, thiện chí mang tính giả định và do pháp luật quy định, các bên không
được xem là trung thực, thiện chí khi khơng thực hiện hành vi một cách mần

cán, cẩn trọng và không đáp ứng được các điều kiện đặt ra. Khoản 2 Điều 1
Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Điều 19 Bộ luật Dân sự Philippines, Điều 4 Bộ Quy

tắc chung về dân luật của Trung Quốc và Điều 5 BLDS và Thương mại Thái

Lan cũng rất đề cao nguyên tắc trung thực và định chế nó vào trong Bộ luật
Dân sự.
Thứ ba là nguyên tắc bất hồi tố, bất hồi tố là việc chỉ áp dụng luật về
tương lai, không áp dụng về quá khứ, nó được thừa nhận rộng rãi cả ở cả
hệ thống luật thành văn và hệ thống thông luật. Nguyên tắc bất hồi tố này

bắt nguồn từ luật hình với câu nói nổi tiếng của Fuerbach là nullum crimen
sine lege, nulla poena sine lege (khơng là tội phạm mà khơng có luật,

khơng có hình phạt mà khơng có luật), dần dà nguyên tắc này cũng được
chuyền sang địa hạt dân luật. Nguyên tấc này thể hiện rất rõ tính nhân văn

và hợp lý của một nền pháp chế, vì, một cách tất yếu, người ta không thể bị

điều chỉnh bởi hành vi trong quá khứ khi sự điều chinh này lại đến từ pháp

luật hiện tại. Nguyên tắc bất hồi tối được một số Bộ luật Dân sự như Bộ








J

•••••

luật Dân sự Pháp (Điều 2), Bộ luật Dân sự Iran (Điều 4), Bộ luật Dân sự
Philippines (Điều 4) và Bộ luật Dân sự bang Louisiana -Hoa Kì (Điều 6)

minh định một cách rõ ràng.
Thứ tư là nguyên tắc áp dụng tập quán khi luật khiếm khuyết. Một nền
pháp luật theo hệ thống dân luật thường có hai nguồn cơ bản là luật thành văn
và tập quán pháp. Khi các cơ quan tố tụng tiến hành hoạt động xét xử, có

những trường hợp trên thực tế họ khơng tìm thấy một quy định pháp luật phù
14


họp nào có thê điêu chỉnh vụ việc mà mình đang xử lý, thâm phán sẽ câu viện
đến các tập quán pháp để điều chỉnh vấn đề đó. Thực tiễn cuộc sống vô cùng


phong phú với tầng tầng lớp lớp các quan hệ đan xen chằng chịt, một nền

pháp chế nói chung cũng như một Bộ luật Dân sự nói riêng dù có hồn thiện

đến mấy cũng sẽ bỏ sót một số quan hệ nhất định, thẩm phán về nguyên tắc là
không thể từ chối thụ lý, buộc phải sừ dụng các tập quán được áp dụng lâu

đời để giải quyết vụ việc. Việc thừa nhận tập quán như là một nguồn chính
thống của dân luật mang lại rất nhiều lợi ích cho nhiều bên, các bên đương sự

được giải quyết vụ việc của mình, thẩm phán khơng vi phạm nguyên tắc cấm
từ chối thụ lý, còn nền pháp chế, khi có những khiếm khuyết pháp luật, sẽ
ln được lấp đầy bởi các tập quán pháp. Tuy nhiên, như quy định tại Điều 11
Bộ luật Dân sự Philippines các phong tục nếu trái luật, trật tự cơng, chính
sách cơng thì đương nhiên không được áp dụng. Khoản 1 Điều 1 Bộ luật Dân

sự Thụy Sỳ, Điều 4 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, Điều 3 Bộ luật
Dân sự Louisiana có cùng quan điểm khi đề cập về vấn đề tập quán pháp.

