1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong q trình sản xuất nơng sản thực phẩm, thông thường các
nguyên vật liệu phải qua các cơng đoạn chế biến bằng nhiều máy móc và
thiết bị khác nhau. Đối với các loại sản phẩm sau khi thu hoạch, để nâng
cao chất lượng cũng như để đáp ứng được yêu cầu, mục đích sử dụng của
con người thì chúng ta phải tiến hành một số biện pháp cần thiết để bảo
quản và chế biến nông sản nhằm đáp ứng được yêu cầu và mang lại lợi
ích về kinh tế trong q trình sản xuất.
Các loại nơng sản thực phẩm hiện nay rất đa dạng và phong phú và
chúng có kích thước và tồn tại ơ nhiều dạng khác nhau. Đặc biệt là các
vật liệu rời như đường, bột, hạt ngũ cốc… chúng bao gồm nhièu thành
phần khác nhau và thường khơng hồn tồn đồng nhất. Vì vậy để thu
được các sản phẩm theo yêu cầu cũng như ý muốn của người sử dụng ta
phải tiến hành phân loại- làm sạch để tách các vật liệu thành các dạng
riêng biệt nhau khác nhau về kích thước, màu sắc…cũng như loại bỏ các
tạp chất bẩn. Sự phân chia các khối vật liệu rời theo một tính chất vật lý
nào được gọi chung là quá trình phân loại – làm sạch vật liệu rời. Tuy
nhiên quá trình phân loại được thực hiện bằng các cơng cụ gì, theo những
phương pháp nào và với các nguyên lý ra sao, trong thực tế đã được ứng
dung hay chưa? Để tìm hiểu vấn đề trên, tơi đã nghiên cứu, tìm hiểu và
tiến hành thực hiện chuyên đề “ Hãy trình bày các nguyên tắc phân loại
mà bạn biết? Phân tích ưu nhược điểm của mỗi nguyên tắc từ đó đề
xuất phạm vi sử dụng? Vì sao có thể nói q trình rửa, làm sạch, lọc,
lắng, phân ly cũng là những trường hợp đặc biệt của quá trình phân
loại”.
2. NỘI DUNG
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI.
2.1.1.Phân loại theo kích thước hình học của hạt.
Phần lớn các tạp chất hữu cơ như cỏ, rác, mảnh cành, lá cây,...thường có
kích thước lớn hơn hạt, còn đất, cát, bụi, rác vụn,...thường bé hơn hạt. Lợi
dụng sự khác nhau về kích thước này, người ta dùng máy sàng có kích
thước lỗ thích hợp để tách các tạp chất đó ra khỏi hạt. Khi chỉ có tạp chất
lớn hơn hạt thì tạp chất sẽ ở lại trên sàng, hạt lọt qua lỗ sàng. Khi chỉ có
tạp chất bé hơn hạt thì ngược lại. Nếu trong khối hạt có cả tạp chất lớn
hơn hoặc bé hơn hạt thì sử dụng sàng nhiều tầng có kích thước lỗ khác
nhau, lỗ to ở trên, lỗ nhỏ ở dưới hoặc dùng một tầng sàng nhưng phần
sàng ở phía ngun liệu vào có lỗ nhỏ, phần sàng ở phía sau có lỗ to dần.
Đối với việc phân loại hạt theo kích thước, q trình cũng xảy ra tương tự.
Như vậy, trong quá trình sàng người ta nhận được sản phẩm hoặc nằm
trên sàng hoặc lọt qua sàng, còn phần kia bị loại bỏ đối với trường hợp
làm sạch hoặc thu được sản phẩm cả ở phần trên và dưới sàng nhưng có
độ lớn khác nhau trong trường hợp phân loại.
Hiện nay, có nhiều loại sàng được dùng để phân loại hạt như: sàng
phẳng, sàng lượn sóng, sàng trụ, sàng đa giác. Phổ biến nhất trong các nhà
máy chế biến lương thực- thực phẩm là sàng phẳng, sàng trụ và trống
chọn hạt.
2.1.1.1.Sàng phẳng
- Sàng phẳng được lắp trên một khung gọi là thân sàng. Mỗi thân sàng
được treo vào khung máy nhờ 4 thanh teo đàn hồi và thực hiện dao động
qua lại nhờ cơ cấu lệch tâm (hình 1.1). Phương dao động của sàng có thể
ngang hoặc nghiêng.