Duy chỉ có Bộ Quy tắc chung về dân sự Trung Quốc không thừa nhận tập
quán pháp như là một nguồn của luật, mà, trong trường hợp khiếm khuyết về

luật điều chỉnh, sẽ áp dụng các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Thứ năm là nguyên tắc cấm từ chối thụ lý. Nguyên tắc này có phần liên
hệ với nguyên tắc áp dụng tập quán vì thơng thường, trong trường họp pháp

luật có điều chỉnh đầy đủ về vấn đề đang cần xét xử, thẩm phán sẽ không từ
chối thụ lý vụ việc. Thẩm phán chỉ thường từ chối xét xử vụ việc khi luật
khiếm khuyết. Tuy nhiên, như phần trên đã trình bày, nguồn của luật trong


một nước theo hệ thống dân luật không chỉ là luật thành văn mà còn bao gồm
cả tập quán pháp. Neu trong trường hợp khơng có tập qn pháp thì vẫn cịn

những giải pháp khác để sử dụng làm nguồn luật như các giải pháp phố biến,
các nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự, chính sách của nhà nước, thậm chí

là lẽ cơng bằng và tính hữu lý. Điều 4 Bộ luật Dân sự Pháp cấm các thẩm
15


phán từ chôi xét xử, nêu từ chôi xét xử sẽ bị truy tô vê tội không ban phát
công lý. Điều 9 Bộ luật Dân sự Philippines, Điều 4 Bộ luật Dân sự Thụy Sỹ
và Điều 4 Bộ luật Dân sự Louisiana - Hoa Kì cũng quy định theo hướng

tương tự.

Thứ sáu là nguyên tắc tôn trọng và không được phép xâm phạm quyền

dân sự, lợi ích hợp pháp và phẩm giá của người khác. Việc tôn trọng và không

được phép xâm phạm các quyền dân sự, lợi ích hợp pháp và phẩm giá của

người khác là nguyên tắc rất cơ bản của bất cứ một Bộ luật Dân sự nào. Thực
ra, nguyên tắc này là sự cụ thể hóa quy định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân trong hiến pháp cùa các quốc gia mà Bộ luật Dân sự là một

thành tố trong hệ thống các văn bản pháp luật của nó. Các chù thể, bất kể địa
vị, xuất thân, thành phần, tôn giáo, giới tính đều được bình đẳng với nhau
trong đời sống dân sự. Không một chủ thể nào được phép cản trở hoặc xâm


hại các giá trị đã được hiến pháp bảo đảm. Điều 26 Bộ luật Dân sự
Philippines quy định: Mọi người đều phải tôn trọng phấm giá, nhân cách, sự
riêng tư và sự yên tĩnh của láng giềng và người khác. Những hành vi sau, dù

không cấu thành tội phạm vẫn là nguyên nhân của hành vi xâm phạm, hạn chế
các vấn đề trên: (1) vào nơi ở của người khác, (2) can thiệp, quấy rối đời sống

cá nhân cùa người khác hay gia đình của họ, (3) có dụng ý làm cho bạn bè
người khác xa lánh họ, (4) làm phiền hà hoặc quấy rầy người khác dựa vào

niềm tin tôn giáo, mức sống thấp, nơi sinh, khiếm khuyết cơ thể, hay các điều
kiện cá nhân khác. Tương tự Điều 5 Bộ Quy tắc chung về dân sự Trung Quốc
quy định theo hướng đảm bảo các quyền và lợi ích dân sự của các chủ thể,

tuyệt đối cấm những hành vi xâm phạm đến những vấn đề này. Khoản 3 Điều
1 Bộ luật Dân sự Nhật Bản cấm các chủ thể lạm dụng quyền của mình, cịn
khoản 2 Điều 2 Bộ luật Dân sự khẳng định rõ ràng ràng các sự lạm dụng

đương nhiên không được pháp luật bảo vệ [38].

16


Trên đây là những phân tích tồn diện vê các nguyên tăc cơ bản được

thể hiện ở các Bộ luật Dân sự của các nước trên thế giới, dựa vào đó chúng ta
có thể xây dựng và áp dụng trong việc xây đựng và hoàn thiện pháp luật.

Ớ nước ta, giai đoạn trước đây Bộ luật Dân sự năm 1995 là bước ngoặt

đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp thời kì đối mới ờ nước ta
ở thời kì này, các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự Việt Nam được quy

định trong Chương I, từ Điều 2 đến Điều 11 bao gồm các nguyên tắc: Ngun

tắc tơn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp

pháp của người khác; Nguyên tắc tuân thủ pháp luật; Nguyên tắc tôn trọng,

bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài săn; Nguyê tắc tự do, tự
nguyện cam kết, thỏa thuận; Ngun tắc bình đẳng; Ngun tắc thiện chí,

trung thực; Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự; Nguyên tắc tôn trọng đạo
đức, truyền thống tốt đẹp; Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thân;

Nguyên tắc hòa giải trong quan hệ dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 là sự sửa
đổi tất yếu để phù hợp hơn với hoàn cảnh kinh tế, chính trị của nước ta giai
đoạn này.