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy sàng phẳng
Những máy có hai thân sàng thì chiều chuyển động ln ngược nhau
nhằm triệt tiêu một phần lực qn tính sinh ra trong q trình chuyển
động.
Khi bán kính tay quay nhỏ, biên và thanh treo có chiều dài lớn ta có
thể coi chuyển động của thân sàng là chuyển động tịnh tiến qua lại dịch
chuyển của thân sàng S= 2R ( R bán kính tay quay).
Sàng được lắp ở đáy thân sàng và thường đặt nghiêng so với phương
ngang 1 góc α = 4 90. Đây là bộ phận chính để phân loại các hạt vật liệu
rời. Người ta thường dùng hai loại sàng có kết cấu khác nhau là: sàng lưới
đan và sàng tấm đục lỗ.
Mặt sàng lưới đan: có các lỗ dạng hình vng, hình bầu dục, hình 6
cạnh (hình 1.2). Loại này được dùng để các vật liệu khơ, xốp. Loại lưới
đan có diện tích rơi lớn hơn so với các loại sàng khác.
Hình 1.2. Mặt sàng lưới đan
Mặt sàng tấm đục lỗ được làm bằng thép tấm, trên mặt có đục các lỗ
dạng hình vng, hình trịn, hình chữ nhật hoặc hình bầu dục. Các lỗ có
thể bố trí thành hàng hoặc xen kẽ nhau (hình 1.3).
Hình 1.3. Mặt sàng tấm đục lỗ
Lỗ ở trên tấm được làm dạng cơn, phần có kích thước lớn hướng về
phía sản phẩm đi ra. Ưu điểm của tấm đục lỗ là hạt dễ dàng di chuyển trên
mặt sàng. Tuổi thọ của loại sàng này cao hơn loại lưới đan, nhưng nó có
nhược điểm là diện tích rơi nhỏ.
Tuỳ theo hỗn hợp cần làm sạch và yêu cầu đối với hạt sau khi làm sạch
mà chọn sàng có kích thước lỗ và dạng lỗ thích hợp.
Sàng lỗ hình trịn dùng để phân loại dựa vào sự khác nhau về chiều
rộng của hạt. Những hạt có tiết diện lớn hơn đường kính của lỗ sàng muốn
lọt qua lỗ sàng dạng này hạt phải dựng thẳng đứng lên, trục chính của hạt
thẳng góc với mặt sàng. Khi chảy trên mặt sàng hạt ở trạng thái nằm, trục
chính của hạt song song với mặt sàng, do đó các hạt dài khó lọt qua sàng
lỗ trịn hơn so với hạt tròn và hạt ngắn.
Sàng lỗ dài dùng để phân loại dựa theo sự khác nhau về chiều dày của
hạt. Nếu chiều dày của hạt lớn hơn chiều rộng của lỗ sàng thì hạt sẽ khơng
lọt qua lỗ sàng, ngược lại nếu nếu chiều dày hạt nhỏ hơn chiều rộng lỗ thì
hạt sẽ lọt qua lỗ sàng. Để tăng độ lọt của sàng bao giờ người ta cũng chế
tạo chiều dài lỗ dàng lớn hơn nhiều so với chiều dài hạt cần phân loại.
Muốn cho hạt dễ lọt hơn người ta còn chế tạo loại mặt sàng mà lỗ nằm
trong các rãnh. Sàng lỗ dài có tiết làm việc lớn hơn lên khả năng phân ly
cao hơn. Trong quá trình làm việc hạt thường trượt trên mặt sàng, khi đó
trục dài của hạt trùng với phương dao động và chiều dài lỗ sàng.
Hiệu quả làm sạch của sàng phẳng phụ thuộc vào gia tốc của sàng. Đối
với hạt lớn hiệu quả làm sạch tốt nhất khi gia tốc cực đại
Jmax=18÷22m/s2, đối với hạt nhỏ Jmax= 12÷14m/s2
Trong khi làm việc, lỗ sàng thường bị kẹt hạt hoặc tạp chất. Để làm
sạch lỗ sàng người ta thường dùng cơ cấu làm sạch. Cơ cấu làm sạch lỗ
sàng có thể là loại chổi lơng, loại trục cao su, loại gây va đập, rung động,
… nhưng phổ biến và có hiệu quả hơn là cơ cấu làm sạch loại chổi lơng.
Nó được cấu tạo bởi một hàng chổi lông đặt dưới mặt sàng, quét lên tồn
bộ mặt sàng. Hệ thống chổi lơng chuyển động qua lại nhờ cơ cấu tay
quay-thanh truyền với tốc độ chậm và ngược chiều chuyển động của sàng.
Tần số dao động của sàng khoảng. Để thực hiện chuyển động qua lại,
khung của cơ cấu làm sạch được tựa trên hai đường lăn thông qua các con
lăn. Cũng nhờ kết cấu này mà người ta có thể điều chỉnh độ ngập sâu của
chổi vào mặt sàng để làm tăng độ sạch mặt sàng.
Hiện nay, để làm sạch mặt sàng người ta dùng các quả cao su (rubber
balls) đặt ở trong các ngăn dưới mặt sàng (hình 1.4).Trong quá trình làm
việc, bi nảy lên trên đập vào các phần tử kẹt vào lỗ sàng, đẩy chúng ra
ngồi. Kết cấu này hồn tồn có thể thay thế cho chổi lơng, khi đó cấu tạo
máy sàng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hình 1.4. Sàng tự làm sạch bằng bi cao su
Ưu điểm của máy sàn phẳng: Có khả năng phân loại chính xác các
loại vật liệu rời theo các kích thước khác nhau.Vì vậy nó được sử dụng
rộng rãi trong việc phân loại và làm sạch các loại hạt, phù hợp với từng
đối tượng, yêu cầu khác nhau.
Nhược điểm : Trong khi làm việc, lỗ sàng có thể bị kẹt hạt hoặc tạp
chất gây tắc.
Phạm vi ứng dụng: Hiện nay loại sàng này được sử dụng rộng rãi
trong việc chế biến nông sản các loại hạt như: lạc, ngô, đậu…
2.1.1.2. Sàng trụ
Sàng trụ là sàng phẳng cuộn tròn và quay xung quanh trục dọc của nó
(hình 1.5). Loại sàng này có cấu tạo đơn giản làm việc ít rung động nhưng
năng suất thấp hơn loại sàng phẳng.
Hình 1.5. Sàng trụ
Phạm vi ứng dụng : Vì loại sàn này có cấu tạo đơn giản và năng suất
khơng cao ít được sử dụng hơn loại sàn phẳng.
2.1.1.3.Trống chọn hạt.
Trống chọn hạt được sử dụng để làm sạch và phân loại hạt theo hình
dạng hay chiều dài. Người ta thường kết cấu kiểu trống có các lỗ với hình
dạng và kích thước phù hợp với loại hạt cần phân loại, thường là nửa hình
cầu (hình 1.6).
Hình 1.6. Máy phân loại hạt kiểu trống
a) Sơ đồ máy; b) Sơ đồ nguyên lý cấu tạo.
1- trống phân loại; 2- lỗ tổ ong; 3- vít tải; 4- máng hứng; 5- cánh gạt.
Ví dụ, khi phân loại hạt cỏ dại trong khối hạt ngũ cốc, hỗn hợp hạt
được cho vào trong trống, khi trống quay, chúng chuyển động trong trống,
hạt cỏ hoặc những hạt ngắn sẽ lọt vào các lỗ và được nâng lên một độ cao
nhất định. Trong khi đó hạt ngũ cốc được giữ lại bởi cánh gạt 5 và rơi
xuống đáy thùng và thốt ra ngồi qua hộp tháo liệu, cịn hạt cỏ dại thì
được đưa lên cao hơn, rơi từ các lỗ vào máng 4 và chuyển ra khỏi máy
nhờ vít tải 3.
Phạm vi ứng dụng:
Dùng để phân loại các tạp chất lẫn trong các sán phẩm dạng hạt như:
đậu, ngũ cốc, lạc…Ngồi ra loại máy này cịn có thể dùng để phân loại
theo chiều dài của hạt và được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sản
xuất gạo.