Bộ luật Dân sự năm 2005 đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi

mới và hội nhập kinh tể quốc tế. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định 9 nguyên

tắc cơ bản, đó là sự sắp xếp lại các quy định từ Điều 2 đến Điều 12 của Bộ
luật Dân sự năm 1995 theo hướng nhấn mạnh và ưu tiên đưa các ngun tắc

cơ bản có tính chất đặc thù của quan hệ dân sự lên trên, đặc biệt là các nguyên
tắc về quyền tự do, tự nguyên cam kết thỏa thuận giữa các bên, nguyên tắc
bình đẳng, thiện chí, trung thực và tự chịu trách nhiệm dân sự và tự chịu


trách nhiệm dân sự, đồng thời sắp xếp một số ngun tắc khơng phải là điển
hình trong quan hệ dân sự xuống dưới như nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà

nước, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên
tắc tuân thủ pháp luật... về cơ bẳn nội dung của các nguyên tắc vẫn được kế
thừa các nội dung tương ứng của Bộ luật Dân sự năm 1995 và có chỉnh sửa
17


các thê hiện cho gọn và rõ ý hon, tránh quy định chông chéo hoặc trùng lặp

giữa các nguyên tắc [37, tr31J.

Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thơng qua theo Luật số

91/2015/QH13, trong đó Điều 1, Bộ luật Dân sự năm 2015 nhấn mạnh: “Bộ
luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá

nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp

nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc

lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Nếu Bộ luật Dân sự năm 2005 các nguyên tắc cơ bản được quy định riêng
trong Chương II gồm 9 điều luật: từ Điều 4 đến Điều 12 điều 13 quy định căn

cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự (bản chất cũng là một nguyên tắc). Theo
nguyên lý chung của pháp luật dân sự, nguyên tắc cơ bản này được áp dụng

cho tất cả các chế định trong bộ luật. Tùy thuộc tính chất đặc thù của mỗi loại

quan hệ dân sự, mỗi chế định trong bộ luật lại quy định nguyên tắc đặc trung

riêng thể hiện là những quy định chung hoặc ghi nhận thành một nguyên tắc
như: Nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều 389); Nguyên tắc bồi thường thiệt

hại (Điều 605) ... Các quy định cho riêng chế định đó mà khơng áp dụng cho
các chế định khác. Qua trình tồng kết thi hành và áp dụng Bộ luật Dân sự năm

2005 các nhà làm luật nhận thấy rằng: Mặc dù được kế thừa hệ thống pháp
luật có từ khi thành lập nước, nhưng có những ngun tắc khơng được sử
dụng trong xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự; hoặc những cơ quan nhà

nước có thấm quyền, Tịa án chưa bao giờ áp dụng khi giải quyết tranh chấp
như Điều 6, Điều 8 Bộ luật Dân sự. Để đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật lập
pháp và tạo thuận lợi cho việc áp dụng, vận dụng trên cơ sở Hiến pháp năm
2013, nay Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chi trong Điều 3: Các nguyên

tắc cơ bản của pháp luật dân sự, gồm có 5 điều khoản cơ bản nhất [6, trl3].

Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:

18


‘7. Mọi cả nhân, pháp nhân đêu bình đăng, khơng được lây bãt kỳ lỷ
do nào đê phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền
nhản thản và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ

dãn sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam

kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trải đạo đức xã hội
có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhãn, pháp nhân phái xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chẩm dứt quyền, nghĩa vụ dãn sự khơng
được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi
ích họp pháp của người khác.

5. Cá nhản, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực

hiện hoặc thực hiện không đủng nghĩa vụ dán sự.”
Như vậy, với sự quy định cụ thế tại Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy
định rõ những nguyên tắc nêu trên là “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật

dân sự” mà khơng cịn chỉ là những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự
như quy định ở Bộ luật năm 2005 nữa. Điều này giúp phạm vi điều chỉnh của
các nguyên tắc cơ bản không chỉ đương nhiên được áp dụng cho các vấn đề
nêu trong Bộ luật Dân sự mà còn cho các vấn đề khác thuộc phạm vi pháp

luật dân sự. Bên cạnh đó việc thu hẹp các quy định về các nguyên tắc cơ bản

trong một Điều luật duy nhất và loại bỏ quy định thể hiện nguyên tắc cơ bản một số quy định trước đây là nguyên tắc cơ bản nhưng khi sửa đổi Bộ luật