2.1.2. Phân loại theo tính chất khí động
Phương pháp phân loại này dùng sức gió. Giữa hạt và tạp chất có trong
khối hạt ln khác nhau về tính chất khí động. Sự khác nhau này được đặc
trưng bằng trị số của tốc độ tới hạn (tốc độ khơng khí bắt đầu thổi bay vật
thể). Trị số của tốc độ tới hạn khác nhau đối với mỗi vật thể, nó phụ thuộc
vào trạng thái và hình dạng của vật thể, trọng lượng và vị trí của vật thể
trong dịng khí, tính chất của dịng khí,...
Lợi dụng tính chất này người ta cho hạt rơi vào trong dịng khơng khí,
thường thổi theo phương ngang hay phương xiên, chúng lần lượt rơi
xuống mặt phẳng nằm ngang ở những vị trí khác nhau. Hạt hay tạp chất
có tốc độ tới hạn càng bé (hạt nhẹ), càng rơi ở khoảng cách xa so với
điểm cấp liệu và hạt có tốc độ tới hạn lớn (hạt nặng) thì ngược lại. Nhờ
q trình này, ta có thể tách các tạp chất ra khỏi khối hạt một cách dễ
dàng.
Trên Hình 1.7 là sơ đồ nguyên lý máy làm sạch và phân loại hạt bằng
quạt.
Hình 1.7. Máy quạt
Hỗn hợp hạt đi qua phễu cấp liệu 1 gặp luồng không khí do quạt 2 thổi
vào. Hạt nặng lắng xuống máng gần cửa nạp liệu, hạt nhẹ hơn lắng lại ở
các máng tiếp theo cách phễu nạp liệu những đoạn xa hơn, còn vỏ tạp chất
nhẹ hay bụi sẽ lắng đọng xuống đáy và được định kỳ tháo ra. Như vậy, ta
sẽ thu được ở mỗi máng một loại sản phẩm có khối lượng riêng nhất định.
Khi hạt có kích thước và khối lượng đồng nhất, nhưng có khối lượng
riêng khác nhau thì trong luồng khơng khí những hạt chắc hơn sẽ rơi
nhanh hơn những hạt nhẹ và tập trung lại ở các ô gần phễu cấp liệu.
Ưu điểm của việc phân loại theo tính chất khí động: sử dịng đơn giản,
có thể phân loại nhanh, áp dụng để làm sạch cho vật liệu rời, các loại hạt
có kích thước khác nhau.
Nhược điểm : Sự phân loại các loại hạt cùng với các tạp chất cịn sót
lại, có sụ xen lẫn giữa các phần làm sạch và tạp chất.
Phạm vi ứng dụng: Được sử dụng nhiểu trong việc làm sạch nông sản
đặc biệt là các vật liệu rời ở dạng khô như : lúa, ngô, vừng…
2.1.3. Phân loại theo trọng lượng riêng
Khi đưa nguyên liệu hạt vào chế biến cần phải chú ý đến việc làm sạch
các tạp chất nặng đá sỏi, đất viên , mảnh thuỷ tinh,… Đây là những tạp
chất rất khó tách bằng sàng vì kích thước của chúng rất gần với kích
thước của hạt, do đó phải phân loại bằng sự khác nhau về tỷ trọng. Nếu
các cấu tử trong hỗn hợp cần phân loại có sự khác nhau rõ rệt về tỷ trọng
thì càng dễ phân chia. Trên hình 1.8 là sơ đồ máy phân loại theo trọng
lượng riêng.
Đặc điểm của sự chuyển động tương đối của sản phẩm trên mặt sàng là
hệ số động học K, góc nghiêng của mặt sàng so với phương nằm ngang a,
hệ số ma sát f của vật liệu với mặt sàng và áp lực của dịng khí Pe thổi từ
dưới lên. Hệ số động học K được xác định theo công thức:
K=
ω2 R
g
?- vận tốc góc của tay quay, s -1,
R- bán kính của cơ cấu lệch tâm, m;
g- gia tốc trọng trường, m/s 2.
Hệ số ma sát f = tgf với f là góc ma sát của vật liệu với mặt sàng.
Hình 1.8. Sơ đồ máy phân loại theo trọng lượng
1- phễu nạp liệu; 2- bộ phận lắng; 3- sàng
Ưu điểm : Có thể loại bỏ được các tạp chất mà các loại sàng khơng thể
thực hiện được . Vì các loại hạt có khối lượng riêng khác nhau nên có thể
dẫn tới sự phân lớp của các hạt hoặc có hướng chuyển động khác nhau do
lực quán tính nên dễ dạng loại.