khơng cịn là nguyên tắc cơ bản nữa. Điều này giúp loại bỏ những quy định
khơng cần thiết và khơng cịn thực sự phù hợp với hoàn cảnh pháp luật hiện

nay ở nước ta. Việc sửa đổi một số nguyên tắc cơ bản cũng được thực hiện


cho chính xác hơn và ngắn gọn, xúc tích phù hợp với hồn cảnh thực tế thực
hiện. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định được vai trò của các nguyên tắc
19


cơ bản qua việc bô sung quy định vê môi quan hệ giữa các nguyên tăc cơ bản
với quy định khác. Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy

định “Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ

thê không được trái với các nguyên tấc cơ bản của pháp luật dân sự quy định
tại Điều 3 của Bộ luật này. Trường hợp luật khác có liên quan khơng quy
định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ

luật này được áp dụng’’. Điều này chính là sự khẳng định vai trò của các
nguyên tắc cơ bản so với quy định trong luật khác theo hướng ưu tiên thực
hiện các nguyên tắc cơ bản.

Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ghi nhận tại Điều 14 nội dung như sau: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp

và pháp luật” chính vì vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế, bên
thiện chí trong quan hệ dân sự được bảo vệ, đồng thời hạn chế tối đa sự can

thiệp của cơ quan nhà nước vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ

đó. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể nguyên tắc bình đắng, tự

nguyện, tự do thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các bên khi tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự. Nguyên tắc tự do ý chí tức là tự do cam kết, tự do

thỏa thuận chính là một trong những nguyên tắc mang tính đặc trưng của pháp

luật dân sự, khác với các quan hệ pháp luật hình sự hay hành chính. Các chủ

thể trong quan hệ pháp luật dân sự có sự độc lập về quyền sở hữu, tự chủ, tự
định đoạt và tự chịu trách nhiệm khi tham gia vào các quan hệ đó. Bộ luật










JL







Dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc tự do ý chí là một trong những nguyên

tắc cơ bản quan trọng cốt lõi của pháp luật dân sự, tại khoản 2 Điều 3 cụ thể:

“Cứ nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyên cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa

thuận không vi phạm điều cẩm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực
20


thực hiện đôi với các bên và phải được chủ thê khác tơn trọng". Một trong
những tiêu chí quan trọng để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự xác
lập, thực hiện, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự đó chính là ngun tắc tự

do, tự nguyện cùng càm kết, cùng thỏa thuận. Các bên hoàn toàn tự do ý chí
trong việc lựa chọn hướng xác lập quan hệ dân sự. Khi tham gia vào các quan

hệ đó các bên đảm bảo khơng bị đe dọa, cưỡng ép, hồn tồn tự nguyện đó
chính là u cầu cơ bàn của mọi quan hệ dân sự. Neu vi phạm yêu cầu này

quan hệ dân sự đó có thể bị coi là vô hiệu. Điều này làm nên sự khác biệt đặc


A
















trưng so với các quan hệ pháp luật khác. Đối với các quan hệ pháp luật hình

sự ở nước ta, Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định tại Điều 2 cụ thể: “Chỉ


y







A

*



người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự” và khoản 1 Điều 8 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự”. Chính vì vậy đế phát

sinh quan hệ pháp luật hình sự thì phải có hành vi phạm tội, hành vi gây nguy

hiểm cho xã hội trong đó phạm vi điều chỉnh hành vi này là Bộ luật Hình sự.

Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội. Nhà

nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc
họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ gây ra. Trong quan hệ

pháp luật hình sự ln có sự phân định rõ ràng các tội phạm đã được quy định
cụ thế và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, một hành vi vi phạm có

thể được coi là nguy hiểm nhưng xét về mức độ của nó chưa gây ra hậu quả
nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự thì có thế chưa là tội

phạm. Vì thế ta có thể thấy tính chất bình đẳng trong quạn hệ pháp luật hình

sự hồn tồn khác tính chất bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự đó
chính là sự bình đẳng trước pháp luật và chức năng cơ bản của hình phạt
trong trách nhiệm hình sự là sự răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm và đặc

biệt trong các quan hệ pháp luật hình sự hồn tồn khơng có sự thỏa thuận
giữa các bên. Điều này làm dẫn tới sự khác biệt cơ bản giữa hai quan hệ pháp
21


×