Nhược điểm: Sự phân loại bằng phương pháp này còn phụ thuộc vào
từng loại hạt khác nhau, phụ thuộc vào ma sát giữa vật liệu và mặt sàng.
Phạm vi ứng dụng: phân loại các vật liệu có xen lẫn nhiều tạp chất
cứng như đá, mảnh thuỷ tinh…Có thể dùng phương pháp này để làm sạch
vật liệu ban đầu, hỗ trợ cho các tiếp theo để phân loại và làm sạch có hiệu
quả hơn và bảo vệ cho các thiết bị của các máy phân loại khác.
2.1.4.Phân loại hạt theo tính chất bề mặt của nguyên liệu
Các cấu tử khác nhau trong khối hạt có trạng thái bề mặt không giống
nhau. Bề mặt của chúng có thể xù xì, rỗ, nhẵn, có vỏ, khơng vỏ,… Những
trạng thái bề mặt khác nhau ấy có thể áp dụng để phân loại trên mặt phẳng
nghiêng. Khi các phần tử có trạng thái bề mặt khơng giống nhau chuyển
động trên mặt phẳng nghiêng thì chịu tác dụng của các lực ma sát khác
nhau (hình 1.9).
a)
b)
Hình 1.9. Sơ đồ nguyên lý phân loại theo trạng thái bề mặt
A- mặt phẳng nghiêng; B- tấm chắn
1, 2, 3- các cấu tử được phân loại
Do đó các phần tử ấy dịch chuyển với các vận tốc khác nhau. Vì vận
tốc của phần tử ở cuối mặt phẳng nghiêng có giá trị khác nhau tuỳ theo
phần tử ấy nhẵn hay xù xì nên có những phần tử rơi xa lưới hơn, có những
phần tử rơi gần lưới hơn. Nếu đặt trên quỹ đạo rơi những tấm chắn thì có
thể phân loại hỗn hợp ra làm nhiều phần khác nhau theo hệ số ma sát. Các
thiết bị phân loại cố định đều dựa vào nguyên tắc trên để phân loại, trong
đó có cả thiết bị phân loại kiểu xoắn ốc để phân loại hạt dạng hình cầu và
dạng hạt dẹt.
Ưu điểm: Phương pháp phân loại dựa vào sự khác nhau về hệ số ma
sát có ý nghĩa rất lớn trong trường hợp phân loại hỗn hợp gồm hai hoặc
nhiều dạng hạt có kích thước gần nhau.
Nhược điểm: phụ thuộc vào trạng thái bề mặt của các hạt và vận tốc
các hạt cũng như độ nghiêng của mặt phẳng.
2.1.5. Phân loại theo màu sắc
Trong một số trường hợp có thể dựa vào sự khác nhau về màu sắc để
phân loại. Trên hình 1.10 là sơ đồ thiết bị phân loại theo màu sắc Sortex
Junsơn. Nguyên liệu đầu được đưa vào phễu nạp liệu 1. Sau khi qua máng
rung 2 và băng tải 3, hạt được rải đều thành lớp rồi đưa vào phòng quang
học 4. Do tác dụng của các tế bào quang điện 8 mà hỗn hợp được phân
chia thành 2 loại: hạt có màu đặc trưng và hạt có màu bình thường. Hạt có
màu đặc trưng được nạp điện và sau khi ra khỏi phịng quang học thì được
hút lệch về một phía.
Mỗi lần lựa chọn chỉ phân loại được 2 màu. Muốn phân loại được
nhiều màu ta phải dùng nhiều kính chuẩn và làm lại nhiều lần hoặc dùng
nhiều máy.
Yêu cầu hạt phải được dải
thành lớp mỏng, sao cho
hạt nọ khơng che lấp quả
kia thì việc phân loại mới
khơng bị bỏ sót.
1phễu
nạp
liệu2máng
rung;
3băng
tải;
4-
buồng quang học; 5– tế bào quang điện; 6- tấm
ngăn; 7- bộ phận tích điện; 8, 9- các điện cực; 10-
các tấm ngăn; 11- bộ khuyếch đại.
Hình 1.10. Sơ đồ thiết bị phân loại theo màu sắc Sortex Junsơn
Nhược điểm : Cấu tạo của thiết bị phận loại phức tạp. Phân loại theo
phương pháp này có thể bỏ sót hạt do các hạt che lấp nhau.
Phạm vi sử dụng : có thể phân loại các loại quả, hạt cà phê …
2.1.6. Phân loại theo từ tính
Trong khối hạt đưa vào nhà máy thường có lẫn tạp chất sắt. Những tạp
chất này rơi vào khối hạt trong quá trình tuốt lúa, tẽ ngơ,… hoặc trong
q trình làm sạch, vận chuyển. Tạp chất sắt có thể làm hỏng bộ phận
cơng tác của máy (máy nghiền, máy xay,…) và có thể bật ra tia lửa điện
gây ra hoả hoạn. Do đó làm sạch tạp chất sắt là một khâu có ý nghĩa rất
quan trọng trong quá trình sản xuất. Các tạp chất sắt, gang, niken, coban
đều có thể dùng sàng tách ra được. Người ta thường dùng nam châm vĩnh
cửu hoặc nam châm điện để tách các tạp chất sắt.
Thiết bị phân loại bằng từ tính gồm nhiều thỏi nam châm ghép lại
(hình 1.11a,b). Cực nam châm bố trí trên mặt phẳng nghiêng mà sản
phẩm chảy qua. Sản phẩm chảy qua nam châm thành lớp mỏng với vận
tốc không lớn, đủ để cho nam châm hút lại các tạp chất sắt.
Thiết bị phân ly từ tính kiểu trống (hình 1.11c), được cấu tạo bởi một
trống bằng đồng thau, quay bên ngoài một nam châm vĩnh cửu có tiết diện
là nửa hình vành khun. Màng hạt được xi lanh quay dẫn xuống và đổ
vào vòi xả 1. Dưới tác động của từ trường nam châm, các vụn sắt được
giữ lại trên bề mặt xi lanh. Phần bề mặt xi lanh quay ra ngoài nam châm
thì vụn sắt khơng bị hút nữa và tự động rơi vào ống xả 2. Trong một số
máy xay xát lớn, người ta đặt các máy phân ly từ tính công suất cao để
tách các tạp chất sắt một cách liên tục.
a)
b)
c)
Hình 1.11. Sơ đồ thiết bị phân loại theo từ tính
Ưu điểm: Dùng để phân loại các tạp chất sắt tránh làm hỏng bộ phận
công tác của máy (máy nghiền, máy xay,…)
Nhược điểm: Phụ thuộc vào vận tốc của các hạt vật khi đi qua các thanh
nam châm và chiều dày của lớp vật liệu.
Phạm vi sử dụng: Dùng trong q trình làm sạch các hạt nơng sản bị
lẫn các mạt sắt nhỏ, tăng độ sạch cho vật liệu
2.1.7. Phân loại theo phương pháp phối hợp
Để nâng cao hiệu suất phân loại và giảm số lần nguyên liệu qua nhiều
thiết bị khác nhau, người ta thường sử dụng máy phân loại kết hợp nhiều
nguyên tắc phân loại khác nhau. Loại thiết bị phân loại phức hợp thường
gồm sàng và quạt. Sàng sẽ phân chia khối hạt theo kích thước lớn, nhỏ,
quạt sẽ làm sạch khỏi khối hạt các tạp chất nhẹ.
Ưu điểm: nâng cao hiệu suất phân loại và giảm số lần nguyên liệu qua
nhiều thiết bị khác nhau vi vậy giảm bớt các công đoạn, đơn giản và gọn
nhẹ hơn.
2.2.QUÁ TRÌNH RỬA, LÀM SẠCH, LỌC, LẮNG, PHÂN LY CŨNG
LÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA Q TRÌNH PHÂN
LOẠI
Bởi vì q trình phân loại là q trình phân riêng khơng đồng nhất các
loại nguyên liệu thành những chủng loại khác nhau đáp ứng yêu cầu, mục
đích của người sử dụng. Hơn nữa khi phân loại bằng các phương pháp
trên ta cũng có thể tách được tạp chất ra khỏi sản phẩm .
Rửa: Có thể dùng máy rửa các loại nguyên liệu khác nhau như: rau,
củ, quả, nguyên liệu thuỷ sản…Các loại máy rửa nguyên liệu khác nhau
về cấu tạo nhưng có nguyên tắc hoạt động gần giống nhau. Nước từ máy
rửa sẽ làm sạch các cặn bẩn bám trên bề mặt vật liệu, kết quả ta thu được
các sản phẩm sạch như ý muốn.
Làm sạch : Dùng các biện pháp làm sạch để làm sạc các vật liệu.Kết
quả ta cũng thu được các sản phẩm sạch, loại bỏ các tạp chất.
Lọc: Ta có thể dùng máy ly tâm lọc để phân riêng huyền phù có kích
thước pha rắn tương đối lớn. Kết quả ta cũng thu được các sản phẩm theo
ý muốn của con người.
Lắng: Ta có thể dùng máy lắng ly tâm. Lực ly tâm sẽ làm cho các cấu
tử có khối lượng riêng khác nhau phân lớp theo hướng của gia tốc trường
lực. Thành phần có khối lượng riêng lớn nhất sẽ tập trung ở vùng xa tâm
nhất, cịn phần có khối lượng riêng nhỏ nhất sẽ tập trung tại tâm của rôto.
Kết quả thu được các sản phẩm như ý muốn.
Phân ly: Quá trình phân ly dựa vào trường lực ly tâm để phân riêng
hỗn hợp hai pha rắn- lỏng hoặc lỏng- lỏng thành các cấu tử riêng biệt.
Khi sử dụng các quá trình trên ta cũng thu được các sản phẩm sạch,
đồng nhất đáp ứng yêu cầu.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
Trong q trình thực hiện chn đề, tơi đã tìm hiểu được các nguyên
tắc phân loại cũng như phân tích được ưu nhược điểm của mỗi nguyên tắc
từ đó đề xuất phạm vi sử dụng của nó,cũng như giải thích được vì sao có
thể nói q trình rửa, làm sạch, lọc, lắng, phân ly cũng là những trường
hợp đặc biệt cua quá trình phân loại.
Dựa vào kết quả nghiên cứu được từ chun đề thì chúng ta có thể
chọn các nguyên tắc phân loại phù hợp với từng loại nông sản khác nhau
đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng có lợi về mặt kinh tế cho người sử
dụng.
3.2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề có giới hạn, mặt
khác nguồn tài liệu thu thập được cịn hạn chế nên chun đề có thể chưa
hồn thiện được tốt nhất, phần tìm hiểu được cịn sơ sài và thiếu sót. Vì
vậy tơi cần có thời gian tìm hiểu thêm, cần có nhiều tài liệu để tham khảo
để bổ sung và mặt khác có thể được khảo nghiệm thực tế thì chuyên đề
chắc chắn sẽ làm tốt hơn.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Các thiết bị cơ bản trong chế biến nông sản thực phẩm” –
TS. Đing Vương Hùng
2. Giáo trình “ Máy phục vụ chăn nuôi” _ PGS.PTS. Trần Minh Vượng,
PGS.PTS. Nguyễn Thị Minh Thuận
Mục lục
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
2. NỘI DUNG..............................................................................................2
2.1. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN LO ẠI. ....................................................2
2.1.1.Phân loại theo kích th ước hình h ọc c ủa h ạt. .........................2
Hình 1.6. Máy phân lo ại h ạt ki ểu tr ống ..............................................6
2.1.2. Phân lo ại theo tính ch ất khí động .......................................7
2.1.3. Phân lo ại theo tr ọng l ượng riêng ...........................................8
2.1.4.Phân loại hạt theo tính ch ất b ề m ặt c ủa nguyên li ệu ...........9
2.1.5. Phân lo ại theo m àu s ắc ..........................................................10
2.1.6. Phân lo ại theo t ừ tính ............................................................11
2.1.7. Phân lo ại theo phương pháp ph ối h ợp ..................................12
2.2.QUÁ TRÌNH R ỬA, LÀM S ẠCH, L ỌC, L ẮNG, PHÂN LY C ŨNG LÀ
NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN LO ẠI ........12
3. KẾT LUẬN............................................................................................13
3.1. Kết luận.........................................................................................13
3.2. Kiến nghị.......................................................................................13
4. TÀI LIỆU THAM KH ẢO.......................................................................13